Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Ngành Du Lịch


- Du lịch ô tô: du khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô, đây là một trong những loại hình du lịch khá phổ biến và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong các luồng khách du lịch trên thế giới.

- Du lịch bằng xe đạp, mô tô: du khách đi du lịch bằng phương tiện là xe đạp hoặc mô tô, loại hình du lịch này thường phát triển mạnh ở những nước, những địa phương có địa hình tương đối bằng phẳng, nó khá thuận lợi và phù hợp với các chuyến dã ngoại cuối tuần.

- Du lịch tàu biển: ở loại hình này, du khách đi du lịch bằng tàu thuỷ. Loại hình này đã và đang có tốc độ phát triển khá nhanh, đây là một sản phẩm du lịch mở rộng và hiện nay loại hình du lịch này đang trực tiếp cạnh tranh với những khu nghỉ mát trên các bờ biển.

- Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch đang có rất nhiều triển vọng phát triển, ở loại hình này đã tạo điều kiện cho du khách có thể đi xa hơn với nhiều tiện nghi hiện đại, giảm được thời gian di chuyển và giữ gìn sức khoẻ cho du khách, làm tăng thời gian đi tham quan cho du khách.

- Du lịch vũ trụ: ngày nay, dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cũng như nhu cầu của một số người dân trên thế giới, du lịch vũ trụ đã bắt đầu phát triển tuy không phải là phổ biến. Vị khách đầu tiên đi du lịch trên vũ trụ là Dennis Tito, một tỷ phú người Mỹ đã bay lên trạm ISS vào năm 2001.

1.1.4. Những điều kiện để phát triển du lịch

Một quốc gia, một địa phương hay một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch thì đều phải có những điều kiện nhất định, thực tế đây là một điều kiện mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Những điều kiện này sẽ tác động đến tốc độ, qui mô, nội dung và hình thức phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương, hay một doanh nghiệp, chúng ta có thể phân chia như sau:

- Thời gian rảnh rỗi của con người: như chúng ta đã biết, mỗi người dân muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch, đòi hỏi phải có thời gian rảnh rỗi để thực hiện chuyến đi. Như vậy, thời gian rảnh rỗi của con người là một trong những điều kiện hết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

sức cần thiết để thực hiện một cuộc hành trình du lịch. Thời gian rảnh rỗi của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: bộ luật lao động, hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc những thời gian mà con người không tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Mức sống và trình độ văn hoá chung của người dân: như chúng ta đã biết, một người không có tiền thì sẽ khó lòng thực hiện một cuộc hành trình du lịch. Do đó, con người muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian mà phải cần có một số tiền nhất định để chi tiêu cho chuyến đi như: chi tiêu cho hoạt động lưu trú, tiền tàu xe, tiền tham quan, mua sắm hàng hoá và sử dụng các dịch vụ khác…Do vậy, mức sống của người dân là một trong những điều kiện cơ bản đối với sự phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, thu nhập của người dân tăng thì tiêu dùng du lịch tăng theo. Bên cạnh đó, trình độ văn hoá của người dân cũng là một trong những điều kiện khá quan trọng để phát triển du lịch; trình độ văn hoá của người dân càng cao thì động cơ đi du lịch sẽ được tăng lên. Hơn thế nữa, trình độ văn hoá của người dân càng cao thì người dân sẽ phục vụ du khách một cách văn minh, lịch sự hơn qua đó sẽ làm hài lòng đối với du khách khi đến tham quan.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 4

- Điều kiện về giao thông vận tải: một quốc gia hay một địa phương có hệ thống giao thông, vận tải phát triển sẽ giúp cho du khách tiết kiệm được thời gian đi lại, đảm bảo an toàn trong vận chuyển, giá cả đi lại sẽ rẻ hơn và thuận lợi hơn trong việc đi lại, như vậy giao thông vận tải sẽ là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho du lịch phát triển.

- Tình hình chính trị, an ninh trật tự ổn định: không khí chính trị hoà bình, an ninh trật tự ổn định sẽ là điều kiện để mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Một địa phương hay một quốc gia có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định sẽ làm cho người dân cảm thấy an toàn hơn khi đi du lịch, khi đó sẽ góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và ngược lại nếu một địa phương, một quốc gia có tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội kém ổn định thì hoạt động du lịch sẽ khó có điều kiện phát triển.


- Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước: xu hướng phát triển kinh tế của đất nước là một trong những điều kiện khá quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Theo Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hiệp Quốc thì một quốc gia có thể phát triển du lịch tốt nếu quốc gia đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất. Nếu quốc gia phải nhập khẩu một số lượng lớn khối lượng hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật và đảm bảo cho việc phục vụ du khách thì sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng hàng hoá…

- Điều kiện về tài nguyên du lịch: tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên thiên nhiên: địa hình, khí hậu, động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên…; tài nguyên nhân văn: các di sản văn hoá thế giới vật thể, các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương, các cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể, lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các phát minh sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế-xã hội có tính sự kiện…và tài nguyên du lịch có tính bổ trợ khác như giao thông, thông tin liên lạc, xúc tiến quảng bá, quản lý nhà nước về du lịch…tài nguyên du lịch là một trong những điều kiện để thu hút du khách. Mỗi một quốc gia hay một địa phương dù có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định…song không có nguồn tài nguyên du lịch thì sẽ khó lòng phát triển được, còn một quốc gia, một địa phương nếu có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, độc đáo, đặc sắc sẽ là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch.

- Điều kiện về sự sẵn lòng đón tiếp du khách: thể hiện ở các mặt như: điều kiện về tổ chức (sự có mặt của bộ máy nhà nước liên quan đến các vấn đề quản lý vĩ mô về du lịch như: pháp luật, các chính sách tỷ giá hối đoái, giá cả, quản lý nhà nước về du lịch; sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, các tổ chức này thực hiện chăm lo đến việc ăn, ở, đi lại và phục vụ du khách…); điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, nhà ga, sân bay, bến cảng…cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức


quan trọng cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, có tác động không nhỏ trong việc phát triển du lịch. Nếu một quốc gia có điều kiện sẵn lòng đón khách tốt thì càng có nhiều cơ hội để thu hút khách du lịch.

- Một số tình hình và sự kiện đặc biệt: ngày nay, dưới sự phát triển của nền khoa học, kỹ thuật và nhu cầu giao lưu văn hoá, kinh tế dẫn đến có nhiều sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách, chẳng hạn như: các hội thi Olympic, World cup, hội nghị, hội đàm, các cuộc hội ngộ về tín ngưỡng, văn hoá, dạ hội, các cuộc liên hoan…tất cả những hoạt động đó tuy ngắn ngủi nhưng lại là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách có quan tâm và nó đóng vai trò có ích cho sự phát triển của du lịch.

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch

1.1.5.1. Nhân tố bên trong

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: là toàn bộ các nguồn lực được tham gia vào khai thác nguồn tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây được hiểu là cả cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch: hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…và của các ngành khác như: hệ thống giao thông, điện lực, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Một quốc gia hay một địa phương có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển và ngược lại.

- Quản lý ngành: quản lý ngành được thể hiện trên các phương diện chính như chính sách phát triển du lịch, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính, những quy định về nghi thức, qui hoạch du lịch.

Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính: môi trường pháp lý và thủ tục hành chính được ví như là cửa ngõ để thu hút hay hạn chế thu hút đầu tư cho phát triển du lịch. Một quốc gia hay một địa phương có môi trường pháp lý hoàn chỉnh, thủ tục hành chính thông thoáng sẽ có lợi thế lớn để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch và ngược lại.


Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch sẽ phát triển tốt hơn khi chính sách phát triển du lịch đề ra phù hợp với xu thế, thị hiếu của du khách và được vận hành một cách linh hoạt và ngược lại.

Qui hoạch phát triển du lịch: công tác qui hoạch được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, khai thác hết tiềm năng và lợi thế của du lịch, giảm thiểu được những tiêu cực mà ngành du lịch gây ra, thu hút được nhiều du khách hơn và ngược lại.

- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực thường được coi là trung tâm cho mọi sự phát triển, trong đó ngành du lịch cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Nguồn nhân lực có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, yêu ngành, yêu nghề…sẽ là một thuận lợi cho việc phát triển du lịch và ngược lại.

- Hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư: vốn đầu tư là một trong những yếu tố giúp ngành du lịch duy trì, mở rộng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và các sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ cho phát triển du lịch. Nếu nguồn vốn đầu tư được sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ giảm thiểu được các chi phí phát sinh và nâng cao chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật và sản phẩm dịch vụ du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu du khách trong và ngoài nước và ngược lại.

- Hiệu quả của việc liên kết ngành: như chúng ta đã biết, ngành du lịch là một ngành có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, tương tác hỗ trợ cho nhau phát triển; khi có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành sẽ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

1.1.5.2. Yếu tố bên ngoài

- Xu hướng và tình hình phát triển kinh tế của đất nước: điều kiện kinh tế chung là một trong những yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. Kinh tế phát triển chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Điều đó được lý giải là sự lệ thuộc của ngành du lịch vào những thành quả


của các ngành kinh tế khác; khi ngành kinh tế khác phát triển mạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Như vậy, một đất nước có tình hình và xu hướng phát triển kinh tế tốt sẽ là một trong những nhân tố thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển và ngược lại.

- Tình hình chính trị xã hội ổn định của đất nước: hoà bình và ổn định chính trị xã hội là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đất nước nói chung, ngành du lịch nói riêng. Nếu một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị nhưng có tình hình chính trị bất ổn định hay thường xuyên có chiến tranh, khủng bố xảy ra thì sẽ khó có điều kiện để phát triển du lịch.

- Nhu cầu của du khách: như chúng ta đã biết, sản phẩm dịch vụ du lịch được tạo ra là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của du khách. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nhu cầu nào của du khách sẽ ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển của ngành du lịch. Những nhân tố tác động đến nhu cầu của du khách như: thay đổi về môi trường, lối sống, thu nhập, thay đổi về tư duy, hành động…có thể tác động đến sự phát triển của du lịch.

- Chính sách điều tiết của nhà nước: thông thường các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần cho ngành du lịch phát triển ở hiện tại cũng như tương lai, song bên cạnh đó cũng có những chính sách của nhà nước được đưa ra nhưng lại kìm hãm sự phát triển của du lịch.

- Yếu tố tự nhiên, văn hoá: yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên du lịch, đây là những yếu tố có sức hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ du lịch đối với du khách, yếu tố này càng hấp dẫn du khách bao nhiêu thì ngành du lịch càng có cơ hội phát triển bấy nhiêu. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hoá độc đáo, đặc sắc cũng được coi là nguồn tài nguyên du lịch qúi giá để thu hút du khách.

- Tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực: kinh tế thế giới ổn định và phát triển là một trong những yếu tố cho các nước có nguồn tài nguyên du lịch thu hút khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, ổn định chính trị là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị,


văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu một khu vực có tình hình chính trị căng thẳng, khủng bố và xung đột xảy ra thì ngành du lịch ở đó khó lòng phát triển tốt được.

1.1.6. Sự cần thiết phải phát triển du lịch

- Phát triển du lịch là một bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại: xu hướng chung của các nền kinh tế ở các nước trên thế giới là tỷ lệ nguồn thu từ dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia…và là nhân tố quan trọng để tăng tỷ trọng thu dịch vụ. Do vậy, phát triển du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Tại Việt Nam, thấy được tiềm năng to lớn của ngành du lịch Việt Nam, cũng như lợi ích to lớn của nó đem lại cho đất nước. Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ta đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định…ban hành để khuyến khích ngành du lịch phát triển. Vì thế, từ một nền du lịch non trẻ đến nay ngành du lịch Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 40 trên thế giới và đứng thứ 5 trong khu vực và thu nhập từ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập quốc dân.

- Phát triển du lịch sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội: ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, cho nên ngành du lịch thường xuyên tạo ra một nguồn thu khá lớn từ vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tham quan danh lam thắng cảnh, mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Theo ước tính, chi phí trung bình hàng ngày của mỗi du khách đi tham quan du lịch khoảng từ 140 - 150 USD, con số này có thể tăng thêm nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới. Như vậy, phát triển du lịch sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hơn thế nữa, ngành du lịch phát triển sẽ ngày càng thu hút lực lượng lao động vào làm việc trực tiếp hoặc dịch vụ hỗ trợ, do đó sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.


- Phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: như đã trình bày ở trên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau. Do vậy, khi các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thủ công mỹ nghệ, bưu chính viễn thông, giáo dục đào tạo…phát triển, sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển và ngược lại sự phát triển ngành du lịch sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển du lịch sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: du lịch được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, du khách nước ngoài đi du lịch sẽ trực, gián tiếp chi tiêu bằng ngoại tệ thông qua việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ trong nước; đây là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. Mặt khác, các tổ chức kinh doanh du lịch, hay du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch phải nộp thuế và các khoản lệ phí khác cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, khi du lịch càng phát triển thì số tiền thu được từ ngân sách Nhà nước sẽ cao hơn.

- Phát triển du lịch sẽ củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho công dân của các nước có điều kiện hơn trong việc giao lưu tìm hiểu nền văn hoá, chính trị, kinh tế…giữa các quốc gia khác nhau, qua đó mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch quốc tế được coi như là một đầu mối xuất nhập khẩu ngoại tệ qua đó góp phần làm phát triển mối quan hệ ngoại hối quốc tế. Hơn thế nữa, phát triển du lịch còn tạo ra sự phát triển đường giao thông quốc tế, điều đó giúp cho công dân các nước có điều kiện mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật…

1.2. ĐIỀU KIỆN VÀ LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

1.2.1. Những điều kiện để phát triển du lịch Lâm Đồng

+ Điều kiện về tự nhiên: “Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây nguyên, có độ cao trung bình khoảng từ 800 - 1.000 m so với mực nước biển, diện tích tự nhiên của Lâm Đồng khoảng 9.772,19 km2, địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng; có thảm động, thực

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí