Dự Báo Lượng Khách Đến Việt Nam Giai Đoạn 2020-2030


lịch thế giới duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Xét theo khu vực, châu Âu là thị trường lớn nhất, đón 619,7 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2016, chiếm hơn một nửa thị phần (50,2%). Tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương với 302,9 triệu lượt khách (24,5%), châu Mỹ với 200,9 triệu lượt (16,3%), châu Phi với 58,2 triệu lượt (4,7%) và Trung Đông với 53,6 triệu lượt (4,3%) [85].

Về tăng trưởng khách du lịch quốc tế năm 2016, dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản: Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Xung đột đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới..., ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Vì vậy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 8,4%, do nhu cầu tăng mạnh của các thị trường nguồn trong và ngoài khu vực. Sau 2 năm giảm liên tiếp, lượng khách quốc tế đến châu Phi năm 2016 phục hồi tăng trưởng trở lại (+8,1%). Châu Mỹ duy trì mức tăng trưởng 4,3%. Châu Âu tăng trưởng khách chậm lại với mức tăng 2% và Trung Đông giảm 4,1%.

Mức chi tiêu, theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2016, tốp 5 thị trường nguồn có chi tiêu du lịch outbound cao, chiếm đến gần một nửa (47,5%) tổng chi tiêu du lịch outbound toàn cầu, bao gồm: Trung Quốc (21,2%), Mỹ (11,1%), Đức (6,4%), Vương quốc Anh (5,3%) và Pháp (3,5%). Đáng chú ý thị trường Trung Quốc chiếm tới trên 1/5 tổng chi tiêu du lịch outbound toàn cầu [88].

Theo dự báo của UNWTO, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành một trong những khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế với 187 triệu lượt [86, tr.2; 7].

Du lịch các nước ASEAN giữ vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Năm 2015 các nước ASEAN đón được 104,63 triệu khách du lịch quốc tế, chiếm 37,4% lượng khách du lịch quốc tế toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (chiếm 8,82% toàn cầu về khách du lịch quốc tế). Theo dự báo của UNWTO, năm 2020 lượng khách quốc tế đến ASEAN là 125 triệu (Thái Lan 37 triệu, Indonesia 27 triệu, Malaysia 25 triệu…), với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là 6%/năm (so với 1-2% giai đoạn 1998-2000). Đến năm 2030,


Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt [8]; [9].

Khách du lịch Trung Quốc tác động lớn đến chính sách phát triển TTDL quốc tế của nhiều quốc gia. Khái niệm "hiện tượng khách du lịch Trung Quốc" đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng nhiều điểm đến quốc gia tập trung các hoạt động marketing hướng đến thị trường Trung Quốc. Giai đoạn 2010-2015, số lượng khách du lịch quốc tế Trung Quốc tăng 2,23 lần, từ 57 triệu lượt năm 2010 lên gần 128 triệu lượt năm 2015, chiếm 10,8% tổng lượng khách du lịch quốc tế, đạt tốc độ tăng trung bình 17,4%/năm. Dự báo đến năm 2025, sẽ có khoảng 225 triệu lượt khách Trung quốc đi du lịch ra nước ngoài [8].

Xu hướng phát triển TTDL thế giới có xu hướng thay đổi với ưu tiên, lựa chọn các loại hình du lịch và dịch vụ thân thiện với môi trường; các điểm đến an toàn và khám phá thiên nhiên hoang sơ; sử dụng hàng không giá rẻ... Hình thức du lịch gắn với việc tìm kiếm lĩnh vực đầu tư, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch văn hóa- lịch sử cũng được mở rộng ra nhiều nước. Đây là điều kiện thuận lợi để các nước ASEAN nói chung và Việt Nam mở rộng thị trường thu hút khách du lịch. Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Đáng lưu ý, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) [8].

Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển TTDL trên thế giới, đặc biệt ở phạm vi khu vực và tiểu khu vực. Hợp tác du lịch khu vực ASEAN ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu với mục đích tạo ra một điểm đến du lịch có chất lượng với các trải nghiệm đa dạng, độc đáo theo hướng cân bằng, toàn diện, bền vững, có trách nhiệm, đóng góp quan trọng vào đời sống KT-XH của người dân. ASEAN đã thông qua Chiến lược phát triển TTDL giai đoạn 2016-2025 với 2 định hướng chiến lược, bao gồm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch chung ASEAN và đảm bảo sự phát triển bền vững và toàn diện. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Kông, 4 nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam ngày càng cụ thể, thiết thực.

- Dự báo xu hướng phát triển thị trường du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở


rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư KD nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng theo hướng thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. TTDL Việt Nam lại có cơ hội mới để mở rộng cả cung lẫn cầu. Đây cũng là cơ hội để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động KD và phát triển TTDL. Đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thu hút lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài cho phát triển kết cấu hạ tầng, KT-XH, góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển để sánh kịp với các nước trong khu vực và thế giới.

Để TTDL phát triển, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) khẳng định: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lượng cao” [24, tr.71]. Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có TTDL phát triển, thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 70-72 triệu lượt khách nội địa, doanh thu gấp 2 lần năm 2020 (36 tỷ USD), nâng đóng góp của ngành du lịch trong GDP đến 7,5% [54, tr.45].

Bảng 4.1: Dự báo lượng khách đến Việt Nam giai đoạn 2020-2030

Đơn vị tính: lượt khách


Năm

2020

2025

2030

Khách du lịch

58.500.000

74.000.000

90.000.000

Khách trong nước

48.000.000

60.000.000

72.000.000

Khách quốc tế

10.500.000

14.000.000

18.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 16

Nguồn: [54]

Quá trình hội nhập quốc tế đã tác động đến sự phát triển TTDL TP Đà Nẵng, tốc độ tăng trưởng thị trường khách du lịch tăng hàng năm. Trong những năm tiếp theo thị trường khách quốc tế: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) là thị trường


chính có xu hướng tăng mạnh, thị trường khách truyền thống đặc biệt là thị trường khách Tây Âu tại 5 nước được miễn thị thực (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy) sẽ tiếp tục được duy trì và tăng cao so với thời gian trước. Các thị trường Úc, Trung Đông, Ấn Độ, Nga sẽ là các thị trường tiềm năng mở ra các nguồn khách mới. Thị trường khách trong nước vẫn là nguồn khách thường xuyên cần được chú trọng, tạo nền tảng để đột phá phát triển TTDL của TP, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí của khách nội địa. [64, tr.6].

Bảng 4.2: Dự báo lượng khách đến Đà Nẵng giai đoạn 2017-2025

ĐVT: lượt khách


Năm

2017

2020

2025

Khách du lịch

6.100.000

8.000.000

22.000.000

Khách trong nước

4.200.000

6.000.000

17.000.000

Khách quốc tế

1.900.000

2.000.000

5.000.000

Nguồn: [48]; [64]

4.1.2. Phương hướng phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

Kết luận số 75-KL/TW ngày 12/3/2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị (Khóa

IX) Bộ Chính trị tiếp tục định hướng phát triển TTDL TP Đà Nẵng “phát triển du lịch, nhất là du lịch cao cấp, hình thành thành trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXI (tháng 10 năm 2015) đã xác định phát triển du lịch là một trong ba khâu đột phá về phát triển KT-XH của TP: “phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch”. Tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch bền vững, tương xứng với ngành mũi nhọn [23, tr.61].

Từ đó, phương hướng phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 tập trung ở những nội dung:

Thứ nhất, mở rộng quy mô của TTDL. Phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng. Phát triển TTDL phải gắn với quy hoạch tổng thể KT-XH của TP và quy hoạch tổng thể du lịch của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung-Tây Nguyên. Tập trung mở rộng cung du lịch thông qua đầu tư phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính:


+ Nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp.

+ Nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE).

+ Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề.

Đồng thời mở rộng thị trường khách du lịch để tăng cầu du lịch, phát triển đồng thời thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa, trong đó làm tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thị trường để xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp. Đẩy mạnh phát triển các thị trường khách quốc tế Đông Bắc Á; duy trì và phát triển thị trường khách truyền thống khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ hướng đến mở rộng thị trường khách các nước Úc, Trung Đông, Ấn Độ, Nga và Đông Âu. Tiếp tục phát triển thị trường khách nội địa, chú trọng thu hút thị trường khách nghi dưỡng và du lịch MICE [64].

Thứ hai, phát triển TTDL phải hướng vào coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội. Phát triển TTDL phải nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững, phát huy các các giá trị văn hóa, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch. Phát triển TTDL hiệu quả với các thị trường khác nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống các loại thị trường và gắn phát triển TTDL với các mục tiêu KT-XH của TP.

Thứ ba, Việc phát TTDL phải phát huy có hiệu quả yếu tố nội lực, đồng thời coi trọng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Trước hết kể đến vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển TTDL được thể hiện trên góc độ có tầm nhìn trong quy hoạch và phát triển hạ tầng du lịch. Phát triển TTDL gắn với huy động các nguồn lực các ngành, của các thành phần kinh tế trong cung ứng sản phẩm du lịch, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, tăng lợi ích của người dân. Bên cạnh đó, phải tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, ưu tiên nguồn lực đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phát triển tiềm năng lợi thế của du lịch TP.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Liên kết để tạo sức mạnh trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, liên kết với các tỉnh lân cận như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; liên kết với 7 tỉnh duyên hải miền Trung đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức du lịch nhằm mở rộng TTDL và nâng cao vị thế du lịch Đà Nẵng trên trường quốc tế.

Về mục tiêu phát triển thị trường du lịch.

Mục tiêu tổng quát phát triển thị trường du lịch. Đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP, nhất là du lịch biển cao cấp, mang tầm cỡ


quốc gia và quốc tế. Đầu tư phát triển TTDL có trọng tâm, trọng điểm, tập trung phát triển chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp. Xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là thiên đương nghĩ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện. Xâỵ dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao. Phát triển TTDL gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn bảo vệ môi trường bảo đảm quốc phòng-an ninh. Tăng cường gắn kết sản phẩm và chất lượng du lịch với từng thị trường và phát huy liên kết vùng với Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, vùng Nam Trung Bộ và cả nước.

Mục tiêu cụ thể. Mục tiêu phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được cụ thể hóa thành những mục tiêu nhằm đẩy mạnh phát triển TTDL của TP với tốc độ cao, góp phần đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của Đà Nẵng, với những chỉ tiêu cụ thể như sau:

Về kinh tế: Tăng cường thu hút khách du lịch, số lượt khách đến với Đà Nẵng đến năm 2025 đạt khoảng 22 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế khoảng 5 triệu lượt khách và khách nội địa khoảng 17 triệu. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch 2016- 2025 khoảng 13-14%. Đến năm 2025 đạt 2,7 ngày lưu trú bình quân đối với khách nội địa (tăng thêm 0,7 ngày so với năm 2015) và 2,9 ngày đối với khách quốc tế (tăng thêm 0,5 ngày so với năm 2015). Chi tiêu bình quân của khách năm 2025 phấn đấu đạt 4,864 triệu đồng/khách tăng 45% so với năm 2015. Đến năm 2025 sẽ có 29.221 phòng khách sạn tăng 4.988 phòng so với năm 2015, trong đó số phòng khách sạn 3-5 sao sẽ tăng

8.005 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn từ 3-5 sao lên 17.316 phòng [48].

Phấn đấu doanh thu du lịch đến năm 2025 tăng lên 365.400 tỷ đồng và tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2025 đạt 18,4% [64].

Bảng 4.3: Dự báo doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2017-2025


Năm

2017

2020

2025

Doanh thu du lịch [tỷ đồng]

17.870

27.400

36.500

Tỉ trọng Du lịch/GDP [%]

11,0

12,0

12,2

Nguồn: [48]; [64]

Về xã hội: phát triển TTDL nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, đến năm 2020 tạo việc làm cho trên 35.289 người lao động trực tiếp cho ngành du lịch, đến năm 2025 tạo thêm hơn 11 ngàn lao động trực tiếp. Xây dựng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng được tiêu chuẩn về nghề du lịch trong khối ASEAN. Đội ngũ cán bộ quản lý


Nhà nước, các cơ sở KD du lịch được chuẩn hoá, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và trình độ ngoại ngữ.

Về môi trường: Gắn phát triển TTDL gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn bảo vệ môi trường bảo đảm quốc phòng-an ninh, chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển TTDL. Trong đó, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các khu vực dự kiến phát triển du lịch, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường trong quá trình phát triển du lịch.

4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Đà Nẵng là TP có tiềm năng, thế mạnh phát triển TTDL. Để TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế phát triển góp phần thực hiện sứ mệnh đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Những cơ chế, chính sách của chính quyền TP Đà Nẵng có vai trò rất quan trọng đối với việc kích thích các chủ thể KD du lịch trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ du lịch chất lượng..., kích thích cầu du lịch của TP phát triển. Mặc dù, trong những năm qua TP đã có những cơ chế, chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy TTDL phát triển như: đã tạo điều kiện về cơ chế giá cả, môi trường pháp lý, đầu tư, kinh doanh thuận lợi và có nhiều chính sách: ưu đãi thuế, chính sách giá cả, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi đầu tư.... Tuy vậy, một số cơ chế, chính sách của TP chưa thật sự đồng bộ, tính phối hợp giữa các sở, ban ngành trong việc điều hành, quản lý TTDL chưa cao. Mặt khác, công tác quy hoạch chưa thật sự đồng bộ, chưa quan tâm đến việc quy hoạch phát triển TTDL. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của TTDL TP Đà Nẵng. Vì thế, để TTDL TP ngày càng phát triển, hội nhập sâu, rộng với TTDL khu vực và thế giới, chính quyền TP cần phải:

4.2.1.1. Hoàn thiện chính sách, khuyến khích ưu đãi đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển thị trường du lịch

Để TTDL TP Đà Nẵng phát triển thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với TP, cần hình thành môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nguồn vốn


đầu tư từ bên ngoài, đồng thời tạo sự bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức KD du lịch trong và ngoài nước. Cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, KD dịch vụ du lịch và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch.

Thứ nhất, Đà Nẵng xác định nguồn vốn đầu tư phát triển TTDL đi đôi với đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng du lịch một cách đồng bộ.

Thực hiện phương châm đa dạng hóa, xã hội hóa trong việc huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch vốn có của TP, từ đó đầu tư đồng bộ có hiệu quả kết cấu hạ tầng phục vụ việc phát triển TTDL.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trước hết, Đà Nẵng cần công khai thông tin các công trình trọng điểm đầu tư từ vốn ngân sách và phải có lộ trình hoàn thiện các công trình đầu tư nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Trung ương và ngân sách của TP. Đồng thời, TP cần có kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước.

Cần tập trung sử dụng nguồn vốn từ ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nên ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở lĩnh vực trọng tâm và vùng trọng điểm phát triển TTDL như xây dựng các KDL tổng hợp, các tuyến, điểm du lịch, các KDL chuyên đề. Thứ hai, sử dụng vốn ngân sách vào xây dựng, tôn tạo, bảo vệ và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa của TP mà TP khai thác, sử dụng phục vụ du lịch. Thứ ba, đầu tư vào việc tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch của TP. Thứ tư, đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch và hỗ trợ các DN du lịch mới thành lập và hỗ trợ đào tạo nghề du lịch. Do nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp nên hàng năm TP cần phải đôn đốc, nhắc nhở đối với những lĩnh vực bằng vốn ngân sách nhà nước, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng du lịch. Mặt khác, cần tăng cường, kiểm tra, giám sát và chống lãng phí theo Luật Ngân sách nhà nước.

Vốn của các DN và đóng góp của dân cư. Với phương châm Nhà nước, DN và nhân dân cùng góp vốn nhằm phát huy nội lực, trên cơ sở đó thu hút ngoại lực vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch TP. TP cần có chính sách thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước thông qua chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất.... Bên cạnh đó tổ TP chức hội nghị, hội thảo thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, TTDL của TP. Việc huy động vốn thông qua nhiều kênh góp vốn như cổ phần hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023