Tình Huống Éo Le, Gay Cấn Giàu Kịch Tính


nào là nên thế ấy, thậm chí đến tâm hồn, tư tưởng chúng ta cũng phải dẻo như cái viên bột, các ngài tra vào khuôn nào là theo hình khuôn ấy...Anh ạ, tôi bị nhà áp bức bắt phải đính hôn, đính hôn với một người tôi chưa quen biết bao giờ". Nhân vật tôi kể tiếp: "chúng tôi yêu nhau, đã nhiều lần tôi xin nhà hỏi nàng làm vợ, nhưng thày tôi và nhất là mẹ tôi nhất định không nghe, vì đối với tôi, Dung, gái mới là một cái thái cực" [61, 251]. Cuối cùng Dung cũng bị bố mẹ ép gả cho một nhà phú hộ. Những thành kiến hủ tục ấy diễn ra trong thế giới nội tâm nhân vật khơi dậy nhiều trạng thái cảm xúc trong lòng bạn đọc. Ngoài ra, nhà văn còn lên án lễ tế cờ của bọn giặc Cờ Đen khát máu. Vì đó là hủ tục vô nhân đạo, cần được bãi bỏ.

Như vậy, viết về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi Lan Khai không chỉ quan sát bề ngoài, mà còn chú ý tới sự vận động âm thầm bền bỉ của cuộc sống con người làm cho mỗi nhân vật thể hiện được những nét riêng mang bản sắc của dân tộc mình. Qua đây, tác giả còn đem lại sự hứng thú cho người đọc khám phá, chiêm ngưỡng một miền đất mới có những nét sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Quả thực, văn học không phải là những gì xa lạ mà chính là hình bóng cuộc sống phong tục của mỗi cộng đồng người được nhà văn khám phá và thể hiện. Sự am hiểu hoàn cảnh sống của con người càng sâu sắc thì chân dung nhân vật trong tác phẩm càng chân thực.


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LAN KHAI TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống

3.1.1. Khái niệm tình huống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Sự cách tân về nghệ thuật của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 thể hiện ở nhiều phương diện hình thức nghệ thuật trong đó có tình huống truyện. Trong truyện ngắn hiện đại, tình huống giữ một vai trò hết sức quan trọng. Những truyện ngắn hay, đặc sắc thường có tình huống độc đáo, hấp dẫn. Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đạt được những thành công về nội dung và nghệ thuật một cách rực rỡ, trước hết là vì các nhà văn đã sáng tạo ra nhiều kiểu tình huống tiêu biểu. Nhà văn Nguyễn Công Hoan tỏ ra sắc sảo, nhạy bén khi phát hiện ra những tình huống hài hước, trớ trêu trong cuộc sống. Tình huống trong các truyện của ông thường là những tình huống nghịch lý, phi lý để lật tẩy những mặt trái xấu xa trong cuộc đời. Nam Cao lại đề cập đến những vấn đề hết sức bình thường, nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Nam Cao ít khi đi vào các tình huống hành động, mà ông thường khai tác những tình huống tâm lý. Việc sử dụng linh hoạt các kiểu tình huống khác nhau đã giúp các nhà văn có thể bộc lộ nét bản chất nhất của hiện thực cuộc sống và qua đó thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bùi Việt Thắng khẳng định: "Tình huống truyện càng độc đáo, tập trung được nhiều hành động, suy nghĩ của nhân vật thì tác phẩm càng trở nên hấp dẫn và có sức thuyết phục" [6, 295].

Với truyện ngắn, "cái mặt cắt của đời sống", vấn đề tình huống là một trong những vấn đề luôn được quan tâm đối với giới nghiên cứu cũng như

Đặc điểm truyện ngắn Lan Khai - 11


những người sáng tạo nghệ thuật. Bởi vì, truyện ngắn thường ít nhân vật, vấn đề được dồn nén chặt chẽ, cô đúc.

Trong Từ điển Tiếng Việt, các tác giả cho rằng tình huống là "sự diễn biến của tình hình, về mặt cần phải đối phó" [45, 996].

Hêghen quan niệm: "Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định ở trong thuộc tính này của nó. Tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên trong bằng sự biểu hiện nghệ thuật" [54, 110].

Trong hoạt động nghệ thuật, các nhà nghiên cứu và các nhà văn viết truyện ngắn cũng luôn quan tâm đến vấn đề tình huống nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm: "Khi đề cập đến truyện ngắn, một yếu tố không thể thiếu đó là tình huống: tình huống câu truyện và tình huống nhân vật. Nhờ biết đặt câu truyện vào những tình huống tiêu biểu, "những tình huống đặc biệt" (chữ dùng của XL Rubinslein), "những tình huống nhiều màu vẻ" (Hegel) mà sự tinh cô về tư tưởng - nghệ thuật của truyện ngắn thể hiện rõ hơn các thể loại trong tự sự. Ở truyện ngắn các tình huống thường gắn liền với các biến cố của sự kiện, biến cố của hành động nhân vật. Theo Xâytlin "những tình huống này cần thiết đối với việc xây dựng hình tượng nhiều mặt và sâu sắc cũng như đối với việc xây dựng một hệ thống tình tiết nhiều mặt thống nhất và có logic nội tại cho tác phẩm nghệ thuật" [39, 55].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đó. Từ tình huống nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng" [53].

Nhà văn Nguyễn Kiên tâm sự: "Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn cho được cái tình thế, nó bộc lộ ra chủ yếu của tính cách và số phận, từ đó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội. Theo tôi hiểu thì truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên thì truyện ngắn bị phá vỡ" [38, 47].


Nguyễn Thành Long cũng cho rằng: "nhà văn phải vận dụng những suy nghĩ của mình, sự lịch lãm của mình, vốn sống của mình, tự mình tạo ra những mô măng, trong mỗi mômăng đó cho châu thuần lại những con người vốn cách xa nhau, cho họ tham gia vào chủ đề giữa họ với nhau, sẽ nảy ra tính cách của họ". Đây là cách "đặt những con người vào tình huống" [38, 52].

Với nhà văn Nguyễn Minh Châu, trong quá trình sáng tạo của mình, ông xác nhận: "Đôi khi người ta nghĩ ra một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay và thế là coi như xong một nửa". "Nó (tình thế hay tình huống nghệ thuật) không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả" [26, 257].

Tình huống là một vấn đề cơ bản không thể thiếu của truyện ngắn, là "cái cớ chắc chắn" làm nên diện mạo và đặc điểm riêng của nó nên khi nghiên cứu truyện ngắn của Lan Khai, việc tìm hiểu tình huống nghệ thuật là cần thiết. Có thể nói rằng, cuộc sống muôn hình vạn trạng đã làm nảy sinh nhiều dạng tình huống. Nhà văn khi phản ánh đời sống, số phận con người không thể không sử dụng những tình huống trong tác phẩm của mình. Qua khảo sát các truyện ngắn của Lan Khai, dựa vào nhiều tiêu chí để phân loại, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng các loại tình huống sau: tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính; tình huống tâm lý, tâm trạng. Những loại tình huống này đã góp phần làm nên giá trị trong truyện ngắn Lan khai.

3.1.2. Tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính

Truyện ngắn Lan Khai gây hấp dẫn bạn đọc, không phải là số đông nhân vật hay nhiều sự kiện mà là ở những tình huống éo le, gay cấn từ cách triển khai các sự việc, đến xây dựng nhân vật và bao giờ cũng tạo một kết thúc bất ngờ. Truyện ngắn Lan Khai còn thu hút người đọc ở cách kết thúc truyện. Nhiều truyện kết thúc gắn với hình ảnh cái chết, sự mất mát của những con người tốt đẹp, thủy chung: Ma thuồng luồng, Con bò dưới thủy tề, Đôi vịt con,


Người hóa hổ, Tiền mất lực, Pàng Nhả, sóng nước Lô Giang, Khảm khắc, Giông tố, Khóc thông reo, Vì cánh hoa trôi, Lyđêan.... Nói chung đó là bi kịch tinh thần mà nhân vật phải hứng chịu. Đó là những sự thực éo le trong cuộc sống con người miền núi khiến ta không khỏi suy tư, thổn thức về quá khứ.

Truyện tiêu biểu được Lan Khai xây dựng một tình huống éo le, gay cấn là Tiền mất lực. Truyện chỉ xoay quanh số phận cuộc đời hai nhân vật chính là Lô Hli và Tôđay nhưng câu chuyện lại mang giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc bởi nhiều tình tiết phong phú với những mâu thuẫn đan xen, ràng buộc nhau. Truyện mở đầu miêu tả mối tình đẹp của đôi trai gái như cỏ cây gặp ánh sáng, như nắng hạn gặp trời mưa. Nhưng diễn biến tiếp theo ta thấy tình yêu của họ gặp phải những cản trở của thế lực cường quyền của đồng tiền. Đó cũng chính là những tình huống đẩy nhân vật đến mâu thuẫn, những biến cố sóng gió của cuộc đời. Tình yêu hạnh phúc phải đối mặt với cái nghèo, cái ác, với những phong tục, tập quán hà khắc. Lúc này, thân phận những con người bé nhỏ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Họ bị dồn đẩy đến tận cùng của sự sống. Kết thúc truyện bất ngờ là hình ảnh tự sát của đôi trai gái chỉ vì mong được sống trọn tình với nhau. Như vậy, cách kết cấu của những cốt truyện như vậy vừa có khả năng thể hiện được những nét tính cách của nhân vật vừa tái hiện lại được hiện thực cuộc sống đen tối xưa kia. Đồng thời, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa tố cáo của tác phẩm, làm tăng thêm tính bi kịch cho câu chuyện.

Truyện Pàng Nhả, Lan Khai đã xây dựng một tình huống éo le, giàu kịch tính. Truyện kể về mối tình giữa Pàng Nhả và Lo Trồng. Họ yêu nhau say đắm nhưng bị cản trở bởi thế lực thù địch đại diện là Tạo Phay và Noọng Hà. Noọng Hà không chiếm được cái tình của Pàng Nhả và ghen tức với Lo Trồng nên đã thầm tính mưu kế phục thù. Éo le thay, Lo Trồng bị chết dưới tay Bạch Sẩu, anh trai của Pàng Nhả do sự hiểu lầm. Kết thúc truyện là tấn bi kịch não nùng. Lo Trồng chết và ngay cái đêm kinh hoàng ấy, làng Bản Vài mất một cô


gái vui cười thơ ngây chỉ còn một cô gái điên dại.

Ở Vì cánh hoa trôi, người đọc lại bắt gặp cái bi thảm trùm lên bi kịch của người góa phụ. Truyện kể về mối tình đẹp của đôi trai tài, gái sắc giữa nàng Vân và Điện Anh. Họ đều là những người được học hành tử tế, họ quyến luyến nhau rồi thành nhân duyên. Nhưng thật éo le, họ kết duyên chưa được bao lâu thì nước nhà gặp biến cố, thành trì bị giặc Tàu tràn sang vây đánh. Tình thế nguy cấp, Điện Anh phải cầm quân lên đường dẹp loạn. Vân thì ủ dột, rồi mấy hôm sau Vân được tin chồng tử trận. Cả lâu đài hạnh phúc của đời nàng đã lung lay, giờ thành sụp đổ. Quá thương yêu chồng nên nàng quyết định cải nam trang lên tận nơi rừng xanh núi đỏ để nhặt nhạnh nắm xương tàn của người chồng yêu quý. Một tháng sau, Vân ôm ấp hài cốt của chồng về. Trên đường lội lũ, nàng vớt vài cánh hoa rừng nên vô tình để gói di hài của Điện Anh trôi theo dòng nước. Thật xót xa cho số phận của con người. Đó là sự mát mát lớn gây cảm giác xót thương cho nhân vật.

Nhìn chung, những tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính thường đem lại cảm giác thú vị cho người đọc. Chính cách xây dựng tình huống của như vậy đã làm cho truyện ngắn Lan Khai hấp dẫn hơn.

3.1.3. Tình huống tâm lý, tâm trạng

Bên cạnh tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính thì một số truyện cuarLan Khai được xây dựng với tình huống tâm lý, tâm trạng. Tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Kết thúc truyện là sự mất mát về tinh thần hay sự chia ly...để cho nhân vật phải dằn vặt, băn khoăn, hay có tâm trạng ưu tư, buồn phiền. Những cuộc chia ly cũng là đề tài để nhiều tác phẩm văn chương viết lên. Cuộc chia ly bao giờ cũng buồn. Ví dụ như truyện Bên rừng xuân, là khung cảnh tiễn đưa giữa ba nhân vật Thi, Khâu và Bản. Các nhân vật đều buồn, họ lẳng lặng nhìn nhau. Thi buồn trầm ngâm như đuổi theo một ý nghĩ xa xôi, Khâu cũng buồn nhưng đó là cái buồn của một người tiễn bạn đi xa, Bản thì tần ngần không muốn dứt ra đi. Họ cầm tay nhau thật cảm động, trong giọng nói có đầy tình yêu thương và ái ngại. Bản thấy náo nức trong lòng khi chàng nhìn


thấy mắt Thi long lanh đôi lệ. Chia tay Bản, cả Khâu và Thi bâng khuâng với những cảm giác não nùng.

Tình huống tâm lý, tâm trạng còn hiện rõ trong tác phẩm Tiếng sáo đêm thu. Đó là mối tình đẹp giữa Luýt So và Hai Tàu. Tiếng sáo của Hai Tàu, tiếng sáo gọi tình ấy đã làm Luýt So thổn thức. Chàng biết Luýt So yêu tiếng sáo của chàng, nhưng không biết ái tình có phân chủng loại hay không mà anh Kinh, chị Thổ chuyện trăm năm có biết vuông tròn? Thế rồi họ cảm mến nhau, họ muốn cùng giãi tỏ khúc lòng. Hai người cùng biết nói nhưng họ như là những người câm vì họ không hiểu tiếng của nhau. Hai Tàu oán hận ông Xanh không cho anh làm người Thổ để anh được hưởng cái lạc thú của ái tình. Những tâm sự cứ chất chứa trong cõi lòng khô héo của anh. Trong giây phút yên lặng, cả hai đều bi khổ vô cùng. Nỗi khổ đó dành cho hai người tình "câm điếc".

Tình huống tâm lý, tâm trạng còn được Lan Khai thể hiện rõ trong các truyện viết về đề tài tâm lý xã hội như: Lẩn sự đời, Bỡn cợt với tình, Nơi ước hẹn, Cái của nợ, Kiếp con tằm...

Tình huống truyện ngắn Lan Khai là những tình huống éo le, gay cấn giàu kịch tính và tình huống tâm lý, tâm trạng. Lan Khai đã làm bật lên chân dung con người đời thường hiện, họ đã hiện lên một cách sinh động. Từ đó gợi cho người đọc suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư, tình cảm của nhân vật. Truyện ngắn Lan Khai không thu hút người đọc ở cốt truyện mà gây ấn tượng ở nghệ thuật miêu tả tình huống.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Khái niệm nhân vật

Nói đến tác phẩm văn học là nói đến nhân vật, vì nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Cho nên dù đề cập đến vấn đề gì đi nữa thì trong tác phẩm văn học "không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng" [29, 277].


Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả định nghĩa nhân vật là "hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người" [2, 241].

Có thể nói, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Là kết quả sáng tạo có tính chất hư cấu của nhà văn, nhân vật trong tác phẩm là phương diện đặc sắc giúp nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Nhân vật luôn giữ vai trò trọng yếu mà từ đó tỏa ra những phương diện khác của cấu trúc chỉnh thể tác phẩm. Với vai trò quan trọng như vậy, nhiều nhà văn coi trọng việc xây dựng nhân vật của mình trong tác phẩm. Nói như nhà văn Tô Hoài: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy một sáng tác" [19, 127].

Nói đến nhân vật là nói đến con người được miêu tả, thể hiện bằng các phương tiện văn học. Đó là một hiện tượng mang tính nghệ thuật, ước lệ khá cao. Thông qua việc sáng tạo nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó trong xã hội. Qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng, ước mơ, khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình. Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của chính bản thân mình về con người. Nhân vật chính là yếu tố dẫn dắt người đọc vào thế giới đời sống được phản ánh qua lăng kính của tác giả. Mỗi nhà văn có một kiểu xây dựng nhân vật riêng, và lẽ tất nhiên đó không phải là một sự sao chép nguyên mẫu ngoài đời. Làm được điều này không chỉ đòi hỏi ở người cầm bút có óc quan sát, nắm bắt, biết nhận lấy những sự việc có ý nghĩa đặc sắc mà còn phải có một tấm lòng "trải ra với đời". Nhà văn phải nhập thân vào nhân vật, sống say mê với cuộc đời của họ nhưng đồng thời lại phải tỉnh táo để có thể thấy rõ đường đi nước bước của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023