Bảng Chi Tiêu Đầu Tư C Ng Của Singapore Từ 2006-2018


Khi Chính phủ gia tăng đầu tư và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, sẽ làm tăng tổng cầu. Việc duy trì liên tục chi tiêu công ở mức cao dẫn đến tăng mức giá, gây ra lạm phát. Đầu tiên, bội chi NSNN tăng dần theo thời gian do liên tục tăng chi tiêu công cao. Tăng chi NSNN để kích cầu tiêu dùng, kích th ch đầu tư và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Đồng thời, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao. Khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây ra nguy cơ lạm phát tăng.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghi m từ Singapore

1.4.1.1. Diễn biến đầu tư công tại Singapore

Chi ph đầu tư công của Singapore tăng dần qua các năm. Năm 2006 chi ph đầu tư công của Singapore chỉ 23.924,6 triệu SGD, con số vượt gấp đôi sau 10 năm và đạt 59.683,7 triệu SGD (năm 2018). Trung bình tăng khoảng 2 triệu SGD/năm giai đoạn 2007-2011, sau đó tăng mạnh 3-5 triệu SGD/năm giai đoạn 2014-2018. Đầu tư công tại Singapore tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 7,2%/năm.

Bảng 1.2: Bảng chi tiêu đầu tư c ng của Singapore từ 2006-2018



Năm

Đầu Tư Công (triệu SGD)

Chênh lệch năm sau so với năm

trước (triệu SGD)

Chỉ số phát triển(%)

2006

23.924,6

-

-

2007

25.952,1

2.027,5

108,5

2008

28.733,6

2.781,5

110,7

2009

30.908,9

2.175,3

107,6

2010

33.270,1

2.361,2

107,6

2011

35.150,0

1.879,9

105,7

2012

36.420,8

1.270,8

103,6

2013

39.724,9

3.304,1

109,1

2014

42.685,2

2.960,3

107,5

2015

48.090,4

5.405,2

112,7

2016

52.128,9

4.038,5

108,4

2017

55.313,9

3.185,0

106,1

2018

59.683,7

4.369,8

107,9

TTBQ/n

7,2%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nguồn: Department of statistics Singapore, 2019


Bảng 1.3: Danh mục đầu tư c ng của Singapore qua các n , triệu SGD


Năm

Tổng đầu tư

công

Phát triển

xã hội

An ninh và

đối ngoại

Phát triển

kinh tế

Quản lý

công

2006

23.924,6

10.519,9

11.540,3

984,0

880,4

2007

25.952,1

11.474,6

12.399,5

1.110,5

967,4

2008

28.733,6

13.200,2

13.219,3

1.283,6

1.030,5

2009

30.908,9

14.714,2

13.522,5

1.564,8

1.107,4

2010

33.270,1

16.458,9

13.919,8

1.666,3

1.225,1

2011

35.150,0

18.056,3

14.088,0

1.674,6

1.331,1

2012

36.420,8

18.495,6

14.677,6

1.869,8

1.377,8

2013

39.724,9

20.943,2

15.233,3

2.027,3

1.521,1

2014

42.685,2

22.611,8

16.289,7

2.223,7

1.560,0

2015

48.090,4

26.258,2

17.495,4

2.631,8

1.704,6

2016

52.128,9

28.939,5

18.372,2

2.997,7

1.819,4

2017

54.652,81

30.488,01

19.119,11

3.147,27

1.898,41

2018

58.163,15

32.755,79

20.002,85

3.407,21

1.997,29

Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018

Chi đầu tư công của Singapore bao gồm 4 lĩnh vực chính: phát triển xã hội, anh ninh và đối ngoại, phát triển kinh tế và quản lý công. Trong đó, tập trung chủ yếu hơn 90% đầu tư công chi cho phát triển xã hội và an ninh đối ngoại. Cụ thể, chi cho phát triển xã hội chiếm bình quân 47,7%; an ninh và đối ngoại 43,1%; phát triển kinh tế 5,5% và quản lý công 3,8% (bảng 1.3; hình 1.6 và 1.7).

Cụ thể các khoản chi đầu tư công phân theo ngành nghề được Chính phủ Singapore tập trung nhiều nhất đó là giáo dục chiếm khoảng 25,4%, an ninh quốc phòng 22,65%, sức khỏe 15,73%, còn lại là các khoản chi khác.


Hình 1. 4: Danh mục đầu tư công Singapore giai đoạn 2006-2018


Nguồn Department of statistics Singapore Hình 1 5 Các khoản chi tiêu công của Singapore 1

Nguồn: Department of statistics Singapore

Hình 1.5: Các khoản chi tiêu công của Singapore phân theo lĩnh vực


Nguồn Department of statistics Singapore 2018 Quốc phòng của Singapore luôn luôn 2

Nguồn: Department of statistics Singapore, 2018

Quốc phòng của Singapore luôn luôn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách. Tỷ trọng đầu tư luôn chiếm trung bình 22-23% tổng đầu tư công. Điều này đã tạo giúp cho Singapore trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về công nghiệp quốc phòng, đủ khả năng tự chủ phần lớn các trang thiết bị đủ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Các ông ty tư nhân cũng tham gia sâu vào ngành này và được nhà nước hỗ trợ. Đó là động lực giúp tăng năng lực cạnh tranh, và ustralia đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong nước.

Giáo dục và y tế của Singapore cũng đứng đầu Đông Nam Á, là mục tiêu


trọng điểm của chính phủ Singapore để phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Nền giáo dục của Singapore được đầu tư nhiều và có định hướng của nhà nước tập trung đào tạo các ngành mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin viễn thông. Đồng thời đây cũng là ngành dịch vụ có lợi thế của Singapore, giúp thu hút ngoại tệ khi cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho khu vực. Lĩnh vực y tế của Singapore cũng là thế mạnh, là nơi tập trung dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khu vực Đông nam Á nói chung và một số thị trường ở các châu lục khác.

1.4.1.2. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 2006 -2018

T ng trưởng kinh tế

Singapore là nước có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao, phần lớn nhờ môi trường kinh doanh cởi mở và không tham nhũng, ch nh sách tài ch nh và tiền tệ thận trọng và khung pháp lý minh bạch. Năm 2018 GDP của Singapore đạt 442.491,5 triệu SGD. Xét cả giai đoạn 2006 - 2018, GDP của Singapore tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,76%/năm (hình 1.3). Ch nh phủ Singapore đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách công nghiệp tích cực nhằm mục tiêu: khuyến kh ch tài khóa, tăng đầu tư công, phát triển các thành phần năng lực cạnh tranh để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Hình 1.6: GDP của Singapore qua các năm (theo giá so sánh năm 2010)


Nguồn World Bank 2019 Cơ cấu kinh tế của Singapore giai đoạn 2006 2018 phát triển 3

Nguồn: World Bank, 2019


Cơ cấu kinh tế của Singapore giai đoạn 2006 -2018 phát triển chủ yếu về Dịch vụ, còn lại là công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm hơn 70% GDP cả nước, lớn gấp 3 lần ngành công nghiệp (chiếm 24,8% GDP); còn ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 0,03% năm GDP năm 2018 do Singapore không có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp.

Bảng 1.4 Cơ cấu GDP của Singapore giai đoạn 2006-2018, Đvt: %


Cơ cấu GDP

theo ngành

2006

2010

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nông nghiệp

0,06

0,04

0,04

0,04

0,03

0,03

0,03

0,03

Công nghiệp

32,36

27,63

24,58

25,42

25,74

25,29

24,78

26,64

Dịch vụ

67,58

72,33

75,38

74,54

74,22

74,68

75,19

73,33

Nguồn: World Bank, 2019

Hình 1. 7: Cơ cấu kinh tế Singapore 2018


Nguồn World Bank 2019 Singapore là nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên 4

Nguồn: World Bank, 2019

Singapore là nước không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nên nhập khẩu chủ yếu thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng, thuốc, máy móc và thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước. Nhưng ngược lại, Singapore vẫn là nước xuất siêu nhờ vào xuất khẩu máy móc và thiết bị (gồm cả đồ điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, dầu mỏ. Ngành công nghiệp của Singapore chủ yếu nhập nguyên liệu thô để chế biến và sau đó xuất khẩu cho thị trường khu vực và quốc tế.


Singapore có thế mạnh dịch vụ về cảng biển, tài chính, bảo hiểm, là trung tâm giao dịch hàng hóa: nông nghiệp, hàng công nghiệp trong khu vực. Hiện nay, Singapore được xem là trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á, là cửa khẩu của các tuyến đường biển quan trọng qua eo biển Malacca. Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á và Đông Á. Đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá. Các hàng hóa giao thương qua eo biển này chủ yếu cung cấp cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển này. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của ba nước trên phải đi qua đây. Singapore có cảng biển hiện đại nhất châu Á và nằm trong top các cảng biển hàng đầu thế giới.

Lạm phát

Hình 1. 8: Tỷ lệ lạm phát của Singapore (theo giá so sánh n 2010)


Nguồn The global economy 2019 Giai đoạn 2006 2018 chỉ số giá trong nước có xu 5

Nguồn: The global economy, 2019

Giai đoạn 2006-2018, chỉ số giá trong nước có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng, tỷ lệ lạm phát của Singapore thấp luôn ổn định với tỷ lệ lạm phát bình


quân khoảng 2,2%, tác động tốt đến nền kinh tế. Đây là do sự quản lý hiệu quả của chính phủ Singapore.

Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chi ph đầu sản xuất đầu vào tăng cao do Singapore phụ thuộc nhập khẩu. Đồng thời chi ph đi lại và nhà ở cũng tăng cao dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 tăng vọt hơn 4 điểm so với năm 2007, tương đương mức lạm phát 6,63%. Tuy nhiên giai đoạn từ 2012-2018, giá cả đi vào ổn định, giảm phát bắt đầu xảy ra vào năm 2015 (- 0,52%) và 2016 (-0.53%), và dần cải thiện vào các năm sau.

1.4.1.3. T c động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Singapore

Tác động của đầu tư c ng đến t ng trưởng kinh tế tại Singapore Hình 1.9: Đầu tư c ng và t ng trưởng kinh tế của Singapore

Nguồn The global economy 2019 Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế thực sự 6

Nguồn: The global economy, 2019

Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế thực sự có mối quan hệ lâu dài ở các nước châu Á đặc biệt là Singapore. Cuối cùng, có quan hệ nhân quả từ tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng chính phủ và ngược lại phù hợp với lý thuyết của Keynes và luật Wagner. Do đó, Singapore đã tăng cường sự tham gia của chính phủ để tăng cường tăng trưởng kinh tế.

Theo Mukul và cộng sự (2015), khả năng của Singapore duy trì tính nhất


quán giữa chiến lược tăng trưởng của quốc gia thông qua việc sử dụng các biện pháp rất linh hoạt và thực tiễn quản lý tài chính công (PFM) là một thành tựu quan trọng, đã đem lại hiệu suất mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua.

Singapore tập trung vào chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên điểm đến, nhấn mạnh đến t ch lũy vốn, thu hút các công ty nước ngoài, và lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao. Nhưng do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ ngày càng tăng, chiến lược tăng trưởng này đòi hỏi một lượng lớn lao động nước ngoài, do đó tiền lương trong nước bị siết chặt (Hui, 2013). Năm 2014, công dân Singapore chiếm 61,1% tổng dân số, với người thường trú là 9,6% và lao động nước ngoài chiếm 29,3% (Cục Thống kê, 2015b). Dòng nhân lực nước ngoài có lợi cho Singapore về kinh tế và tài khóa, nhưng đã đặt ra những thách thức xã hội. Chính vì vậy, đầu tư công của chính phủ đã phải ưu tiên chi nhiều nhất cho lĩnh vực phát triển xã hội. Những thách thức này sẽ trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi phải tăng cường về quản lý chính trị khi tỷ lệ người nước ngoài trong dân số tăng (Yeoh và Lin, 2012). Chính phủ Singapore duy trì sự hiện diện đáng kể trong nền kinh tế bằng sự tham gia trực tiếp, kế hoạch do nhà nước lãnh đạo và sử dụng các chính sách can thiệp (Huff, 1995, 1999).

Singapore đã thực hiện tốt vai trò của nguồn vốn đầu tư công khi chi tiêu công được thực hiện phù hợp với chiến lược tăng trưởng của quốc gia. Chẳng hạn bằng cách cung cấp các tiện ích công cộng bổ sung như điện, nhà ở, nước, giao thông, v.v. mà các doanh nghiệp cần, và bằng cách tạo ra thặng dư tài ch nh. Những điều này giúp tạo niềm tin trong quản lý khu vực công đối với các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài là động lực chính của chiến lược tăng trưởng mà Singapore theo đuổi. Sau đó, doanh thu của khu vực công từ thuế và các nguồn khác tăng tương ứng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022