Cơ Cấu Đầu Tư C Ng Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Inh Tế Của Hàn Quốc


1.4.3. Kinh nghi m từ Hàn Quốc

1.4.3.1. Diễn biến đầu tư công tại Hàn Qu c

Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất với các sản phẩm hoàn chỉnh như điện tử, dệt may, tàu thủy, ô tô và thép. Trong nửa thập kỷ qua chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư vào đổi mới công nghệ coi đây là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Hình 1.19: Quy vốn đầu tư c ng tại Hàn Quốc từ 2006-2018


Nguồn Worldbank 2018 Trong giai đoạn 2006 2018 giá trị trung bình vốn đầu tư 1

Nguồn : Worldbank, 2018 Trong giai đoạn 2006 -2018 giá trị trung bình vốn đầu tư của Hàn Quốc là 374,354 tỷ USD, năm đạt cao nhất là 2017 là 475,69 tỷ USD và thấp nhất là năm 2009 đạt 256,74 USD. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trung bình giai đoạn 2006-2017 là 4,38%. Sau mức tăng trưởng âm về vốn đầu tư năm 2008, 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng trưởng vốn đầu tư tăng nhanh trở lại và đạt

cao nhất 36,51% năm 2010 sau đó giảm dần và đạt 14,93% năm 2017.

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 2006 -2017 biến động từ 28,47% đến 32,96% . T nh trung bình trong giai đoạn này tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 30,86%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Trong suốt giai đoạn từ 2007-2015, tỷ lệ chi đầu tư là lớn nhất ở Hàn Quốc, đạt 15,2% trong năm 2015, mặc dù giảm từ 22,5% trong năm 2009 (và 20% trong năm 2007), 54,5% trong số đó được phân bổ trong các vấn đề kinh tế và quốc phòng.


Cơ cấu chi đầu tư c ng phân theo lĩnh vực:

Từ năm 2010, Hàn Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh. Với các mục tiêu chính: (1) tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thông qua thiết lập nền tảng cho phát triển các bon thấp và tăng trưởng xanh; (2) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện công nghiệp xanh và phát triển công nghệ xanh như là động lực của tăng trưởng; (3) đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống; và (4) biến Hàn Quốc thành quốc gia phát triển và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thông qua việc hiện thực hóa xã hội các bon thấp.

Hình 1.20: Cơ cấu Đầu tư c ng của Hàn Quốc theo lĩnh vực

Nguồn World Bank và OECD org 2018 Do vậy đầu tư công của chính phủ Hàn Quốc 2.

Nguồn: World Bank và OECD.org, 2018

Do vậy, đầu tư công của chính phủ Hàn Quốc tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực an sinh xã hội, chiếm từ 18,2 – 27,9% tổng mức đầu tư công. Chi đầu tư công cho an sinh xã hội có xu hướng ngày càng tăng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thứ hai là các dịch vụ kinh tế, chiếm khoảng 16,5 – 18% tổng mức đầu tư. Thứ ba là giáo dục và đào tạo được ưu tiên đầu tư, chiếm khoảng 14,1 – 15,6%% tổng mức đầu tư. Thứ tư là đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ công. Thứ


năm là chi cho đảm bảo an ninh quốc phòng. Tỷ lệ còn lại được chi cho các lĩnh vực khác và lĩnh vực nhà ở, tiện ích cộng đồng (theo hình 1.20).

Đầu tư công vào các dịch vụ kinh tế chủ yếu được tập trung vào phát triển cơ sở giao thông và truyền thông, nhằm thực hiện chiến lược xanh hóa lĩnh vực đô thị và giao thông để hạn chế tiêu thụ năng lượng ở khu vực đô thị. Kế đó là tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển ngành nông nghiệp; và các dịch vụ kinh tế khác. Tiếp theo là tập trung đẩy mạnh hợp tác công tư trong các hoạt động sáng kiến và công nghiệp công nghệ cao nhằm phát triển công nghiệp xanh. Sau cùng là phát triển các dịch vụ sản xuất, cung ứng gaz, điện, nước để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân.

Hình 1.21: Cơ cấu Đầu tư c ng trong lĩnh vực dịch vụ inh tế của Hàn Quốc


Nguồn World Bank và OECD org 2018 Hàn Quốc đã có những cải cách để quản lý 3

Nguồn: World Bank và OECD.org, 2018

Hàn Quốc đã có những cải cách để quản lý đầu tư công từ những năm 1988. Để nâng cao tính minh bạch trong giám sát và thực hiện hiệu quả quản lý đầu tư công, năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Nhóm đặc trách liên bộ thuộc để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong chi tiêu của chính phủ. Nhóm đặc trách trực thuộc cả hai bộ, gồm: Bộ Kế hoạch và Ngân sách (MPG - hiện nay là Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc (MOSF)), Bộ Xây dựng và Giao thông (MOCT - nay là Bộ


Đất đai, giao thông và hàng hải của Hàn Quốc (MLTM). Năm 1999, Hàn Quốc đã xây dựng một “Khung quản lý đầu tư công” để cải thiện vấn đề tài khóa cũng như hiệu quả chi tiêu của Chính phủ. Đây là một hệ thống quản lý đầu tư công thống nhất, bao gồm quy trình đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống đánh giá trước khi triển khai các dự án đầu tư công. Đồng thời có Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án một cách minh bạch.

Ngoài hai hệ thống trên, Hàn Quốc cũng đưa vào thực hiện “Hệ thống đánh giá lại tính khả thi” (năm 1999) và “Hệ thống đánh giá lại nhu cầu” (năm 2006). Nhằm xác minh tính đầy đủ của chi phí dự án và dự báo nhu cầu đối với các dự án đang trong giai đoạn xây dựng thiết kế hoặc xây dựng và quyết định xem dự án có thể tiếp tục hay dừng lại. Đây là hai công cụ giúp Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát nghiêm ngặt các dự án thuộc diện phải thực hiện được Quốc hội cấp ngân sách, cũng như để ngăn chặn dự báo nhu cầu và dự toán chi phí đầu tư công không chính xác.

Bên cạnh xây dựng hệ thống khung pháp lý để kiểm soát và quản lý hoạt động đầu tư công, Hàn Quốc còn chú trọng thúc đẩy thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng.

1.4.3.2. Diễn biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Hàn Qu c giai đoạn 2006-2018

Nền kinh tế của Hàn Quốc là lớn thứ 4 ở châu Á và lớn thứ 11 trên thế giới. Hàn Quốc được biết đến với sự trỗi dậy ngoạn mục từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vào những năm 1950 thành một cường quốc công nghiệp và nhanh chóng là thành viên đặc biệt của OECD. Sự tăng trưởng kinh tế này được gọi là một phép lạ, và được mô tả là phép lạ trên sông Hàn. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và dân số không đông, quốc gia này vẫn tự hào là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ bảy và nhà nhập khẩu lớn thứ mười trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6% mức trung bình của OECD năm 1970 lên 89% vào năm 2017.


Hình 1.22: T ng trưởng và lạ phát tại Hàn Quốc từ 2006-2018


Nguồn Worldbank OECD 2019 Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2006 2018 4

Nguồn: Worldbank, OECD, 2019

Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2006 -2018 trung bình là 3,4%. Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia phát triển có thể tránh được suy thoái kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trong năm 2010, phục hồi mạnh mẽ từ tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,8% trong năm 2008 và 0,7 % vào năm 2009 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến. Từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2018, tăng trưởng GDP hàng năm là 3,0%.

Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ mức dưới 1% trong năm 2015 và hầu hết năm 2016 lên 1,9% trong năm 2017 và giảm còn 1,5% năm 2018, gần với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Hàn Quốc. Lạm phát được củng cố bởi giá dầu cao hơn và tăng hai con số giá nông sản vào mùa hè năm 2017 và 2018 do điều kiện thời tiết. Lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, vẫn ở mức dưới 2%. Giá nhà đất đang tăng chậm, ở mức dưới 1% hàng năm (được điều chỉnh theo lạm phát) kể từ cuối năm 2013, trái ngược với mức tăng đáng kể ở những nơi khác trong khu vực OECD, bao gồm Hoa Kỳ và khu vực đồng euro.


Hình 1.23: Xuất hẩu hàng hoá và dịch vụ tại Hàn Quốc (%GDP)


Nguồn Worldbank 2017 Đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng ở Hàn Quốc là 5

Nguồn: Worldbank, 2017 Đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng ở Hàn Quốc là xuất khẩu chiếm khoảng 50% GDP giai đoạn 2006 – 2015. Tăng trưởng sản lượng xuất khẩu chậm chạp giữa quý cuối năm 2014 và phục hồi trở lại vào giữa năm 2017. Có được kết quả này phải kể đến sự phục hồi của doanh số bán dẫn thế giới trong đó Hàn Quốc chiếm 58% thị trường bộ nhớ toàn cầu năm 2016. Trong năm 2017, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc đã tăng 57% (t nh theo năm, cơ sở hải quan ), chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp bán dẫn chiếm một phần ba lợi nhuận hoạt động trong sản xuất và hơn ba phần tư tổng đầu tư trong 8 tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, sự bùng nổ xuất khẩu trong ngành công nghiệp tự động hóa cao này đã có tác động hạn chế đến việc làm, chỉ chiếm 1% tạo việc làm trong nửa

đầu năm 2017.

1.4.3.3. T c động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Hàn Qu c


Tác động của đầu tư công đến t ng trưởng kinh tế

Hình 1.24: Đầu tư c ng và t ng trưởng kinh tế tại Hàn Quốc


Nguồn World Bank và OECD org 2019 Chi đầu tư công của Hàn năm 2017 đạt 236 550 6

Nguồn: World Bank và OECD.org, 2019

Chi đầu tư công của Hàn năm 2017 đạt 236.550 tỷ Won. Xét về giá trị tuyệt đối, thì chi đầu tư công tăng dần kể từ năm 2006 – 2017 (hình 1.19). Tốc độ tăng trưởng trung bình của chi đầu tư công đạt 3,29%/năm (hình 1.24).

Tương tự như Nhật Bản, sau khi khủng hoảng kinh tế châu Á năm 2007 xảy ra, Hàn Quốc đã tăng cường chi đầu tư công để kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ đầu tư công chiếm khoảng 20,8% GDP cả nước; cao nhất là năm 2009 chiếm 23,4% GDP; thấp nhất là năm 2010, chiếm 19,8%.

Điển hình, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các gói Kích cầu xanh nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 có trọng tâm là tạo việc làm và nâng cao hiệu quả của các ngành nghề có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế. Kế hoạch này kết hợp ch nh sách tăng trưởng xanh ngắn hạn và khả thi với chính sách tạo công ăn việc làm nhằm đạt hiệu quả tương hỗ về mặt chính sách cao nhất.

Đây là kế hoạch xây dựng một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng tài nguyên và phát triển năng lượng sạch; nâng cao chất lượng cuộc sống bằng việc xây dựng mạng lưới giao thông xanh, cung cấp nước sạch, ô tô xanh, nhà xanh, trường học xanh, văn phòng xanh; bảo đảm an toàn


cho tương lai thông qua việc giảm phát thải nhà kính, quản lý tài nguyên nước, quản lý rừng và hệ sinh thái; xây dựng ngành công nghiệp hướng tới tương lai thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển công nghệ, xây dựng hạ tầng thông tin… Gói K ch cầu xanh áp dụng trong 4 năm kể từ năm 2009 với tổng số vốn đầu tư là 50 ngàn tỷ won (khoảng 4,3 tỷ đô la), tạo khoảng 960 ngàn việc làm mới (theo Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, 2017)

Xét về tốc độ phát triển của chi đầu tư công (theo giá so sánh năm 2010): năm 2006, tốc độ phát triển của chi đầu tư công đạt cao nhất, 7,4%. Giai đoạn từ 2006 – 2011 chi đầu tư công có xu hướng giảm, một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Giai đoạn từ 2012 – 2018, chi đầu tư công có xu hướng tăng dần, để nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra nặng nề nhất ở Châu Á. Nhưng tốc độ phát triển của đầu tư công của giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn từ 2006 – 2011 trước đó. Nhìn chung cả giai đoạn 2006 – 2018, tốc độ phát triển của chi đầu tư công của chính phủ Hàn Quốc đạt bình quân 3,54%/năm.

Tác động của đầu tư c ng đến lạm phát của Hàn Quốc Hình 1.25: Đầu tư c ng và t ng trưởng kinh tế tại Hàn Quốc

Nguồn World Bank và OECD org 2019 7

Nguồn: World Bank và OECD.org, 2019

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022