Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 8


nhưng một điều chắc chắn rằng để phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, hiện đại thì số vốn cần thiết để đầu tư cho ngành du lịch là rất lớn. Do đó, Nhà nước, cũng như nội lực ngành du lịch sẽ khó có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành du lịch, muốn có đủ vốn để đầu tư, ngoài nguồn vốn tự có, ngành du lịch cần phải huy động thêm từ nhiều phía, trong đó có tín dụng ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn (2005-2010) tổng nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch khoảng trên 2.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn nội lực của ngành du lịch đầu tư cho ngành du lịch khoảng 980 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Theo tính toán của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, nhu cầu vốn cần thiết để đầu tư ngành du lịch giai đoạn 2010-2020 vào khoảng 58.500 tỷ đồng, trong khi vốn ngân sách và vốn nội lực của ngành còn hạn chế, vì vậy để đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, bền vững thì việc tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết để đẩy nhanh phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước thể hiện ở chỗ:

Du khách đi du lịch cần thưởng thức được nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng và để có nhiều sản phẩm dịch vụ tốt thì ngành du lịch phải thường xuyên được đầu tư. Thông qua vốn tín dụng ngân hàng, các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để bổ sung đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất, thuê mướn lao động và các chi phí khác, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Và một khi ngành du lịch càng có nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng, hấp dẫn được du khách thì sẽ ngày càng thu hút được du khách nhiều hơn. Du khách tăng lên tức là ngành du lịch sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn và như vậy càng có điều kiện để đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn thực hiện tái sản xuất mở rộng.


+ Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch, tác động thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển:

Hiện nay, dân số của nước ta vẫn chiếm khoảng trên 70% là lao động nông nghiệp. Nhìn chung nông thôn ở Việt Nam nói chung, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng còn nghèo, trình độ dân trí thấp. Vì thế, nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần được quan tâm đầu tư phát triển để đưa nền kinh tế nước ta tiến bước đi nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn vùng phát triển du lịch, mặt khác tác động đến sự phát triển của các ngành khác thể hiện ở các mặt sau:

- Thông qua vốn tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân có thêm vốn để đầu tư sản xuất ra các sản phẩm phục vụ du lịch, hoặc đầu tư phát triển du lịch. Có vốn người dân có điều kiện ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh,…làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng cao hơn, từ đó sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Khi sản phẩm dịch vụ được nhiều du khách chấp nhận sẽ được du khách tiêu thụ nhiều hơn và lẽ dĩ nhiên là lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn. Có lợi nhuận cao, người dân càng có điều kiện tích luỹ vốn để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và khi thu nhập của người dân tăng lên có nghĩa là đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, hạn chế được nhiều tiêu cực trong xã hội, duy trì được trật tự, an ninh nông thôn.

- Không những sản xuất kinh doanh đem lại hiệu qủa kinh tế mà người dân còn tiếp cận với rất nhiều du khách đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau, từ đó sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích từ chính các du khách. Qua những kiến thức tiếp thu được người dân sẽ chắt lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại, loại bỏ được những hủ tục đã tồn tại trong đời sống lâu nay của người dân. Mặt khác, thu nhập của người nông dân càng cao, thì họ càng có điều kiện để học tập, cũng như mua sắm các phương tiện hiện đại để học tập nâng cao trình độ, bên cạnh đó con cái họ cũng có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


điều kiện hơn để học hành, nâng cao kiến thức, như vậy trình độ của người dân vùng phát triển du lịch sẽ ngày càng được cải thiện.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 8

- Với nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, người dân vay vốn phải tính toán kỹ trước khi đi vay, nếu không tính toán kỹ, dẫn đến làm ăn kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng khó có khả năng trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng; chính yếu tố này đã góp phần nâng cao trình độ hạch toán của mỗi người dân và là bước đầu tiến tới quá trình sản xuất kinh doanh lớn ở nông thôn.

- Khi kinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng thì Nhà nước và nhân dân phải tính toán đến việc đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật… vùng nông thôn, đây chính là cơ sở để phát triển nông thôn theo hướng hiện đại.

- Như đã phân tích ở phần trên, ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác, vì vậy khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngược lại, nhiều ngành kinh tế khác phát triển sẽ kéo theo ngành du lịch phát triển.

+ Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc phục vụ ngành du lịch:

Ngày nay, xu hướng chung các quốc gia trên thế giới đều mong muốn hợp tác để cùng nhau phát triển, con người đều mong muốn mở rộng giao lưu, thăm quan, học hỏi với nhiều dân tộc ở trên thế giới. Đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng là một trong những yếu tố hết sức cần thiết để mở rộng quan hệ hữu nghị, làm cho bạn bè trên thế giới hiểu biết về một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, có truyền thống văn hoá đặc sắc, con người hiền hoà, thân thiện…; một tỉnh đang cố gắng vươn mình để phát triển, đặc biệt là phát triển ngành du lịch nhằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình. Thông qua hoạt động du lịch, sẽ giới thiệu cho người dân trên khắp năm châu hiểu biết hơn về phong cảnh, con người và sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng, cũng như của cả nước, qua đó hoạt động giao lưu văn hoá ngày càng mở rộng, Lâm Đồng sẽ có nhiều cơ hội giới thiệu đến với bạn bè các nước những danh lam thắng cảnh, điều kiện nghỉ ngơi tuyệt vời, giá trị văn hoá truyền


thống của đồng bào các dân tộc…Bên cạnh đó, nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có cơ hội tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá, học hỏi những điều hay, lẽ phải của các bè bạn, qua đó bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Đất nước ta nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang cần một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế. Do vậy, phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt khi góp phần giới thiệu cho các dân tộc khác trên thế giới biết tiềm năng và thế mạnh của đất nước mình, đây là một kênh thông tin quan trọng, hữu hiệu để quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư để phát triển kinh tế, qua đó đẩy nhanh được tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ngày nay, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đi tham quan du lịch muốn tìm hiểu nền văn hoá của nhiều vùng, miền khác nhau, chẳng hạn như tới Tây Nguyên du khách muốn được thưởng thức những điệu nhạc âm vang của cồng chiêng, thưởng thức những ché rượu cần, xem lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới…Đến với Huế, du khách muốn tìm hiểu nhã nhạc cung đình Huế, thưởng thức ẩm thực như cơm hến Huế… Như vậy, một khi có nhu cầu của du khách, thì việc đầu tư phục hồi những nét văn hoá đặc sắc của các vùng, miền sẽ được đặt ra để đáp ứng những nhu cầu đó, nếu một địa phương muốn thu hút được nhiều du khách thì phải đầu tư để bảo tồn, phục hồi những nét văn hoá đặc sắc của mình. Mặt khác, khi du khách đến thăm thì người dân địa phương sẽ tiếp cận được nhiều nét văn hoá đặc trưng của họ, so sánh với thực tại mà họ đang sống, để từ đó chắt lọc những nét văn hoá tiên tiến của du khách ngoài nước, loại bớt những hủ tục, từ đó làm giàu thêm cho kho tàng văn hoá tại địa phương.

Cũng như bao quốc gia khác, Việt Nam chúng ta muốn phát triển thì phải biết gìn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, qua đó học tập được điểm mạnh của các nền văn hoá khác, thông qua tính dân tộc để sàng lọc và tiếp thu tính thời đại, tính nhân văn của các nền văn hoá khác.


+ Phát triển du lịch sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế:

Một là, góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá và tăng thu cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Muốn phát triển du lịch thì cần có rất nhiều yếu tố trong đó tiền vốn là yếu tố quan trọng, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng; vốn tín dụng ngân hàng giúp cho các tổ chức, cá nhân có thêm vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, đào tạo nguồn nhân lực…tạo ra nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn hơn cho du khách, qua đó thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước, khi du khách tăng lên sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ và khi nguồn thu ngoại tệ càng lớn sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm bình ổn tỷ giá ngoại tệ, ổn định thị trường tiền tệ quốc gia và khi du lịch càng phát triển thì các tổ chức, cá nhân sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước nhiều hơn, do đó nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng sẽ được tăng lên.

Ngày nay, đa số các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất coi trọng nguồn ngoại tệ, đặc biệt là nguồn ngoại tệ mạnh; nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều điều kiện hơn trong việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong nước… Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, song nhìn chung nuớc ta vẫn còn là một nước nghèo, sản phẩm dịch vụ trong nước còn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nếu muốn cạnh tranh tốt với các sản phẩm dịch vụ của các nước có nền kinh tế phát triển, thì sản phẩm sản xuất ra phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Để có được sản phẩm dịch vụ như vậy phải có máy móc kỹ thuật, qui trình công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực có chất lượng, song vấn đề đặt ra ở đây là trong điều kiện hiện nay ở tại Việt Nam thì chưa thể sản xuất ra được máy móc kỹ thuật và qui trình công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực được đào tạo trong


nước thì phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp được yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, để có được hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, qui trình công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó có thể sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chúng ta chỉ có thể nhập khẩu và đào tạo nguồn nhân lực ở các nước tiên tiến, nên chúng ta rất cần một lượng ngoại tệ để thực hiện điều đó. Hiện nay, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam là rất lớn, đây là một trong những nguồn thu quan trọng góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Bình ổn tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, tỷ giá bình ổn sẽ góp phần phát triển kinh tế, điều tiết được cán cân thanh toán quốc tế, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ…du lịch phát triển có nghĩa là du khách nước ngoài sẽ đến thăm mình nhiều hơn, vì thế nguồn thu ngoại tệ từ dịch vụ du lịch sẽ tăng lên, đây là nguồn thu đáng kể góp phần làm bình ổn tỷ giá ngoại tệ. Mặt khác, khi du lịch càng phát triển thì các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan khác sẽ bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn và điều tất nhiên phải làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước nhiều hơn, hơn thế nữa, Nhà nước còn có các khoản thu khác ngoài các khoản du khách phải trả khi mua sản phẩm dịch vụ. Như vậy, phát triển du lịch sẽ làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, song nhìn chung đa số các ý kiến đều thống nhất rằng: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội nhất định, nó được thể hiện cả về chất và lượng. Cơ cấu kinh tế được thể hiện ở ba phương diện hợp thành, đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ở nước ta nói chung, kinh tế Lâm Đồng nói riêng cũng được thực hiện trên ba khía cạnh, đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành,


cơ cấu theo vùng và cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên lợi thế so sánh của địa phương và phải được phát triển một cách bền vững, song nhìn chung cần thực hiện theo xu hướng nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, khai thác có hiệu qủa nguồn tài nguyên và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Đầu tư tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các mặt sau:

- Đáp ứng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch bổ sung nhu cầu về vốn để mở rộng kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều du khách làm cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khi du lịch càng phát triển có nghĩa là góp phần gia tăng cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

- Du lịch muốn phát triển thì điều tiên quyết là phải đầu tư, như đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật, cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái…Khi đầu tư thì ngành du lịch cần phải có những sản phẩm dịch vụ tương ứng cần thiết để thực hiện đầu tư và như vậy các ngành nghề cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho ngành du lịch sẽ bán được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, tức là khi du lịch phát triển sẽ kéo theo ngành nghề khác phát triển, điều đó làm chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có liên quan trực tiếp đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngành nông, lâm nghiệp. Ví dụ: phát triển ngành trồng hoa, cây cà phê, cây chè, hay phát triển rừng…Tại Lâm Đồng cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút khách du lịch. Tín dụng ngân hàng đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phân bón, thuốc trừ sâu…cho ngành nông, lâm nghiệp, từ đó giúp ngành nông, lâm nghiệp phát triển nhanh hơn. Như vậy, nhu cầu đầu tư của ngành nông nghiệp sẽ là cơ hội cung ứng hàng hoá của ngành công nghiệp và khi ngành nông nghiệp phát triển sẽ cần nhiều nguyên liệu đầu vào thì ngành công nghiệp sẽ bán được sản phẩm nhiều hơn qua đó góp phần đưa ngành công nghiệp phát triển nhanh hơn.


Lâm Đồng là một tỉnh mà ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngành, nếu biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình thì ngành du lịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, qua đó cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của cả nước.

Ba là, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Do tính chất đặc thù của ngành du lịch du khách khi viếng thăm một địa danh nào đó thì phải thực hiện di chuyển trên các phương tiện đường bộ, đường hàng không hoặc đường thuỷ. Như vậy, khi du lịch phát triển thì ngành vận chuyển sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn, ngoài dịch vụ vận chuyển thì ngành du lịch còn thu được từ các dịch vụ khác như lưu trú, ăn uống, danh lam thắng cảnh, mua sắm hàng hoá và nhiều dịch vụ khác. Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới thì chi phí trung bình một ngày của khách du lịch hiện nay vào khoảng từ 120-130USD/ngày và dự báo trong thời gian tới chi phí trung bình của một du khách sẽ tăng lên khoảng 130- 150USD/người/ngày.

Theo ước tính của Tổng cục du lịch Việt Nam, trung bình một khách đi du lịch thường có thời gian lưu trú ở nước ta trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày và có mức chi tiêu trung bình từ 400-500USD cho một chuyến đi. Tại Lâm Đồng, theo tính toán của cơ quan chức năng, chi tiêu trung bình của một khách quốc tế vào khoảng 40USD/ngày, trong đó 23USD cho lưu trú và 12USD cho ăn uống…Đối với khách nội địa, thì chi tiêu trung bình của một du khách là 400.000 đồng, trong đó chi tiêu cho lưu trú là 250.000 đồng, ăn uống là 70.000 đồng, còn lại là chi tiêu khác.

Trong giai đoạn 2001-2006, tỷ trọng thu dịch vụ của Lâm Đồng có bước phát triển đáng kể, đến năm 2006, tỷ trọng này chiếm trong khoảng 12,9% GDP, trong đó ngành du lịch chiếm khoảng 31,4%. Với xu thế phát triển du lịch ngày càng cao của thế giới và khu vực, ngành du lịch Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng nếu được đầu tư vốn đúng mức, trong đó có sự tài trợ của các ngân hàng thương mại thì du lịch sẽ ngày càng phát triển, qua đó đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế Lâm Đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022