Sự Hình Thành Và Hoàn Thiện Tư Duy Lý Luận Của Đảng Về Kết Hợp Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Thực Hiện Công Bằng Xã Hội Trong Tiến Trình Đổi Mới

Trên thực tế việc ưu tiên quá mức cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay không giải quyết được mọi vấn đề. Thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay là sự mất cân đối ngày càng tăng trong phát triển kinh tế và phát triển xã hội, có nguy cơ tiềm ẩn mâu thuẫn và khủng hoảng xã hội đang cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Điều này được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, Do quá ưu tiên tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ sự phối hợp giữ phát triển kinh tế và xã hội, phần lớn nhân dân ít được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng hiện đang trong tình trạng đáng lo ngại. Vừa qua, sự lúng túng, bất cập trong phòng chống bệnh SART đã cho thấy điều đó. Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới, chỉ số chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng của Trung Quốc xếp thứ 3 từ dưới lên trong danh sách các nước trên toàn thế giới. Hầu hết người nghèo và dân cư nông thôn không có khả năng chi trả các dịch vụ y tế tư nhân giá cao hiện nay. Nhà nước đầu tư cho giáo dục cũng rất thấp, khoảng 2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở 120 nước trên thế giới là khoảng 5%. Trung Quốc vẫn còn khoảng 450 huyện không có khả năng cung cấp hệ thống giáo dục bắt buộc cho hàng chục triệu người. Năm 2002 có khoảng 20 đến 30 triệu trẻ em không thể tiếp tục đi học vì những khó khăn về kinh tế. Thiếu sự chăm sóc về sức khoẻ và y tế, thiếu điều kiện tiếp cận với giáo dục làm cho nguồn lực con người bị giảm sút, cản trở quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay nguồn lực con người đang giữ vai trò trọng yếu trong phát triển.

Thứ hai, Sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các nhóm xã hội, vùng miền ngày càng tăng. Thời kỳ đầu trong công cuộc cải cách, Trung Quốc thực hiện chính sách cho phép một bộ phận dân cư và một số khu vực giầu lên trước, nhằm giải phóng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo của lực lượng sản xuất. Thực hiện chính sách này là tất yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do thiếu quan tâm cải thiện điều kiện sống và lao động của những vùng nghèo, những người nghèo, đến nay tình trạng phân hóa giầu nghèo quá lớn đe dọa sự ổn định và phát triển của Trung Quốc. Chênh lệch về thu nhập của các tỉnh

bờ biển miền Đông - Nam với các tỉnh miền Tây lên 6 lần. Sự cách biệt ngày càng tăng giữa thành thị và nông thôn về thu nhập, về cung cấp dịch vụ công, về năng suất lao động hiện đang là trở lực lớn đối với quá trình phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ xã hội. Mức độ tiêu dùng của dân cư nông thôn hiện thua kém 6 lần so với dân cư thành thị. Hệ số Gini của Trung Quốc năm 2002 đã là 0,5. Theo ước tính của WB có khoảng hơn 100 triệu dân Trung Quốc sống dưới mức nghèo khổ, phần lớn trong số họ đang là nông dân ở các tỉnh miền Tây và các nhóm dân tộc ít người.

Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc do nhóm người nghèo mặc dù có quy mô dân số đông, nhưng họ không có khả năng tự bảo vệ lợi ích của mình. Nếu số người nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao như hiện nay tất yếu dẫn đến tiêu dùng xã hội giảm, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, mặt khác còn tính tụ những rủi ro về mặt xã hội.

Thứ ba, Cùng với sự nỗ lực tăng trưởng kinh tế tốc độ cao, Trung Quốc đã đi sâu vào cải cách nền kinh tế theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hóa sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế theo hướng cạnh tranh và tăng tính hiệu quả, tỷ trọng kinh tế nhà nước giảm xuống đáng kể, nhưng chưa có giải pháp tích cực giải quyết việc làm cho số lượng lao động bị mất việc ở khu vực này, nên nạn thất nghiệp tăng cao. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích Trung Quốc, ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp hiện nay vào khoảng 8 đến 10%, ở nông thôn có khoảng 150 triệu người có rất ít hoặc không có việc làm. Một bộ phận không nhỏ của lực lượng đông đảo này sẽ di cư ra thành phố, gây ra áp lực việc làm cũng đang gay gắt ở các vùng đô thị. Hiện nay, có khoảng 40 triệu nông dân bị thu hồi đất để phát triển đô thị và công nghiệp đang ở tình trạng không có việc làm, không thu nhập và không bảo hiểm xã hội.

Ở các thành phố, quá trình cải cách DNNN đã buộc rất nhiều công nhân phải nghỉ việc. Theo số liệu thống kê chính thức thì số lao động trong các DNNN ở Trung Quốc giảm từ 31 triệu năm 1996 xuống còn 19 triệu năm 2002, tức là giảm đi 12 triệu. Nhưng theo một số nghiên cứu khác thì con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều. Chẳng hạn như Hu Angang cho rằng từ năm 1995 cho tới giữa

năm 2002, có tới 55 triệu công nhân trong các DNNN phải nghỉ việc. Do vậy, sẽ là không hề ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn gấp 3 lần so với số liệu công bố chính thức là 4,3% vào cuối năm 2003. Trong khi tình trạng này tạo ra một gánh nặng to lớn cho quỹ phúc lợi của các đô thị thì thành tích vượt bậc của Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn lại chậm lại một cách đáng kể so với trước.

Thứ tư, Tình trạng môi trường sinh thái xấu đi đồng nghĩa với những tổn thất về thiên tai tăng lên, trong những thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thiệt hại về kinh tế của Trung Quốc do thiên tai chiếm đến 3- 5 % GDP. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống không chỉ gây ra mất cân bằng trong hiện tại mà nó cướp đi nguồn sống của thế hệ tương lai, cản trở sự phát triển của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội tiếp theo, đặc biệt mâu thuẫn ngày càng nghiêm trọng giữ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Từ đầu năm 2004 trở lại Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp giảm bớt những mâu thuẫn này bằng định hướng sau: Chuyển từ chính sách ưu tiên cao độ cho tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện hài hòa giữ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Giảm khoảng cách thu nhập các vùng miền, giữ nông thôn và thành thị; thực hiện chiến lược phát triển bền vững; đảm bảo sự hài hòa giữ phát triển kinh tế với phát triển dân số, tài nguyên, môi trường…

Nước này vẫn phải tìm mọi biện pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng "phát triển một xã hội cân bằng là mục tiêu trên hết”. Từ năm 2005, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã định hướng đến năm 2020 Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội và sẽ giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 5

Để thực hiện được những mục tiêu này, Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt các chính sách phát triển kinh tế mới. Năm 2005, Chính phủ Trung Quốc cam kết giảm thuế cho nông dân, tăng trợ cấp nông nghiệp để tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho khoảng 800 triệu nông dân đang bị tụt hậu trong nền kinh tế tăng trưởng rất nhanh của nước này. Bãi bỏ thuế nông nghiệp sẽ đưa khoảng 4 tỷ

USD quay trở lại túi hàng triệu nông dân, trung bình 5 USD/người, hằng năm. Khoản tiền đó không phải quá lớn đối với nông dân, những người có thu nhập bình quân khoảng 353 USD/năm. Nhưng việc chấm dứt thu thuế nông nghiệp có thể giải quyết được một trong số những bất bình đẳng dễ thấy nhất trong xã hội Trung Quốc: Nếu không có thu nhập cao hơn 1.200 USD/năm, những người ở thành thị sẽ không phải đóng thuế.

Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư công nghệ chế tạo năng lượng sạch, xây dựng hạ tầng nông thôn và cải thiện điều kiện y tế, giáo dục cho các vùng kém phát triển hơn ở miền Tây, thực hiện chiến lược “Đại khai phá miền Tây” để phân phối sự thịnh vượng ra cả nước.

Trung Quốc đang nhắm tiến tới một nền kinh tế thị trường nhân bản hơn. Từ thực tế của Trung Quốc trong việc giải quyết mối quan hệ giữ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có thể gợi mở nhiều bài học kinh nghiệm đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Nhưng, so với sự nghiệp phát triển kinh tế nhà nước có vai trò to lớn hơn, tác động trực tiếp, sâu rộng hơn tới sự tiến bộ và công bằng xã hội nhằm khắc phục những bất bình đẳng trong quá trình phát triển.

- Đa dạng hóa các loại hình sở hữu, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, đây có thể coi là một giải pháp hữu hiệu để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện hiệu quả công bằng xã hội.

- Việc chủ động tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sẽ góp phần đem lại những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa đối với việc tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

- Đẩy mạnh tạo việc làm đầy đủ, hạn chế thấp nghiệp là giải pháp quan trọng ngay trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. Điều này có thể làm

được trước hết thông qua thực thi các chính sách , biện pháp và các chương trình kinh tế - xã hội như phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ dùng nhiều lao động, các xí nghiệp vừa và nhỏ, các ngành sản xuất nông sản hàng hóa và nông sản chế biến, các chương trình tạo việc làm và hỗ trợ việc làm với sự tham gia của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và đoàn thể xã hội.

- Giáo dục phải được tăng cường đầu tư bởi vì giáo dục chính là một phần biểu hiện của chất lượng cuộc sống, là hệ quả và là nhân tố cấu thành tăng trưởng bền vững.

- Hình thành hệ thống pháp luật cụ thể, rò ràng về phòng, chống tham nhũng, tổ chức thực hiện nghiêm, tất cả tuân thủ theo pháp luật và tạo điều kiện cho đông đảo quần chúng nhân dân tích cực và chủ động tham gia phòng chống tham nhũng sẽ góp phần không nhỏ thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đồng thời thực hiện công bằng xã hội ngay cả trong trường hợp thu nhập của quốc gia và của người dân còn thấp.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển. Nội hàm của quan điểm phát triển hiện đại là tăng trưởng kinh tế đi liền với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế chỉ là một phần của phát triển, mặc dù tăng trưởng là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của phát triển, nhưng tự nó không đưa đến phát triển. Phát triển chỉ có được khi tăng trưởng kinh tế tạo ra những biến chuyển trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội, và mỗi người đều được hưởng kết quả của tăng trưởng kinh tế và nhờ đó phát triển cá nhân mình.

Công bằng xã hội chỉ có thể đạt được trong điều kiện ở đó mỗi cá nhân có các điều kiện và cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các cơ hội và thực hiện các cơ hội đó. Nhưng điều này cũng chỉ có thể đạt được tương đối, chứ không thể là tuyệt đối. Mục đích của việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng là việc giảm bớt mức độ bất bình đẳng ngay trong quá trình tăng trưởng. Và để thực hiện mục tiêu này thì Nhà nước đóng một vai trò vô cùng to lớn.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trong các nền kinh tế khác nhau thì các chính phủ lại có những chính sách khác nhau để giải quyết mối quan hệ này. Chính vì vậy không thể có một khuôn mẫu chung nhất cho tất cả các quốc gia. Tùy từng giai đoạn, hoàn cảnh mà các quốc gia phải tìm ra mô hình phù hợp cho mình.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ

GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

2.1. Sự hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới

Trên thực tế, kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội là vấn đề lý luận mới mẻ và phức tạp, đồng thời là điểm quan trọng bậc nhất và cũng khó khăn nhất của phát triển kinh tế - xã hội. Trước đổi mới, cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, ở Việt Nam đã từng tồn tại mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và áp dụng phương thức phân phối bình quân. Mô hình ấy đã phát huy tác dụng tích cực của nó, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, cho phép huy động tối đa và tổng lực các nguồn lực cho công cuộc kháng chiến cứu nước vì mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc. Song trong điều kiện hòa bình, khi lợi ích và nhu cầu chính đáng của người dân trong điều kiện bình thường đòi hỏi phải được chú trọng thì mô hình kinh tế và quản lý kinh tế đó đã không còn phù hợp và tỏ rò sự bất cập.

Bước vào Đổi mới, cùng với đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ mô hình phát triển kinh tế để phát triển xã hội. Những bước chuyển đổi về mô hình, cơ chế, chính sách và cả thể chế luật pháp, thiết chế tổ chức bộ máy đã diễn ra như một quá trình suốt hơn hai thập kỷ qua không hề đơn giản, dễ dàng.

Thực tiễn đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận, đã gợi ý và thúc đẩy những điều chỉnh, những thay đổi để sự phát triển kinh tế - xã hội đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước đạt được sự cân đối, nhịp nhàng trong phát triển. Tiến trình đổi mới được thực hiện ở những bước chuyển căn bản sau đây:

- Từ sở hữu đơn nhất, thuần nhất (công hữu) sang đa dạng sở hữu và đa dạng thành phần kinh tế, phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh có sở hữu hỗn hợp; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và bình quân sang áp dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

- Từ cơ chế thị trường với cạnh tranh phân hóa vượt trội sang xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường và giờ đây là phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi tất cả các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân gồm nhiều loại... đều nằm trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân thống nhất, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, cùng phát triển lâu dài.

- Từ cách hiểu không đúng về công bằng xã hội là bình quân chia đều sang cách hiểu đúng, xác thực, phải phân phối lợi ích theo kết quả lao động, đồng thời phải đa dạng các hình thức phân phối lợi ích, có cạnh tranh và vượt trội, thấy đúng thực chất của công bằng trước hết là công bằng về cơ hội phát triển.

- Từ chỗ chưa gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, nhận thức chưa đầy đủ vai trò của đầu tư về mặt xã hội, coi đầu tư vào việc giải quyết các vấn đề xã hội là đầu tư không sinh lợi, phi kinh tế, đơn thuần là phúc lợi xã hội đến chỗ thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội thành chính sách phát triển, nhận thức rò đầu tư về mặt xã hội chính là đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển, giải quyết mối liên hệ khăng khít giữa nội dung xã hội trong chính sách kinh tế, tác dụng thúc đẩy kinh tế của chính sách xã hội, phát triển kinh tế để phát triển xã hội, phát triển cá nhân và cộng đồng...

Trước đổi mới, vấn đề quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chưa được đề cập một cách thỏa đáng trong nhận thức và trong lý luận. Do chế độ tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, các vấn đề xã hội cũng được kế hoạch hóa và thực hiện qua các chỉ tiêu pháp lệnh như chỉ tiêu tổng biên chế, quỹ lương, tuyển dụng lao động, các chỉ tiêu về kinh phí, vật tư… cho phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế... Quan niện về công bằng xã hội thường đồng nhất với cào bằng bình quân. Quan hệ giữa tiến bộ về kinh tế với công bằng xã hội chưa được xem xét một cách khoa học. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặt trái của cơ chế này tác động mạnh đến các lĩnh vực xã hội, công bằng xã hội đòi hỏi phải có những nhận thức mới .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022