Những Yêu Cầu Cơ Bản Khi Xác Định Các Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 –

chủ nghĩa xã hội

Qua các bài, mục có liên quan đến chủ quyền biển, đảo trong chương trình nội khóa, chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp dạy học và các tài liệu về chủ quyền biển, đảo bằng các phương pháp sư phạm để làm nổi bật và giúp HS nhận thức sâu sắc các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất: Bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1956 – 1975.

Thứ hai: Một số vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông gữa Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.

Thứ ba: Những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ tư: Giáo dục ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

HS không những nhận thức được chủ quyền biển đảo của quốc gia đến đâu mà còn ý thức được việc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là đấu tranh bằng biện pháp hòa bình như đàm phán, ngoại giao và vận dụng luật pháp quốc tế trên cơ sở thượng tôn pháp luật, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Quốc tế.

Trước diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt trước sự chống phá của các thế lực thù địch, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Đảng ta nhấn mạnh mục tiêu, yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu; trong đó khẳng định ý chí quyết tâm, “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; không để đất nước bị động, bất ngờ, không để mất đất, mất đảo, mất dân:


63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh sự cần thiết phải bình tĩnh, sáng suốt, chủ động, sáng tạo, kiên quyết, kiên trì trong giải quyết những bất đồng, những tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, dân tộc bằng biện pháp hòa bình nhằm giữ vững và bảo toàn lợi ích quốc gia, dân tộc, coi giá trị hòa bình là cao nhất. Đồng thời chỉ rõ: cần chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt để có kế sách hay, ứng phó thắng lợi trước các tình huống khác có thể xảy ra, khi biện pháp đàm phán, thương lượng hòa bình không còn phát huy tác dụng. Vì vậy, cần đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, nắm chắc tình hình, kịp thời đề xuất với Đảng, Nhà nước những đối sách phù hợp với từng đối tác, đối tượng, từng tình huống có thể xảy ra.

Hai là, nếu như trước đây, chúng ta mới nhấn mạnh việc kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế và kinh tế với quốc phòng, an ninh thì Đại hội XII yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ cả kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là giải pháp thiết thực để giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việc kết hợp này cần được thực hiện trong từng chiến lược, quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, cần phải kiên quyết, kiên trì thực hiện trên tất cả mọi vùng, miền của Tổ quốc, trong đó chú trọng các đô thị lớn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Ba là, cần thiết phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng, củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân, nhất là ở các địa bàn chiến lược trọng yếu, đô thị lớn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Việc điều chỉnh thế trận, bố trí các lực lượng tác chiến ngày càng hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn; việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân có bước phát triển vững chắc. Kết quả là an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, chủ động ngăn ngừa và chuẩn bị tốt mọi phương án, đối phó thắng lợi mọi tình huống có thể xảy ra.


64

Vì thế, ở một số điểm nóng, địa bàn trọng yếu, chiến lược, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội dần dần ổn định. Nhờ đó, tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố vững chắc, được nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và giúp đỡ. Đây là cơ sở để chúng ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 – chương trình chuẩn

2.2.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần dạy

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo chung và vai trò, ý nghĩa của bộ môn, dạy học Lịch sử ở trường phổ thông phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở, giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn (niềm tin, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, lòng biết ơn, kính yêu các bậc tiền bối…) và rèn luyện các năng lực nhận biết, năng lực hành động , kỹ năng, kỹ xảo. Tức là bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông phải thực hiện ba nhiệm vụ: bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh. Do vậy, xác định đúng kiến thức cơ bản trong chương trình môn học là yêu cầu quan trọng để dạy học Lịch sử đạt hiệu quả. Bám sát những mục tiêu và nội dung được đề cập trong quá trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt sẽ giúp giáo viên xác định được cần phải dạy cái gì để từ đó dạy như thế nào. Trong dó, sách giáo khoa là tài liệu chính để giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và là tài liệu chính để học sinh học tập.

Đối với các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, khối lượng thông tin cũng vô cùng phong phú, đồ sộ. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng phải cung cấp cho học sinh hay hướng dẫn học sinh khai thác ở trên lớp được



65

chọn lựa kĩ càng, đó phải là những kiến thức phục vụ trực tiếp cho bài học và thống nhất với quan niệm chung của xã hội hiện nay.

2.2.2. Phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh

Mỗi lứa tuổi học sinh lại có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng là những đối tượng đã ở vào độ tuổi thanh niên, khả năng phát triển trí tuệ hay khả năng tư duy của các em có sự thay đổi mạnh và nhanh chóng theo hướng tích cực, độc lập và tư duy từ lý luận phát triển mạnh. Các em có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận của học sinh THPT có liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khát quát, các em mới có thể tự mình phát hiện ra cái mới. Các em đề cao và tôn trọng các bạn thông minh và các thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm […..]. Đặc điểm này khác biệt so với học sinh Tiểu học và học sinh THCS. Với học sinh Tiểu học: tri giác và đánh giá không gian của học sinh Tiểu học chưa chính xác, đặc biệt về những vật quá lớn hoặc quá nhỏ, đối với biểu tượng thời gian, trí giác vẫn còn hạn chế. Những khái niệm như thế kỉ, thập niên…còn rất mơ hồ và trừa tượng; khả năng tư duy khái quát mới ở giai đoạn bắt đầu hình thành … Còn với học sinh THCS, so với học sinh Tiểu học, tất cả các mặt tâm lý, tình cảm, nhận thức của các em đã phát triển lên một tầm mức mới, có sự phân hóa sâu sắc hơn, điển hình hơn. Nét đặc trưng của tư duy giai đoạn này là học sinh ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân và kiểm soát được chúng. Đây cũng là đặc điểm của các hiện tượng tâm lý khác. Tuy nhiên, các loại tư duy lý luận, phân tích, tư duy hình thức mới ở giai đoạn đầu, chưa hoàn thiện và ở mức thấp hơn so với giai đoạn của học sinh THPT.

Chính vì thế khi dạy học, giáo viên phải nắm rõ các đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng học sinh khác nhau để vận dung các phương pháp dạy học cho phù hợp. Tuy nhiên, bất cứ khi nào, với đối tượng nào cũng cần sáng tạo,


66

phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, với đối tượng học sinh THPT đeiều đó lại càng cần thiết.

2.2.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử

Xuất phát từ quy luật của nhận thức và đặc điểm của nhận thức lịch sử đó là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, chính vì vậy, khi dạy học Lịch sử, việc đảm bảo tính cụ thể, giàu hình ảnh, biểu tượng lịch sử là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp cho bài học trở nên sinh động hơn mà còn hỗ trợ tích cực cho quá trình nhận thức của học sinh. Tính cụ thể, giàu biểu tượng được hình thành bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong dạy học Lịch sử về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cũng thế, để tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử ở học sinh giáo viên có thể sử dụng các tài liệu thao khảo như các tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm của Hồ Chí Minh,…

Những sự kiện, những con số cụ thể có chọn lọc minh họa cho các nội dung bài học cũng có khả năng đem lại hiệu quả khá lớn. Thông qua những tư liệu, học sinh cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Ví dụ 1: Khi dạy mục IV.1 bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) – tìm hiểu về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong đó có vai trò của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn này, giáo viên có thể cung cấp những tư liệu giàu hình ảnh sau về tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại: “Như vậy, trong suốt 15 năm làm nhiệm vụ vận tải chiến lược quân sự trên biển (1961 – 1975), Đoàn 125 đã huy động được 1.879 lượt tàu thuyền, vận chuyển 152.876 tấn vũ khí trang bị kĩ thuật, thuốc chữa bệnh và 80.026 cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam , chiến đấu hàng trăm trận với máy bay, tàu chiến của Mỹ và quân đôi Sài Gòn.


67

Với những thành tích đã đạt được, Đoàn 125 Hải quân vinh dự được Đảng, Nhà nước hai lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1967 và năm 1976), 5 Huân chương quân công, 12 Huân chương Chiến công. 5 tàu và 8 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. ( Dựa theo: thiếu tướng, PGS.TS Vũ Quang Đạo (2011) Đường Hồ Chí Minh trên biển – một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Tạp chí cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn), 8/11/2011)

Từ những tư liệu trên, HS có thể nhận thức được tầm quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Để tăng tính hiệu quả của tư liệu, giáo viên có thể kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan khác nhau như là: Hình ảnh minh họa, bản đồ, phim tư liệu…

Ví dụ 2: Sau đây là hình ảnh giáo viên có thể sử dụng để làm rõ tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng hải quân, không quân, phá hoại miền biển của ta:

Hình 2 1 Máy bay B52 và máy bay 6A6 của Mĩ ngày đêm ném bom và thả ngư lôi phong 1

Hình 2.1. Máy bay B52 và máy bay 6A6 của Mĩ ngày đêm ném bom và thả ngư lôi phong tỏa cửa sông, cảng biển ở nhiều tỉnh phía Bắc.

(Nguồn: http://www.baophuyen.com.vn/76/91470/viec-ky-hiep-dinh-paris-va-cuoc-nem-bom-b-52-cua-my.html)


68

Giáo viên cung cấp thêm thông tin kết hợp chỉ trên hình ảnh: Đây là hình ảnh của máy bay B52 được coi như siêu pháo đài bay, thần tượng của không lực Hoa Kỳ và máy bay chiến thuật A6A mà Mĩ Đã sử dụng trong ném bom bắn phá miền Bắc nước ta. Từ ngày 11-5-1972, máy bay Mỹ tiếp tục rải mìn bịt luồng ra vào các cảng Hồng Gai, Cẩm Phả, các cửa sông và vùng ven biển miền Bắc nước ta. Từ ngày 9-5-1972 đến tháng 1-1973, địch đã thả ở 8 tỉnh – thành miền Bắc với 166 điểm, gòm hàng vạn quả bom từ trường, thủy lôi, mìn các loại; diện tích bị phong tỏa ở các khu vực trọng điểm gần 478km, suốt từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến cửa Tùng, cửa Việt...

Như vậy, khi sử dụng những hình ảnh đầy tính trực quan và những thông tin cần thiết, học sinh đã có thể hình dung một cách rõ ràng những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần này.

2.2.4. Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính tư tưởng

Dạy học là một quá trình được tổ chức theo một chương trình chuẩn mực nhằm mục tiêu đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Hay nói cách khác, bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải hướng đến mục tiêu phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy, ngay cả khi tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh cũng phải đảm bảo được mục tiêu trên. Đó là nguyên tắc hàng đầu trong giáo dục.

Tính sự phạm được thể hiện thông qua các hoạt động của người giáo viên: phải thể hiện tính mẫu mực, khuân phép của một nhà giáo làm gương cho học sinh noi theo; các phương pháp dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, khơi gợi niềm đam mê học tập từ học sinh, khích lệ sự tu dưỡng, rèn luyện trong cuộc sống; xây dựng được một môi trường sư phạm thuận lợi cho học sinh được thi đua, hợp tác, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện. Nói chung, quá trình dạy học phải đảm bảo hướng tới mục


69

tiêu hình thành cho học sinh ý thức công dân và các phẩm chất của người lao động sáng tạo.

Tính khoa học và tính tư tưởng gắn liền với tính sư phạm trong dạy học. Tính khoa học thể hiện qua nhiệm vụ dạy học, phương pháp tppr chức, nội dung bài giảng.

Nhiệm vụ của dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đó là trang bị cho học sinh một hệ thống các hiểu biết cơ bản về xã hội loài người với những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ, sát với thực tế cuộc sống; góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, phương pháp làm việc khoa học cho học sinh.

Khi vận dụng các phương pháp vào trong dạy học, giáo viên rất cần phải dựa vào những quy luật phát triển, đặc điểm tâm lý của học sinh để tổ chức cho phù hợp, hiệu quả. Tất cả những cơ sở này đều là kết quả của nghiên cứu khoa học.

Dạy học nói chung chịu ảnh hưởng của những chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, nội dung dạy học phải phù hợp với những mục tiêu của cấp học, bậc học được đặt ra, phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng.

Như vậy, bên trên là một số yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp để tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh. Mỗi yêu cầu nhấn mạnh một phương diện, một khía cạnh của quá trình dạy học. Trong dạy học, giáo viên cần quán triệt các yêu cầu cơ bản trên, thực hiện được điều đó sẽ giúp đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.

2.2.5. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập, tính chủ động, sáng tạo ở học sinh

Trước yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học lịch sử hiện nay, nâng cao tính tích cực chủ động cho học sinh được coi là chìa khóa then chốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Nếu giờ học lịch sử tạo được sự hứng thú, sự tích cực, sức lôi cuốn đối với học sinh thì sẽ thôi thúc các em tự tìm hiểu, học tập không cần đến những biện pháp thúc ép, tác động từ bên ngoài.


70

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023