Bối Cảnh Và Phương Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030


hết đều do các tập đoàn KD du lịch đến từ nước ngoài sở hữu. Trong khi đó, đa số các khách sạn 1-2 sao hoặc không xếp sao, với số lượng phòng ít, chất lượng không cao thuộc sở hữu của các DN ngoài nhà nước, đây là những công ty của dân cư địa phương, điều này cho thấy các DN trong nước, đặc biệt là các DN của người dân địa phương không thể cạnh tranh được với DN nước ngoài trong việc thu hút khách du lịch trong và nước có chi tiêu cao, lưu trú dài ngày [48].

Các cơ sở KD lữ hành trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân thời kỳ 2007-2016 là 14,55%, nhưng nếu so với tốc độ tăng trưởng khách du lịch (23,1%) là chưa tương xứng. Hơn nữa, đa số các DNKD lữ hành là DN ngoài nhà nước có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh của DN lữ hành không cao, nhiều DN có chức năng KD lữ hành quốc tế của TP chưa có khả năng tổ chức các tour du lịch quốc tế, đưa khách nước ngoài vào Việt Nam (Inbound) và đưa khách Việt Nam ra nước ngoài (Outbound) do đó chủ yếu là nối tour cho các hãng lữ hành quốc tế hay các các hãng lữ hành tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội dẫn đến tình trạng bị động về nguồn khách, khả năng khai thác nguồn khách du lịch quốc tế trực tiếp còn thấp.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của tác giả, các DN lữ hành nội địa đáp ứng nhu cầu du khách còn thấp, vào những thời kỳ cao điểm của mùa du lịch hoặc vào thời điểm Đà Nẵng tổ chức các sự kiện du lịch được đầu tư tổ chức hàng năm như đua thuyền, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, lễ hội văn hóa tâm linh, lễ hội bắn pháo hoa quốc tế… chỉ có 68,4% các DN lữ hành khẳng định đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách và có 7,5% DN lữ hành cho rằng dư thừa khả năng đáp ứng. Tuy nhiên có tới 29,1% cho rằng khó khăn hoặc rất khó khăn đáp ứng nhu cầu.

Đối với các cơ sở KD dịch vụ ăn uống, tốc độ tăng trưởng bình quân DNKD dịch vụ ăn uống khá cao 23,8% nhưng đa số là các DN thuộc sở hữu tư nhân, quy mô nhỏ, vốn ít nên năng lực KD thấp. Chất lượng phục vụ và dịch vụ ăn uống tại một số nhà hàng, khu điểm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu du khách, đặc biệt khách quốc tế. Theo công bố kết quả rà soát hệ thống nhà hàng, cơ sở KD dịch vụ ăn uống tại của Sở Công thương TP Đà Nẵng, năm 2016, cho thấy tỷ lệ đạt chuẩn rất thấp, tiêu chuẩn phục vụ theo các tiêu chí chấm điểm do Sở Công thương TP Đà Nẵng quy định gồm: vị trí, địa điểm tổ chức nhà hàng ăn uống; cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị, an toàn thực phẩm; người quản lý và nhân viên phục vụ; bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy và văn minh thương mại với tổng số điểm là 100


điểm. Trong đó, các nhà hàng, cơ sở ăn uống được xếp loại “đạt chuẩn” đạt từ 85 điểm trở lên, theo đó chỉ 10,37% (454/4.228 cơ sở) đạt chuẩn. Nhiều cơ sở KD ý thức về vệ sinh môi trường thấp, việc thực hiện còn mang tính đối phó với cơ quan chức năng. Hiện nay, vẫn có nhiều cơ sở KD tự phát, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lấn chiếm lòng lề đường… Điều này làm ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch TP Đà Nẵng [13].

Thứ năm, cơ chế, giá cả trên TTDL TP Đà Nẵng còn nhiều bất bập.

TP còn thiếu cơ chế, chính sách mạnh để khai thác hợp lý hơn nữa tiềm năng, thế mạnh du lịch, đặc biệt là cơ chế tài chính (chính sách thuế và chính sách cho các dự án du lịch, chính sách khuyến mãi). Chưa huy động hết các nguồn lực để phát triển du lịch.

Mặt khác, việc xử lý các vi phạm về giá cả trên TTDL mặc dù được chính quyền TP quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, hiệu quả mang lại chưa cao, vẫn còn tình trạng giá cả của các cơ sở KD du lịch không có sự thống nhất, đôi khi vẫn còn mang tính tự phát vì thế vẫn diễn ra tình trạng tăng giá dịch vụ du lịch, “chặt, chém” du khách vào mùa cao điểm, tình trạng mất cắp ở các khách sạn, điểm du lịch vẫn còn diễn ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Vẫn còn tình trạng KD chui của một số cơ sở KD du lịch, công ty lữ hành, công ty KD dịch vụ ăn uống trên địa dẫn đến việc trốn thuế, lậu thuế, KD sai mục đích làm thất thoát nguồn thu ngân sách. Đặc biệt, hiện nay có một số công ty du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc đang đổ về Đà Nẵng tự thuê phương tiện, hướng dẫn viên, đặt nhà hàng và trả tiền mặt trực tiếp nên hầu như họ trốn thuế làm ngân sách thất thu và DN du lịch trên địa bàn TP không thể cạnh tranh được về giá với các công ty này.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 15

Những hạn chế, bất cập của TTDL TP Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập do sự tác động của nhiều nguyên nhân:

Một là, ảnh hưởng của sự biến động KT-XH thế giới tác động đến TTDL TP Đà Nẵng.

Tình hình chính trị, kinh tế thế giới những năm qua có những diễn biến phức tạp, khó lường trong khi đó, TTDL rất nhạy cảm với những biến động nêu trên. Trong đó, phải kể đến năm 2007, nền kinh tế du lịch thế giới chịu ảnh hưởng của


cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường khách du lịch. Sự suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu cho du lịch của người dân, chính điều này đã làm giảm lượng khách trên TTDL thế giới. Theo HHDL thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3% [91]; Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, tình hình bất ổn an ninh, chính trị của một số quốc gia và khu vực trong những năm gần đây cũng ảnh làm ảnh hưởng đến TTDL. Dịch bệnh MERS- CoV năm 2014 diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc đã gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình KD của các đơn vị lữ hành tại Đà Nẵng và làm giảm lượng khách du lịch trên TTDL của TP. Hoặc việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại vùng biển Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam năm 2014), gây nên tâm lý bất an cho du khách khi đi du lịch đến TP và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động KD du lịch của hầu hết các DN. Trong 5 tháng đầu năm 2014, lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng đạt hơn 49.000 lượt, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2013. Riêng từ giữa tháng 5 trở đi, khách Trung Quốc sụt giảm mạnh 50-70%. Không những thế, các thị trường khách du lịch nói tiếng Hoa ngữ như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… đã có sự dè dặt hơn khi đặt tour đến Đà Nẵng với tỷ lệ hủy tour gần 50%. Các thị trường khách quốc tế khác như Mỹ, Pháp, Nhật Bản… cũng bị ảnh hưởng với tỷ lệ hủy tour vào khoảng 15-20% [60].

Những tác động do biến đổi khí hậu như mưa, nắng, lũ lụt, bảo tố đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều điểm du lịch trên TTDL Việt Nam nói chung và TTDL Đà Nẵng nói riêng. Là TP ven biển và là địa phương có nhiều lợi thế đối với sự phát triển du lịch nhưng trung bình hàng năm, có từ 1 đến 2 cơn bão hoạt động hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến TP. Tháng 10/2013, khi cơn bão số 11 (bão Nari) đổ bộ vào Đà Nẵng với sức gió cấp 12, giật trên cấp 13 đã làm hư hỏng đường sá, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch..., với tổng thiệt hại ước tính hơn 850 tỷ đồng. Hàng năm Đà Nẵng còn chịu ảnh hưởng mưa lơn gây lũ lụt làm cho hạ tầng phục vụ du lịch cũng bị ảnh hưởng (hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, cấp điện,…). Hạn hán, nắng nóng kéo theo tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cấp, tác động trực tiếp đến các hoạt động du lịch và du khách khi đến TP trong mùa khô hạn [12].


Hai là, công tác quản lý, quy hoạch và kế hoạch phát triển TTDL trong thời kỳ hội nhập của TP còn nhiều bất cập, thiếu tầm nhìn chiến lược.

Đà Nẵng mới chú trọng quy hoạch ngắn hạn và trung hạn, chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP Đà Nẵng dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Dẫn đến mất cân đối giữa các lĩnh vực: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ ăn uống trong quá trình phát triển. Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú tăng trưởng nóng, dẫn đến công suất sử dụng đạt tỷ lệ thấp, trong khi đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển chưa tương xứng với sự tăng trưởng của khách du lịch.

Công tác quản lý nhà nước trên TTDL còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách phối hợp liên ngành chưa thật sự đồng bộ, sự phối hợp điều hành, quản lý TTDL giữa Sở Du lịch và UBND TP Đà Nẵng chưa thật sự chặt chẽ. Đặc biệt đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch thông qua Sở Du lịch còn bộc lộ những hạn chế nhất định, quy mô phát triển TTDL ngày càng tăng trong khi đó cán bộ quản lý chuyên ngành còn thiếu, quản lý chưa chặt chẽ. Chính sách về thuế, vay vốn ưu đãi, thủ tục đầu tư, hải quan... vẫn còn nhiều vướng mắc.

Công tác quản lý hoạt động KD du lịch, quản lý giá cả, nhất là giá cả trong các ngày lễ hội, mùa cao điểm du lịch còn bộc lộ hạn chế, vẫn còn tình trạng công ty lữ hành nội địa và HDV Việt Nam tiếp tay làm bình phong cho người nước ngoài hoạt động KD du lịch trái pháp luật trên địa bàn TP.

Công tác quản lý nguồn tài nguyên chưa thật sự hiệu quả, tình trạng xâm hại tài nguyên du lịch vẫn còn diễn ra. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn diễn ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đối với du khách. Công tác xử lý ô nhiểm môi trường du lịch vẫn còn thiếu kiên quyết, tình trạng ô nhiểm môi trường biển, điểm du lịch vẫn còn tiếp diễn.

Quản lý nhà nước về xúc tiến, quảng bá du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao. Kinh phí dành cho xúc tiến du lịch còn nhỏ bé và cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu chính sách ưu tiên, cơ chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch chủ động nhằm ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực, bất thường của những biến động trong và ngoài nước đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Nội dung xúc tiến du lịch chưa thật sự phong phú, TP chưa chú trọng đến quảng bá


sản phẩm chủ lực và chuyên đề du lịch tại các thị trường trọng điểm. Việc huy động các nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch còn hạn chế. Sự phối kết hợp liên kết đồng bộ: tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao chưa thật sự chặt chẽ trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Ba là, nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho phát triển TTDL còn cục bộ hạn chế về số lượng và quy mô.

Nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển ngành du lịch tuy đã được TP quan tâm, nhưng vẫn còn thấp. Tính đến năm 2016 toàn TP có 430 dự án đầu tư FDI, với tổng số vốn 3.706,4 triệu USD. Số dự án đầu tư vào du lịch còn khiêm tốn chỉ có 20 dự án, với tống số vốn 1.280 triệu USD (tương đương 26.800 tỷ đồng), chiếm 4,65% so với dự án FDI của toàn TP. Điều này chưa tương xứng với sự phát triển của TTDL trong hội nhập nói riêng và chưa tương xứng với sự đầu tư để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP. Mặt khác, trong số 20 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ du lịch của TP, thì có đến 12 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú, đây cũng là nguyên nhân làm cho dịch vụ lưu trú tăng trưởng nóng khiến cung phòng khách sạn vượt quá cầu, nên tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này đồng thời không khai thác hết hiệu qủa sử dụng phòng [15]; [48].

Thành phố chưa thật sự chú trọng đầu tư đến cơ sở vật chất phục vụ du lịch như: cảng biển chuyên về du lịch và hệ thống cầu tàu, bến neo đậu để phát triển du lịch đường sông, cụm mua sắm- vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, công viên công cộng và bãi đậu xe, đặc biệt ở trung tâm TP.

Bốn là, cơ sở, chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ làm du lịch còn nhiều bất cập, nặng về tính lý thuyết, việc gắn kết giữa DN và nhà trường còn yếu.

Thành phố chưa thật sự quyết liệt trong việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên sâu về du lịch, hiện TP có 17 cơ sở đào tạo về du lịch nhưng chỉ 01 trường đào tạo chuyên sâu về du lịch (trường Cao đẳng Nghề Du lịch Đà Nẵng), mới dừng lại ở trình độ nghề và cao đẳng. Đa số các trường dạy chuyên ngành du lịch dưới dạng kinh tế như trường đại học Kinh tế Đà Nẵng, trường đại học Duy Tân, trường Cao đẳng Thương mại... Gần đây, một số trường dạy nghề tư thục và công lập đã tham gia mở lớp đào tạo nghề du lịch nhưng số lượng học sinh ra trường vẫn còn ít, ngành nghề đào tạo và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu


của DNKD du lịch. Đội ngũ HDV chủ yếu lấy từ trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, trong khi đó, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng chủ yếu đào tạo ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Thái, việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch rất ít, chủ yếu là tiếng Anh còn tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung chủ yếu mới tuyển sinh từ năm 2015, 2016 đến nay. Vì thế, đội ngũ HDV du lịch trên TTDL Đà Nẵng thiếu cả về nhân lực và kinh nghiệm thực tế và kỹ năng chuyên môn. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng TTDL Đà Nẵng thiếu HDV tiếng hiếm như: tiếng Lào, Tây Ban Nha, Nga, Ả Rập...

Thiếu chính sách định hướng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các DN du lịch chưa có sự phối hợp đồng bộ và thường xuyên, DN chưa được tham gia vào việc đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo một cách cụ thể, các trường còn thụ động trong vấn đề liên kết với DN tạo môi trường thực tập, trải nghiệm cho sinh viên. Vì vậy sinh viên ra trường kiến thức còn yếu về chuyên môn về năng lực nghề nghiệp. Mặt khác, việc triển khai các dự án cho việc đào tạo nhân lực du lịch diễn ra khá chậm, mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, các cơ sở thường tập trung vào đào tạo các nghề như nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ bàn... ít chú trọng đến đến đào tạo các nghề như HDV du lịch, buồng, pha chế và chế biến món ăn, chăm sóc khách hàng... Như vậy, công tác tổ chức, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho TTDL còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo trước yêu cầu TTDL hội nhập sâu rộng dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực du lịch chất lượng thấp, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp.

Năm là, chưa chú trọng tập trung phát triển hàng hóa du lịch theo hướng chất lượng, chuyên nghiệp, đẳng cấp nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của TP.

Tuy TP đã xây dựng và phát triển được nhiều hàng hóa, dịch vụ du lịch nhằm đưa TTDL TP phát triển bao gồm: hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển, các dịch vụ khác như thể thao, giải trí biển, du lịch sinh thái với các điểm đến như danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, Bà Nà Hills, KDL Hòa Phú Thành, KDL Suối khoáng nóng Núi Thần Tài… du lịch MICE, du lịch đường sông, du lịch làng nghề, cũng như các sản phẩm lưu niệm. Nhưng TP chưa chú trọng phát triển các các loại hàng hóa, dịch vụ du lịch mới như sản phẩm du lịch tâm linh, đặc biệt


là các loại hình giải trí cao cấp như tour ngắm TP từ trên cao, lướt ván, mô tô, dù bay, lễ hội ánh sáng, lễ hội ánh sáng biển, nhạc nước...

Bên cạnh đó, TP vẫn chưa thật sự chú trọng khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch tại vùng nông thôn, miền núi đối với sản phẩm du lịch homestay hay sản phẩm du lịch sinh thái tại các các sông, suối, hồ, các vịnh, bờ biển. Các tour chở khách ngắm vịnh Đà Nẵng hoặc ngắm bình minh hay hoàng hôn trên sông Hàn nhằm quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước chưa được chú trọng khai thác, đầu tư. Chưa chú trọng hình thành cơ quan đầu mối để khai thác phát triển du lịch MICE, nâng tầm sản phẩm này thành đẳng cấp quốc tế. Chưa có hướng phát triển hàng hóa lưu niệm của TP, chưa có sản phẩm lưu niệm biểu trưng cho Đà Nẵng.

Mặt khác, TP vẫn chưa gắn kết được các hoạt động KD du lịch của TP với các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, đặc biệt thiếu các khu vui chơi giải trí về đêm trong nhà nên phần nào làm giảm tính hấp dẫn của du khách đến với TP. Tuy đã khai thác và đầu tư cho các lễ hội, các chương trình nghệ thuật nhưng chưa thật sự đồng bộ, thiếu sự quan tâm và nâng cấp chất lượng của các sản phẩm hiện có, đặc biệt chưa nâng tầm khai thác điểm đến tâm linh của TP thành sản phẩm du lịch tâm linh nhằm thu hút du khách.

Sáu là, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể KD du lịch trên TTDL với ngành du lịch và các tổ chức KT-XH.

Trong thời gian qua, hầu hết các chủ thể KD du lịch trên địa bàn có quy mô vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ nhưng thiếu liên kết để mở rộng thị trường KD của mình do thiếu vốn, đất đai, nhân lực, chiến lược marketing... Mặt khác, đa số các tổ chức KD du lịch tập trung KD vào lĩnh vực như khách sạn mà chưa chú trọng đa dạng hóa loại hình KD nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa phòng khách sạn hiện nay của các DNKD dịch vụ lưu trú. Đối với các hộ cá thể, tổ hợp tác KD du lịch thường tự phát tìm kiếm thị trường mà chưa thật sự liên kết với các DN lữ hành, Ngành du lịch cũng như các tổ chức KT-XH trong giới thiệu sản phẩm của mình đến với du khách, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu nên hầu hết các hộ các hộ cá thể, tổ hợp tác KD du lịch KD không hiệu quả, đặc biệt là những hộ KD sản phẩm làng nghề, hàng lưu niệm, Homestay....


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030


4.1. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển thị trường du lịch trong nước và trên thế giới đến năm 2025 tầm nhìn 2030

- Bối cảnh quốc tế, khu vực và dự báo xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới.

Thế giới có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam và có tác động trực tiếp đến sự phát triển của TTDL. Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh mẽ hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, thúc đẩy các nước và vùng lãnh thổ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… Các mối quan hệ giữa châu Á- châu Âu, châu Mỹ- châu Á, Nhật Bản- ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo xu hướng tích cực. châu Á- Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu là cơ hội để TTDL hội nhập và phát triển. Tuy vây, những bất ổn về chính trị ở một số quốc gia, xung đột sắc tộc, nội chiến, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt là những biến đổi khí hậu là những yếu tố gây khó khăn, trở ngại cho phát triển TTDL [54, tr.1].

Mặt khác, thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình CNH, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển, xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu, nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh nhất là từ sau các cuộc cách mạng hàng không, công nghệ thông tin… Với xu hướng đó, TTDL ngày càng được phát triển cả về chất lẫn lượng và đã đóng góp nhất định cho nền kinh tế thế giới.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 ước đạt 1,235 tỷ lượt, tăng 3,9% so với năm 2015. Đây là năm thứ 7 liên tiếp du

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí