Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Và Thực Hiện Công Bằng Xã Hội Ở Việt Nam Từ Năm 1986 Đến Nay

Đại hội VI của Đảng lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “chính sách xã hội”, đặt đúng vị trí và vai trò của chính sách xã hội: “chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người; điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc”.

Tuy nhiên, phải đến năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, được Đại hội VII của Đảng thông qua, vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội mới được đặt trong nội dung, phương hướng của chính sách xã hội. Cương lĩnh ghi rò: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH

Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân; kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cấu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, và nâng cao thể chất”.

Văn kiện Đại hội VII đã nhấn mạnh thêm: “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là tiền đề và là cơ sở và là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”.

Đại hội VIII đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức lý luận và chỉ đạo thực tiễn về tăng trưởng kinh tế kết hợp với thực hiện công bằng xã hội được thể hiện rò trong 5 quan điểm để hoạch định hệ thống chính sách xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc

tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách tiết kiệm hợp lý, bảo đảm quyền lợi của người lao động.

- Khuyến khích làm giầu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư.

- Phát huy truyền thống tốt đẹp “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, nhân hậu thủy trung.

- Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.

Tiếp tục tinh thần ấy, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội được nêu rò: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là: đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta thành nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh - quốc phòng” . Đại hội cũng tiếp tục khẳng định mục tiêu: “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH.”

Đại hội Đảng lần thứ X, đã nêu rò mục tiêu, phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là : “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Đại hội tiếp tục khẳng định: “ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục… giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.”‌


2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

2.2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế

2.2.1.1. Những thành tựu đạt được

- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người:

Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định. Nếu như ở thời kỳ trước đổi mới từ 1976 - 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 2% thì sau khi đổi mới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm được ghi nhận là 4,5% trong giai đoạn 1986 - 1990, 8,4% trong giai đoạn 1991-1997, và vẫn đạt tới 7,23% trong giai đoạn 1998-2008 cho dù nền kinh tế phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á, dịch bệnh SART, thiên tai... Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngang bằng với Hàn Quốc và chỉ sau Trung Quốc.

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới



tốc độ(%)



Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%)


10


9,5 9,3


8


6


4


6,5 6

4,6 5,1

3,4

8,6 8,1 8,8 8,2 8,8

6,7 7

5,8

4,8

7,8 8,4 8,2 8,5

7,3

6,23

2

2,7



0





1986 1987 1988 1989 1990 1991

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

2003 2004 2005 2006 2007 2008


Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 6


năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá của Việt Nam những năm vừa qua là do các ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.

Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

GDP

8,15

5,76

4,77

6,79

6,89

7,08

7,34

7,79

8,44

8,17

8,44

NLTS

4,33

3,53

5,53

4,63

2,89

4,17

3,62

4,36

4,02

3,3

3,0

CNXD

12,62

8,33

7,68

10,07

10,39

9,48

10,48

10,22

10,69

10,37

10,4

DV

7,14

5,08

2,25

5,32

6,10

6,54

6,45

7,26

8,48

8,29

8,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Liên hợp quốc thì GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam năm 2005 là 631 USD, tốc độ tăng trưởng GDP trên đều người ở Việt Nam khoảng 5,9%/năm trong giai đoạn 1990 - 2005 [37,284]. Năm 2007 thì GDP bình quân đầu người đạt 835 USD. Theo Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ tư, Quốc Hội khóa XII (tháng 10-11/2008) thì Việt Nam có thể đạt GDP/người năm 2008 là từ 1050 - 1100 USD

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình qua các giai đoạn (%)


9


8

8.2

toc do trung binh

7.86

7

6.96

6

6.025

5

4.46

4


3


2


1


0

1986-1990

1991-1995

1996-2000

2001-2005

2007-Quý I/2008


Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Về cơ cấu kinh tế:

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu ngành kinh tế nước ta trong những năm qua đã có bước chuyển dịch tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng tăng. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba ngành (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông - lâm

- ngư nghiệp trong GDP đã giảm đều đặn và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng.

Tỷ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP giảm từ 38,06% năm 1986 xuống còn 27,76% năm 1996, 22,24 năm 2003, 20,36% năm 2006 và 20,30%

năm 2007; còn tỷ trọng đóng góp trong GDP của công nghiệp - xây dựng tăngGiai đoạn

lên, từ 28,88% năm 1986 lên 29,73% năm 1996 và 41,5% năm 2006, 41,58% vào năm 2007. Tương tự như công nghiệp - xây dựng thì tỷ trọng đóng góp trong GDP của dịch vụ cũng tăng lên rất nhanh từ 33,06% năm 1976 lên 42,51% năm 1996,37,99% vào năm 2003, 38,08% năm 2006 và 38,12% vào năm 2007.


100%


80%


60%


40%


20%


0%

Biều đồ 3: Tỷ trọng các ngành trong GDP (%)



DÞch vô

C«ng nghiÖp vµ x©y dùng N«ng - L©m - Ng• nghiÖp


1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong những năm gần đây xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế biến đổi theo sự dịch chuyển của hai nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản và công nghiệp - xây dựng. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (thuỷ sản) đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống còn 20,30% năm 2007 và tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,37% năm 2000 lên 41,58% năm 2007. Trong đó khu vực dịch vụ vẫn dao động ở mức 38-39% (theo giá hiện hành). Xét chúng trong giai đoạn 2001-2005, và 2006 đến nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực không mạnh như trong giai đoạn 10 năm 1990 - 2000.

Trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp thì cơ cấu biến đổi chủ yếu theo sự dịch chuyển giữa hai nhóm ngành là nông nghiệp và thuỷ sản. Xét theo giá hiện hành, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành ngư nghiệp trong giá trị tăng thêm của toàn khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng từ 16,1% năm 2001 lên 18,49% năm 2005. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 78,55% năm 2001 xuống 75,77%

năm 2005. Trong khi đó, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp ít thay đổi chỉ tăng từ 5,47% năm 2001 lên 5,74% năm 2005.

Nhìn chung ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành này ngày càng giảm theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại,nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình của nông, lâm, ngư nghiệp từ năm 1990 đến năm 2006 là 5,7%/năm (tính theo giá so sánh năm 1994), tốc độ giá trị xuất khẩu của nông, lâm, thuỷ sản là khoảng 9,5%/năm; đặc biệt là giá trị xuất khẩu của thuỷ sản, tăng bình quân hơn 14,6%. Sản lượng lương thực liên tục tăng trưởng cao (lúa và ngô).Sản lượng lúa và ngô tăng từ 19.225,1 nghìn tấn và 671 nghìn tấn năm 1990 lên 32.529,5 nghìn tấn và 2.005,9 nghìn tấn năm 2000 và 35.826,8 nghìn tấn và 38.19,4 nghìn tấn năm 2006. Riêng năm 2007 sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006; sản lượng ngô là 4,11 triệu tấn, tăng 8,2% so với năm 2006.

Sản lượng nhiều cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc, đậu tương đều tăng so với năm trước, do tăng cả diện tích và năng suất. Sản lượng hầu hết những cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều chè đều tăng từ 8,3% đến 14,4% năm 2007 so với năm 2006 do mở rộng diện tích và tăng năng suất.

Chăn nuôi gia súc gia cầm tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng không cao và không đồng đều giữa các địa phương. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/08/2007 cả nước có gần 3 triệu con trâu, tăng 2,6% so với năm 2006; 6,7 triệu con bò, tăng 3,3%; 226 triệu con gia cầm; tăng 5,3%.

Diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước đạt 194,7 nghìn ha, khoang nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích riêng của cả nước năm 2007 ước đạt gần 12.85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007.

Sản lượng thuỷ sản cả nước năm 2007 ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%.

Trong khu vực công nghiệp, xét theo giá hiện hành, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm của cả khu vực công nghiệp tăng không đáng kể, từ 59,16% năm 2000 lên 59,71% năm 2005[12,16]. Tuy nhiên, xét theo giá cả năm 1994, tỷ trọng này tăng từ 67,52% năm 2000 lên đến 72,54% năm 2005. Điều này cho thấy, trong những năm qua đã có sự biến đổi lớn về giá giữa các nhóm hàng khác nhau trong nội bộ ngành công nghiệp. Giá của nhóm hàng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm, trong khi đó giá của ngành công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước tăng lên đáng kể. Cụ thể tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị gia tăng của công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 50,5% năm 2000 lên 51%/năm 2005; tỷ trọng các ngành khai thác giảm từ 26,3% xuống còn 25%; tỷ trọng các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước giảm từ 8,6% xuống 8,4%; tỷ trọng ngành xây dựng tăng từ 14,6% lên 15,8%.

Ngành công nghiệp và xây dựng từ năm 1988 đến nay cũng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt trung bình 9,4% năm trong giai đoạn 1986 - 2005. Từ năm 1991 đến nay tốc độ tăng trung bình luôn đạt trên 10%. Riêng năm 2007, sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 tăng 17,1% so với năm 2006

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành công nghiệp thì công nghiệp khai thác tăng từ 13919,7 tỷ đồng năm 1995 lên 27334,6 tỷ đồng năm 2000 và 38848,9 tỷ đồng năm 2006; giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng từ 83260,5 tỷ đồng năm 1995 lên 158097,9 tỷ đồng năm 2000 và 420144,7 tỷ đồng năm 2006; giá trị ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng từ 6194,5 tỷ đồng năm 1995 lên 14703,4 năm 2000 và 28498,5 tỷ đồng năm 2006.

Ngành dịch vụ cũng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ từ năm 1986 đến năm 2005 là khoảng 6,7%, riêng trong giai đoạn 2000 - 2005 tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7%. Mặc dù trong cơ cấu kinh tế tỷ trọng của khu vực này có giảm từ 41,8% trong giai đoạn 1991 - 1995 xuống còn 38,2% trong giai đoạn 2000 - 2005. Nhưng trong tương lai chắc chắn khu vực này sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022