Tín Dụng Và Các Hình Thức Cấp Tín Dụng Cho Ngành Du Lịch


hàng vay một số vốn, sau đó số vốn đó được chuyển qua ngân hàng khác và trở thành tiền gửi tại ngân hàng đó, ngân hàng có vốn chuyển qua sẽ có nguồn tiền gửi tăng lên tương ứng.

Nếu không có bất kỳ sự ràng buộc nào khác, thì khả năng tạo ra bút tệ của các NHTM là vô hạn, tuy nhiên dưới sự kiểm soát của NHTW và do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, nên NHTM chỉ tạo tiền “bút tệ” trong một giới hạn nhất định. NHTM chỉ có thể tạo ra bút tệ ở mức tối đa khi quá trình cho vay và thanh toán của các NHTM phải thoả mãn đủ 3 điều kiện, đó là: các NHTM phải cho vay bằng 100% chuyển khoản, nghĩa là NHTM không được thực hiện cho vay bằng tiền mặt; phải cho vay 100% số dư dự trữ, nghĩa là không có dự trữ thừa và cho vay thông qua nhiều ngân hàng.

1.3.2.2. Tín dụng và các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch

* Tín dụng: thuật ngữ tín dụng được xuất phát từ chữ La tinh: Creditium (tin tưởng, tín nhiệm); tiếng Anh được gọi là Credit và theo thuật ngữ dân gian của Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.

Tín dụng đã được hình thành từ khá lâu, nó xuất phát từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động xã hội và trao đổi hàng hoá dịch vụ; trong quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ đã hình thành nên những sự kiện nợ nần lẫn nhau, từ đó phát sinh ra các quan hệ vay mượn dùng để thanh toán. Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển quyền sử dụng tiền tệ hay hiện vật từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức hoặc cá nhân khác theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định.

Noùi theo mt caùch khaùc, tín duïng chính laø söï chuyeån nhöôïng quyeàn söû duïng moät löôïng giaù trò nhaát đònh döôùi hình thöùc tieàn teä hay hieän vaät trong moät thôøi haïn nhaát đònh töø ngöôøi cho vay sang ngöôøi đi vay vaø người đi vay hoaøn traû cho ngöôøi cho vay vôùi moät giaù trò lôùn hôn giaù trò ban đaàu, khoaûn giaù trò doâi ra đöôïc goïi laø lôïi töùc tín duïng, noùi theo ngoân ngöõ kinh teá laø tieàn laõi.


Trên thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú, đa dạng, song dù ở bất cứ dạng nào đi nữa thì tín dụng vẫn luôn luôn là một mối quan hệ kinh tế của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các mối quan hệ hàng hoá và tiền tệ. Mục đích và tính chất của tín dụng là do mục đích và tính chất của nền sản xuất hàng hoá trong xã hội quyết định, sự vận động của tín dụng luôn chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế khách quan của phương thức sản xuất trong xã hội đó quyết định.

Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở chuyển nhượng một phần giá trị hay hiện vật theo những điều kiện nhất định được các bên thoả thuận. Mối quan hệ kinh tế này được thực hiện thông qua sự vận động giá trị vốn tín dụng theo các giai đoạn sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Giai đoạn phân phối vốn tín dụng: vốn tiền tệ, hoặc vật tư hàng hoá được chuyển từ bên cho vay đến bên đi vay, vốn đó nếu là tiền tệ là tín dụng ngân hàng, nếu hàng hoá là tín dụng thương mại. Thực chất ở đây chỉ là chuyển quyền sử dụng từ người cho vay sang người đi vay chứ không phải chuyển quyền sở hữu.

Giai đoạn sử dụng vốn: vốn vay được sử dụng trực tiếp (vay bằng hiện vật), hoặc sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của người vay.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 7

Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, nghĩa là sau khi hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn tín dụng được người đi vay trả cả vốn lẫn lãi cho người cho vay.

Tín dụng ngân hàng là tín dụng được thể hiện dưới hình thái là tiền tệ mà ngân hàng là một chủ thể tham gia trong quan hệ đó, trong đó ngân hàng là người đứng trung gian với tư cách là người đi vay để cho vay.

Với tư cách là người đi vay: ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế nhằm huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để làm nguồn vốn cho vay.


Với tư cách người cho vay: ngân hàng cho vay các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vốn trong nền kinh tế nhằm bổ sung vốn cho các tổ chức, cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các cá nhân. Nhờ ngân hàng mà cung và cầu tiền tệ gặp nhau, qua đó đồng tiền nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế được sử dụng để cho vay đối với các tổ chức, cá nhân thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, hoặc tiêu dùng của các cá nhân, từ đó nâng cao được hiệu quả của đồng vốn.

* Các hình thức cấp tín dụng cho ngành du lịch

Cũng như nhiều ngành, nghề khác, các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho ngành du lịch được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là một số hình thức chủ yếu cấp tín dụng cho ngành du lịch:

+ Phân loại theo thời gian, tín dụng được chia thành 3 hình thức, đó là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời gian từ 12 tháng trở xuống, hình thức cấp tín dụng này được thực hiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu như trả chi phí tiền lương nhân viên, điện, nước, điện thoại, phương tiện vận chuyển …Những chi phí này sẽ được bù đắp từ những khoản thu của khách hàng du lịch trong cùng thời kỳ.

Tín dụng trung hạn:

Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, loại tín dụng này được tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm nâng cấp, cải tạo, sửa chữa khách sạn, nhà hàng, danh lam thắng cảnh, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển

Tín dụng dài hạn:

Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, đây là loại tín dụng nhằm tài trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị … có giá trị lớn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


+ Phân theo đối tượng tín dụng, tín dụng được chia ra làm 2 hình thức, đó là:

Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn lưu động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hoặc cho vay các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Tín dụng vốn lưu động về thời hạn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.

Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cung cấp nhằm bổ sung vốn cố định cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Loại tín dụng này thường được tài trợ để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới công nghệ, sửa chữa và xây dựng công trình mới…Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung, dài hạn.

+ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo căn cứ này, hình thức cấp tín dụng được chia ra làm 2 loại, đó là: cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo.

Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: cho vay không có đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng; cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản còn được gọi là khoản vay chữ ký, vì chữ ký của người vay là minh chứng cho khoản vay. Cho vay không có tài sản đảm bảo có thể được vận dụng vào hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp cần vốn thì rút tiền để chi tiêu, khi có khoản thu thì nộp vào để trả nợ, cách này rất phù hợp với hoạt động du lịch.

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: khoản cho vay này dựa trên cơ sở là các tài sản đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Thông thường khoản cho vay này được áp dụng cho khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, hoặc khoản vay trung, dài hạn nhằm tránh rủi ro xảy ra cho ngân hàng, vì vậy khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba, tài sản đảm bảo này là một nguồn thu nợ bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.


1.3.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch

+ Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho kinh doanh ngành du lịch:

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất của tín dụng ngân hàng là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, ngân hàng nỗ lực huy động các nguồn tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư và các tổ chức để tạo nguồn cho việc cấp tín dụng trong đó có việc cấp tín dụng cho ngành du lịch, thúc đẩy cơ sở vật chất ngành du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, trang bị những công nghệ hiện đại để thúc đẩy phát triển kinh doanh ngành du lịch.

Đứng ở khía cạnh khác cho thấy, hiện nay lao động của cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng còn rất dồi dào, song tiềm năng đó chưa được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, nguyên nhân là do nền kinh tế chưa thực sự phát triển đủ mạnh để thu hút lực lượng lao động hoặc là do trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nếu không có biện pháp thích hợp để tận dụng nguồn lao động sẵn có thì sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội. Hơn thế nữa, một khi tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ gây ra sự bất ổn định trong xã hội, một việc mà không một quốc gia nào mong muốn. Chính vì thế, việc phát triển nhanh ngành du lịch sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động sẵn có.

Tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh Lâm Đồng chỉ có thể phát triển một cách nhanh và bền vững hơn khi có sự kết hợp từ nhiều phía, trong đó vốn tín dụng ngân hàng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch có thể phát triển tốt hơn. Đứng về phía ngân hàng, thời gian qua đã có nhiều chính sách cho vay để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn tài nguyên, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho xã hội và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước từ nguồn chi tiêu của du khách.

Mặt khác, từ việc cung ứng vốn tín dụng cho ngành du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành du lịch có điều kiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho sản xuất kinh doanh ngành du lịch ngày càng phát triển, sản


phẩm dịch vụ du lịch làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của du khách ở trong và ngoài nước. Như vậy, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành du lịch.

+ Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu qủa tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển du lịch:

Địa lý của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng rất thuận tiện cho phát triển du lịch. Với tiềm năng khí hậu, phong cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hoá… sẵn có, nếu Đảng và Nhà nước có chính sách vĩ mô phù hợp trong việc qui hoạch, định hướng phát triển, phát triển thương hiệu, định hướng thị trường…và được đầu tư đúng mức vốn tín dụng ngân hàng, kết hợp chặt chẽ với các nguồn vốn khác thì tiềm năng du lịch Việt Nam nói chung, tiềm năng du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng sẽ được khai thác một cách có hiệu qủa cả về mặt kinh tế và xã hội, đây là ngành góp phần đáng kể cho việc tích lũy vốn lớn cho nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Để khai thác tài nguyên và đất đai cho phát triển ngành du lịch trước hết phải có nguồn vốn thích hợp để có thể tạo ra một cảnh quan mới thích hợp cho ngành du lịch và không được phá vỡ hệ sinh thái đang có. Đây là việc làm khó đòi hỏi phải đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc đầu tư không đủ, không liên tục có thể gây ra nhiều hệ quả đáng tiếc không thể sửa chữa được về sau, như: Phá vỡ hệ sinh thái hiện có; làm cho cảnh quan mới không đồng bộ để đủ sức thu hút du khách; gây ô nhiễm môi trường; cũng có thể dẫn đến nguồn nhân lực không thích hợp.

+ Vai trò thoả mãn tức thời nhu cầu vốn của tín dụng ngân hàng trong kinh doanh du lịch:

Thứ nhất, ngành du lịch có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, vốn sở hữu chủ đóng góp, đầu tư của nhà nước…Tuy nhiên để huy động được những nguồn vốn này cần phải có thời gian, kế hoạch, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền…Vì vậy, để bắt đầu cho việc xây


dựng dự án, phương án…các nhà đầu tư phải có một lượng vốn ban đầu để hoạt động. Lượng vốn ban đầu này trước hết một phần do các nhà sáng lập qũy góp vào, một phần phải vay ngân hàng. Để thoả mãn nhu cầu tức thời này cần phải có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng, mặc dù không phải là lớn.

Thứ hai, khi dự án đi vào hoạt động, các doanh nghiệp chỉ có thể bỏ ra một lượng vốn lưu động tối thiểu để duy trì hoạt động so với mức cao nhất và thấp nhất. Vì vậy khi nhu cầu tăng cao các doanh nghiệp phải vay vốn bổ sung cho hoạt động của mình. Khi nhu cầu giảm xuống họ sẽ trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp du lịch nói riêng.

Trong lĩnh vực du lịch vào những mùa ít khách hàng, doanh nghiệp nếu để ứ đọng vốn nhiều sẽ thiệt hại và vào mùa du lịch tăng lên thì phải có vốn để thoả mãn nên việc vay vốn ngân hàng thương mại là điều tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngành du lịch.

Vai trò thoả mãn nhu cầu cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất của doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ lợi nhuận, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Song điều đó có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp do phải cần thời gian, nên doanh nghiệp có thể vay ngân hàng.

+ Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh qúa trình tích tụ và tập trung vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch:

Cũng như các ngành kinh tế khác, tiến trình phát triển của ngành công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp không khói (du lịch) nói riêng tất yếu phải đi lên bằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là một thực tế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để ngành du lịch thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải có những bước đi và trình tự phát triển một cách phù hợp trong mỗi thời kỳ. Song, dù phát triển bằng con đường nào thì cũng phải giải quyết cho được các mối quan hệ giữa vốn, công nghệ và thị trường, trong đó vấn đề quan trọng là giải quyết được vấn đề tiền vốn. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu ngành du lịch có thể tự lực được nguồn vốn để đẩy


nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hay không? Thực tế đã chứng minh, không có ngành nào có thể tự lực được vốn để phát triển mà để có thể phát triển tốt được thì ngoài nguồn vốn nội lực của mình phải được hỗ trợ từ ngoại lực như: bằng nguồn vốn tài trợ của Nhà nước, vay trong nước hoặc nước ngoài, và như chúng ta đã biết, khả năng nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn, vay nước ngoài cũng không phải là vấn đề đơn giản. Mặt khác, tuy thị trường chứng khoán của chúng ta đã có, nhưng vẫn còn non trẻ nên nguồn vốn huy động từ đây còn có những hạn chế nhất định, do đó nguồn vốn tín dụng vẫn sẽ là nguồn đáng kể, quan trọng để tài trợ cho ngành du lịch đi nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên tắc cơ bản của tín dụng là vốn vay phải được trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi nên trước khi đi vay, khách hàng vay phải tính toán cho được hiệu qủa sử dụng vốn vay, cũng như trước khi cho vay, ngân hàng cũng phải thẩm định được tính khả thi của từng dự án. Do đó, TDNH sẽ kích thích việc sử dụng vốn có hiệu qủa để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.

Mặt khác, ngân hàng thương mại với chức năng đi vay để cho vay, do đó đã tập trung được các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội để đầu tư vào các dự án khả thi của ngành du lịch. Từ việc đầu tư vốn của ngân hàng đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh du lịch, làm ăn có lãi, từ đó tích lũy vốn ngày càng nhiều để không ngừng tái sản xuất mở rộng, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch.

+ Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước:

Như đã trình bày ở trên, muốn duy trì và phát triển ngành du lịch thì cần phải có vốn và muốn mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thì ngoài các yếu tố khác cần phải có đủ vốn để đầu tư, có như vậy thì ngành du lịch mới tạo ra được nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của du khách, từ đó sẽ thu hút được du khách đến với ngành du lịch nhiều hơn. Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác về tổng nguồn vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch,

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí