Nhóm Giải Pháp Định Hướng Thị Trường Và Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch


Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

Tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh, hướng vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch… Đặc biệt, chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch để xe khách du lịch đến được các điểm du lịch vùng sâu, vùng xa mà trước đây chưa đến được, có nước sạch và ngọt cho cộng đồng dân cư và khách du lịch sử dụng đảm bảo an toàn và chất lượng. Nhà nước chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến các điểm, khu du lịch như cầu, đường, điện, nước,… còn các hạng mục kinh doanh dịch vụ thì kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia.

Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với các ngành kinh tế, xã hội trong tỉnh và cả mối quan hệ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,… tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi gắn với việc xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Sắp xếp, tổ chức hợp lý các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa mạnh mẽ như Công ty Du lịch Bến Tre đã tiến hành; thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX nhằm phát triển vững chắc và mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.


Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút những dự án tầm cỡ vào phát triển những khu du lịch qui mô lớn, hấp dẫn và hiện đại cùng với khu vui chơi giải trí sinh động để thu hút du khách và lưu giữ khách được lâu hơn.

Nhìn vào Khu du lịch Đại Nam ở tỉnh Bình Dương cho thấy, Bến Tre cần nỗ lực nhiều hơn để thu hút các dự đầu tư có qui mô lớn. Tuy nhiên, từ khi Cầu Rạch Miễu khánh thành, đưa vào sử dụng và với vị thế Bến Tre là lá phổi của thành phố Hồ Chí Minh, lượng du khách về Bến Tre tăng thêm thì khả năng thu hút đầu tư của Bên Tre đang bước đầu mở ngõ, thu hút đầu tư qui mô lớn, hứa hẹn nhiều nguồn lực để du lịch Bến tre phát triển trong thế liên hoàn, khép kín, phát huy lợi thế tiềm năng.

Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo tinh thần xã hội hóa thật mạnh khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như thực hiện tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vay để đầu tư tái tạo, nâng cấp và xây dựng mới các điểm, khu, tuyến du lịch, sản phẩm đặc thù của du lịch, vì đây là loại hình xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Xây dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp Bến Tre. Mỗi doanh nghiệp du lịch cần xây dựng và hoàn thiện hóa hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường thông qua việc xác lập sản phẩm độc đáo, riêng biệt và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đảm bảo uy tín, danh tiếng.

Để tạo thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các cơ sở thủ công mỹ nghệ cần có sự đột phá trong khâu sáng tạo mẫu mã, cần có những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp giúp sức cũng như đầu tư nghiên cứu thị trường.

Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 11

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành và ngoài ngành để mở rộng không gian cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các công ty lữ hành cần hợp tác với các làng nghề, vì trong xu thế hiện nay, du lịch sinh thái, du lịch xanh, tìm hiểu đời sống nghề nghiệp của cư dân địa phương là nhu cầu rất lớn khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa. Do vậy, cần đầu tư, hỗ trợ nguồn vốn để các làng nghề có đủ


công cụ, nguyên liệu và nâng cao tay nghề cho người lao động, phục vụ tốt các tour du lịch như làng nghề sản xuất kẹo dừa, sản phẩm từ dừa, nuôi ong ở các xã ven sông huyện Châu Thành; nghề sản xuất cây giống, làm hoa kiểng ở Chợ Lách; nghề làm bánh tráng, bánh phồng ở huyện Giồng Trôm,...

Tăng cường quản lý và giám sát tốt các hoạt động du lịch, vì du lịch mang tính xã hội hóa cao. Bất kỳ sản phẩm du lịch nào kém chất lượng ảnh hưởng lớn đến tâm lý du khách và ngành du lịch Bến Tre. Do vậy, ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bến Tre cần phối hợp thường xuyên với các ngành khác trên địa bàn để kiểm tra toàn diện hoạt động về chất lượng sản phẩm du lịch, cung cách phục vụ, kể cả vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo hoạt động kinh doanh du lịch đúng hướng, hiệu quả.

3.2.2. Nhóm giải pháp định hướng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch

Củng cố, mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với điều kiện cụ thể của Bến Tre gắn với việc đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở mỗi nước. Chẳng hạn, khách du lịch quốc tế Nhật Bản thường thích thuê xuồng chèo giữa 2 con rạch 2 - 3 giờ để xem đom đóm; còn khách du lịch nước Anh thích ngắm mặt trời lặn lúc buổi chiều…; ngay cả khách du lịch nội địa tùy đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, giới tính, địa bàn sinh sống, lĩnh vực công tác ở từng nơi mà có phương thức cung ứng, đáp ứng nhu cầu khách du lịch một cách khác nhau.

Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa - lịch sử của địa phương mà hiện nay các khách du lịch đến Bến Tre đều thích


môi trường sinh thái trong lành, khí hậu thoáng mát, cảnh quan môi trường thuần tính nông nghiệp, công nghiệp phát triển chưa nhiều… Vì vậy, cần xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch thích hợp nhằm làm cho du lịch Bến Tre phát triển mạnh mẽ, có thị trường và bạn hàng ổn định với chất lượng cao là yêu cầu cấp bách, thường xuyên của du lịch nói chung và ngành du lịch bến Tre nói riêng.

Đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm với nét đặc thù của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách với các sở thích, tâm lý, tập quán, lịch sử, văn hóa, xã hội, bản sắc, trình độ và việc ứng dụng khoa học công nghệ và của mỗi vùng, quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

Sản phẩm du lịch của Bến Tre tương đối phong phú, đa dạng. Các sản phẩm này thường được gắn với các hoạt động du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê; xây dựng các mô hình từ dừa, tạo hình ảnh “xứ dừa” “Bến Tre ba đảo dừa xanh”, du lịch văn hóa - lễ hội; khai thác “Quê hương Đồng Khởi” tạo ấn tượng cho du khách, du lịch nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, du lịch thể thao sông nước, du lịch công vụ kết hợp tham quan du lịch v.v... Tuy nhiên, Bến Tre nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch (một trong những yếu tố cấu thành nên các sản phẩm du lịch) giống với các tỉnh khác trong vùng (Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ...) nên các sản phẩm du lịch tương đồng. Mặt khác, điều kiện địa lý Bến Tre ít thuận lợi hơn, lại chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc biệt so với các nơi khác ở trong vùng nên khả năng cạnh tranh, thu hút khách du lịch chưa cao. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trong tổ chức các hoạt động du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, cần phải khai thác triệt để và thể hiện tối đa các sắc thái riêng của Bến Tre (biểu tượng cây dừa với sản phẩm riêng biệt - một đặc sản của địa phương


- quê hương Đồng Khởi; các bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư gắn với các lễ hội, làng nghề, ẩm thực,…

Trong chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm của du lịch Bến Tre, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đều có nhu cầu rất cao về du lịch sinh thái, kế đến là du lịch miệt vườn làng quê, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao sông nước, du lịch văn hóa, lễ hội làng nghề, du lịch cuối tuần, du lịch thương mại công vụ v.v... Vì vậy, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn làng quê được xem là xu hướng nổi bật nhất của du lịch Bến Tre hiện nay và sắp đến cần tập trung ra sức đầu tư, khai thác hiệu quả.

Cùng với quá trình đó, cần đẩy mạnh chiến lược marketing “nhiều sản phẩm cho một thị trường”, “kết hợp nhiều sản phẩm du lịch cho một đối tượng khách”, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là ở những thị trường trọng điểm của du lịch Bến Tre.

Qua thực tế cho thấy, tùy theo nhóm thị trường quốc tế (Đông Bắc Á, Châu Âu, Bác Mỹ, nhóm thị trường khác) và khách du lịch nội địa với những đặc điểm tài nguyên, khả năng cung cấp, về tâm lý, lứa tuổi, nhu cầu, sở thích, thu nhập, hoàn cảnh gia đình, hình thức đi du lịch... mà có chiến lược ưu tiên phát triển sản phẩm theo từng đối tượng khách hàng trong mỗi thời điểm với giá cả hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất.

Bến Tre có nhiều điều kiện để khai thác thị trường khách nội địa, do vậy đầu tư vào thị trường khách nội địa cần được chú trọng hơn, đặc biệt là với các sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch miệt vườn làng quê; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề; du lịch nghỉ cuối tuần... Đối với thị trường khách quốc tế thì cần đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch tham quan,..; nối tour với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt.


Để cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch cùng loại của các tỉnh khác ở trong vùng, có 3 khả năng có thể áp dụng ở Bến Tre là “chiến lược chất lượng cao, giá cả hợp lý”; “chiến lược sản phẩm độc đáo” và “chiến lược thị trường thích hợp”.

Trên cơ sở quy hoạch, trước thực tế lượng khách đến Bến Tre năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre có dự kiến lại chỉ tiêu khách du lịch đến Bến Tre năm 2015 đạt 780.000 lượt và năm 2020 đạt 1.160.000 lượt, qua đó tổng thu nhập từ du lịch của tỉnh đạt 647 tỷ đồng năm 2015 và 1.823 tỷ đồng năm 2020. Để đạt mục tiêu này, ngành du lịch Bến Tre tìm cách xây dựng các sản phẩm du lịch của địa phương thâm nhập vào các thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa bằng cách khai thác tối đa các sắc thái riêng của Bến Tre. Việc phát triển sản phẩm du lịch không thể tách rời với việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù. Việc hình thành các cụm, điểm, khu, tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch càng được rõ nét và độc đáo.

Chất lượng và vị trí của điểm du lịch quyết định đến tuyến chương trình du lịch, thu hút, hấp dẫn khách trong thời gian lưu lại dài hay ngắn của khách phụ thuộc vào sự hấp dẫn và chất lượng dịch vụ tính đa dạng của sản phẩm du lịch. Vì vậy điểm du lịch cần phải đảm bảo được các điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội đảm bảo an toàn cho mọi du khách.

Các điểm du lịch của Bến Tre được gắn với tài nguyên bao gồm: điểm du lịch quốc gia: Cồn Phú Bình (Chợ Lách), Cồn Ốc (Giồng Trôm); điểm du lịch cấp tỉnh: biển Cồn Hố, Cồn Nổi, làng hoa kiểng Chợ Lách, biển Thừa Đức, Thới Thuận, Vườn chim Vàm Hồ, di tích văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống kết hợp các dịch vụ phục vụ du khách (bánh tráng, bánh phồng, đan đát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ.

Phần lớn các điểm du lịch ở Bến Tre hiện đầu tư khai thác chưa được nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng thực có do kết cấu hạ tầng, cơ sở vật


chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu du lịch còn hạn chế. Vì vậy, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển điểm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát huy không gian lãnh thổ du lịch.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VII, tháng 12 năm 2000 chỉ rõ: “Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất của ngành, mở rộng các tuyến, các điểm du lịch và nâng chất lượng các dịch vụ du lịch. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá liên kết, liên doanh, phấn đấu đạt mức tăng doanh thu du lịch hàng năm từ 20% trở lên” [2, tr.58].

Các nhóm điểm du lịch khai thác có hiệu quả khi kết hợp tốt việc kết nối giữa các nhóm điểm du lịch theo tour tuyến gắn với các điểm đan xen với các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao ngoài trời, các khu, cụm, tuyến du lịch trong tỉnh.

Đối với Bến Tre hình thành các cụm du lịch: cụm du lịch Thị xã Bến Tre - Châu Thành - Bình Đại (cụm trung tâm); cụm du lịch Chợ Lách - Mõ Cày - Thạnh Phú; cụm du lịch Giồng Trôm - Ba Tri.

Mô hình sản phẩm đặc sắc của cụm du lịch trung tâm là du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước (Cồn Phụng), du lịch vui chơi giải trí, thương mại (Thị xã), du lịch biển, ẩm thực hải sản (Bình Đại). Hình thành một số khu du lịch có “thương hiệu” mang tầm cỡ trong cả nước.

Trên cơ sở các điểm, khu, cụm mà hình thành các tuyến theo sự phân bố tài nguyên, sự hấp dẫn cảnh quan, điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội và sự phong phú của các loại hình dịch vụ.

Trong quá trình phát triển, Bến Tre có các tuyến:

* Du lịch nội tỉnh bao gồm: Tuyến du lịch Châu Thành - Thị xã - Giồng Trôm - Ba Tri - Bình Đại (tuyến chủ đạo) ; tuyến du lịch Châu Thành - Chợ Lách - Mỏ Cày - Thạnh Phú (kết nối cả 3 cù lao lớn của tỉnh; tuyến du lịch chuyên đề; tuyến du lịch kết hợp.


* Du lịch liên tỉnh. Đó là các tuyến giữa Bến Tre và các tỉnh, thành về đường bộ, đường thủy. Khi điều kiện thuận lợi, có thể kết nối tuyến đường thủy giữa Bến Tre với Côn Đảo và Phú Quốc.

Để củng cố và có thêm những sản phẩm du lịch, Bến Tre cần tiếp tục mời gọi, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, nhà hàng, khách sạn...; phát triển thêm các điểm tham quan, vui chơi giải trí mới, lạ; các làng nghề, các lễ hội được tổ chức hoành tráng, thu hút nhiều người trong và ngoài tỉnh tham gia ; nhiều điểm trưng bày và bán sản phẩm kể cả những điểm, khu di tích lịch sử - văn hóa, tạo nên rõ nét, độc đáo sản phẩm du lịch Bến Tre với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đúng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

3.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch ở Bến Tre còn chậm so với tiềm năng có phần do công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được triển khai rộng khắp và hiệu quả.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển du lịch ở Bến Tre trong thời gian tới, cần đẩy mạnh nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch; hình thành và hướng dẫn nhu cầu du lịch nội địa; tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để thu hút khách du lịch, nguồn vốn đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Cần có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Gắn công tác, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại.

Chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức như: thiết lập đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm và phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại của đất nước và tranh thủ hợp tác quốc tế để tuyên truyền quảng bá về đất nước con người và du lịch Bến Tre, tăng cường tổ chức các chiến dịch phát động thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022