Tác Động Của Đầu Tư Đến Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế


Do đó, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rò ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.

Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.

Sự khác nhau giữa lý thuyết gia tốc đầu tư và lý thuyết này dẫn đến việc thực thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lý thyết gia tốc đầu tư chính sách tài khoá mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghệp không có tác dụng kích thích đầu tư. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khoá mở rộng không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thyết này.


5. Lý thuyết q về đầu tư

Theo lý thuyết này, vốn đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số q, trong đó hệ số q là hệ số phản ánh giá trị thị trường của vốn đầu tư với chi phí vật chất cho công cuộc đầu tư.


Nói cách khác:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

q MP

RC

Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 3


Trong đó: MP: giá trị thị trường của tư bản lắp đặt


RC: chi phí thay thế tư bản lắp đặt


Với lý thuyết này, chính sách tài chính tiền tệ sẽ có ảnh hưởng lớn đầu tư. Chẳng hạn, nếu lãi suất giảm, giá trị của chứng khoán sẽ tăng (vì giá của trái phiếu và lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch). Giá trị thị trường của các chứng khoán của doanh nghiệp tăng sẽ làm cho q tăng, từ đó làm tăng vốn đầu tư.


Sự thay đổi về thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng làm cho q thay đổi. Nếu

thuế thu nhập giảm, q sẽ tăng, và từ đó làm tăng vốn đầu tư.


Quy tắc đánh giá: q>1: nên đầu tư

q≤ 1: không nên đầu tư


6. Lý thuyết tân cổ điển

Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng

thông qua hàm sản xuất.

Hàm sản xuất Cobb - Douglas:

- Là hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào như

vốn, lao động, …

- Hàm có dạng:

Y = AertLαK1-α

Trong đó:

Y: sản lượng L: số lao động K: lượng vốn

Aert: năng suất toàn bộ nhân tố (đặc trưng cho công nghệ)

t : là thời gian

α,1-α : là các hệ số co giãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn


Trong trường hợp nền kinh tế (thị trường) ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo thì α,

1-α có thể được xem là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động vào sản lượng.

Từ hàm sản xuất Cobb - Douglas trên đây ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng

của sản lượng như sau:


Trong đó:

g = r + αh + (1-α) n


g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng.

h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn.

n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động

Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với

tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động.

Trong một nền kinh tế, ở “thời đại hoàng kim” có sự cân bằng trong tăng trưởng

của các yếu tố sản lượng, vốn và lao động.

Gọi đầu tư ròng là ∆I và ∆I = ∆K

∆K = S = s*Y suy ra ∆K = s*Y

Chia cả 2 vế cho K, ta được:

K

s *Y


Hoặc

h s Y

K K K

Y

Khi h không đổi, s không đổi thì


tỷ lệ như h và K.

Khi đó: g = r + αg + (1-α)n Suy ra: g – αg = r + (1-α )n

(1 - α)g = r +(1-α )n

K cũng không đổi và Y phải tăng trưởng cùng


Hay g =

r

1+ n

Từ đó ta thấy tỷ lệ tăng trưởng trong “thời đại hoàng kim” g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động.

Những nội dung mới của mô hình tân cổ điển:


- Trong mô hình tân cổ điển các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỉ lệ nhất định về lao động và vốn. Họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và trong quá trình sản xuất, có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.

- Từ quan điểm trên đây, các nhà linh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm “Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất; còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là “Sự phát triển kinh tế theo chiều rộng”.

- Các nhà kinh tế tân cổ điển còn cho rằng, tiến bộ kĩ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một khía cạnh đáng chú ý về xu hướng thay đổi trong kĩ thuật là đa số các sang chế đều có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công.


7. Mô hình Harrod – Domar

7.1 Sự ra đời của mô hình

Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.

Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một

nghành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.

7.2 Nội dung của mô hình Harrod-Domar

- Mô hình Harrod-Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế

với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.

- Giả định:

+ Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động.


+ Sản xuất tỉ lệ với khối lượng máy móc.

Sản lượng năm t: Y


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

g Y

Y t

Sản lượng gia tăng trong kì Y

Tổng tiết kiệm trong năm S


Tỷ lệ tiết kiệm/GDP

s S

Y t

Hệ số gia tăng vốn so với sản lượng ICOR

Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Tính hệ số này dựa trên các giả định chủ yếu sau:

- Nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới sản lượng tiềm năng. Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa cần phải đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.

- Công nghệ không đổi, sự kết hợp giữa vốn và lao động được thực hiện theo một

hệ số cố định.

Hệ số ICOR (k) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó được xác định

theo công thức:


Trong đó:

K là mức thay đổi vốn sản xuất

k =K

Y

(K = Kt – Kt-1)

Y là mức thay đổi về kết quả sản xuất và Y = Yt – Yt-1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t - 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu.

Ý nghĩa của k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác, k là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất. Ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang


phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên. Tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng, và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng. Điều này được giải thích bằng quy luật lợi ích cận biên giảm dần theo quy mô.

- Từ công thức:

ICOR K

Y


Nếu K I , ta có

ICOR I

Y

- Ta lại có: I = S = s*Y. Thay vào công thức tính ICOR, ta có:

ICOR K

Y

s *Y

Y


từ đây suy ra:


Y

s *Y ICOR


Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kỉnh tế:


Cuối cùng ta có:

g Y

Y


g

s *Y : Y ICOR


s

ICOR


- Theo Harrod-Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỉ lệ tích lũy để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi.

- Mô hình thể hiện S là nguồn gốc của I, đầu tư làm tăng vốn sản xuất ( K ), gia

tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm gia tăng Y .


II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


1. Tác động của đầu tư đến quy mô tăng trưởng

1.1 Tác động của đầu tư đến tổng cung – tổng cầu

1.1.1 Tác động đến tổng cung

Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu của cung trong nước là một hàm các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…


Theo Adam Smith thì vốn đầu tư chính là yếu tố quyết định đến số lao động hữu dụng. Việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng và chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất. Như vậy, từ đầu thế kỷ 18, A.Smith đã bắt đầu đề cập đến vai trò của vốn đến sản xuất.


Tới thế kỷ 19, K.Marx đã đề cập đến vốn như là một trong bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất gồm đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật.


Kế thừa những tư tưởng trên, các nhà kinh tế tân cổ điển tiêu biểu là Cobb và

Douglas đã phân tích rò vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất:

Y = A.ert.Kα.N(1-α)

Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không thay đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.

1.1.2 Tác động đến tổng cầu:

Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.


Theo Keynes, tổng sản lượng (cũng là tổng thu nhập) của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu chính là: chi tiêu dùng của hộ gia


đình, chi tiêu cho đầu tư, mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ

và chi tiêu ròng của các nền kinh tế bên ngoài đối với các sản phẩm nội địa.

AD = C + I + G + X – M


Như vậy, gia tăng đầu tư (I) sẽ làm cho tổng cầu (AD) tăng trong điều kiện các

yếu tố khác không đổi.


Thông qua lý thuyết về số nhân đầu tư, Keynes đã giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến gia tăng sản lượng.

Lý thuyết số nhân đầu tư cho biết khi đầu tư tăng một đơn vị thì sản lượng tăng k đơn vị (k >1). Thực tế, việc gia tăng đầu tư sẽ dẫn đến gia tăng các yếu tố về tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu...) và quy mô lao động. Do vậy làm tăng tiêu dùng, tăng giá bán sản phẩm, tăng việc làm cho công nhân, từ đó làm tăng sản lượng hàng hóa tiêu dùng.


Thêm vào đó, lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh mức đầu tư thuần sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi quy mô sản lượng hay nói cách khác, đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của sản lượng đầu ra.

Theo lý thuyết này, trong điều kiện lãi suất về giá các sản phẩm đầu ra không thay đổi, sẽ có sự tồn tại mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và quy mô vốn cần thiết đề sản xuất ra khối lượng sản phẩm đó.


Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.

2.2 Tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022