Hình 2.6: Cơ cấu GDP của Việt Na (giá hiện hành)
Nguồn: S liệu của Tổng cục Th ng ê.
2.1.3. Thực trạng lạm phát Vi t m g đoạn 1995 - 2019
Sau 20 đổi mới, Việt Nam bước vào cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường quốc tế. Điều này làm cho những chỉ số vĩ mô sẽ chịu tác động của những biến thiên của thị trường. Việt Nam cần phải có những ch nh sách điều tiết vĩ mô để duy trì môi trường kinh doan hấp dẫn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Một trong những chỉ số vĩ mô cần phải điều tiết đó là lạm phát.
Hình 2.7: Lạm phát ở Việt Na giai đoạn 1995-2019
Nguồn: Tổng cục th ng ê
Giai đoạn 1995-2019, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động. Trong đó, những năm có tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số rơi vào giai đoạn năm 1995, giai đoạn 2007-2008, giai đoạn 2010-2012. Các năm có tỷ lệ lạm phát thấp, dưới 5% là 2000-2003; 2014-2019.
Chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu tăng từ nửa đầu năm 2007 và tăng tốc vào quý IV năm 2007 làm cho tỷ lệ lạm phát năm 2008 đạt mức kỷ lục 22,97%, đây là mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 1995-2019. Sự gia tăng lạm phát trong thời kỳ này một phần là do sự tăng giá lương thực trên thế giới. Năm 2007, chỉ số giá các mặt hàng lương thực và thực phẩm tăng 14,7% so với năm 2006. Giá cả của các mặt hàng nông sản trên thế giới tăng cao cũng ảnh hưởng đến giá cả trong nước chẳng hạn: năm 2005 giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam là 265 đô la một tấn thì năm 2007 đã lên đến gần 325 đô la. Đồng thời, để ngăn chặn sự tăng giá của tiền đồng trước dòng vốn ồ ạt vào Việt Nam từ bên ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm một lượng tiền tương đương bằng tiền đồng vào nền kinh tế nên làm cho lạm phát tăng lên vào năm 2008. Năm 2009, với sự thành công với ch nh sách bình ổn của Ch nh phủ, lạm phát đã trở về ở mức một con số và ổn định đến năm 2010.
Tuy nhiên, từ năm 2010-2012, lạm phát của Việt Nam lại tiếp tục tăng lên, đợt tăng lạm phát lần này có cùng nguyên nhân như đợt tăng trưởng nóng lần trước năm 2008. Đó là các nguyên nhân tác động từ bên ngoài như: giá lương thực và nhiên liệu thế giới tăng, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và từ các nguyên nhân trong nước như: cung tiền và t n dụng tăng trưởng nhanh vào cuối năm 2010; chậm thu về các biện pháp k ch cầu. Hệ quả là lạm phát năm 2011 tăng đến 18,58%.
Từ năm 2012, mức lạm phát giảm xuống từ mức 18,58% năm 2011 xuống thấp kỷ lục 0,63% năm 2015. Đây là mức lạm phát thấp xa với mức mục tiêu 5% mà Ch nh phủ đặt ra. Trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát giảm mạnh ở thời kỳ này là do giá nhiên liệu giảm mạnh kể từ tháng 7/2014 trong khi giá lương thực, thực phẩm ổn định cả năm qua. Năm 2016, lạm phát tăng dần lên trong những tháng cuối năm sau mức thấp kỷ lục vào năm 2015, tuy nhiên lạm phát cơ bản vẫn được kiềm chế và vẫn thấp hơn mục tiêu 5% của Ch nh phủ.
Lạm phát thấp là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2013-2019. Từ mức hai con số năm 2011, lạm phát đã dần được kiềm chế và ổn định ở mức thấp trong những năm gần đây, đặc biệt chỉ ở mức 0,63% năm 2015, tính bình quân cho cả giai đoạn lạm phát hàng năm ở mức 6,58%.
2.2. Tác động của của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995-2019
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia, để đạt được mức tăng trưởng kinh tế mong muốn mỗi quốc gia sẽ chọn cho mình cách thức và phương pháp khác nhau. Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền cơ chế thị trường. Trải qua 30 năm, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp trong nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sau 30 năm vận hành, điều kiện kinh tế trong nước và thế giới đã thay đổi, Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, cơ cấu kinh tế và quy mô kinh tế đã có sự thay đổi, do đó, cách thức tăng trưởng kinh tế đang áp dụng đã không còn phù hợp nữa khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm dần.
Hình 2.8: Đầu tư c ng và t ng trưởng kinh tế của Việt Nam
Nguồn: Tổng c c Thống kê, V Thống kê Xây dựng và Vốn Đầu tư
Xét về quy mô của nền kinh tế, trong giai đoạn 2006-2019 giá trị GDP tăng đều qua các năm. Đạt được điều này là do tốc độ tăng trưởng GDP được duy trì liên tục trong cả giai đoạn, t nh trung bình đạt 6,18% trong đó thấp nhất là 5,25% (năm 2009) và cao nhất là 7,13% (năm 2007). Xét về tỷ lệ, tốc độ tăng trưởng GDP giai
đoạn 2011-2019 (6,08%) thấp hơn so với mức trung bình giai đoạn 2006-2010 (6,32%) đồng thời không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% như kế hoạch. Bước vào giai đoạn 2011-2019, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chỉ hồi phục nhẹ vào năm 2010 rồi lại tiếp tục suy giảm liên tục ở hai năm tiếp theo: tăng trưởng kinh tế giảm từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã lắng xuống, cùng với sự nỗ lực điều hành chính sách nền kinh tế Việt Nam dần dần được phục hồi. Từ năm 2013 cho đến nay, kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên so với năm trước. Trong đó phải kể đến mức tăng trưởng đột phá vào năm 2017 -2019. Theo số liệu công bố của tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mức kế hoạch đặt ra (kế hoạch là 6,7%) và cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011-2016 . Đạt được kết quả này là nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của ngành xây dựng và ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng tăng 8%, cao hơn mức tăng 7,57% của năm trước, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, cao hơn mức 1,36% của năm 2016, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Quy mô GDP giá hiện hành đạt gần 5.006 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 53,4 triệu đồng, tương đương 2.389 USD, tăng 174 USD so với năm 2016. Kết quả này là minh chứng cho việc điều hành kinh tế vĩ mô của Ch nh phủ đi đúng hướng trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: ở nhiều quốc gia khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng hơn, có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn để giành ảnh hưởng trong khu vực của các nước lớn.
Vốn đầu tư công của Việt Nam có mức tăng đều qua các năm. Theo đó, tổng vốn đầu tư công của Việt Nam đã tăng từ 20.701 tỷ đồng năm 1995 lên 460.942 tỷ đồng năm 2019 (giá so sánh 2010).
Trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay, vốn đầu tư công của Việt Nam mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng đã có xu hướng
giảm đáng kể từ 45,4% trung bình giai đoạn 1996-2000 xuống còn 34,7% trung bình giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh, từ 54,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2000 lên 65.3% giai đoạn 2011-2015. Đối với khu vực tư nhân, tỷ trọng của đầu tư tư nhân trong nước tăng nhanh hơn từ 32,6% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1996-2000 lên 42,7% giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện vẫn duy trì ở mức 22,6% tổng vốn đầu tư xã hội.
Bảng 2. 1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ n 1995 -2020
1996-2000 | 2001-2005 | 2006-2010 | 2011-2015 | 2016-2020 | |
Đầu tư công | 45,4% | 44,3% | 31,8% | 34,7% | 33,1% |
Đầu tư tư nhân trong nước | 32,6% | 39,7% | 43,6% | 42,7% | 41,8% |
Khu vực có vốn FDI | 22,0% | 16,0% | 24,6% | 22,6% | 25,1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Đầu Tư C Ng, T Ng Trưởng Kinh Tế Và Lạm Phát Tại Việt Nam Giai Đoạn 1995 – 2019
- Cơ Cấu Vốn Đtpt Toàn Xã Hội Giá Hiện Hành Phân Theo Thành Phần Inh Tế Gđ 1995 – 2019
- Cơ Cấu Đầu Tư C Ng Theo Nhó Ngành
- Hệ Số Icor Và Trưởng Inh Tế Việt Na Giai Đoạn 1995 – 2019
- Tác Động Của Của Đầu Tư C Ng Đến Lạ Phát Giai Đoạn 1995-2019
- Mô Hình Ki M Địn Tác Động Củ Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Và Lạm Phát Của Luận Án
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán từ số li u của Tổng c c Thống kê.
Tỉ lệ vốn đầu tư công/GDP của Việt Nam biến động khá nhiều trong giai đoạn 1995-2019, cao nhất là 15,71% GDP vào năm 2009. Trong giai đoạn 2011- 2018, tỷ lệ đầu tư công/GDP khá ổn định ở mức khoảng 13%, sau đó tiếp tục giảm xuống 12,33% vào năm 2019.
Hình 2.9: Tỉ lệ vốn đầu tư c ng/GDP của Việt Nam
Nguồn: Tính toán theo s liệu của Tổng cục Th ng kê
So sánh với các nước phát triển và đang phát triển khác, tỷ lệ vốn đầu tư công/GDP của Việt Nam có xu hướng cao hơn. Vốn đầu tư công tại các nước phát triển khác chỉ ở mức dưới 5% GDP, các nền kinh tế đang nổi khác ở mức 10% GDP những năm 80, nhưng hiện giảm xuống chỉ còn khoảng 7-8%. Trong khi đó, tỷ lệ vốn đầu tư công/GDP của Việt Nam hiện vẫn ở mức khoảng 13% GDP.
Hình 2.10: Xu hướng biến đổi tỷ lệ vốn đầu tư c ng/GDP tại các nhóm nền kinh tế theo thời gian (%)
Nguồn: IMF (2014)
Tỷ lệ đầu tư công/tổng vốn đầu tư tại Việt Nam giảm dần là do trong quá trình chuyển đổi từ nền nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường, vai trò và qui mô của đầu tư tư nhân ngày càng tăng cả về qui mô và tỷ trọng. Kinh tế tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh hơn đầu tư công, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng đầu tư toàn xã hội.
Tỷ lệ đầu tư công/GDP của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực do nhiều yếu tố: nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống CSHT rất lớn, và Chính phủ luôn đặt ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong chính sách phát triển kinh tế; Việt Nam đang trong thời gian được hưởng quy chế vay vốn ưu đãi hỗ trợ phát triển của các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế, chính phủ Việt Nam có ch nh sách ưu tiên phát triển CSHT, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, cung cấp điện và nâng cấp đô thị. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010
là năm vốn ODA cam kết đạt mức kỷ lục, lên đến 8 tỷ USD, những năm gần đây dù có giảm nhưng vẫn đạt mức 4,5-5,0 tỷ USD/năm, do Việt Nam đã được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đầu tư công/GDP của Việt Nam lớn hơn còn do kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa đầu tư nhiều vào kết cấu hạ tầng. Khu vực tư nhân trong nước mặc dù đã có những bước phát triển nhanh nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ, với hơn 90% số doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều khả năng tham gia xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội đòi hỏi số lượng vốn lớn, kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn dài. Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ chế chính sách hiện nay chưa đủ hấp dẫn để thu hút khu vực này vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Mặc dù quy mô đầu tư công tại Việt Nam khá lớn so với qui mô nền kinh tế, và so với quy mô đầu tư tư nhân, nhưng theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư công tại Việt Nam trong những năm qua chỉ đáp ứng nhu cầu khoảng 1/3 về số lượng dự án và 1/2 về vốn đầu tư (chỉ tính nhu cầu tổng hợp từ các bộ ngành và địa phương). Tuy nhiên, khi so sánh với nhiều quốc gia, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Bảng 2. 2: Tốc độ t ng trưởng của Việt Na và các nước trong hu vực Đ ng Na Á (%)
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2019 | |
Campuchia | 7,07 | 7,31 | 7,43 | 6,97 | 7,20 | 7 | 6,8 | 7,0 |
Lào | 8,04 | 7,90 | 7,97 | 7,41 | 7,31 | 7 | 6,7 | 6,5 |
Malaysia | 5,19 | 5,64 | 4,75 | 6,02 | 4,80 | 4,2 | 5,9 | 4,9 |
Philippines | 3,66 | 6,80 | 7,18 | 6,10 | 6,71 | 6,9 | 6,7 | 6,7 |
Myanmar | 5,9 | 7,3 | 5,4 | 6,6 | 6,8 | 7,3 | 6,8 | 6,3 |
Singapore | 6,2 | 3,4 | 4,4 | 2,9 | 3,0 | 2 | 3,5 | 1,0 |
Việt Nam | 6,24 | 5,25 | 5,42 | 5,98 | 6,68 | 6,21 | 6,81 | 7,02 |
guồn: IMF Word Economic Outlook (WEO) Năm 2019 tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế Đông Nam Á, cao hơn Singapore và Malaysia
và ngang bằng so với các nước có cùng trình độ ( Campuchia, Lào, Philippines, Myanmar). Tốc độ GDP năm 2019 tại các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng nhưng cũng có sự khác biệt.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia bứt phá lên 7,0% năm 2019 là do đẩy mạnh nhu cầu tư nhân trong nước và xuất khẩu.
- Tăng trưởng kinh tế Philippines năm 2017-2019 tuy có sự giảm nhẹ so với năm 2016 (từ 6,9% xuống 6,7%) do việc đầu tư vào tài sản cố định tăng chậm lại nhưng Phipippines vẫn tiếp tục là một trong những nước dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.
- Năm 2017 nền kinh tế Singapore có những bước đột phá đáng kể, mức tăng trưởng đạt 3,5% (cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây). Đạt được kết quả trên là nhờ có sự tăng trưởng vượt bậc của ngành sản xuất hỗ trợ cho nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dự kiến.
- Singapore có nền kinh tế thị trường phát triển cao, được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan, Singapore là 1 trong 4 hổ kinh tế của châu Á. Nền kinh tế Singapore dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% GDP). Một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi; là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, do sức ép từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - 2 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore - một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh, vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2019 chỉ đạt 1%.
Nhờ tình hình kinh tế trong nước và bên ngoài thuận lợi, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thập kỷ qua, đạt 7,2% vào năm 2019. Như vậy, có thể thấy kinh tế Việt Nam phục hồi khá nhanh so với các nền kinh tế có cùng trình độ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đầu tư là một yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Trong đó phải kể đến tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nhà nước, đây là nguồn vốn có tác dụng định hướng và khơi thông, thu hút các nguồn vốn khác tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.