Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 xảy ra, kinh tế Hà quốc tuy bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng thông qua nỗ lực tối đa k ch th ch nền kinh tế bằng nguồn dự trữ tài chính của mình. Không chỉ có vậy, Hàn Quốc còn biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội với những cải cách sâu rộng trong khu vực doanh nghiệp, khu vực công và lĩnh vực tài chính ( Chính Phủ, 2019). Nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Ch nh phủ ngày càng tăng tỷ lệ chi đầu tư công/GDP và các gói kích cầu. Hành động này là động lực để giúp k ch th ch tăng trưởng nền kinh tế đang có tỷ lệ tăng trưởng khá thấp của Hàn Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm tăng tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc.
Giai đoạn từ 2012 đến nay, do ảnh hưởng một phần bởi bối cảnh giá dầu thế giới giảm, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng nhiều, tăng trưởng rất thấp. Năm 2015, Hàn Quốc có mức tăng trưởng chậm nhất trong 16 năm qua. Mức tiêu thụ nội địa khá thấp. Nên chính phủ ngày càng gia tăng nguồn chi tiêu cho đầu tư công để bù đắp cho tiêu dùng cá nhân và sự suy giảm đầu tư của các doanh nghiệp. Do đó tỷ lệ lạm phát đã có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp hơn so với giai đoạn từ 2006 – 2012.
1.4.4. Bài học kinh nghi m cho Vi t Nam
Qua những phân t ch, đánh giá về đầu tư công của Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản lý và sử dụng hiệu quả đầu tư công như sau:
a) T ng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
Không chỉ Singapore, mà hầu hết các nước phát triển đều tập trung vào các lĩnh vực: cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, giao thông, thông tin và công nghệ thông tin, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khao học, giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực, khuyến kh ch đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới, với tổng giá trị GDP vào 1,69 nghìn tỉ đô la Mĩ, với GDP đầu người ước đoán vượt mức 30,000 đô la Mĩ vào
năm nay 2017 ( CafeBiz, 2019). Hàn Quốc trở thành hình mẫu l tưởng của một quốc gia phát triển với xuất phát điểm là một trong các nước thuộc Thế giới Thứ Ba (the Third World). Hàn Quốc có được sự phát triển kinh tế vượt bậc một phần nhờ về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ cho các lĩnh vực sau:
- Thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Ch nh sách này được thực hiện rất sớm, từ những năm 1970. Với nhiều khoản đầu tư vào máy móc thiết bị, hỗ trợ hỗ trợ về tài chính, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nghiên cứu viên và thuế nhập khẩu trang thiết bị phục vụ nghiên cứu cho các cá nhân làm việc trong những tổ chức nghiên cứu được Chính phủ Hàn Quốc công nhận. Sau đó là hỗ trợ cho các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp (Báo Tia Sáng, 2019).
- Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rò phương thức và mục đ ch cho khoản đầu tư về giáo dục, thứ sẽ trở thành vô nghĩa nếu không gắn liền với thực tế. Các trường đại học Hàn Quốc chú trọng đào tạo các kĩ sư và nhà quản lí (Amsden, 1992), hiện đang là nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Giáo dục được định hướng để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế dựa trên sự hợp tác giữa nhiều tổ chức khác nhau về kinh tế và ch nh sách như Viện Phát triển Hàn Quốc (Korean Development Institute), Hội đồng Hoạch định Kinh tế (Economic Planning Board), và Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (Korean Institute for International Economic Policy); và về giáo dục như Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (Korean Educational Development Institute), và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology). Các tổ chức này thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau để học hỏi được các kĩ thuật đương thời từ Nhật Bản và phương Tây, bao gồm các chương trình đào tạo quản l và đưa chuyên gia nước ngoài về Hàn Quốc. Nhờ tầm nhìn giáo dục đúng đắn và sự quan tâm đầu tư mạnh cho lĩnh vực này đã cho ra nguồn nhân lực tài năng ở Hàn Quốc, cho phép nền kinh tế áp dụng các xu hướng toàn cầu cũng như tạo cơ sở cho các doanh nghiệp Hàn Quốc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
b) T ng cường cải cách hành chính công và quản trị công
Đối với quản lý vốn đầu tư công, Singapore đã có những bước cải cách rất
lớn. Kể từ đầu những năm 1980, Singapore tiến hành các cuộc cải cách hành ch nh quy mô lớn, nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và quản lý tài ch nh được phân cấp nhiều hơn. Cuộc cải cách này tập trung vào lĩnh vực như: ngân sách, hợp tác công - tư/tư nhân hóa, trọng dụng nhân tài và chống tham nhũng là một trong những cải cách quan trọng nhất. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh 2016 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Singapore là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới. Trong đó:
- Cải cách ngân sách chú trọng sự liên thông chặt chẽ giữa các bộ, sử dụng các quy tắc hiến pháp tài ch nh, áp mức chi trần cho các bộ... dưới sự giám sát của Bộ Tài ch nh).
- Các bộ cũng có thể tự chuyển đổi ngân sách giữa các khoản chi vận hành và phát triển. Bằng cách này, các bộ cố để t ch lũy một khoản thặng dư ngân sách để dùng trong những thời điểm khó khăn, chẳng hạn khi dịch S RS bùng nổ năm 2002 hay khủng hoảng tài ch nh toàn cầu 2008.
Trong khi đó, từ những năm 1989, Hàn Quốc là một trong những nước đã áp dụng rất thành công những cải cách trong quản trị công mới. Đặc biệt áp dụng mô hình chính phủ điện tử, là một trong những yếu tố tạo tiền đề cho các bước nhảy vọt về kinh tế. Hàn Quốc đã thực hiện chính phủ điện tử từ năm 1989. Từ năm 2010, chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Hàn Quốc được xếp hạng 1 (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2019 ). Hàn Quốc đã đầu tư xây dựng được mạng lưới hạ tầng thông tin thuộc nhóm tốt nhất trên thế giới. Năm 2016, theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc, Hàn Quốc đã xếp hạng thứ 3 thế giới về Chính phủ điện tử (Báo Chính Phủ, 2019); đã hoàn tất việc kết nối mạng trung ương- địa phương; thiết lập xong hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành ch nh thông qua mạng điện tử. Hàn Quốc đang trong giai đoạn hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công thông qua Internet, kể cả việc cung cấp dịch vụ hành ch nh thông qua điện thoại di động. Chính phủ Hàn Quốc đã đáp ứng tốt các nhu cầu dân chủ của người dân bằng hiệu quả và minh bạch của quá trình quản lý công dựa trên các phương tiện truyền tải điện tử và mạng máy tính. Theo Báo Chính Phủ (2019), hiện nay, Hàn Quốc thực hiện cuộc cách mạng I-
Korea 4.0 với cốt lòi là hướng tới con người làm trung tâm để triển khai. Đầu tư chính vào DNA (công nghệ Big Data, nền tảng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo) và R&D (đầu tư nghiên cứu các dự án khoa học trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đưa các dự án vào ứng dụng trong thực tiễn).
c) Tư nhân hoá các lĩnh vực đầu tư c ng
Với Nhật Bản, hàng hóa công cộng không thể được giao dịch thông qua cơ chế thị trường, thì phải được cung cấp bởi khu vực công (chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương và các tập đoàn công cộng).
Nhưng ngược lại, Hàn Quốc là một trong ba nước (so với Singapore và Nhật Bản) đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư công (PPP) để cắt giảm chi ph và đạt hiểu quả chi tiêu công. Theo đó, Ch nh phủ lựa chọn những lĩnh vực ưu tiên đầu tư, việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư (nhất là vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng) là một trong những giải pháp hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Hàn Quốc. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, khung pháp lý cho Chương trình hợp tác PPP đã được thể hiện trong văn bản pháp lý cao nhất là Luật PPP ra đời từ năm 1994. Bộ luật này được điều chỉnh thường xuyên, phản ánh những thay đổi có liên quan đến các ch nh sách vĩ mô, quyết sách của Chính phủ Hàn Quốc và thay đổi của điều kiện thị trường (Theo Tạp chí Tài Chính, 2019).
d) Minh bạch trong công tác quản lý đầu tư c ng
Nhật Bản đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư công cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn.
Nhật Bản là nước quản lý chi ph đầu tư và chất lượng công trình đầu tư công rất chặt chẽ. Nhật Bản đã thay đổi phương pháp cũ bằng “Phương pháp đánh giá tổng hợp”. Theo đó, nhà thầu được chọn là nhà thầu có khả năng thực hiện công trình tốt nhất với sự đánh giá tổng hợp của yếu tố giá cả và chất lượng. Phương pháp này được Quốc Hội Nhật Bản thông qua bằng Luật “Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình”. Trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề giá cả và các tiêu ch kỹ
thuật quan trọng. Đồng thời với việc lựa chọn nhà thầu tốt này, các cơ quan xét thầu vẫn chú trọng xem xét nghiêm khắc các nhà thầu vi phạm qui định chống phá giá nhằm ngăn chặn nhà thầu bỏ giá thấp bất hợp lý chỉ nhằm mục đ ch thắng thầu. Một trong những giải pháp đang được áp dụng ở Nhật Bản là thực thi và công khai hệ thống khảo sát giá cả đấu thầu thấp và ban bố hệ thống giới hạn giá cả thấp nhất.
- Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp quản lý đầu tư công hiệu quả và minh bạch để nâng cao hiệu quả tài khóa. Thông qua Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư (Public and Private Infrastructure Investment and Management Center – PIMAC), với chức năng “giữ cửa” cho các dự án đầu tư công và dự án hạ tầng tư nhân tại Hàn Quốc. Trung tâm PIM C đã thành công trong việc thực hiện các dự án nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu đánh giá lại về các dự án đầu tư công và dự án đầu tư của khu vực tư nhân trên cơ sở phân tích kinh tế và ch nh sách, qua đó, cải thiện hiệu quả quản lý tài khóa quốc gia ( Tin Nhanh Chứng Khoán, 2019). PIMC thuộc viện Phát triển Hàn Quốc chịu trách nhiệm lập báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án đầu tư công có quy mô lớn, và Bộ Chiến lược và Tài Chính chịu trách nhiệm thẩm định thông qua và quyết định loại bỏ hoặc thực hiện dự án.
e) Quan tâm đến phân quyền giám sát và quản lý đầu tư công cho cộng đồng
- Ở Hàn Quốc, giai đoạn 1979 – 1992, 94% các khoản vay phát triển công và khoản viện trợ nước ngoài vào Hàn Quốc đều được dùng vào cơ sở hạ tầng kinh tế và lĩnh vực sản xuất. Việc phân bố nguồn vốn như trên đã đóng góp cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc, tạo tiền đề phát triển cho những năm giai đoạn về sau này và hiện nay. Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng hiệu quả nguồn lực này thông qua quá trình theo dòi chặt chẽ các chương trình sử dụng nguồn đầu tư từ viện trợ. Chính phủ còn thành lập một ủy ban đặc biệt để quản lí các khoản tài trợ và vay nước ngoài, loại bỏ các ch nh sách đơn chiều và cung cấp các chương trình kiểm soát cũng như các dự án hiệu quả với mục đ ch thuần kinh tế.
- Còn tại Nhật bản, các cơ quan quản lý và điều hình đầu tư công ngoài Chính phủ và các tập đoàn công cộng, cơ quan ch nh quyền quận, thành phố còn có sự than gia của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã tập trung trình bày rò các vấn đề cơ sở lý thuyết có liên quan đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư công và lạm phát. Và những lý luận về các ảnh hưởng của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kinh nghiệm quốc tế và đầu tư công.
Từ đó xây dựng 2 mô hình nghiên cứu đề xuất để đánh giá tác động của (1) đầu tư công đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế cùng với các biến kiểm soát khác là (2) Vốn đầu tư ngoài quốc doanh, (3)Vốn đầu tư Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, (4) Lao động đang làm việc trong nền kinh tế, (5) Giá dầu quốc tế, và
(6) Cung tiền.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2019
2.1. Thực trạng đầu tư c ng, t ng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2019
2.1.1. Thực trạng đầu tư công t m g đoạn 1995 - 2019
2.1.1.1.Quy mô đầu tư công
Bảng 2.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá so sánh n 2010 phân theo thành phần inh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng số | Vốn đầu tư c ng | Vốn tư nhân | Vốn FDI | |
1995 | 110.478 | 20.701 | 12.849 | 76.928 |
1996 | 126.199 | 28.222 | 13.310 | 84.666 |
1997 | 138.031 | 30.022 | 13.153 | 94.855 |
1998 | 155.463 | 34.906 | 15.522 | 105.034 |
1999 | 192.599 | 46.638 | 19.562 | 126.399 |
2000 | 238.803 | 61.613 | 23.010 | 154.180 |
2001 | 268.472 | 71.815 | 25.614 | 171.043 |
2002 | 307.062 | 76.227 | 32.559 | 198.276 |
2003 | 346.068 | 80.341 | 44.788 | 220.939 |
2004 | 392.749 | 93.286 | 61.717 | 237.747 |
2005 | 447.135 | 114.583 | 70.686 | 261.866 |
2006 | 506.454 | 255.831 | 158.783 | 91.840 |
2007 | 649.506 | 268.148 | 202.712 | 178.646 |
2008 | 696.173 | 259.866 | 194.549 | 241.758 |
2009 | 762.843 | 318.498 | 249.366 | 194.979 |
2010 | 830.278 | 316.285 | 299.487 | 214.506 |
2011 | 770.087 | 287.242 | 298.093 | 184.752 |
2012 | 812.714 | 325.918 | 309.321 | 177.475 |
2013 | 872.124 | 351.005 | 328.007 | 193.112 |
2014 | 957.630 | 379.694 | 366.118 | 211.818 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Chi Tiêu Đầu Tư C Ng Của Singapore Từ 2006-2018
- Tỷ Lệ Vốn Đầu Tư Công Của Nhật Bản So Với Tổng Đầu Tư Toàn Xã Hội
- Cơ Cấu Đầu Tư C Ng Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Inh Tế Của Hàn Quốc
- Cơ Cấu Vốn Đtpt Toàn Xã Hội Giá Hiện Hành Phân Theo Thành Phần Inh Tế Gđ 1995 – 2019
- Cơ Cấu Đầu Tư C Ng Theo Nhó Ngành
- Tác Động Của Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 1995-2019
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Tổng số | Vốn đầu tư c ng | Vốn tư nhân | Vốn FDI | |
2015 | 1.044.420 | 397.324 | 403.922 | 243.174 |
2016 | 1.147.147 | 430.331 | 446.630 | 270.186 |
2017 | 1.271.797 | 452.862 | 515.163 | 303.772 |
2018 | 1.379.552 | 458.092 | 596.017 | 325.443 |
2019 | 1.488.839 | 460.942 | 685.055 | 342.842 |
TTBQ (%/n ) | 11,45 | 13,80 | 18,02 | 6,43 |
Nguồn: Số li u của Tổng c c Thống kê Việt Nam đang theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư. Do vậy, giai đoạn 1995-2019 chứng kiến tổng giá trị vốn đầu tư toàn xã hội tăng 28,25 lần từ 72,4 nghìn tỷ đồng năm 1995 lên 2.046,8 nghìn tỷ đồng năm 2019, và tốc độ tăng trưởng trung bình là 11,45%/năm (giá so sánh năm 2010). Tốc tộ tăng trưởng có xu hướng chậm lại bắt đầu tư năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2006-2010 là 13,2%/ năm, nhưng giai đoạn
2011-2019, con số này chỉ là 8,7%.
Hình 2.1: Tốc độ t ng các nguồn vốn (giá So sánh n 2010)
Nguồn: S liệu của Tổng cục Th ng kê
Cụ thể hơn, vốn đầu tư toàn xã hội có tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 1995-2006, đạt đỉnh điểm vào năm 2007 với 28,2%, sau đó giảm xuống (-