Nội Dung Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế

Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua các bước chính như sau:

1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nhân viên Quan hệ khách hàng sẽ trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì gửi cho Phòng Quản lý rủi ro để kiểm tra sơ bộ trước khi thực hiện thẩm định. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm các hồ sơ sau:

Danh mục hồ sơ pháp lý của khách hàng: Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ. Mục đích và nội dung của việc thẩm định này nhằm khẳng định điều kiện về quy định cho vay đối với khách hàng của ngân hàng bao gồm:

- Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên


- Quy chế tổ chức, điều lệ hoạt động


- Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, ...

- Biên bản giao vốn, biên bản góp vốn.


- Các giấy tờ liên quan khác: mẫu dấu, chữ ký, ....


Sau khi xem xét các tài liệu trên thấy hợp lệ, hợp pháp thì nhân viên thẩm định cần phải kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư xem ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp theo đăng ký; Vốn pháp định đảm bảo tối thiểu theo quy định (kiểm tra điều kiện này thông qua báo cáo kiểm toán hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật hoặc giấy xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng…); Các nội dung, thông tin trong quy hoạch, quyết định phê duyệt dự án và giấy chứng nhận đầu tư phải thống nhất. Ngoài ra, khi xem xét hồ sơ khách hàng thì nhân viên cũng cần lưu ý đến sự phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án, thẩm quyền ký kết các văn bản giao dịch với Ngân

hàng, thẩm quyền quyết định vay vốn, thế chấp tài sản, thẩm quyền bầu/bổ nhiệm cán bộ,… Sự phân cấp này được thể hiện trong điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và các quyết định bổ nhiệm, văn bản ủy quyền có liên quan. Tùy từng đối tượng khách hàng và lĩnh vực kinh doanh nên ngoài những giấy tờ cơ bản bắt buộc phải có thì còn yêu cầu những loại giấy tờ pháp lý khác như:

- Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc ( nếu có, yêu cầu bản chính )

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đăng ký mã số xuất nhập khẩu ( nếu có )

Danh mục hồ sơ khoản vay:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất và quý gần nhất:


+ Bảng cân đối kế toán


+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


+ Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ


- Các hợp đồng kinh tế (về hàng hoá, cung ứng dịch vụ, …)


- Bảng kê công nợ tại các tổ chức tín dụng


Đối với khoản vay ngắn hạn thì khách hàng cần cung cấp thêm: Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả

Đối với khoản vay trung, dài hạn theo dự án đầu tư thì khahcs hàng cần cung cấp thêm những tài liệu sau:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền


- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ( nếu có ), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư

- Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và quyết định phê duyệt

- Các văn bản, hồ sơ khác: tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án; chứng minh nguồn gốc nguyên vật liệu, thị trường của dự án; ….

Danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản của khách hàng:


Tùy từng loại tài sản đảm bảo sẽ có các giấy tờ tương ứng khác nhau nhưng trong đó một số loại giấy tờ chủ yếu gồm:

- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản:


+ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản


+ Phương tiện vận tải: Giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành


+ Đất đai và tài sản gắn liền trên đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền trên đất

+ Hóa đơn, vận đơn chứng từ liên quan, các biên bản bàn giao, quyết định giao tài sản

- Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản và các giấy tờ liên quan khác


- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay:


- Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành.

- Nếu việc đảm bảo theo chỉ định của Chính phủ thì phải có thêm công văn của Chính phủ cho phép được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba


Giấy cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn


- Hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất


- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bản chính )


- Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất

- Trích lục bản đồ thửa đất


- Các giấy tờ liên quan khác


Kết thúc bước thẩm định này, nhân viên phải rút ra được nhận xét về tư cách pháp lý, người đại diện hợp pháp của khách hàng.

2. Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình này, nhân viên tổ chức xem xét, thẩm định khách hàng xin vay vốn và dự án đầu tư. Cụ thể nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định trên mọi phương diện như tài chính, kỹ thuật, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, nguồn trả nợ, …. Sau đó, thực hiện thẩm định các tài sản thế chấp, cầm cố như: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của TSĐB,… Từ đó tập hợp lập thành tờ trình thẩm định, trong đó có ghi rõ kết quả thẩm định cũng như ý kiến của nhân viên thực hiện thẩm định về tính khả thi của dự án, hạn mức tín dụng, mức bão lãnh và trình Trưởng phòng Quan hệ khách hàng xem xét, ký duyệt.

Ngoài ra, để việc thẩm định được bảo đảm tính chính xác bên cạnh việc thẩm định trên hồ sơ khách hàng gửi đến và hỏi ý kiến cảu các đơn vị có liên quan, các trung tâm thông tin về tình hình tài chính, vay nợ, … của khách hàng thì nhân viên có thể đến địa điểm thực tế thực hiện dự án cũng như cơ sở hoạt động của khách hàng để có thể xem xét một cách cụ thể hơn

3. Sau khi Trưởng phòng Quan hệ khách hàng xem xét, ký duyệt sẽ được chuyển qua phòng Quản lý rủi ro để cán bộ phòng thực hiện công tác thẩm định rủi ro, lập báo cáo thẩm định rủi ro của dự án. Nếu cần thiết, có thể đề nghị cán bộ Quan hệ khách hàng chỉnh sửa hoặc giải trình làm rõ các nội dung. Sau đó trình Trưởng phòng Quản lý rủi ro xem xét, ký duyệt.

4. Sau khi hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định rủi ro cho dự án, các cán bộ tham gia thẩm định sẽ trực tiếp trình cho Phó Giám Đốc phụ trách của mình là Phó Giám Đốc phụ trách Quan hệ khách hàng và Quản lý rủi ro. Các Phó Giám Đốc sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ tín dụng để từ đó quyết định cho dự án vay vốn

hay không. Nếu không đồng ý cho vay thì thông báo cho khách hàng biết lý do không được chấp nhận vay vốn. Nếu đồng ý sẽ thực hiện ký kết hợp đồng, cấp tín dụng cho dự án và thực hiện giải ngân theo sự thỏa thuận của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, doanh nghiệp, giám sát quá trình tiến hành dự án để đảm vảo khả năng thanh toán của dự án. Hồ sơ vay vốn sau khi được kí kết sẽ được các phòng ban liên quan lưu trữ. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư vượt quyền phán quyết của Chi nhánh thì Chi nhánh phải làm thủ tục chuyển hồ sơ vay vốn của dự án lên Hội sở để thực hiện thẩm định qua đó đi đến quyết định cho vay hay không

2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh tuân theo quy định Hội sở BIDV đề ra và nội dung chính vẫn là tập trung phân tích, đánh giá khía cạnh hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án. Các nội dung khác như hiệu quả kinh tế - xã hội cũng sẽ được đề cập tới tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng dự án. Tương tự như nội dung thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM, các nội dung chính được thẩm định tại Chi nhánh cũng bao gồm các phần:

Thẩm định mục tiêu và cơ sở pháp lý

Thẩm định về thị trường và sản phẩm

Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ

Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện

Thẩm định về lợi ích kinh tế - xã hội

Thẩm định về mặt tài chính


Ngoài những nội dung chính trên Chi nhánh còn thực hiện xem xét, đánh giá khả năng trả nợ, các biện pháp bảo đảm nợ vay cũng như phân tích các biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu có

- Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng


Trong quá trình thẩm định DAĐT, nhân viên thẩm định còn đặt biệt chú ý đến khả năng hoàn trả vốn của khách hàng khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc nhiều yếu tố như: DAĐT là dự án mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu từ hoạt động kinh doanh của dự án hay có nguồn trả nợ khác. Nhân viên dựa vào các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, khấu hao TSCĐ, các nguồn khác để dự kiến số kỳ trả nợ và tổng số nợ gốc trả mỗi kỳ, từ đó xem khả năng trả nợ có đảm bảo hay không

- Thẩm định về biện pháp đảm bảo nợ vay


Với bất kỳ một khoản vay nào thì ngân hàng cũng cần có những điều kiện đảm bảo cho khoản vay đó như: tài sản, bên thứ ba bão lãnh, … đặc biệt đối với hoạt động cho vay dự án đầu tư với số tiền lớn, Do đó, việc xem xét, đánh giá chính xác các điều kiện đảm bảo để phòng trường hợp không thu được nợ cũng là một trong những yếu tố giúp ngân hàng quyết định cho vay hay không. Thông thường các nhân viên sẽ đánh giá ở những nội dung sau:

- Hình thức bảo đảm tiền vay: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, …

- Xác định các khoản đảm bảo, giá trị của các khoản đảm bảo

- Các điều kiện đảm bảo khoản vay: tính hợp lý, hợp pháp của tài sản hay uy tín của bên bảo lãnh,…

- Các điều kiện khác

- Phân tích về các biện pháp giảm thiểu rủi ro


Việc đánh giá, phân tích cũng như dụ đoán các rủi ro có thể xảy ra đặc biệt quan trọng đối với cho vay dự án đầu tư vì thực hiện việc này nhằm xem xét tính khả thi của dự án, dự kiến các loại rủi ro xảy ra trong quá trình dự án đi vào hoạt động để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Tùy theo từng dự án cụ thể cũng như loại rủi ro như: rủi ro do cơ chế chính sách, kỹ thuật, thị trường, môi trường và xã hội, …. mà nhân viên thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều

kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó ngân hàng có thể xem xét khả năng cho dự án vay vốn hay không

2.2.3. Kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm vừa qua, đặc biệt đây là giai đoạn đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên sẽ có nhiều cơ hội để nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài dẫn đến số lượng các dự án đầu tư trong nước ngày càng gia tăng. Điều này chính là động lực để các NHTM không ngừng phát triển về mọi mặt, trong đó hoạt động cho vay dự án đầu tư ngày càng được chú trọng cũng như công tác thẩm định dần được cải thiện tốt hơn và chi nhánh BIDV Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ. Theo đúng phương châm “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công ” Chi nhánh luôn chú trọng phục vụ đầu tư trên diện rộng, tạo mọi cơ hội hợp tác với khách hàng. Với thương hiệu đã được khẳng định, Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động cho vay dự án đầu tư giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thể:


Bảng 2.4: Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013

2015/2014

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

1. Số lượng dự án

Dự án











Số dự án xin vay vốn


23

100

58

100

107

100

35

152,17

49

84,48

Số dự án chấp nhận


21

91,30

54

93,10

96

89,72

33

157,14

42

77,78

Số dự án từ chối


2

8,70

4

6,90

11

10,28

2

100

7

175

2. Quy mô vốn vay của dự án


Tỷ đồng











Tổng số vốn xin vay


489

100

1368

100

2147

100

879

179,75

778,84

56,93

Tổng số vốn phê duyệt



480,19


98,20


1348,07


98,54


1971


91,81


867,88


180,74


622,93


46,21

Mức vốn vay trung bình của một dự án



22,87



24,96



20,53



2,10


9,18


-4,43


-17,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 5

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)


49

Từ bảng trên ta thấy, số lượng dự án xin vay vốn tại Chi nhánh tăng mạnh qua từng năm, trong đó đỉnh điểm là năm 2014 khi tổng số dự án xin vay vốn đã tăng lên đến 152,17% so với năm 2013 và đến năm 2015 đã số dự án đã là 107 tức tăng 84,48% so với năm 2014. Qua đó có thể khẳng định được uy tín, vị trí của Chi nhánh đối với các chủ đầu tư trong hoạt động cho vay dự án đầu tư. Đa phần trong số các dự án gửi đến đều được Chi nhánh chấp nhận cho vay, điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu số dự án chấp nhận luôn đạt tỷ lệ trên 89%. Không những gia tăng về mặt số lượng mà quy mô cũng các dự án cũng tăng theo từng năm, cụ thể năm 2014 tăng 879 tỷ đồng tức tăng 179,75% so với năm 2013, năm 2015 đạt 2147 tỷ đồng tức tăng 56,93% so với năm 2014. Thông qua chỉ tiêu mức vốn vay trung bình của một dự án cũng phản ánh phần nào nhu cầu tăng cao của các chủ đầu tư, năm 2014 tăng 2,1 tỷ đồng tức tăng 9,18% so với năm 2013, mặc dù năm 2015 mức vốn vay trung bình chỉ đạt 20,53 tỷ giảm 4,43 tỷ so với năm 2014 nhưng nhìn chung mức này vẫn khá cao so với mặt bằng chung. Sở dĩ có sự giảm như vậy là do năm 2015 số lượng dự án nhiều nhưng chủ yếu là những dự án có quy mô nhỏ dẫn đến mức vốn vay trung bình giảm. Bên cạnh đó vẫn còn không ít hồ sơ bị Chi nhánh từ chối cấp vốn và trong giai đoạn 2013 – 2015 số hồ sơ này có xu hướng gia tăng nhưng cũng không ở mức quá cao khi cũng chỉ dưới 10% trên tổng số hồ sơ. Các nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hồ sơ xin vay vốn chưa hoàn thiện, còn nhiều sai sót, nghi vấn cần giải quyết; chủ đầu tư còn khá nhiều khoản nợ với các ngân hàng khác; năng lực kinh doanh cũng như tài sản thế chấp chưa đủ điều kiện vay; lịch sử trả nợ không tốt; bản kế hoạch đầu tư không rõ ràng, không minh bạch; ….

Qua đó có thể thấy được rằng Chi nhánh không chạy theo thành tích là muốn tăng chỉ tiêu dự nợ mà đồng ý cho vay khi nhà đầu tư có nhu cầu. Rõ ràng Chi nhánh luôn xem xét, thẩm định kĩ lưỡng trước khi ra quyết định cho vay, sẵn sàng từ chối cấp vốn cho những dự án không có tính khả thi thông qua số dự án chấp nhận và từ chối nên có thể thấy công tác thẩm định tại Chi nhánh được tiến hành rất chặt chẽ. Nhìn chung công tác thẩm định được thực hiện khá tốt trong giai đoạn này khi sô dự án được chấp nhận luôn ở mức trên 90% trong tổng số dự án xin vay vốn.

Bảng 2.7: Cơ cấu dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Dự án


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013

2015/2014

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số dự án

21

100

54

100

96

100

33

157,14

42

77,78

Thương mại dịch vụ

2

9,52

10

18,52

21

21,88

8

400,00

11

110,00

Xây dựng

3

14,29

8

14,81

15

15,63

5

166,67

7

87,50

Vận tải

7

33,33

20

37,04

36

37,50

13

185,71

16

80,00

Thủy điện

7

33,33

7

12,96

6

6,25

0

0,00

-1

-14,29

Ngành khác

2

9,52

9

16,67

18

18,75

7

350,00

9

100,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)


Có thể thấy trong giai đoạn 2013 - 2015 Chi nhánh tập trung cho vay khá nhiều các dự án Giao thông vận tải khi tỷ trọng các dự án Giao thông vận tải luôn chiếm trên 33% tổng số dự án cho vay và đang có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2014 đã tăng thêm 13 dự án tức tăng 185,71% so với năm 2013, đến năm 2015 đạt 36 dự án tăng 80% so với năm 2014 . Sở dĩ như vậy là do Chi nhánh đã nhận thấy được tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai tại địa phương, cũng như các dự án này có tính khả thi cao và uy tín trên thị trường của các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chú trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, xây dựng, thủy điện, ngành khác… vay vốn thực hiện dự án nên số lượng các dự án của các ngành này đã có những dấu hiệu tích cực rõ rệt, đặc biệt là ngành thương mai dịch vụ khi có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, trong đó năm 2014 đã tăng đến 400% số lượng dự án so với năm 2013, đà tăng trưởng đến năm 2015 vẫn tăng 110% so

với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh trong ngành này là do Huế nổi tiếng là thành phố du lịch nên những năm gần đây các hoạt động dịch vụ như: khách sạn, du lịch,… đang phát triển nhanh chóng làm cho các doanh nghiệp cũng phải mở rộng hoạt động dịch vụ của mình kéo theo sự phát triển của các dự án thương mại, dịch vụ

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ của dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013

2015/2014

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ

480,19

100

1348,1

100

1971

100

867,88

180,74

622,93

46,21

Thương mại dịch vụ


1,66


0,35


344,48


25,55


590,86


29,98


342,82


20652,05


246,38


71,52

Xây dựng

35,48

7,39

409,30

30,36

475,49

24,12

373,82

1053,59

66,197

16,17

Vận tải

12,6

2,62

60,15

4,46

121,94

6,19

47,55

377,41

61,783

102,71

Thủy điện

419,17

87,29

418,55

31,05

416,23

21,12

-0,63

-0,15

-2,313

-0,55

Ngành khác

11,28

2,35

115,59

8,57

366,48

18,59

104,31

924,75

250,88

217,04

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Từ bảng trên có thể thấy quy mô của các dự án đặc biệt là các dự án thương mại dịch vụ, xây dựng, thủy điện ngày càng lớn khi dự nợ qua 3 năm có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ. Trong khi đó, mặc dù các dự án về giao thông vận tải chiếm số lượng lớn nhưng quy mô mỗi dự án lại không lớn nên có thể thấy dư nợ dự án về giao thông vận tải chiếm tỷ trọng không cao, chỉ chiếm dưới 10%. Tuy nhiên nếu xét về mặt số tuyệt đối thì sự gia tăng cũng góp phần không hề nhỏ trong sự gia tăng của tổng dư nợ. So sánh biến động về nhu cầu qua các năm cũng khác biệt do mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau, việc tăng tổng dư nợ qua các năm không chỉ vì nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các dự án đầu tư mà còn do các chính sách về lãi suất cũng như những ưu đãi của Chi nhánh đã tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng.

2.3. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Để làm rõ quy trình, nội dung thẩm định DAĐT trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh, đề tài xin trình bày nội dung cụ thể của một dự án đầu tư đã được phê duyệt, giải ngân và hiện đang trong quá trình thu nợ. Để từ đó thông qua ví dụ có thể đánh giá được thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh

“ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU DU LỊCH BIỂN B RESORT”


-Giới thiệu chung về dự án:

- Chủ đầu tư: CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AC

- Cơ quan lập dự án: CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AC


- Mục tiêu của dự án: Xây dựng một khu du lịch biển nghỉ dưỡng cao cấp để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách trong và ngoài nước. Đem lại dịch vụ du lịch nghĩ dưỡng tốt nhất cho du khách và những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

- Tổng vốn đầu tư: 824.926.690.000 đồng (Tám trăm hai mươi bốn tỷ chin tram hai mươi sáu triệu sáu trăm chin mươi nghìn đồng chẵn)

- Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố N

- Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới.

- Số tiền đề nghị vay: 300.000.000.000 VND.

- Thời gian vay: 6 năm.

- Thời gian ân hạn: 2 năm.

- Lãi suất đề nghị: 12 %/năm.

- Quy mô đầu tư cụ thể: 130 căn hộ cao cấp và 36 biệt thự nghỉ dưỡng.

- Hình thức kinh doanh: Kinh doanh bán toàn bộ các căn hộ cao cấp và kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng.

1. Hồ sơ khách hàng gửi đến bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ.

- Biên bản họp hội đồng quản trị của CTCP DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AC chấp nhận việc vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022