Nguồn Tài Trợ Cho Phát Triển Du Lịch Và Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sự Phát Triển Ngành Du Lịch


sống tinh thần của phương Đông, song lại sớm tiếp xúc và ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây. Theo đó, con người trên vùng đất này vẫn lưu giữ được tinh hoa văn hoá của dân tộc; đồng thời học hỏi, chắt lọc được những nét văn hoá tinh tuý của nhân loại, điều đó đã hiện diện nên phong cách của người dân Lâm Đồng, những thú tiêu khiển thanh cao của đời sống tinh thần như trồng hoa, chơi cây cảnh…được thể hiện một cách phong phú, đa dạng.

Từ nhiều năm qua, Lâm Đồng luôn là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, phát triển kinh tế từ việc thu hút khách du lịch là một trong những nguồn thu quan trọng của nhiều người dân, nên mến khách không những chỉ là tình cảm đơn thuần mà ở đây chính là lẽ sống của mỗi người dân. Hơn thế nữa, tính thật thà, hiếu khách vốn là bản tính của mỗi người dân Lâm Đồng, vì thế du khách đến thăm Lâm Đồng thì rất dễ nhận thấy từ một anh công chức đến chị bán hàng rong, từ một anh xe thồ hay một người khuân vác…đều cởi mở, mến khách, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Năm là, Lâm Đồng là địa phương có nhiều nghề sản xuất truyền thống độc đáo, đặc sắc:

Thứ nhất, là nghề trồng hoa: đây là một trong những nét đặc trưng vốn có của người dân Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt. Đến Đà Lạt, du khách có thể thấy được từ những cánh đồng đến mỗi con đường, góc phố, đâu đâu cũng bắt gặp các loại hoa đua nhau khoe sắc. Vào những làng hoa du khách không khỏi ngạc nhiên với nhiều loài hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, điều đó làm cho tâm hồn con người cảm thấy yêu cuộc sống và hạnh phúc hơn. Thời gian từ năm 2003 đến nay, cứ hai năm một lần Lâm Đồng đều tổ chức lễ hội hoa Đà Lạt, được đông đảo du khách trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đến dự.

Thứ hai, Lâm Đồng được coi là thủ đô của tơ tằm và trà của Việt Nam: đến với vùng đất Bảo Lộc, du khách sẽ được đến với những đồi chè, vườn dâu tằm xanh ngát. Ở đây có nhiều loại trà đặc biệt như: trà Ô Long, Trà Sen…, du khách có thể thưởng thức hương vị trà ở khắp nơi, từ các nhà hàng sang trọng đến các quán cóc ven đường mà không dễ nơi nào có được. Mặt khác, với nguyên liệu là những lá dâu tằm, dâu


tằm chính là thức ăn để chăm sóc tằm, qua một thời kỳ nhất định tằm nhả tơ và từ những kén tơ người ta sản xuất ra những sợi tơ tằm dùng để làm nguyên liệu để dệt ra những thước vải tơ tằm óng mượt, quyến rũ để cung cấp cho các khách hàng qúi phái.

Thứ ba, đến Lâm Đồng du khách còn thấy những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, ngày ngày tạo ra các mặt hàng thổ cẩm, những bức tranh thêu độc đáo, đặc sắc làm say mê lòng người.

Nếu được đầu tư đúng mức vào những ngành nghề đặc trưng ấy thì quê hương Lâm Đồng sẽ có một sức thu hút mãnh liệt đối với du khách thập phương và chính những ngành nghề ấy sẽ mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương, qua đó góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế Lâm Đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

1.3. NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

1.3.1. Các nguồn tài trợ cho phát triển du lịch

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 6

Các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng đều cần phải có vốn để đầu tư phát triển. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành du lịch cần có các nguồn vốn sau để tài trợ:

- Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đầu tư cho phát triển du lịch: nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp làm chủ sở hữu và được sử dụng một cách lâu dài mà không cần phải cam kết thanh toán cho ai; nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm có vốn kinh doanh và các qũy của doanh nghiệp (vốn của chủ sở hữu góp, lợi nhuận chưa phân phối, các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu, liên doanh giữa các doanh nghiệp…). Đây là nguồn vốn khá quan trọng mang tính ổn định lâu dài để đầu tư cho phát triển du lịch, các doanh nghiệp không phải lo thanh toán nợ.

- Nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu (chính phủ hoặc địa phương)đầu tư cho phát triển du lịch: ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thường


được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước có 2 loại, đó là: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được chi tiêu vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có đầu tư cho phát triển du lịch, đây là một trong những nguồn vốn khá quan trọng để đầu tư cho lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình quan trọng khác. Ngày nay, đa số các chính phủ hoặc các địa phương ở trên thế giới đều phải thực hiện vay vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng hình thức phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển đất nước. Trái phiếu là chứng khoán nợ do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương phát hành xác nhận quyền của người cho vay được hoàn trả số tiền gốc đã cho vay và được thanh toán lãi theo thời hạn và các điều kiện ghi rõ trên trái phiếu. Khi có nhu cầu cần thiết, Chính phủ hoặc chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho phát triển du lịch.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Chính phủ, địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thể sử dụng nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng tài trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, như: cho vay trực tiếp, thuê hoạt động, bảo lãnh phát hành trái phiếu…thực tế cho thấy ở nước ta trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tài trợ cho các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng phát triển.

- Nguồn vốn nước ngoài: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang được xem như là chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Tại những nước kém phát triển, thông qua nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý, tìm kiếm thị trường, tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến…Nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ quan trọng đối với các quốc gia kém


phát triển mà ngay cả những quốc gia phát triển như Mỹ vẫn rất cần đến nguồn vốn này. Điều đó chúng ta được thấy rất rõ khi nước Mỹ vẫn là một trong những quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất trên thế giới và hiện Mỹ vẫn là nước có số nợ lớn nhất thế giới. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch thường ở dưới dạng: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ (ODA), vốn tín dụng và tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu.

- Nguồn vốn trong dân: một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển du lịch là nguồn vốn của người dân. Nguồn vốn trong dân đầu tư cho phát triển du lịch được thể hiện dưới các hình thức như: người dân trực tiếp tham gia đầu tư phát triển du lịch hay Nhà nước và các doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia huy động vốn trong dân bằng các hình thức trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm…để đầu tư cho phát triển du lịch.

1.3.2. Vai trò và đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với ngành du lịch

1.3.2.1. Ngân hàng thương mại và các chức năng của NHTM

Nghề ngân hàng trên thế giới đã được hình thành từ khá lâu, ngay trong thời thượng cổ, việc đổi tiền, cho vay và các nghiệp vụ ngân hàng khác đã được thực hiện, các hoạt động trên được thực hiện đầu tiên ở Babilon tại các nhà thờ. Vào những năm của cuối thế kỷ thứ XII, kho đó đã từng xuất hiện một tổ chức tài chính mang tên ngân hàng Banco de Vanezia ở Italia, song gần đây có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới không công nhận tổ chức này là ngân hàng đầu tiên, vì tổ chức tài chính này được lập ra để phát hành công trái chính phủ nhằm tài trợ cho các hoạt động chiến tranh.

Đến đầu thế kỷ thứ 15, vào năm 1401 một tổ chức được nhiều nhà nghiên cứu xem như là một ngân hàng thực sự đó là ngân hàng Banco de Barcelona – Tây Ban Nha. Từ khi ra đời đến nay, ngân hàng thương mại đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, song cho đến nay khái niệm “ngân hàng” vẫn còn nhiều cách định nghĩa khác nhau, do tính phức tạp của NHTM, cũng như có quá nhiều ngân hàng khác nhau, sự thay đổi nghiệp vụ NHTM cả trong không gian lẫn thời gian và do nhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến có nhiều định nghĩa khác nhau.


Năm 1942, một nhà kinh tế học người Anh cho rằng: công việc của ngân hàng là cung cấp cho khách hàng vô số các dịch vụ đa dạng, trong đó có dịch vụ giữ tiền và chuyển tiền bằng séc…ngân hàng bắt đầu bằng việc nhận tiền từ khách hàng theo những ràng buộc đã được chi tiết hoá theo luật. Ngân hàng đảm trách việc hoàn trả khi có yêu cầu hoặc khi đến hạn thanh toán.

Theo Giáo sư Perer S. Rose – đứng ở góc độ xem xét ngân hàng, trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, cho rằng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) định nghĩa: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra dưới một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Dưới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có: các NHTM tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn và trung hạn; Các ngân hàng đầu tư ở một số nước chuyên hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Các ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và các lĩnh vực khác nữa. Ở một số nước còn có các ngân hàng hoạt động mang tính tổng hợp, bằng cách kết hợp hoạt động NHTM với hoạt động ngân hàng đầu tư đôi khi thực hiện cả dịch vụ bảo hiểm”.

Theo quy định tại điều 20 – Luật các tổ chức tín dụng thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng gồm: NHTM, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.

Ngày nay, dưới tác động của môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đã có sự “pha tạp” giữa các NHTM với các định chế tài chính phi ngân hàng khác để hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn, từ đó việc đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về NHTM không phải thực sự dễ dàng.


Như vậy, chúng ta có thể tạm định nghĩa một cách khái quát về NHTM như sau: NHTM là một tổ chức kinh tế dạng đặc biệt, được thành lập ra để kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận các loại tiền gửi dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và thực hiện cho vay đối với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, chiết khấu và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác với mục tiêu chính là lợi nhuận. Tính đặc biệt của NHTM ở đây được thể hiện ở chỗ sản phẩm của nó là tiền tệ, mà tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt, không bán lẻ một vật mà phản ánh một quan hệ xã hội. Do vậy, người ta thường nói NHTM là một sản phẩm xã hội, là một trong những công cụ hữu hiệu để nhà nước hoạch định các chính sách vĩ mô của nền kinh tế và là đối tượng được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Do đó, hoạt động kinh doanh của NHTM mang tính đặc thù cao, không giống với hoạt động kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế quốc dân.

* Chức năng của NHTM:

- Chức năng thủ qũy, các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác

Với chức năng là thủ qũy, NHTM nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện các yêu cầu rút tiền hay chi tiền cho khách hàng của mình; với chức năng này sẽ giúp cho khách hàng gửi tiền được đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình, ngoài ra còn sinh lợi cho đồng vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng, do đó đã nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Về phía ngân hàng thương mại, thông qua thực hiện chức năng thủ qũy, chính là cơ sở để các NHTM thực hiện các chức năng thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn để các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng.

Quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân quỹ và các hoạt động thanh toán khác, các ngân hàng thương mại có điều kiện thuận lợi về kho quỹ, tiếp cận thông tin và có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Chính những điều kiện thuận lợi đó, giúp các ngân hàng thương mại có thể làm tư vấn về tài chính và đầu tư cho các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu bảo đảm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ khác, có thể kể đến dưới đây.


- Dịch vụ bảo quản an toàn giấy tờ có giá, vật có giá của khách hàng, đây vốn là một trong những chức năng cơ bản của NHTM. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nghiệp vụ này, đòi hỏi trụ sở các NHTM phải được xây dựng kiên cố và được trang bị hệ thống bảo quản, an ninh hiện đại.

- Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối (Night safe), các NHTM lắp đặt hệ thống két đặc biệt ở trong trụ sở của ngân hàng, khách hàng đi thuê dịch vụ này được cất giữ tiền mặt hay séc để đảm bảo an toàn tài sản vào buổi tối khi ngân hàng đã đóng cửa.

- Dịch vụ tín thác, hoặc ủy thác ngân hàng (Trust services), có các hình thức sau: dịch vụ tín thác đối với cá nhân và dịch vụ ủy thác thanh lý tài sản.

- Chức năng trung gian thanh toán, quản lý phương tiện thanh toán

Trên cơ sở thực hiện chức năng thủ qũy cho khách hàng, thay mặt cho khách hàng, ngân hàng thương mại trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng gửi tại ngân hàng để chi trả cho người thụ hưởng; thực hiện chuyển tiền hoặc nhận tiền vào tài khoản theo sự ủy nhiệm của khách hàng.

Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý những công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ...), qua đó đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí lưu thông cho xã hội, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Ngày nay, chức năng làm trung gian thanh toán của các NHTM đã phát triển khá nhanh chóng và ở trình độ cao hơn với những dịch vụ ngày càng trở lên phong phú, đa dạng hơn, không những chỉ là những dịch vụ trung gian thanh toán truyền thống như giai đoạn trước đây, mà các NHTM còn thực hiện quản lý các phương tiện thanh toán.

- Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng làm trung gian tín dụng là một chức năng mang tính đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM. Trong nền hàng hoá phát triển, chức năng trung gian tín dụng của các NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh


tế phát triển, phần lớn các quan hệ tín dụng được tập trung qua hệ thống các ngân hàng, đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn được cung cấp từ hệ thống các NHTM đã trở nên ngày càng phổ biến và thường chiếm tỷ trọng khá cao trong kết cấu tài sản nợ của các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại chính là trung gian tài chính, là “cầu nối” giữa một bên có vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội với một bên có nhu cầu sử dụng vốn để sinh lợi.

Ở chức năng này, NHTM đã huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế và tiến hành cho vay các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng...qua đó góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM đứng vai trò vừa là người đi vay và cũng vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay để cho vay.

- Tạo tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp

Sự ra đời của các ngân hàng thương mại đã tạo ra bước phát triển về chất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ; nếu như trước đây, các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền gửi (vàng, bạc) và cho vay cũng chính bằng đồng tiền đó, song kể từ khi ra đời việc cho vay không nhất thiết phải là tiền vàng, bạc mà các ngân hàng cho vay bằng các chi phiếu ngân hàng đại diện cho một lượng vàng nhất định, việc cho vay này đã làm cho lượng chi phiếu (như tiền giấy ngày nay) phát hành ra lưu thông có giá trị lớn hơn nhiều lần số vàng dự trữ trong ngân hàng, đó là việc tạo tiền đầu tiên thông qua con đường tín dụng. Nhờ hoạt động trong hệ thống mà các ngân hàng thương mại đã tạo ra bút tệ, quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng.

Cơ chế tạo tiền của các NHTM hiện đại được biểu hiện như sau, đó là từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần để tạo thêm bút tệ cho lưu thông. Một ngân hàng này cho khách

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí