Bảng Thống Kê Các Giai Đoạn Thể Hiện Năng Lực Sáng Tạo Của Học Sinh


– Khi một nhóm lên báo cáo sản phẩm của DA, HS nhóm khác đều đưa ra các câu hỏi chất vấn xung quanh những thông tin chưa rõ hoặc biết rất rõ nhằm “gây khó” cho nhóm bạn. Với câu trả lời chưa hợp lí, chưa đầy đủ của MC nhóm, các thành viên khác tự đứng dậy bổ sung câu trả lời chất vấn gây không khí rất sôi nổi, thú vị, hoạt náo (nhưng chưa từng có trường hợp xảy ra cãi vã) trên tinh thần xây dựng, tôn trọng thành quả lao động của nhóm bạn.

Có nhiều nhóm sau khi báo cáo vài ngày vẫn tranh thủ hỏi ý kiến nhận xét của GV về nội dung cũng như hình thức của bài báo cáo.

Biểu hiện qua kết quả học tập: HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức những vấn đề mới và các em đạt kết quả học tập cao hơn so với cách học tập truyền thống, nhất là những HS bình thường có kết quả học tập môn Hoá học chưa cao. Bên cạnh sự chính xác của kiến thức, độ bền kiến thức là vấn đề chúng tôi quan tâm, bởi chỉ thực sự hiểu, HS mới nhớ lâu và bền vững, làm cơ sở cho việc vận dụng những kiến thức đó trong học tập và cuộc sống.

b) Đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học DA đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của HS trong học tập

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong học tập, chúng tôi đánh giá hiệu quả của quá trình học tập theo DA thông qua qua trình làm việc, thảo luận nhóm, qua phản hồi của HS, qua dữ liệu thực nghiệm, qua sổ theo


dõi DA và đặc biệt là qua sản phẩm cuối cùng của các nhóm. Chúng tôi có những nhận xét sau:

– Các em thể hiện đầy tính sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy: nội dung phong phú, màu sắc tươi sáng, ý tưởng độc đáo. Những lớp lần đầu tiên vẽ trong điều kiện ít thời gian cũng cố gắng tuy sơ lược nhưng cũng biết tô màu cho đẹp.


– Trong quá trình thảo luận nhóm, các em đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, đưa ra các giải pháp, công cụ mới đến thực hiện DA: sản phẩm DA trình bày dưới dạng nào, có thí nghiệm tại chỗ hay thí nghiệm ảo, quay video thí nghiệm thực hiện thật, có mẫu vật thật và sản phẩm thật không,... Có nhóm trình bày sản phẩm trộn xi măng cát đổ khuôn thành các hình con giống, đồ vật ngộ nghĩnh, sơn màu đẹp trở thành đồ trang trí. Có nhóm làm thí nghiệm thử trứng mới – cũ bằng nước muối. Nhóm trưng bày các mẫu vật làm từ nhựa PE, PVC gây ngạc nhiên. Có nhóm đóng kịch tuyên truyền việc đánh răng, hướng dẫn đánh răng đúng cách, đúng thời điểm,... Có nhóm sau khi trình bày DA, đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm luôn, thi ghép hình đúng thứ tự logic có liên quan đến nội dung DA,...



– Với các DA nhỏ và trung bình, chúng tôi không yêu cầu HS dựng video giới thiệu nhóm do thời gian ngắn, hoặc với GV và nhóm HS lần đầu tiên tiếp cận với DHTDA, hoặc ở các trường không có điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Trong video nhóm, HS chủ yếu nêu lí do chọn đề tài, giới thiệu thành viên, quá trình họp nhóm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Cũng như khi lập sơ đồ tư duy, đây là công việc thú vị, thể hiện ý tưởng sáng tạo, sự tích cực tham gia của mọi thành viên và hơn thế, khả năng ứng dụng CNTT được thể hiện rõ nét. Khi trình bày, các nhóm HS sôi nổi so sánh video nhóm và thậm chí đòi GV phải có phần thưởng cho video được bầu chọn là thú vị nhất. 65,57% HS các lớp đã làm video nhóm cho rằng video nhóm là cần thiết.

– Khi trình bày bằng PowerPoint, các em cũng thể hiện một sự sáng tạo cao. Đa số các nhóm không lấy nền có sẵn, mà tự tìm kiếm cho phù hợp nội dung DA, chèn thêm các hình ảnh, thể hiện nét riêng độc đáo của nhóm mình. Các nhóm sau khi quay clip xong còn tự chuyển sang movie khi trình chiếu. 55,48% HS chọn bước xây dựng sản phẩm là thể hiện năng lực sáng tạo nhất trong phần báo cáo kết quả sản phẩm DA.

Thu thập, xử lí thông tin và lập kế hoạch hoạt động là các giai đoạn được đa số HS chọn là thể hiện được năng lực sáng tạo cao nhất, thể hiện ở bảng 3.2 và đồ thị ở


hình 3.1. Tuy nhiên, trong số các lớp thực nghiệm, có lớp HS chưa tiến hành làm video nhóm nên chưa đánh giá cao phần năng lực sáng tạo ở giai đoạn này, nên có sự sắp xếp khác hẳn so với các lớp đã làm video nhóm. Kết quả qua việc xây dựng sơ đồ tư duy, lập kế hoạch thực hiện, thu thập thông tin cũng cho thấy đó chính những thành tố để xây dựng nên năng lực nhận thức của HS.

Bảng 3.2. Bảng thống kê các giai đoạn thể hiện năng lực sáng tạo của học sinh


Mức 5


Mức 4


Mức 3


Mức 2


Mức 1


0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00%

(Mức độ quan trọng giảm từ mức 1 đến 5)



Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Xây dựng sơ đồ tư duy

22,59%

16,77%

44,55%

19,15%

15,63%

Làm video nhóm

13,62%

11,18%

16,36%

36,17%

26,04%

Lập kế hoạch thực hiện

24,92%

26,09%

12,73%

7,45%

8,33%

Thu thập thông tin

25,58%

33,54%

15,45%

6,38%

3,13%

Báo cáo kết quả

13,29%

12,42%

10,91%

30,85%

46,88%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học phần hóa phi kim chương trình hóa học Trung học Phổ thông - 18


Báo cáo kết quả Thu thập thông tin

Lập kế hoạch thực hiện Làm video nhóm

Xây dựng bản đồ tư duy


Hình 3.1. Biểu đồ các giai đoạn thể hiện năng lực sáng tạo của học sinh

c) Đánh giá hiệu quả của DHTDA đối với việc tăng cường hứng thú đối với môn học Hoá học ở trường THPT

Chúng tôi tìm hiểu, phân tích những thông tin liên quan tới các ý kiến chỉ mức độ “bình thường” (mức độ 3) trong số 5 mức độ (rất không thích – không thích – bình thường – thích – rất thích) để rút kinh nghiệm cho các DA khác. Những phân tích cho thấy những HS này thường được điểm kém trong phiếu đánh giá cá nhân do trưởng nhóm và thư kí nhóm chấm. Nguyên nhân rất đa dạng: có trường hợp bản thân HS đó là trưởng nhóm, nhưng không thống nhất được ý kiến cả nhóm hoặc còn bất đồng với một số thành viên nhóm nên kết quả bài sản phẩm không như ý


(0,5%), hoặc có HS không thích DA đó (nhưng vì không nhóm nào nhận HS đó trừ 1 nhóm) nên không hứng thú với các làm DA (0,5%). Có trường hợp cha mẹ không ủng hộ cách học theo DHTDA, cho rằng không cần thiết cho thi cử nên không tạo điều kiện cho con em họp nhóm và tham gia hoạt động nhóm. Có nhóm chọn đề tài quá ít tư liệu, song lại không chia sẻ với GV dạy nên chán nản... Tuy vậy, những phản hồi từ các HS chọn mức độ “bình thường” này vẫn chỉ ra được nhiều lợi ích do các học DA mang lại.


Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh với DHTDA


Chúng tôi tổng hợp những lợi ích mà DHTDA áp dụng trong dạy học hoá học, kết quả cho thấy HS nêu rất nhiều ích lợi, trong đó có những lợi ích về nhóm kiến thức, nhóm kĩ năng và thái độ đúng như mong muốn của chúng tôi khi thực hiện thực nghiệm. Trong số nhóm kĩ năng và thái độ, có nhiều kĩ năng mềm và thái độ tích cực rất đáng phát huy. Nếu HS phát huy được trong học tập và cuộc sống, sẽ góp phần xây dựng được nhân sinh quan, thế giới quan khoa học đúng đắn, tình cảm bạn bè tốt đẹp, phong cách làm việc khoa học, cộng tác, phối hợp làm việc hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau:

Về kiến thức: 100% HS cho rằng kiến thức thu thập được là đúng mục đích DA. Với các DA nhỏ và trung bình, thường chỉ luyện tập cách lập nội dung chính của bản đồ tư duy và kiến thức thuần hoá học, HS không chỉ biết, hiểu và vận dụng được kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần có mà còn biết liên hệ thực tế và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức ngoài SGK cung cấp. Với các DA lớn thường đề tài liên môn, HS rất có hứng thú do được biết thêm nhiều kiến thức ngoài môn học, mà để hoàn thành DA, có khi phải hỏi thêm kiến thức của các GV dạy bộ môn khác môn Hoá học. Một điều đặc biệt là qua DA, có nhiều HS đã tìm ra sở thích và hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp tương lai, như có khả năng diễn xuất, đạo diễn, biên kịch (qua đóng vai trong video clip giới thiệu nhóm hoặc giới thiệu sản phẩm), thích


hướng dẫn du lịch, thích làm tranh cát, đồ gốm hoặc học mĩ thuật, muốn trở thành phóng viên, nhà báo, muốn làm IT giỏi, muốn thành GV dạy Hoá,... và muốn trở thành những người bảo vệ môi trường tích cực.

Về kĩ năng HS đã xây dựng được nhiều kĩ năng mà trước học tập theo DA HS 1

Về kĩ năng: HS đã xây dựng được nhiều kĩ năng mà trước học tập theo DA, HS xác định còn yếu hoặc không có, như các nhóm kĩ năng: Làm việc nhóm: 68,17%; Thu thập thông tin: 54,27%; Xử lí thông tin: 45,72%; Xây dựng bản đồ tư duy: 34,53%; Sử dụng CNTT&TT: 31,83%; Giao tiếp: 24,62%; Thuyết trình: 21,32%.

Về thái độ tích cực: HS tự đưa ra rất nhiều ý kiến, có thể tổng hợp như sau: Đã vui vẻ hoà đồng, hăng say tích cực làm việc: 69,07%; Đoàn kết hơn: 56,31%; Làm việc nghiêm túc hơn: 25,71%; Tích cực học hỏi: 14,20%; Biết chia sẻ ý kiến và thảo luận: 13,60%; Tinh thần đóng góp, phối hợp: 13,30%; Có trách nhiệm hơn: 12,10%; Tôn trọng ý kiến khác: 12,10%; Tự giác hoàn thành công việc: 11,80%; Kiên nhẫn hơn: 10,50%; Cẩn thận hơn: 10,20%; Tự tin: 9,20%; Biết bảo vệ ý kiến cá nhân: 6,30%; Khác (Chăm chỉ, trân trọng thành quả làm việc chung, yêu thích CNTT, ...): 3,67%. Các mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp đã tốt hơn rất nhiều so với trước là một tín hiệu rất đáng mừng, tới 93,34% tự nhận quan hệ bạn bè “tốt” và “rất tốt”. Trong giáo dục, đây là điều kiện để xây dựng tập thể lành mạnh, có tác dụng lớn và tích cực đến các cá nhân trong lớp học.

Vận dụng DHTDA trong dạy học hoá học, HS cho rằng ích lợi lớn nhất là: hiểu biết hơn về mối quan hệ giữa hoá học và đời sống (35,17%), biết thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở (39,95%) và cũng qua đó yêu môn Hoá học hơn (24,88%). Ngoài ra còn các tác dụng khác như tăng cường tính sáng tạo, thẩm mĩ, khả năng hội hoạ, rèn thêm nhiều kĩ năng mới, học tập dễ dàng hơn, sắp xếp thời gian làm việc, học tập khoa học hơn,... HS Hà Thị Huyền A, lớp 11A10 trường THPT Chúc Động (Hà Nội) sau khi thực hiện DA học tập đã viết những dòng thư ngỏ rất xúc động về cảm nhận của em về cách học mới DHTDA (Phụ lục trang 74).

Về phía GV, khi tổ chức dạy học theo DHTDA, điểm số của HS không lập tức tăng rõ rệt nhưng độ bền kiến thức tốt hơn, nên thường bài kiểm tra 45 phút sau DA có những câu liên hệ thực tế hoặc liên quan tới DA đều được làm trọn vẹn. Những


biểu hiện rõ rệt ở HS sau khi làm DA là thân thiện với nhau hơn rất nhiều và quan hệ với GV cũng được cải thiện rõ rệt. HS thuyết trình tốt hơn, thẩm mĩ tốt hơn, hứng thú với môn Hoá học hơn, tự nghiên cứu và sáng tạo hơn là những ích lợi rõ nét mà GV nhận xét. Đồng thời, GV cũng phát hiện được nhiều cá nhân có những năng khiếu đặc biệt mà các giờ học và hoạt động tập thể trước đó chưa bộc lộ hết được (GV Nguyễn Thuý Hằng, THPT Thăng Long, Hà Nội: “... Phát hiện nhiều nhân tài kiệt xuất”).

d) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc vận dụng DHTDA vào dạy học hoá học ở trường THPT

Qua quan sát và điều tra 8 GV thực nghiệm theo phiếu hỏi (Phụ lục 1B), chúng tôi nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của các DA học tập:

– Về cơ sở vật chất: Ở các trường thiếu phòng học đa năng hoặc ít phòng nghe nhìn đã gây khó khăn cho GV khi sắp xếp thời gian cho HS báo cáo sản phẩm. Một số GV đã phải mượn, thuê máy chiếu để thực hiện giờ học.

– Một số GV còn chưa nhận được sự ủng hộ của Ban giám hiệu và GV chuyên môn, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khi áp dụng DHTDA vào giảng dạy.

– Trong quá trình thực hiện các DA học tập, HS còn thiếu thời gian cho việc hoàn thành DA học tập do bị chi phối bởi các hoạt động phong trào và học thêm.

Kết quả phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động DHTDA (theo Phụ lục 1B) được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tới sự thành công của các DA học tập (Mức độ quan trọng so với điểm 40)


Yếu tố

Mức điểm

Phương tiện kĩ thuật cá nhân (máy tính, máy ảnh, điện thoại)

37

Internet và nguồn sách báo HS có thể tiếp cận

37

Sự đoàn kết của HS trong các nhóm

37

Sự trợ giúp của GV

37

Mức độ cần thiết phải có hệ thống câu hỏi định hướng cho HS

35

Vai trò của nhóm trưởng và thư kí trong các nhóm

35


Yếu tố

Mức điểm

Kĩ năng thuyết trình của HS

35

Kĩ năng sử dụng các phần mềm tin học

35

Chọn thời điểm cho HS thực hiện DA

32

Kinh phí HS phải chi ảnh hưởng đến kết quả DA

29

Kết quả học tập sẵn có của HS ảnh hưởng đến chất lượng DA

27

Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của trường

27

Tầm quan trọng của trình độ Tiếng Anh của HS

27

Thời gian (ngắn, dài) cho HS thực hiện DA quyết định chất lượng DA

24

Sự ủng hộ của gia đình

24

Sự ủng hộ của tổ chuyên môn, nhà trường

24

Như vậy, các GV đều đánh giá cao các yếu tố phương tiện kĩ thuật, vai trò của nhóm HS, sự trợ giúp của GV, hệ thống câu hỏi định hướng và các kĩ năng trình bày và sử dụng CNTT của HS. Đồng thời, các yếu tố về cơ sở vật chất, sự ủng hộ của nhà trường, gia đình cũng quan trọng trong việc đảm bảo cho DHTDA được thành công.

3.4.2.2. Phân tích định lượng

a) Xử lí kết quả kiểm tra các bài dạy thực nghiệm vòng 1


Lớp


Trường THPT

Bài kiểm tra

TN

ĐC

Bài 1

Bài 2

10A2 (50HS)

10A3 (50HS)

Kiến An (HP)


Bài số 1 (Phụ lục 4A)


Bài số 2 (Phụ lục 4A)

10T4 (49HS)

10A3 (49HS)

Thăng Long (HN)

10T5 (47HS)

10T3 (47HS)

Thăng Long (HN)

10S (35HS)

10L (35HS)

Chuyên ĐHSP Hà Nội

11A1 (56HS)

11A3 (55HS)

Nguyễn Gia Thiều (HN)

Bài số 1 (Phụ lục 4B)

Bài số 2 (Phụ lục 4B)

11A2 (38HS)

11A3 (38HS)

Đinh Thiện Lý (Tp.HCM)

275

274




Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí