Những Lợi Thế Để Phát Triển Du Lịch Lâm Đồng


vật phong phú, đa dạng… và có những cảnh quan kỳ thú; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông-Nam giáp tỉnh Bình Thuận và phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc”[71]. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ thống 3 sông lớn; địa chất bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura đến Đệ Tứ, nơi đây có 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất, chất lượng đất đai của Lâm Đồng khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây nông, công nghiệp như: chè, cà phê, rau, hoa, nho...

“Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao của địa hình, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường được khởi đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ thay đổi rất rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm vào khoảng 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890-2.500 giờ, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển

du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất dồi dào, mạng lưới suối khá dày đặc và có tiềm năng phát triển thủy điện rất lớn với 73 hồ chứa nước và 92 đập dâng; sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%, phần lớn sông, suối chảy từ hướng Đông - Bắc xuống Tây Nam, do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà đa số các sông, suối ở nơi đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn”-[71]; các

sông lớn thuộc địa bàn Lâm Đồng là: sông Đa Dâng, sông La Ngà và sông Đa Nhim.

+ Về dân số: dân số của toàn tỉnh Lâm Đồng tính đến ngày 31/12/2009 là

1.189.327 người, trong đó: dân số vùng nông thôn 738.935 người, chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh, dân số vùng thành thị 450.392 người, chiếm 37,9% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 121,7 người/1 km2. Lâm Đồng còn là nơi hội tụ của rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 77%, K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru


chiếm 1,5%...còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng sâu, vùng xa. Do có nhiều dân tộc khác nhau nên cũng có nhiều nét văn hoá rất khác nhau; các lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng.

+ Điều kiện về tài nguyên du lịch: Lâm Đồng là một tỉnh có rất nhiều nguồn tài nguyên du lịch, trong số đó có nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị vào bậc nhất của cả nước, có sức thu hút đặc biệt đối với du khách, có thể kể ra đây một số tài nguyên du lịch tiêu biểu của Lâm Đồng như:

- Khí hậu: là một tỉnh có khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dao động từ 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, đây là nhiệt độ lý tưởng cho con người nghỉ ngơi, thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí, qua đó cải thiện tinh thần và sức khoẻ sau những giây phút học tập và làm việc căng thẳng.

- Văn hoá, lễ hội: Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống và có nhiều hoạt động văn hoá lễ hội mang đậm bản sắc của văn hoá Tây Nguyên, điển hình là các lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm Trâu, lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung, lễ cúng cơm mới…bên cạnh đó còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Bảo tàng tổng hợp Lâm Đồng, Chùa Linh Sơn, Chùa Thiên Vương Cổ Sát, Ga Đà Lạt, Nhà Thờ Con Gà, các dinh thự, thánh địa Cát Tiên, kho mộc bản triều Nguyễn…

- Danh thắng: là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, điển hình như: thác Voi, thác Prenn, thác Hang Cọp, thác Cam Ly…; Đankia Suối Vàng, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu; Đồi Cù, Đồi Mộng Mơ, Núi Lang Biang…

- Ngành nghề truyền thống: điển hình là nghề trồng hoa, đến với Lâm Đồng du khách sẽ đắm say bởi vẻ đẹp của các loài hoa ở Lâm Đồng, đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được nhiều loài hoa khác nhau, đây là một trong những địa phương trồng hoa lớn nhất nước. Bên cạnh đó còn có các nghề tơ tằm, dệt thổ cẩm, tranh thêu, thủ công mỹ nghệ …


+ Về hệ thống giao thông: Lâm Đồng có hệ thống tuyến đường bộ tương đối hoàn chỉnh, từ Lâm Đồng du khách có thể dễ dàng đi đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, Lâm Đồng còn có cảng hàng không quốc tế Liên Khương có thể đón các chuyến bay từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế. Với hệ thống giao thông hiện có, Lâm đồng có đủ điều kiện để đón du khách trong và ngoài nước đến với Lâm Đồng. Ngoài ra, với các tuyến đường bộ, đường hàng không nối liền đến nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác của cả nước như: Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Bình Thuận, Phan Rang, Đắc Lắc, TP. Hồ Chí Minh…Do đó, từ Lâm Đồng du khách có thể dễ dàng kết hợp đi thăm các địa danh nổi tiếng khác.

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật: đến cuối năm 2009, tổng số khách sạn, nhà nghỉ tại Lâm Đồng là 601 với tổng số phòng trong là 8.643 phòng và tổng số giường

10.041 giường, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 đến 5 sao. Với hệ thống khách sạn nhà hàng sẵn có, thì Lâm Đồng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Lâm Đồng còn được coi là một địa phương có hệ thống phương tiện giao thông vận tải lớn, hiện đại đủ sức đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách; nhiều ngân hàng thương mại đang hoạt động rất thuận lợi cho du khách trong việc thanh toán, thu đổi ngoại tệ…Ngoài ra, hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…cũng tương đối phát triển, điều đó rất thuận lợi cho du khách trong sinh hoạt, đi lại.

+ Tình hình chính trị, an ninh trật tự xã hội: con người sống hiền hoà, trọng tình nghĩa nên từ lâu Lâm Đồng được coi là một trong những tỉnh có tình hình an ninh chính trị ổn định vào bậc nhất của cả nước. Đến với Lâm Đồng, du khách đều cảm nhận được sự yên bình ở nơi đây. An ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng.

+ Các chủ trương chính sách phát triển du lịch của trung ương và địa phương: thấy được tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, trong những năm qua các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã ra


nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cũng như của cả nước. Một số Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị như: Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên” coi Lâm Đồng là một trong những tỉnh trọng điểm để phát triển du lịch; Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Lâm Đồng lần thứ XIII nêu rõ “ Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ đầu tư nước ngoài để phát triển toàn diện ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử”; Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ rõ “ xây dựng ngành du lịch xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước; đưa ngành du lịch-dịch vụ trở thành kinh tế động lực của tỉnh”…Những văn bản trên đều là những chủ trương, chính sách quan trọng nhằm định hướng, hỗ trợ nhằm đưa ngành du lịch Lâm Đồng ngày càng phát triển hơn nữa.

Tóm lại: Lâm Đồng có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nếu được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đúng mức cộng với chính sách phù hợp thì không xa du lịch Lâm Đồng sẽ phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, qua đó tạo sức bật cho phát triển du lịch của vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên cũng như của cả nước.

1.2.2. Những lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng

Như chúng ta đã biết, mỗi một quốc gia, hay một địa phương muốn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, ngoài điều kiện chung phải có lợi thế so sánh nhất định, ngành du lịch cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, phát triển du lịch Lâm Đồng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, cũng như ngành du lịch của cả nước phát triển, qua đó đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, dưới đây là một số lợi thế để phát triển du lịch Lâm Đồng.

Một là, Lâm Đồng là một trong những địa phương có cảnh quan ngoạn mục, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử độc đáo, đặc sắc mà không một vùng,


miền nào khác có được: với một qui mô lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, độc đáo, đặc sắc về hình thức và được phân bố tại những địa điểm thuận lợi cho du khách tham quan; với nhiều danh thắng có phong cảnh đẹp, được du khách trong và ngoài nước đánh giá cao, chẳng hạn như: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, thủy điện Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang, đồi Cù, núi Lang Biang,…Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh toà, Cam Ly Nghĩa trang Liệt sĩ …

Cảnh quan Lâm Đồng xinh đẹp, thơ mộng có được còn nhờ những cánh rừng nhiệt đới, đặc biệt là rừng thông ở Đà Lạt, ở độ cao từ 900 m trở lên, có nhiều loại thông hai lá, ba lá, năm lá qúy hiếm có giá trị về nghiên cứu sinh học đước các nhà khoa học trong và ngoài nước rất quan tâm. Một đặc điểm nữa của rừng Đà Lạt là càng xuống thấp thì có nhiều loài cây lá rộng, cây bụi, dây leo và các loại thực vật phụ sinh khác sinh sống, rừng còn là nơi sinh sống của nhiều chủng loại động thực vật khác…tạo ra phong cảnh thiên nhiên cực kỳ xinh đẹp trên vùng đất cao nguyên này.

Đến với Lâm Đồng du khách còn được chiêm ngưỡng các di tích lịch sử văn hoá độc đáo, đặc sắc mà hiện nay đã và đang được sự quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, trùng tu, bảo vệ của các cấp chính quyền và các doanh nghiệp, chẳng hạn như: thánh địa Cát Tiên, đây là di tích được các nhà khảo cổ học so sánh với thánh địa Mỹ Sơn, đang được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, hay bản mộc cung đình triều Nguyễn đã được công nhận là di sản tư liệu thế giới …

Dưới đây là số liệu các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chưa kể còn những công trình, danh lam thắng cảnh khác chưa được làm hồ sơ để đề nghị công nhận. (Xem bảng 1.1)


Bảng 1.1. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng đã được kiểm kê, xếp hạng và công nhận.



Địa bàn


Tổng số

Cấp xếp hạng công nhận


Ghi chú

Tổng số di tích, danh lam thắng

cảnh đã xếp hạng quốc gia

Số di tích, danh lam dự kiến được xếp hạng

Số di tích, danh lam thắng cảnh

được tỉnh công nhận

Toàn tỉnh Lâm Đồng


1. Đà Lạt

2. Đức Trọng

3. Di Linh

4. Lâm Hà 5.Đơn Dương

6. Bảo Lộc

7. Bảo Lâm

8. Đạ Huoai

9. Đạ Tẻh

10. Cát Tiên

11. Lạc Dương

28


12

6

1

1

2

1

0

0

2

2

1

19


9

5

0

1

0

0

0

0

2

1

1

3


0

1

0

0

0

1

0

0

0

1

0

6


3

0

1

0

2

0

0

0

0

0

0

Dự kiến được xếp hạng

- Đambri

- Núi voi

- Khu 6(Cát Tiên)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 5

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng [53]

Từ bảng 1.1. cho thấy, đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã có 25 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng, 03 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được đề nghị xếp hạng; các di tích lịch sử văn hoá được phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh, song TP. Đà Lạt vẫn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng nhiều nhất.

Hai là, Lâm Đồng có khí hậu trong lành, mát mẻ vào bậc nhất của cả nước cũng như của cả khu vực, đây chính là điều kiện lý tưởng cho việc tham quan, nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao khác.

Qua kinh nghiệm sống, từ lâu đời, con người đã phát hiện ra những ảnh hưởng của thời tiết đến sức khoẻ. Ở Trung Quốc, những thầy thuốc cổ xưa đã chứng minh rằng thời tiết, khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt đến việc gây bệnh hoặc giữ gìn sức khoẻ của con người và ngày nay đã được khoa học hiện đại khẳng định lại, ở nhiệt độ trung bình từ 17 đến 23oC sẽ có lợi cho sức khoẻ của con người.


Lâm Đồng là một vùng đất nằm ở trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao; nhiệt độ được thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ trung bình của tỉnh thường dao động vào khoảng từ 18 đến 25oC, thời tiết ôn hoà, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ thường ít có biến động lớn trong các chu kỳ của năm. Lượng mưa trung bình khoảng từ 1,750-3.150mm/năm, độ ẩm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890-2.500 giờ; Lâm Đồng còn có diện tích rừng che phủ với một mật độ cao, với diện tích trên 618 ngàn ha rừng các loại và tổng trữ lượng 61 triệu m3 gỗ, gần 662 triệu tấn tre; rừng Lâm Đồng có nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thảm động, thực vật phong phú, đa dạng. Rừng Lâm Đồng được phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực, đa dạng về sinh học nên có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, cũng như có tác dụng trong việc giữ gìn môi trường sinh thái và giữ cho không khí luôn được trong lành, mát mẻ.

Có lẽ đặc biệt hơn cả là khí hậu của Đà Lạt, do ảnh hưởng của độ cao và đồi thông bao bọc, Thành phố Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới, nhiệt độ trung bình giao động vào khoảng từ 18 đến 21oC, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30oC và thấp nhất không dưới 5oC. Cũng như các vùng khác trong tỉnh, Đà Lạt cũng có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, lượng mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm là 82%, có thể nói khí hậu Đà Lạt là nơi lý tưởng nhất vào bậc nhất của cả nuớc, cũng như khu vực. Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, nên Lâm Đồng được coi là một vùng đất lý tưởng nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng, đây là một lợi thế so sánh mà không có một địa danh nào ở trong nước và khu vực có thể so sánh được.

Ba là, lợi thế về giao thông: Lâm Đồng là một tỉnh có vị trí thuận lợi về giao thông, có đường giao thông nối liền với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, cũng như hầu hết địa phương có các điểm du lịch quan trọng, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá.


Về hệ thống giao thông đường bộ: Lâm Đồng có các tuyến đường bộ, như quốc lộ 20 từ Đà Lạt đi Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, từ đây có thể nối đến các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ; tuyến đường từ Đà Lạt đi Nha Trang, Ninh Thuận, hay từ Di Linh đi Bình Thuận và từ phía Bắc du khách cũng có thể đi theo con đường này để đến với Lâm Đồng; tuyến đường từ Đà Lạt, Di Linh đi Đắc Lắc và Đắc Nông, đây là tuyến đường chính mà du khách có thể đi từ các tỉnh Tây Nguyên đến với Lâm Đồng. Với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy du khách có thể thực hiện nhiều tour du lịch khác nhau như kết hợp thăm và nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng, đi tắm biển ở Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, tắm suối nước nóng Ninh Sơn- Ninh Thuận…

Đường hàng không: Lâm Đồng có 2 sân bay, đó là Liên Khương và Cam Ly, song nay chỉ có sân bay Liên Khương là đang hoạt động, sân bay Liên Khương nằm trên địa phận huyện Đức Trọng, cách Đà Lạt khoảng trên 20 km, là một trong những sân bay quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, sân bay Liên Khương đang thực hiện các chuyến bay quốc nội đến các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… và đang chuẩn bị đón các chuyến bay quốc tế, đây chính là một trong những yếu tố rất cần thiết để thu hút du khách đến với Lâm Đồng nhiều hơn.

Đường sắt: Lâm Đồng có tuyến đường sắt đi từ Đà Lạt đến Tháp Chàm – Ninh Thuận, song do chiến tranh tàn phá nên tuyến đường sắt này đã ngừng hoạt động. Hiện nay, chính quyền tỉnh và các bộ ngành đang lập báo cáo để trình Chính phủ cho phép khôi phục tuyến đường sắt này, sau khi tuyến đường sắt này được phục hồi, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ đối với việc phát triển du lịch nói riêng, kinh tế Lâm Đồng nói chung.

Bốn là, người dân Lâm Đồng sống hiền hoà, thanh lịch, hiếu khách: sống trong môi trường sống mà con người luôn gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống không bon chen, khí hậu trong lành, mát mẻ, cuộc sống cứ thế trôi đi một cách êm đềm, đã tạo nên bản chất con người Lâm Đồng luôn hiền hoà, thật thà và hiếu khách.

Con người trên vùng đất cao nguyên Lâm Đồng, đặc biệt là con người Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam và đời

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí