gian sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết vùng; phát triển sản xuất quy mô doanh nghiệp lớn, nông trại, tổ hợp tác, hợp tác xã thay cho một bộ phận kinh tế hộ gia đình; liên kết sản xuất chặt chẽ với tiêu thụ, gắn tổ chức sản xuất với chuỗi giá trị liên kết vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc tế, nhất là đối với những sản phẩm chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
- Bốn. Nhà nước cần đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm
Xây dựng chiến lược và kế hoạch thực thi chiến lược để đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm. Phát huy lợi thế từng tỉnh trong kết hợp gắn với toàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, cần tránh chồng chéo kém hiệu quả. Cần phải tính đến việc chuyên canh cây trồng, vật nuôi giá trị thương phẩm, sức cạnh tranh cao phù hợp với biến đổi khí hậu. Thậm chí trong điều kiện khan hiếm nguồn nước, nhất là những vùng hay bị hạn thì không nên trồng lúa nước, cần phải chuyển đổi thành loại cây cần ít nước hơn, gọi chung là cây trồng cạn có giá trị cao, canh tác gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước hoạch định và tổ chức triển khai các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo tính bềN vững của cơ cấu sản phẩm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội để đảm bảo phát triển KTNo bền vững. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, du lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn chặt với chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm tạo nên sự đồng bộ vững chắc trong phát triển, đây chính là vấn đề quan trọng góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ và cả ĐBSCL.
3.3.2.3. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự đột phá vững chắc tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ
- Một. Coi trọng đầu tư hạ tầng nội vùng và đầu tư liên vùng
Cần tiến hành đồng bộ đầu tư nội vùng và đầu tư liên vùng để tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ. Do vậy cần tổ chức tiến hành rà soát, hoàn thiện quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế Vùng KTTĐ trên cơ sở đầu tư liên vùng để khắc phục sự chia cắt, chồng chéo diễn ra trong thời gian qua. Cần có sự lãnh đạo tập trung từ Ban quản lý trung ương, trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, tập trung các nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng KTXH, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông. Cần tạo lập cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cùng với các nguồn vốn khác là chủ yếu, vốn TDNH tập trung cho cơ sở KTNo. Thực hiện tốt đầu tư cơ sở hạ tầng nội vùng và lien vùng là cơ sở cho việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Hai. Đầu tư chuỗi công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm nhằm tạo sự đột phá trong phát triển thúc đẩy tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Đối Với Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Nhóm Giải Pháp Đối Với Khách Hàng Nhằm Tạo Cơ Sở Vững Chắc Để Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Trọng Điểm
- Thống Nhất Một Kế Hoạch Chung Thực Hiện Mang Tính Nguyên Tắc Đảm Bảo Liên Kết Phát Triển Bền Vững
- Thành Lập Các Khu Công Nghiệp Nông Nghiệp Góp Phần Tăng Cường Tín Dụng Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 28
- Hội Nghị Về Phát Triển Bền Vững Đbscl Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu (2017), Toàn Cảnh “Hội Nghị Diên Hồng” Bàn Quyết Sách Cho Đbscl,
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Thực tế Hội đồng Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nhiệm kỳ 2015 - 2016 cũng đã thống nhất kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tập trung nguồn lực, hỗ trợ ĐBSCL thực hiện các công trình trọng điểm, như: xây dựng tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc, đầu tư hoàn thiện tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1 từ TP. Cà Mau đến Năm Căn, đầu tư dự án cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên, thi công cống ngăn mặn từ Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang đến TP. Cà Mau,… [40] Tuy nhiên trong tổng thể đầu tư cơ sở hạ tầng cần chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phát huy nhanh lợi thế tạo đà cho bước phát triển trong lâu dài. Chính vì vậy cần có sự đầu tư đột phá, có thể gọi đó là đầu tư “chuỗi công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm” để tạo sự liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, chuỗi trọng điểm bao gồm, KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL, cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng Sài Gòn nối với các tuyến đường thủy (như sông Xoài Rạp, kênh nước Mặn, sông Vàm Cỏ, kênh Chợ Gạo, sông Tiền) đến các cảng ở vùng ĐBSCL và doanh
nghiệp logistics hiện đại, để đầu tư nhằm tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Hiện ĐBSCL, đảo Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam, có 32 cầu bến cảng biển dài gần 2.900 m, quy mô xây dựng tiếp nhận được tàu trọng tải 20.000 DWT, với năng lực thông qua luồng tàu 22 triệu tấn/năm nhưng hiện còn hạn chế chưa kết nối được với nhau (như kênh Chợ Gạo chỉ mới thiết kế đầu tư cho tầu 600 tấn) nên chưa phát huy được tác dụng tốt nhất. Đầu tư chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm cũng chính là thể hiện tính liên kết cao, hợp lý trong phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL nói riêng và kinh tế toàn vùng ĐBSCL nói chung [22,23,24,25]. Đầu tư đồng bộ theo chuỗi công trình trọng điểm chính là sự vận dụng các lý thuyết như Lý thuyết phát triển cân đối hay các “cực tăng trưởng” của
A. Hirschman, F. Perrons và G. Pestane de Bernis; Lý thuyết lợi thế so sánh của A. Smith và D. Ricardo. Chuỗi hạ tầng cơ sở trọng điểm sẽ tạo nên sự thuận lợi trong kết nối giữa hạ tầng cơ sở liên kết mang tính liên vùng, liên ngành sử dụng công nghệ cao: KTNo Vùng KTTĐ – ĐBSCL – Vùng KTTĐ Nam bộ, có thị trường tiêu thụ, xuất khẩu theo hợp đồng – vận chuyển công nghệ cao – tạo nên chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho KTNo, theo đó tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ chắc chắn hơn, hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tốt hơn.
3.3.2.4. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao thúc đẩy tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
- Một. Tăng cường nghiên cứu khoa học hướng vào hình thành tư duy mới phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt đã tác động sâu rộng đến tự nhiên trên bình diện thế giới, trong đó ĐBSCL là nơi chịu tác động lớn. Do vậy tăng cường nghiên cứu khoa học hướng vào hình thành tư duy mới phát triển KTNo công nghệ mới thích ứng với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Chính tư duy mới sẽ dẫn dắt chúng ta trong tiến trình phát triển “thuận thiên địa”. Chung sống với biến đổi khí hậu có nghĩa là chung sống với lũ lụt, hạn, mặn, phèn, khan hiếm nước ngọt, thậm chí có thể khan hiếm nước lợ trong tác động của biến đổi khí hậu, tác động của El
Nino và La Nina. Cần coi lũ lụt, hạn, mặn, lợ cũng là nguồn tài nguyên để có ý thức chủ động khai thác mang lại những lợi ích kinh tế vốn có của nó. Chẳng hạn lũ lụt vừa là mùa nước nổi lớn cần tận dụng khai thác để thau chua, rửa phèn, khai thác, nuôi thủy sản mùa; hạn thì phơi đất cải tạo đất trồng loại cây, nuôi loại con chịu hạn, mặn lợ thì nuôi trồng loại con, cây thích hợp với mặn lợ, các mùa đều có thể khai thác du lịch đặc trưng với điều kiện tự nhiên. Sống chung với biến đổi khí hậu là thích nghi với nó và như vậy sẽ hình thành nên những phong tục, tập quán mới mang tính đặc trưng vùng miền, những phương thức hoạt động kinh tế mới mang lại lợi ích kinh tế mới trên cơ sở công nghệ mới.
Cần coi trọng giống cây trồng, vật nuôi mới có tính ổn định cao. Theo đó đối với giống cây trồng, cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học cao, sử dụng ưu thế lai tạo, đột biến gen để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có các đặc tính nông học ưu việt, chất lượng và năng suất cao, sạch bệnh như lúa, trái cây, hoa màu đặc sản phù hợp với yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nhân và bảo quản đảm bảo tính bền vững giống cây trồng vật nuôi như giống lúa thơm Ngọc trời, lúa nhóm giống OM chịu phèn, sầu riêng Cái Mơn, Xoài ba màu Sở, giống cây có múi chịu mặn như sảnh, bòng, bưởi Bung, bưởi Hồng Đường đã tiếp hợp tốt với các giống bưởi da xanh, bưởi Năm Roi. Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, sử dụng công nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thủy sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt đối với vật nuôi chủ lực như tôm, cá, và những loại đặc sản.
Cần chú trọng tăng cường công nghệ sau thu hoạch nhất là khâu triển khai các thành tựu công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến, công nghệ đông lạnh nhanh kết hợp từ trường, công nghệ sấy, công nghệ chân không, công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ bao gói khí điều biến,… giúp bảo quản nông sản giữ nguyên chất lượng so với ban đầu, để có thể vận chuyển, tiêu thụ nông phẩm rộng rãi ở các thị trường quốc tế khó tính và xa xôi với giá cao hơn hẳn giá trong nước.
Đặc biệt phát triển công nghệ chế biến. Cần tăng cường nghiên cứu đưa công nghệ chế biến sâu nông, thủy sản. Cần nhập khẩu hoặc liên kết nhận chuyển giao công nghệ chế biến hiện đại nông thủy sản để làm gia tăng chuỗi giá trị nông, thủy sản. Cũng cần lưu ý, việc chế biến nông thủy sản là để bán trên thị trường chứ không phải để ăn cho nên cần nghiên cứu khẩu vị, thị hiếu, tâm linh, thói quen, khẩu lượng … của từng thị trường, nhất là những thị trường chủ lực, chứ sản phẩm loại nào cũng ngọt đường quá thể theo khẩu vị Tây Nam bộ thì sẽ không bán được.
Cần chú trọng công nghệ sản xuất. Ngày nay cần phải hiện đại hóa KTNo một cách toàn diện, có nghĩa là phải điện tử hóa, tin học hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, tri thức hóa nông dân. Cần nhanh chóng triển khai hoạt động KTNo công nghệ cao, đồng bộ.
Tăng cường nghiên cứu khoa học hướng vào hình thành tư duy mới phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính chất quyết định thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Hai. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước
Thời gian qua biến đổi khí hậu đã làm cho Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, nhiễm phèn. Chính vì vậy cần phải có giải pháp tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước để khắc phục tình trạng khan hiếm nước mà Vùng KTTĐ đang phải hứng chịu. Cần chú trọng xây dựng một số giải pháp thủy lợi khả thi như làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển; xây dựng hồ chứa nước ngọt trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi chú trọng phục vụ đa mục tiêu, kiểm soát mặn, điều tiết nước, ngọt hóa và cấp nước sinh hoạt, đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Thực hiện tốt việc tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến KTNo và do đó cũng là cơ sở quan trọng để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Ba. Tăng cường công nghệ mới kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên góp phần chống sạt lở bờ biển, bờ sông
Bờ biển, bờ sông Vùng KTTĐ cũng như của ĐBSCL đang chịu đựng sự xâm hại và sạt lở đến mức báo động khẩn cấp, ĐBSCL hiện có 550 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 775 km [34]. Đây chính là vấn đề hiện rất bức xúc đối với phát triển KTXH và KTNo Vùng KTTĐ cũng như của ĐBSCL. Những nơi bị sạt lở làm cho sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại khá nặng nề. Do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong việc khắc phục sự xâm hại tiêu cực này. Cần xây dựng các chính sách quản lý, bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ để có thể phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và chống sạt lở bờ sông. Các loại cây có tác dụng chống sạt lở tự nhiên đã được thực tế thử thách cần được kết hợp trồng nhiều tầng, nhiều lớp đan xen nhau dưới sự hỗ trợ của công nghệ mới như sú vẹt, đước, bần, tràm nước, dừa nước, phi lao, trâm bầu. Bảo tồn và phát triển những giá trị đặc thù của hệ sinh thái rừng, chống sạt lở ven sông, ven biển cần có sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành hỗ trợ vốn, công nghệ, kỹ thuật để thực hiện các dự án xây dựng kè ngầm tạo bãi, trồng rừng phòng hộ ven biển, ven sông. Khi thực hiện tốt khuyến nghị mang tính giải pháp này sẽ tạo điều kiện tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
3.3.2.5. Huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
- Một. Nâng cao vai trò vốn ngân sách Nhà nước
Tăng cường huy động vốn trong xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài phát triển KTNo Vùng KTTĐ là một trong những giải pháp trọng điểm. Thiếu vốn không thể phát triển được. Đầu tư phát triển KTNo công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do đó cần có giải pháp huy động tổng lực nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển KTNo Vùng KTTĐ. Các nguồn vốn đó bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư trong ngoài nước, vốn hóa từ thị trường chứng khoán, vốn tự tích lũy, vốn
TDNH. Nâng cao vai trò vốn ngân sách Nhà nước, theo đó vốn ngân sách Nhà nước đóng vai trò làm “vốn mồi”, vốn đối trọng để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất cho KTNo, nhất là giao thông vận tải, thực hiện các công trình trọng điểm như xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1 từ TP. Cà Mau đến Năm Căn, thi công cống ngăn mặn từ Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang đến TP. Cà Mau, tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ… Một khi đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước sẽ tạo nên sự yên tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn cùng đầu tư tạo nên sự phát triển, qua đó góp phần thúc đẩy tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Hai. Hợp thực hóa nguồn cung vốn phi chính thức
Thực tế tồn tại loại tín dụng phi chính thức và tín dụng đen thường cho vay nặng lãi, cho dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng nó vẫn tồn tại, dai dẳng một phần quan trọng bởi có cầu thực tế. Tại diễn đàn chuyên đề Thị trường Vốn - Tài chính sáng ngày 21 tháng 08 năm 2018 có ý kiến xác nhận rằng tổng vốn sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn từ “tín dụng đen” lên tới 60% [97]. Do đó Nhà nước cần hợp thức hóa, công nhận loại tín dụng phi chính thức này để quản lý theo pháp luật. Công nhận loại tín dụng phi chính thức này giúp nông dân có thêm nguồn cung vốn bên cạnh vốn TDNH. Dòng vốn phi chính thức sẽ hòa nhập cùng dòng vốn TDNH và hỗ trợ nông nghiệp sản xuất nhỏ, trong khi nguồn vốn TDNH chỉ tập trung ưu tiên cho vay phát triển KTNo công nghệ cao do đó góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Ba. Phát triển tài chính vi mô
Hoàn hiện khung pháp lý để phát triển các TCTC vi mô; tăng cường công tác quản trị và điều hành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức; xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ; áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ - có, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động… giúp các TCTC vi mô hoạt động an toàn và bền vững. Điều này sẽ tạo nên một kênh cung vốn và góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Bốn. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp phấn đấu phát hành trái phiếu. Theo đó cần chú trọng tăng cường kiểm soát bằng nghiệp vụ tài chính đồng thời cần đơn giản hóa tối đa thủ tục để có thể nới rộng cho các doanh nghiệp nông nghiệp vay nợ tăng vốn trong ngoài nước thông qua con đường phát hành trái phiếu doanh nghiệp; lãi suất có thể ở mức trung bình cao hơn lãi suất huy động của NHTM từ 1% đến 1,5% năm cùng kỳ. Phát hành trái phiếu sẽ là cơ hội để doanh nghiệp nông nghiệp có vốn đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Để thực hiện khuyến nghị mang tính giải pháp huy động tổng lực các nguồn vốn phát triển KTNo cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích vốn đầu tư cho KTNo, chuyển từ ưu đãi thuế, giá sang ưu đãi cơ chế, chính sách, bao gồm chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư; chính sách thương mại và thị trường; chính sách đất đai vấn đề quan trọng là tổ chức triển khai hiệu quả nhanh chóng cơ chế, chính sách vào cuộc sống. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
3.3.2.6. Thiết lập cơ chế để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam làm chủ lực cho vay kinh tế nông nghiệp góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ
Từ bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực Nhà nước có thể chọn và nâng cao hơn nữa vị thế, trọng trách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) làm ngân hàng chủ lực chuyên sâu cho vay nông nghiệp, nông thôn. Thực tế Agribank cũng đang đảm nhận vai trò này nhưng không thực hiện chuyên sâu chỉ cho vay phát triển nông nghiệp mà vẫn là NHTM đa doanh, hơn nữa vị thế của Agribank trong lĩnh vực này cũng chưa được coi trọng đúng mức cần thiết. Tại ĐBSCL năm 2013 Agribank có nguồn vốn khoảng trên 57.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay trên 71.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 24%, nợ xấu dưới 1,5%; đến năm 2016 có nguồn vốn khoảng 98.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay gần 114.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn