- Những lợi thế và tiềm năng thực tiễn để phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng, cũng như thực trạng của hoạt động tín dụng đối với sự phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.
7. VỀ KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bởi 3 chương.
Chương 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH.
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN QUA.
Chương 3: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 1
- Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Ngành Du Lịch
- Những Lợi Thế Để Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng
- Nguồn Tài Trợ Cho Phát Triển Du Lịch Và Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sự Phát Triển Ngành Du Lịch
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 1
VAI TROØ CUÛA TÍN DUÏNG NGAÂN HAØNG ÑOÁI VÔÙI SỰ PHAÙT TRIEÅN NGAØNH DU LỊCH
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm cơ bản về du lịch, ngành du lịch
Du lịch là một trong những mặt hoạt động của con người, nó xuất hiện từ khá lâu, khi điều kiện khoa học, kinh tế, kỹ thuật còn ở một trình độ rất thấp thì cũng đã xuất hiện rất nhiều hoạt động giao du của một bộ phận người. Và khi kinh tế xã hội phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ…ngày càng phát triển, thì nhu cầu du lịch cũng không ngừng phát triển và trở thành nhu cầu của xã hội. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, dưới đây là một số khái niệm cơ bản :
Theo Liên Hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organization): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Theo giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf, hai người được coi là những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời.
Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia từ ngày 21/08 đến 05/09/1963, các chuyên gia đưa ra khái niệm về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, có thể tạm định nghĩa về du lịch như sau: du lịch là hành động tạm rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người để đi đến một, hoặc nhiều nơi khác nhau nhằm thoả mãn một hoặc một số nhu cầu, như: tìm hiểu kinh tế, văn hoá, xã hội, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao và các hoạt động khác trong khoảng một thời gian xác định.
Sau này, du lịch trên thế giới ngày càng phát triển, đi du lịch không chỉ dừng lại ở một nhóm người mà ngày càng được phổ biến hơn trong xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng phát triển hơn, nhu cầu du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách, hệ thống các tổ chức, cá nhân ra đời để kinh doanh ngành công nghiệp không khói này, nó không tồn tại đơn lẻ mà thường gắn kết chặt chẽ với nhau để hình thành ngành kinh doanh du lịch. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm tổng quát về ngành du lịch như sau:
Ngành du lịch là một hệ thống văn hoá, kỹ thuật, kinh tế- xã hội với mục tiêu là khai thác tài nguyên du lịch, sử dụng các phương tiện nhân lực, vật lực tạo nên những hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau cả về vật chất và tinh thần của du khách nội địa, du khách quốc tế trong quá trình thực hiện chuyến đi.
1.1.2. Tài nguyên du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch là một tài nguyên như bao tài nguyên khác, nhưng nó có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển ngành du lịch, dưới đây là một số khái niệm về tài nguyên du lịch.
Theo Pirojnik: tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu
cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp để sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi.
Theo khoản 4, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là các yếu tố để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch
Một là, tài nguyên du lịch tự nhiên: tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành bao gồm các yếu tố có các thành phần, hiện tượng tự nhiên, có qúa trình biến đổi chung, có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của mỗi con người; một số thành phần tự nhiên phải hấp dẫn du khách, đã, đang và có thể sử dụng được để nhằm mục đích khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, cảnh quan tự nhiên, sinh vật…các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế, văn hoá-xã hội và cũng thường được phân bố gần các tài nguyên du lịch nhân văn.
Theo khoản 1 (Điều 13, chương II) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 qui định “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng để phục vụ mục đích du lịch”.
Hai là, tài nguyên du lịch nhân văn: là một tài nguyên do con người nghiên cứu sáng tạo ra mà bản thân nó có sức thu hút, hấp dẫn đối với du khách, như vậy chỉ những tài nguyên có sức thu hút, hấp dẫn với du khách mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường mang những đặc điểm chung, có mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên, qui luật phát triển văn hoá xã hội, chẳng hạn như phân vùng, các qui luật về văn hoá xã hội, được đan xen, lan tỏa và hội
nhập... Như vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhau đều có những tài nguyên du lịch nhân văn khác nhau, đều có tính độc đáo, đặc sắc khác nhau để có sức thu hút, hấp dẫn du khách. Các nhà nghiên cứu thường chia tài nguyên nhân văn ra làm hai dạng là tài nguyên nhân văn vật thể, là những di sản văn hoá có sức hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác cho mục đích phát triển du lịch, đó là: các di sản văn hoá thế giới vật thể, chẳng hạn như các Kim Tự Tháp, thánh địa Mỹ Sơn…; các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương; các cổ vật, bảo vật quốc gia; các công trình đương đại; tài nguyên nhân văn phi vật thể, là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác, cụ thể bao gồm: di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể, lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế-xã hội có tính sự kiện.
Theo khoản 1, Điều 13, chương II Luật Du lịch Việt Nam 2005: tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Ba là, nguồn tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và các tài nguyên khác có tính bổ trợ: tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và bổ trợ thực ra không phải là tài nguyên có tính thu hút, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, loại tài nguyên này là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm hấp dẫn du khách, trong đó có những loại tài nguyên mang tính chất sống còn đến sự phát triển ngành du lịch ở mỗi vùng hoặc mỗi quốc gia như: các chủ trương, đường lối, chính sách thuận lợi cho sự phát triển du lịch, tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, qui hoạch du lịch hay nguồn nhân lực. Tài nguyên kinh tế, kỹ thuật và bổ trợ bao gồm các
dạng: xúc tiến quảng bá du lịch, đường lối chính sách cho phát triển du lịch, tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, qui hoạch du lịch, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động du lịch, các siêu thị trung tâm thương mại, văn hoá thể thao, hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch…
1.1.3. Các loại hình du lịch
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại về loại hình du lịch, dưới đây là một số cách phân loại về loại hình du lịch:
1.3.1.1. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: theo tiêu thức này, du lịch được phân thành hai loại, đó là: du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân.
Du lịch theo đoàn: theo đó ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có sự chuẩn bị từ trước, trong đó đoàn đã định ra kế hoạch hay chương trình những nơi sẽ tới thăm, nơi lưu trú, cũng như nơi ăn uống. Du lịch theo đoàn thường được tổ chức dưới các hình thức sau:
Du lịch thông qua tổ chức du lịch: theo đó đoàn du lịch được các tổ chức trung gian như các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức vận tải … tổ chức các cuộc hành trình. Thông thường các tổ chức đó chọn các tuyến hành trình, xác định thời gian đi, những địa điểm sẽ đến thăm, nơi ăn, ở …và được ghi rõ trong hợp đồng.
Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức: theo đó đoàn đi du lịch tự chọn các chuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, điểm đến … có thể do đoàn đã thoả thuận trước hoặc đến nơi mới tìm điểm tham quan, cơ sở lưu trú, ăn uống…
Du lịch cá nhân: là loại hình du lịch do cá nhân tự đi, không đi theo đoàn. Du lịch cá nhân có thể thực hiện dưới hai hình thức là du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch và không thông qua tổ chức du lịch.
1.1.3.2.Căn cứ theo phương thức tổ chức: du dịch được phân loại du lịch theo tour và theo điểm:
Du lịch theo tour: là một loại hình mà trong đó nhà tổ chức (hay nhà kinh doanh du lịch) tổ chức cho du khách tham quan tại nhiều điểm du lịch khác nhau với
một chi phí được ấn định trước, du khách sẽ được lo trọn gói và được thực hiện trong một thời gian và lịch trình đã được ấn định trước.
Du lịch theo điểm: với loại hình này thì thời gian tham quan của du khách thường được thực hiện ngắn, chỉ tập trung vào một hoặc hai điểm, song việc tham quan thường được thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn.
1.1.3.3. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như sau:
Du lịch công vụ: là loại hình du lịch mà ở đó một cá nhân hay một phái đoàn đi tham dự các ngày lễ hội dân tộc, các cuộc đàm phán hay tham dự các cuộc triển lãm kinh tế hoặc các hội chợ.
Du lịch thể thao: là loại hình du lịch mà du khách đi xem các hoạt động thi đấu thể thao, chẳng hạn như: giải bóng đá thế giới World cup, giải bóng đá châu Âu Euro cup, đại hội thể thao Olympic, đại hội thể thao Đông Nam Á Seagames, …hoặc du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao, chẳng hạn như: leo núi, trượt tuyết, đánh gofl, đánh tennis, săn bắn, câu cá, trượt tuyết, đá bóng…
Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch mà theo đó du khách đi du lịch nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của bản thân, đặc biệt là các tín đồ tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo … thực hiện các hoạt động lễ bái, các cuộc hành hương của đạo Phật, đạo Hồi, hay viếng thăm Nhà thờ, Đình, Chùa.
Du lịch chữa bệnh: đây là loại hình đi du lịch mà du khách thực hiện các chuyến đi để điều trị các loại bệnh lý hoặc tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ. Du lịch chữa bệnh có rất nhiều loại, chẳng hạn như chữa bệnh bằng khí hậu (núi, biển), bằng tắm nước khoáng, chữa bệnh bằng bùn, bằng hoa quả…
Du lịch khám phá: là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của du khách về các tập tục sinh hoạt ở mỗi vùng, miền khác nhau, khám phá môi trường hoang dã, thưởng thức ẩm thực; nghiên cứu, khám phá thiên văn hoặc thủy văn…
Du lịch thăm viếng: là loại hình du lịch được xuất phát từ nhu cầu tình cảm, giao tiếp xã hội, nhằm mục đích thăm hỏi bà con họ hàng, đối tác, bạn bè …
Du lịch quá cảnh: là loại hình du lịch xuất phát do yêu cầu, nhu cầu của du khách cần đi qua một lãnh thổ của một nước nào đó trong một thời gian ngắn để đi đến một nước khác.
1.1.3.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch được phân chia thành 2 loại, đó là du lịch quốc tế (International Tourism) và du lịch nội địa (Domestic Tourism):
Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm tại lãnh thổ ở những quốc gia khác nhau; du khách phải đi qua biên giới và thường thực hiện thanh toán, chi trả bằng ngoại tệ khi mua hàng hoá và dịch vụ tại nơi đến tham quan du lịch. Ví dụ: du khách đi từ Singapore đến Việt Nam đi du lịch hoặc công dân Việt Nam sang Thái Lan đi du lịch. Ở đây du khách đã đi qua biên giới của Việt Nam và Singapore và thông thường du khách phải sử dụng bằng đồng tiền bản địa để chi tiêu tại nước sở tại.
Du lịch nội địa: du lịch nội địa là loại hình mà ở đó du khách đi tham quan, nghỉ dưỡng ở cùng lãnh thổ một quốc gia và về cơ bản không có sự thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng ngoại tệ. Ví dụ: du khách đi từ TP. Hồ Chí Minh lên Lâm Đồng để đi du lịch, đây chính là du lịch nội địa vì du khách chỉ đi trong phạm vi lãnh thổ ở Việt Nam, cụ thể ở đây là du khách đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Lâm Đồng.
1.1.3.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông: đi du lịch du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau. Theo tiêu chí này, thì du lịch được phân chia thành 6 loại hình du lịch, đó là:
- Du lịch tàu hoả: ở loại hình này du khách đi du lịch bằng phương tiện tàu hoả, điểm thuận lợi là của loại hình du lịch này là có thể chuyển tải được khối lượng lớn du khách với chi phí vận chuyển khá rẻ, an toàn, do đó rất thích hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.