Thực Trạng Chất Lượng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Trong Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương

49

c) Các nhân tố khách quan khác

Yếu tố thị trường : thị trường luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính dự án cụ thể là những biến động trên thị trường đầu vào cũng như đầu ra của dự án như giá cả yếu tố đầu vào tăng lên đột biến có thể làm cho một dự án được thẩm định có hiệu quả về mặt tài chính nhưng khi vận hành lại thua lỗ và không có khả năng trả nợ Ngân hàng.

Tỷ lệ chiết khấu : dựa trên sự thay đổi cung cầu trên thị trường tiền tệ và tỷ lệ lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Tỷ lệ chiết khấu rất nhạy cảm với các phương pháp tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu, giá trị các dòng tiền thu nhập và chi phí cũng thay đổi theo. Nếu tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền thu nhập giảm nhanh hơn chi phí sẽ dẫn dến chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) chuyển từ dương sang âm và dự án sẽ không còn tính khả thi về mặt tài chính.

Lạm phát : lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án đầu tư. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và lãi suất chiết khấu khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Mức lạm phát không thể dự đoán được một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý của người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu NPV, IRR đều chịu tác động của lạm phát. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn do đó hiệu quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao hơn.

Tỷ giá hối đoái: là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính dự án đầu tư vì tỷ giá gây nên sự thay đổi về số lượng xuất nhập khẩu các sản phẩm đầu ra và đầu vào theo cung cầu của thị trường. Mức độ của tỷ giá hối đoái cũng khó dự đoán được như lạm phát vì nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Chương 1 tập trung vào những vấn đề chung về thẩm định DAĐT, thẩm định tài chính DAĐT từ đó Ngân hàng thương mại đã áp dụng để xem xét phân tích DAĐT cho vay vốn là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với chủ đầu tư, vì qua đó người ta thấy được sức sống của DAĐT một cách khách quan và toàn diện. Trong chương tiếp theo, tác giả nghiên cứu và trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh cùng với công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong các năm qua.

50

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM


2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.1.1. Lịch sử hình thành 30

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp và Vụ tín dụng thương nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước và các phòng tín dụng Công thương nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng thành phố, tỉnh, quân, huyện, sau đó chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/QĐ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ - NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ - NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà

51

Nội cấp ngày 03/07/2009. Hiện nay NHTMCP Công Thương Việt Nam đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100111948 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 10 tháng 03 năm 2011.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức 29

Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một thể thống nhất gồm Hội sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện sự chỉ đạo điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy tính tự chủ của mỗi chi nhánh trong khuôn khổ kế hoạch và các cơ chế, quy chế được phân cấp, phân quyền cụ thể.

Đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. VietinBank có mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: 1 Hội sở chính đặt tại 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, 1Sở giao dịch ở thành phố Hà Nội, 3 đơn vị sự nghiệp; 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar; 149 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 chi nhánh tại nước ngoài (2 chi nhánh ở CHLB Đức và 1 chi nhánh ở nước CHDCND Lào, hơn 1000 phòng giao dịch; 51 quỹ tiết kiệm tại 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; 09 công ty con và có quan hệ giao dịch đại lý với 850 Ngân hàng, các định chế tài chính trên thế giới. Ngoài ra còn có 2 đơn vị hành chính sự nghiệp là Trung tâm đào tạo Ngân hàng Công thương, Trung tâm công nghệ thông tin và 3 đơn vị hạch toán độc lập là Công ty chứng khoán Công thương, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý và khai thác tài sản và các đối tác liên doanh là Indovinabank, Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) và công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng công thương. Ngoài ra,VietinBank còn có quan hệ đại lý với hơn 700 ngân hàng lớn trên thế giới và là thành viên chính thức của hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), hiệp hội thẻ VISA, MASTER, AMEX, hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

52


VıetınBa.nË?'


Sơ đồ 2.1. Mô hình quản trị của Vietinbank

63

2.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 26 ÷ 29


Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, song Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.


Bảng 2.1. Các chỉ số tài chính cơ bản


Đơn vị tính: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


2010


2011


2012


2013


2014

Mức tăng trưởng(%)

11/10

12/11

13/12

14/13

Tổng tài sản

367.731

460.420

503.530

576.368

661.132

25,2%

9,4%

14,5%

14,7%

Nguồn vốn huy động

339.699

420.212

460.082

511.670

595.094

23,7%

9,5%

11,2%

16,3%

Dư nợ tín dụng

234.205

293.434

405.744

460.079

542.685

25,3%

38,3%

51,4%

17,9%

Lợi nhuận trước thuế

4.638

8.392

8.168

7.751

7.302

80,9%

-2,7%

-5,4%

-5,8%

Vốn điều lệ

15.172

20.230

26.218

37.234

37.234

33,3%

29,6%

42%

0%

Vốn chủ sở hữu

18.170

28.491

33.625

54.075

55.013

56,8%

18%

60,8%

1,7%

ROA

1,5%

2,03%

1,7%

1,4%

1,2%

0,53%

-0,33%

-0,3%

-0,2%

ROE

22,1%

26,74%

19,9%

13,7%

10,5%

4,64%

-6,84%

-6,2%

-3,2%

Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ tín

dụng

0,66%

0,75%

1,35%

0,82%

0,90%

0,09%

0,6%

-0,5%

0,08%

Tỷ lệ trả cổ tức

13,47%

20%

16%

10%

10%

6,53%

-4%

-6%

0%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

8,02%

10,57%

10,33%

13,2%

10,4%

2,55%

-0,24%

2,87%

-2,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 8


(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2010 – 2014)

64

Nhìn vào bảng 2.1 thấy tổng tài sản đều tăng qua các năm trong đó năm 2011 đạt mức tăng trưởng cao nhất 25,2% so với năm 2010. Tổng tài sản tính đến 31/12/2014 đạt 661.132 tỷ đồng tăng trưởng 14,7% so với năm 2013, đạt 103% kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông. Nguồn vốn huy động của Vietinbank cũng tăng theo các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất 23,7% năm 2011 so với năm 2010. Tuy vậy, năm 2014 mặc dù Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên Vietinbank đã duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững, tính đến 31/12/2014 số dư nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 595 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 16,3% so với năm 2013 đạt 104% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông. Trong khi đó dư nợ tín dụng lại đạt mức tăng trưởng cao nhất là năm 2013 đạt mức 51,4% so với năm 2012. Tính đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng là hơn 543 nghìn tỷ đồng đạt 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, tăng 18% so với năm 2013 cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành Ngân hàng Việt Nam. Các hệ số an toàn vốn cũng đều được đảm bảo và tuân thủ theo đúng quy định. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank lại có xu thế giảm dần qua các năm, mặc dù vậy năm 2014 lợi nhuận đạt 7302 tỷ đồng, đạt 100,3% so với chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông giao. Năm 2012 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam đều tăng trong đó Vietinbank đạt 1,35% cao nhất trong các năm. Tuy nhiên, đến 2014 tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank ở mức thấp 0,9% đạt tiêu chuẩn kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông là <3%. Với vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ động năm 2014, Vietinbank hiện là Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.

65


Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)


661.132

576.368

503.530

460.420

367.731

54.075

55.013

33.625

28.491

18.170


2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014


Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)



595.094

511.670

420.212

460.082

339.699

542.685


460.079

405.744

293.434

234.205


ROA (%)


ROE (%)


Tlan toàn vn (%)


Tlnxu/dư ntín dng (%)

66

2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt

động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 32

Thẩm định vốn đầu tư

Thẩm định dòng tiền DA

Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng


Xác định mô hình dự án


Phân tích các chỉ tiêu TC

Thẩm định rủi ro dự án

Lập các báo cáo


Nguồn: Sổ tay tín dụng của Vietinbank 2014


Theo quy trình thẩm định ở sơ đồ 2.2, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống quy định các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư mang tính định hướng, tổng quát và cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thực tế thì tùy vào quy mô, tính chất và đặc điểm của từng dự án đầu tư mà cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Và tùy theo từng dự án đầu tư cụ thể mà có thể bỏ qua một số nội dung nếu phù hợp. Các nội dung chính trong từng bước khi thẩm định tài chính dự án đầu tư:

Ngày đăng: 28/04/2022