Kinh Nghiệm Phát Triển Một Số Tập Đoàn Kinh Tế Trên Thế Giới


quan hệ giữa công ty mẹ thực hiện việc đầu tư, góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Phương thức điều hành trực tiếp bằng mệnh lệnh là chính đã được thay đổi bằng phương thức chi phối bằng vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu của công ty mẹ.

Cả công ty mẹ và công ty con đều là những pháp nhân độc lập, bình đẳng, có quyền và trách nhiệm rõ ràng, mọi quan hệ thương mại với nhau đều thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó tạo liên kết bền chặt về lợi ích kinh tế giữa tổng công ty - công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết, khắc phục được những bất hợp lý của kiểu gắn kết mang tính hình thức trước đây.

- Tạo ra cơ cấu đa sở hữu có sức thu hút mạnh các nhà đầu tư từ bên ngoài và sự tham gia của các doanh nghiệp khác từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn, mở rộng qui mô doanh nghiệp và phạm vi kinh doanh, nâng cao được hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các tổng công ty sau khi chuyển đổi đã tăng mạnh vốn điều lệ và mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, hiện nay, tổng số vốn của các tập đoàn khoảng 180.000 tỷ đồng ( trong đó, riêng tập đoàn Dầu khí Việt nam nắm giữ từ 80.000 đến 100.000 tỷ đồng; phần vốn còn lại chủ yếu do tập đoàn Bưu chính viễn thông và tập đoàn Điện lực nắm giữ); tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam: là một đơn vị kinh tế đa sở hữu, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, ngoài những đơn vị có 100% vốn Nhà nước sẽ có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầnVề quy mô vốn của tập đoàn sẽ lớn hơn trước rất nhiều, kinh doanh đa ngành, bên cạnh than còn có làm điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí năng lượng và mỏ, đóng tàu và ôtô, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ du lịchDự tính tập đoàn từ đơn sở hữu chuyển sang đa sở hữu sẽ làm cho nguồn vốn của tập đoàn không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2005, lợi nhuận của tập đoàn bằng lợi nhuận của cả 10 năm trước cộng lại, vốn điều lệ của tập đoàn vào thời điểm đầu tháng 01 năm 2005 là 2.800 tỷ đồng, đến đầu năm 2006 tăng thêm 1.500 tỷ đồng nữa.


- Tạo điều kiện giảm chi phí trung gian và nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả tập đoàn. Do thay đổi bản chất quan hệ và phương thức điều hành giữa tổng công ty và các thành viên, công ty mẹ có điều kiện tập trung sự quan tâm vào việc tối đa hoá hiệu quả đầu tư, định hướng chiến lược cho cả tập đoàn, nghiên cứu đổi mới công nghệ, cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường. Các công ty con, công ty liên kết chỉ cần chuyên tâm vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể theo sự phân công chuyên môn hoá, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời giảm bớt được chi phí. Bộ máy tổ chức, quản lý của tập đoàn - công ty mẹ và các công ty con cũng được rút gọn tối đa, cho phép phát huy được lợi thế so sánh về vốn, công nghệ, thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường cho cả tập đoàn.

- Tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty được chuyển đổi. Xuất phát từ đặc điểm công ty mẹ là nhà đầu tư, góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết, nên các đơn vị đều tích cực chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên sang loại hình các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên đã được đẩy mạnh so với trước. Ví dụ, tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam có 16 công ty chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 30 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới được thành lập; tập đoàn Điện lực Việt nam có 6 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 5 công ty sẽ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên năm 2006 - 2007, 2 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thành lập mới, bên cạnh đó là rất nhiều các công ty cổ phần mà tập đoàn nắm giữ trên 50% và dưới 50% vốn điều lệ. Đây là tiền đề quan trọng để sở hữu và hiệu quả hoạt động để tiến tới mô hình tập đoàn kinh tế có quy mô lớn hơn trong tương lai.

Tuy hoạt động của một số tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay đã có những thành công nhất định nhưng trong quá trình chuyển đổi này vẫn tồn tại


nhiều vấn đề cần phải được giải quyết như: các tập đoàn kinh tế của Việt nam được hình thành trên nền tảng các tổng công ty 90, 91 nói chung quy mô còn khiêm tốn, khả năng quản lý hệ thống, quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con, vấn đề sở hữu còn nhiều bất cập. Yếu tố then chốt đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động tốt là cơ chế quản lý, quan hệ giữa người trực tiếp điều hành doanh nghiệp với Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu lại chưa được làm rõ, thực tế hiện nay ở nước ta vẫn là chia sẻ trách nhiệm. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị các yếu tố để chuyển từ tổng công ty lên tập đoàn chưa tốt, có tập đoàn sau khi hình thành, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh khác trong lúc quản lý sản phẩm chủ yếu của mình chưa thật sự tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Gần đây, một số tập đoàn đưa ra những dự án đầu tư quy mô lớn và xin phê duyệt, đã có tập đoàn được chấp thuận. Tuy nhiên, điều đó nẩy sinh nhiều vấn đề cần xem xét: một là, thiếu quy trình thẩm định khoa học, khách quan, nghiêm túc để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án một cách toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường; hai là, thiếu cơ sở để đánh giá đúng năng lực của các tập đoàn chủ trì thực hiện, quản lý và vận hành dự án; ba là, cách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng Nhà nước cam kết hợp vốn đầu tư qua lại cho nhau để làm các dự án lớn vừa không đủ minh bạch, vừa kém khả thi, vừa khó giám sát.

Mặc dù còn những vướng mắc tồn tại trong quá trình chuyển đổi, xong có thể khẳng định mô hình tập đoàn kinh tế đã khắc phục được những hạn chế cơ bản của các tổng công ty trước đây, đã tạo điều kiện để giải phóng năng lực sản xuất, huy động vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô kinh doanh. Đây là các điều kiện quan trọng để đưa các tổng công ty nhà nước thích ứng hơn với cơ chế thị trường, là bước chuẩn bị để hình thành các tập đoàn kinh tế có đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Trên cở sở một số điều kiện đã chín muồi, đến nay có 08 tập đoàn kinh tế được Chính phủ thành lập từ các tổng công ty nhà nước: tập đoàn Bưu chính viễn thông, tập đoàn Điện

Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 9


lực, tập đoàn Than - Khoáng sản, tập đoàn Dầu khí, tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ, tập đoàn Dệt may, tập đoàn Bảo việt, tập đoàn Cao su. Các tập đoàn kinh tế này đều có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh doanh chính bao trùm cả một ngành kinh tế then chốt; cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con và tập hợp các thành viên là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty liên doanh. Mặc dù đang trong quá trình thí điểm hình thành và còn có nhiều ý kiến khác nhau về mô hình mới này, song tập đoàn kinh tế là con đường tất yếu để đưa các doanh nghiệp Việt nam thích ứng với điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY‌‌

1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tập đoàn Samsung và kinh nghiệm của Hàn quốc

Công ty Samsung được thành lập ngày 01/3/1938 tại Taegu - Hàn quốc.

Người chủ đầu tiên xây dựng nền tảng doanh nghiệp của Samsung là Byung Chull Lee. Ông quyết định đặt tên Samsung vì theo ngôn ngữ Hàn quốc Samsung có nghĩa là ba ngôi sao, hàm ý “ lớn, mạnh và trường tồn”.

Công ty Samsung bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, buôn bán nông sản và thuỷ sản, chủ yếu quan hệ thương mại với Trung quốc. Sau chiến tranh Thế giới 2, công ty chuyển về Seoul với tên chính thức là Samsung Corporation và bắt đầu vươn ra thị trường quốc tế. Năm 1969 công ty Điện tử Samsung ( Samsung Electrics Co, Ltd) được thành lập. Trong chiến lược phát triển, chủ tịch công ty đã nhận xét: “ Điện tử là ngành mà Hàn quốc cần trong giai đoạn kinh tế hiện nay, có tiềm năng phát triển cả trong và ngoài nước”. Sự lớn mạnh trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn và vi mạch hiện nay đã chứng minh cho nhận định trên.

Với vị thế là một công ty hàng đầu của Hàn quốc, trong chiến lược phát triển của công ty, Samsung rất chú trọng xây dựng thương hiệu của tập đoàn. Samsung tích cực đóng góp vào các chương trình xã hội nhằm giành được sự mến mộ trong công chúng. Công ty đã đầu tư nhiều tiền cho các trường đại học Taegu và Sung Kyun Kwan. Ngay từ những năm 1960 công ty đã xây dựng quỹ học bổng để hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý tương lai của đất nước, quỹ văn hoá Samsung để khuyếch trương văn hoá nghệ thuật Hàn quốc ở trong nước và trên thế giới. Uy tín và thương hiệu của Samsung đã giúp công ty rất nhiều trong lĩnh vực đối ngoại. Công ty được ưu đãi vay vốn các ngân hàng và được sự đầu tư lớn từ phía Chính phủ Hàn quốc.


Tháng 11/1988, công ty điện tử và công ty bán dẫn - viễn thông hợp nhất mở ra cho Samsung một tiềm năng mới trong lĩnh vực khai thác viễn thông di động, làm tối đa hoá năng lực công nghệ đa ngành của Samsung. Kể từ năm 1990, để tăng cường chất lượng quản lý tập đoàn, Samsung xây dựng một hệ thống quản lý mới có tên là New Management trong đó chú ý các yếu tố: Coi trọng nguồn vốn chất xám; Tạo ra tính sáng tạo của tổ chức; Đổi mới công nghệ; Trao quyền rộng rãi hơn cho người lao động.

Như vậy, để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc và hiệu quả cao, tập đoàn Samsung đã rất chú trọng trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý. Có thể tóm lược một số kinh nghiệm trong cách thức quản lý của tập đoàn này như sau:

- Tập đoàn luôn giữ vững sự liên kết rất chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn, sự liên kết đó tạo ra khả năng tối đa hoá sức mạnh tổng hợp của tập đoàn. Vai trò kiểm soát của tập đoàn là rất quan trọng để định hướng phát triển hợp lý nhất cho tất cả các thành viên.

- Có chiến lược phát triển tối ưu và tận dụng được các cơ hội phát triển của các lĩnh vực mới cũng như điều kiện thay đổi của đất nước, nhất là hệ thống chính trị Hàn quốc.

- Trong lĩnh vực huy động vốn, tập đoàn Samsung đã khai thác đa dạng các nguồn lực trong nền kinh tế. Công ty mẹ của tập đoàn Samsung luôn khuyếch trương hình ảnh và thương hiệu của tập đoàn và nhờ đó đã huy động được dễ dàng các nguồn vốn lớn từ phía các nhà đầu tư, ngân hàng, thị trường chứng khoán và các đối tác kinh doanh.

Tập đoàn Samsung kết hợp với các tập đoàn lớn khác như Daewoo, Huyndaivà các ngân hàng, các công ty tài chính thành một tổ hợp tập đoàn kinh doanh đồ sộ, quyết định sự phát triển của cả nền kinh tế Hàn quốc. Sự liên kết thông qua nắm giữ cổ phiếu của nhau trên thị trường chứng khoán. Thông qua sự liên kết này các tập đoàn - trong đó có Samsung - dễ dàng huy động nguồn vốn lớn đầu tư cho các dự án của tập đoàn, các ngân hàng liên kết


cũng đồng thời giám sát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn trong tổ hợp tập đoàn kinh doanh này.

Thông qua tập đoàn Samsung, ta có thể thấy một số đặc điểm của tập đoàn kinh doanh của Hàn quốc như sau:

Các tập đoàn kinh doanh của Hàn quốc đa phần hoạt động theo mô hình gia đình và có cấu trúc hết sức chặt chẽ. Đứng đầu tập đoàn là Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng có vai trò quyết định, có khả năng và thẩm quyền giải quyết các vấn đề nội bộ giúp tập đoàn có quyết định nhanh chóng và dứt khoát các vấn đề trọng yếu của mình. Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng là một cơ quan điều hành trung tâm có chức năng giúp Chủ tịch phối hợp các hoạt động của các chi nhánh.

Do đặc điểm chung của các tập đoàn kinh doanh của Hàn quốc là hoạt động đa ngành, đa nghề và mỗi tập đoàn bao gồm nhiều công ty thành viên. Nhìn chung, các công ty mẹ đều nắm quyền lãnh đạo với các công ty thành viên trong việc đưa ra các quyết định về tài chính, chiến lược đầu tư, sản xuất, nhân sự, vật tưtuy nhiên các công ty thành viên vẫn giữ tư cách pháp nhân của mình và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tương đối độc lập. Mô hình này vừa đảm bảo phối hợp một cách hiệu quả, nhằm nâng cao sức mạnh của cả tập đoàn, vừa đảm bảo tính tự chủ độc lập của các đơn vị thành viên.

1.2. Tập đoàn Sumitomo và kinh nghiệm của Nhật bản

Hiện nay, Sumitomo là một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Nhật bản có chi nhánh và văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới.

Không phải bất cứ ai cũng biết rằng, lịch sử hình thành Sumitomo vào đầu thế kỷ XVII lại bắt đầu từ một tổ hợp sản xuất đồng, từ đó phát triển rộng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Có thể coi Sumitomo là một tập đoàn kinh tế truyền thống nhưng cực kỳ năng động trong xã hội Nhật bản hiện đại. Thành phố Osaka là nơi khởi nghiệp kinh doanh của gia tộc này. Osaka không


chỉ là nơi đặt trụ sở đầu não của Sumitomo ngày nay mà còn là nơi trước kia tập đoàn đã tìm thấy tại đây chìa khoá phát triển của mình. Giờ đây tầm ảnh hưởng của Sumitomo trở nên rộng lớn. Trong vòng 240 năm dưới thời Edo, gia tộc này đã chi phối nền công nghiệp đồng, từ việc bao thầu khai thác mỏ đồng cho đến sở hữu các công trường, xí nghiệp luyện đồng kỹ thuật cao. Sumitomo là gia tộc hàng đầu trong lịch sử sản xuất đồng lúc bấy giờ, sản xuất gắn liền với thị trường từ phát triển khai mỏ, lọc đồng, chế tạo thành phẩm và đem trao đổi buôn bán. Cơ sở luyện đồng Izumiya của gia tộc Sumitomo có quy mô rất lớn, nổi trội trong phường hội ở Osaka nhờ có công nghệ “ Nanban - Buki” tinh xảo khiến đồng được lọc tinh chất đến 99%. Việc phát hiện và sở hữu mỏ đồng Besshi ở Ehime thuộc Shikoku năm 1690 đem lại nguồn nguyên liệu rất lớn cho các xí nghiệp của Sumitomo. Tại công trường khai khoáng này, quy trình sản xuất được gia tộc Sumitomo áp dụng theo kiểu các công trường tập trung tiên tiến nhất phương Tây lúc bấy giờ. Việc phân công các nhóm thợ trong các khâu đã được chuyên môn hoá rất cao từ đào quặng, chuyển lên mặt đất, phân loại, nghiền nhỏ, sơ chế rồi chuyển đến luyện ở các lò. Số nhân công tại khu mỏ Besshin rất đông, lên tới hàng nghìn người. Theo đánh giá, vào thời gian đó đồng trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản, đồng chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu kim loại của toàn nước Nhật. Gia tộc Sumitomo trở thành cơ sở chính cung cấp đồng cho Mạc phủ Tokugawa trong suốt thời Edo. Đồng thời, Sumitomo là nhà cung cấp đồng xuất khẩu hàng đầu của Nhật bản tới các quốc gia như Trung quốc, Hà Lan, các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay, Sumitomo đã là tập đoàn nổi tiếng trên thế giới, hoạt động đa lĩnh vực, có nhiều hoạt động đầu tư trong nước và ra cả nước ngoài. Sumitomo có thể được coi là tập đoàn kinh tế theo kiểu gia đình tiêu biểu ở Nhật bản. Một số kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn: tập đoàn được hình thành dựa trên tiềm lực to lớn của gia đình, từ một tổ hợp sản xuất đồng đã phát triển lên thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, điều đó có

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí