Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Hội Nhập

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó tác giả còn đề xuất định hướng liên kết thu hút đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển du lịch chung của vùng.

Để phát triển du lịch trong xu thế hội nhập, tác giả Nguyễn Thị Tú (2006) cho rằng: Cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật; Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm du lịch; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá du lịch. Cũng theo tác giả Trần Xuân Ảnh (2011), để phát triển du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế cần xây dựng chương trình thị trường trong đó xây dựng chính sách thị trường phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch chiến lược và kế hoạch ngắn hạn cho từng giai đoạn, từng thị trường khách du lịch; Tăng cường hợp tác du lịch trong nước và quốc tế; Phát triển không gian, lãnh thổ của thị trường du lịch; Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch.

Các luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong phát triển ngành du lịch từ na m 2007 lại đây, tác giả luận án đều dành thời lu ợng tu o ng xứng để phân tích lợi thế của liên kết và phát triển du lịch, năng lực cạnh tranh du lịch trong bối cảnh hội nhập. Có thể thấy rõ ở các luận án sau:

Luận án tiến sĩ kinh tế “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Vi t Nam” của Nguyễn Tuấn Anh (2010), bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã trình bày co sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Trong đó đã đu a ra khái niệm điểm đến và năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong cấu thành năng lực điểm đến, tác giả coi việc hình thành co sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cho các điểm đến du lịch, đặc biệt là phát triển các cảng hàng không, nhất là các cảng hàng không dùng cho các loại máy bay giá rẻ có thể cất hạ cánh thuận lợi nhằm liên kết với loại hình vận tải này để giảm chi phí cho các sản phẩm lữ hành du lịch, nối liền điểm đến với các trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các điểm đến. Khi phân tích thực trạng của các điểm đến du lịch của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hạn chế về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch nu ớc ta là thiếu một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, hoàn

chỉnh, đạ c biệt là nhiều điểm đến du lịch ở quá xa các cảng hàng không.

Luạ n án tiến sĩ kinh tế “Thị tru ờng du lịch Quảng Ninh trong hội nhạ p kinh tế quốc tế” của Trần Xua n Ảnh (2011), bảo v tại Học vi n Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án, tác giả đã trình bày co sở lý luận và thực tiễn về thị tru ờng du lịch như: Khái niệm về thị tru ờng du lịch, đạ c điểm của thị tru ờng du lịch, co chế hoạt đọ ng của thị tru ờng du lịch, kinh nghiệm phát triển thị tru ờng du lịch ở các tỉnh thành phố trong và ngoài nu ớc, bài học cho Quảng Ninh. Trong pha n tích thực trạng phát triển thị tru ờng du lịch Quảng Ninh và trong các giải pháp thúc đẩy thị tru ờng du lịch phát triển. Khi phân tích về tạo lập môi tru ờng du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã nhấn mạnh đến phát triển h thống đu ờng

bộ, đu ng thủy và đu ờng không (Trần Xuân Ảnh, 2011).

Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghi m một số nu ớc Đông Á và gợi ý chính sách cho Vi t Nam” của Nguyễn Trùng Khánh (2012), bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội. Nội dung co bản của luận án là hu ớng vào phân tích lý luận về lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch và các đặc điểm co bản của dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của mọ t số nu ớc Đông Á nhu Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học cho Vi t Nam. Đặc biệt, tác giả luận án kết luạ n, khi phân tích về các bài học phát triển dịch vụ lữ hành du lịch thì liên kết du lịch - hàng không, vận tải đu ợc coi nhu là một yếu tố quan trọng để phát triển các doanh nghiệp lữ hành du lịch Việt Nam. Trong đó đu ợc tác giả tập trung phân tích những lợi thế ca n bản của quan hệ liên kết này trong phát triển các doanh nghiệp lữ hành và bảo đảm thành công các hoạt động của chúng (Nguyễn Trùng Khánh, 2012).

Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển kinh doanh lu u trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” của Hoàng Thị Lan Hu o ng (2011), bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã trình bày co sở lý luận và thực tiễn về lu u trú du lịch và kinh doanh lu u trú du lịch, xa y dựng đu ợc một hệ thống các

tiêu thức đánh giá về kinh doanh lu trú du lịch. Trong đó phân tích các tiêu thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

xác định kinh doanh lu u trú du lịch bền vững với việc liên kết với các hãng hàng không, vận tải để duy trì lu ợng khách ổn định là một tiêu thức quan trọng. Trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho kinh doanh lu u trú du lịch phát triển bền vững thì liên kết giữa du lịch với các bên liên quan trong cung ứng dịch vụ du lịch đu ợc xem nhu một tiêu thức, giải pháp giúp loại hình kinh doanh này phát triển (Hoàng Thị Lan Hu o ng, 2011).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân (2012), với đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”, tác giả đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả quốc tế, và cho rằng, năng lực cạnh tranh du lịch là khả năng của một điểm đến trong việc tạo ra, tích hợp và cung cấp trải nghiệm du lịch, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng đu ợc khách du lịch coi trọng, giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên đồng thời duy trì vị trí thị tru ờng so với các điểm đến khác. Tác giả đã phân tích những nhân tố ảnh hu ởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến hấp dẫn của Vi t Nam và khu vực. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá căn cứ vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (mô hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hu ởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố đu ợc hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng, gồm: (1) Nguồn lực tự nhie n; (2) Nguồn lực kế thừa; (3) Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị điểm đến; (6) Điều kiện hoàn cảnh; (7) Điều kiện về cầu. Nhu vậy, điểm đến du lịch Đà Nẵng đu ợc đánh giá có na ng lực cạnh tranh tu o ng đối tốt trong thời gian qua. Từ kết quả nghiên cứu, đã giúp đánh giá đu ợc điểm mạnh, yếu của từng yếu tố cũng nhu từng khía cạnh cụ thể của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng, qua đó giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng cải thiện các tiêu chí đánh giá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tu o ng lai (Nguyễn Thị Thu Vân, 2012).

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 5

1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng hội nhập

Nghiên cứu của Phạm Hải Yến (2013), “Na ng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời k hội nhập”, đã nêu lên thực trạng năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kể từ khi gia nhập tổ chức thu o ng mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã đạt đu ợc những kết quả rất ấn tuợng, thể hiện qua việc gia tăng nhanh chóng về số lu ợng khách đi du lịch nội địa và khách quốc tế đến Vi t Nam cũng nhu sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp du lịch trên thị tru ờng. Việt Nam gia nhạ p WTO đã mở ra những co hội rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị tru ờng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những đối thủ lớn (các công ty xuye n quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị truờng quốc tế với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thu o ng mại và luật pháp). Nghiên cứu đã chỉ ra khả na ng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp ho n so với các nu ớc trong khu vực nhu : Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo thứ tự u u tie n: (1) Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế

- xã hội, va n hóa, luật pháp... cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và nguời lao động trong doanh nghiệp; (2) Sản phẩm của doanh nghiệp: Cần tạo ra

những sản phẩm đa dạng, phong phú mang thu ng hiệu của các doanh nghiệp nói

riêng và của du lịch Việt Nam nói chung; (3) Các doanh nghiệp cần đầu tu mạnh mẽ, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu o ng mại, quảng cáo và tuyên truyền: Hiện nay, quảng cáo là kênh kết nối doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả nhất; (5) Mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa co cấu vốn để không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng (Phạm Hải Yến, 2013).

1.3. Đánh giá kết quả tổng quan

1.3.1. Những điểm có thể kế thừa cho luận án

- Tư tưởng và nhận thức về phát triển du lịch trong bối cảnh liên kết và hội nhập quốc tế tuy chưa thật đầy đủ, toàn diện nhưng các tác giả đã đề cập đến phát triển các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, từ lữ hành đến hoạt động khách sạn, nhà hàng, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí cũng như gắn với các sự kiện, hội nghị, thể thao, văn hóa

- Các tác giả được tổng quan đều cho rằng, liên kết là một trong những phương cách quan trọng để phát triển du lịch. Liên kết có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch, gia tăng khả năng cạnh tranh du lịch trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

- Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, trong nhiều năm qua cũng như trong những năm tới hội nhập quốc tế đã trở thành yếu tố không thể thiếu đối với phát triển du lịch. Thu hút khách du lịch quốc tế phải thông qua hội nhập quốc tế về du lịch, văn hóa, thể thao, tổ chức sự kiện trên phạm vi toàn cầu…

1.3.2. Những khoảng trống

- Nhìn chung các công trình được tổng quan chưa đặt phát triển du lịch theo hướng liên kết, hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế thị trường, chưa chỉ ra vấn đề lợi ích của các chủ thể tham gia phát triển du lịch. Đồng thời chưa chỉ rõ nội hàm, bản chất của phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

- Chưa có những nghiên cứu thỏa đáng về đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế nói chung và đối với một địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiều tác giả nghiên cứu về liên kết hay hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển du lịch nhưng họ chưa đặt phát triển du lịch trong liên kết và hội nhập như một tổng thể các quan hệ, dưới nhãn quan theo nguyên lý nhân quả. Nhìn chung chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Họ đề cập riêng rẽ liên kết và riêng rẽ hội nhập quốc tế trong phát triển du lịch nên thiếu đi nhãn quan tổng thể để nhất thể hóa tư tưởng, quan điểm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, đầu tháng 01/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO. Theo Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS), Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ, riêng dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Tất cả các thành viên ASEAN sẽ được áp dụng tự động các cam kết này. Thêm vào đó, từ cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN, năm 1995, Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác du lịch, đã từng bước tham gia tích cực các hoạt động trong các tiểu ban công tác du lịch từ đầu những năm 2000 và chủ động hội nhập vào cuối những năm 2000. Năm 2009, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) - một sự kiện lớn nhất trong năm của du lịch ASEAN. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết về thị trường đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống, dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế. Thông qua việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai MRA-TP (2013), du lịch Việt Nam đã chủ động góp phần vào việc triển khai MRA-TP chung của ASEAN. Bên cạnh đó, tại diễn đàn du lịch ASEAN - ATF năm 2009 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch để làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo chiều hướng thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về dụ lịch gắn liền vời quá trình hội nhập kinh tế của Việt nam cũng như chưa có nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế đối với tỉnh Phú Thọ, đặt biệt là nghiên cứu theo hướng liên kết vùng trung du và bắc bộ.

Đó cũng chính là những vấn đề luận án phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã giới thiệu các khái niệm và kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng liên kết và hội nhập. Qua đó tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu để luận án tiếp tục nghiên cứu và khai thác các nội dung liên quan trong luận án.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG LIÊN KẾT

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế

2.1.1. Nhận thức và quan niệm

Theo Luật du lịch năm 2017, định hướng của Việt nam là phát triển du lịch theo hướng bền vững. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Điều 4 của Luật du lịch năm 2017 cũng đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

Phát triển du lịch được hiểu là việc tiến hành các hoạt động thu dẫn, xây dựng các cơ sở ăn, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí… đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách; đồng thời tạo ra sự hấp dẫn để lôi kéo du khách trở lại.

Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế được hiểu là phát triển du lịch được đặt trong điều kiện nhất thiết phải có liên kết và hội nhập quốc tế. Như thế có nghĩa là phát triển du lịch phải đặt trong bối cảnh liên kết và hội nhập quốc tế. Coi liên kết và hội nhập quốc tế là điều kiện bắt buộc khi muốn phát triển du lịch của một tỉnh có khả năng cạnh tranh cao.

a) Phát triển du lịch theo hướng liên kết

Khách du lịch có nhu cầu ăn, ngủ, đi lại, nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích, công trình kiến trúc, chăm sóc sức khỏe trong quá trình lưu trú…. Muốn thỏa mãn những như cầu đó nhất thiết phải có sự liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động khác trong một địa bàn tỉnh. Mặt khác, khách du lịch muốn được thưởng ngoạn nhiều cảnh đ p, nhiều di tích, nhiều công trình kiến trúc… khác nhau nên hoạt động du lịch của tỉnh này cần liên kết với hoạt động du lịch của tỉnh khác. Từ đó, liên kết để phát triển du lịch có hai phương diện cơ bản:

- Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động của các lĩnh vực (ngành) khác. Ví dụ:

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động nông nghiệp (để đảm bảo lương thực thực phẩm cũng như để liên kết giữa hoạt động tham quan với các khu nông nghiệp sinh thái, với những nơi nông nghiệp truyền thống để giới thiệu cách thức canh tác truyền thống của Việt Nam hoặc của địa phương)

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các nhà máy công nghiệp hiện đại, với các khu công nghiệp, với các làng nghề hay với các cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp truyền thông (tiêu biểu như chế tác đồ mỹ nghệ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…)

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hóa nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu giải trí, đáp ứng đời sống tinh thần của du khách; để quảng bá các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của địa phương

+ Liên kết giữa hoạt động du lịch với lĩnh vực thông tin, viễn thông để đảm bảo những thông tin cần thiết cho du khách và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của du khách.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí