Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Cố Đô Hoa Lư Để Xây Dựng Công Cụ Đánh Giá Quá Trình Trong Dạy Học Lịch Sử Địa Phương

cách thức thu thập, xử lý thông tin của HS khi tìm hiểu về di sản hoặc những hiểu biết về di sản liên quan đến nội dung bài học.

+ Khi tổ chức cho HS tìm hiểu di sản, GV nên sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trực tiếp của mình đối với các hoạt động của các em trong suốt quá trình HS học tập với di sản. Như vậy đối tượng quan sát của GV sẽ là HS, là quá trình học tập, làm việc của các em với di sản, sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV, nhóm HS. GV quan sát các kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành, các thao tác, hành vi, thái độ, hứng thú học tập với di sản của HS.

Thông thường có các loại quan sát sau: Quan sát công khai hoặc không công khai; Quan sát trực tiếp (quan sát và ghi chép hành vi của con người ngay tại hiện trường HS làm việc với di sản và trong thời gian diễn ra hoạt động đó) và Quan sát gián tiếp (không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết của hành vi còn sót lại).

Phương pháp đánh giá thông qua hình thức quan sát bao gồm quan sát thái độ, hành vi, mức độ hoàn thành việc được giao. Trong đánh giá bằng quan sát, GV sẽ nhận biết được cá nhân HS tham gia ở mức độ nào?, thái độ học tập có tích cực hay không?, có biết làm nhiệm vụ đã được phân công hay không? Để chỉnh sửa, uốn nắn HS ngay trong khi hoạt động nhóm đang diễn ra và nhận xét ngay sau khi hoạt động nhóm kết thúc.

+ Kết hợp đánh giá quan sát với các hoạt động động trong tiết học như trả lời câu hỏi (kiểm tra miệng ở đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ), hoàn thành bài tập, tham gia hoạt động nhóm…

- Trong đánh giá định kì kết quả học tập môn học (kiểm tra 1 tiết giữa kì, cuối kì), thang điểm 10/10 được sử dụng để đánh giá theo quy định, có thể dành một phần điểm đó cho việc đánh giá kiến thức về di sản của HS. Có thể dành từ 1 đến 2 điểm cho những câu hỏi về kiến thức liên quan đến di sản hoặc về kĩ năng liên quan đến việc tìm hiểu đi sản.

2.3.3.2. Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư để xây dựng công cụ đánh giá quá trình trong dạy học lịch sử địa phương

Để đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá thì GV cần phải xây dựng công cụ, phương tiện đánh giá chuẩn xác.

- Trong đánh giá quá trình, để quan sát và đánh giá được mức độ đạt kết quả làm việc với di sản của HS, GV ngoài việc xác định mục tiêu đánh giá, địa điểm, thời gian và đối tượng quan sát, thì cần xây dựng phiếu kiểm hoặc bảng tiêu chí quan sát, thang xếp hạng rồi căn cứ vào phiếu kiểm hoặc bảng các tiêu chí để ghi kết quả quan sát.

+ Phiếu kiểm là một bảng liệt kê những tiêu chí cần đạt theo mục tiêu của bài học với di sản (mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo kết quả HS làm việc với di sản) kèm với yêu cầu xác định là có hoặc không và được dùng như một bản hướng dẫn theo dõi, xem xét và ghi nhận các quan sát. Trong quá trình HS làm việc với di sản, GV quan sát và đánh dấu vào những nội dung, công việc nào được hoàn thiện. Sau khi quan sát và đánh dấu thích hợp, phiếu kiểm trở thành chứng cứ của việc HS đạt hay chưa đạt mục tiêu bài học có liên quan tới kiến thức về di sản.

Bảng 2.3. Mẫu phiếu kiểm (dành cho mỗi học sinh)


Họ và tên HS:

STT

Nội dung kiến thức/kĩ năng cần đánh giá (hoặc hành động/hành vi của HS)

Nhận xét

Đạt

Chưa đạt

1




2







Kết quả đạt được:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học Lịch sử địa phương ở lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình - 14

+ Thang xếp hạng là một bảng liệt kê những tiêu chí cần đạt theo mục tiêu bài học có kiến thức về di sản (thường gồm kiến thức kĩ năng) kèm với yêu cầu HS được xếp hạng theo các mức độ. Thang xếp hạng cung cấp cho GV một cách thức ghi chép, báo cáo nhận định những điều quan sát thấy một cách tiện lợi và có chức năng như một thang điểm. Tuy nhiên, công cụ dùng cho quan sát này không sử dụng điểm số mà sử dụng từ ngữ như “Xuất sắc”, “Tốt”, “Khá”, “Trung bình”… hoặc “hiếm khi”, “thường xuyên”, “nhiều”, “ít” để xác lập những mức độ có tính chất định tính. Thang xếp hạng giải thích cho GV và HS các mức độ tiến bộ khác nhau và chất lượng đạt được nội dung học tập.

Bảng 2.4. Mẫu thang xếp hạng học sinh


PHIẾU QUAN SÁT HỌC SINH

Họ và tên:


Nội dung đánh giá

Hoàn thành

tốt

Hoàn thành

Chưa

hoàn thành

1





2









Kết quả đạt được:




- Kết quả học tập khi sử dụng di sản còn được thể hiện qua các sản phẩm HS tạo được trong quá trình thu thập và xử lí thông tin về di sản. Đó có thể là: Báo cáo của cá nhân, của nhóm theo nhiệm vụ GV giao cho HS trước khi tiến hành bài học; Một tập hợp các mẫu vật, bài viết giới thiệu theo để cương đã dược duyệt thể hiện các mục tiêu đạt được của bài học/hoạt động giáo dục; Một cuộc triển lãm kết quả các em thu dược từ bài học tại địa điểm có di sản được bố trí theo nội dung của bài học một cách hệ thống.

Đối với các sản phẩm này cần phải xác định mục tiêu đánh giá và xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể. Nên sử dụng thang đánh giá để làm rõ mức độ đạt được mục tiêu của các sản phẩm để có thể đánh giá một cách khách quan sản phẩm các cá nhân/ nhóm HS đạt được và phân loại mức độ đạt được của HS. Với mục đích này, phiếu kiểm thường chứa các yêu tố quá trình hoàn thành một sản phẩm. Trước khi sử dụng bảng kiểm đánh giá sản phẩm, nên quyết định xem chất lượng của sản phẩm đó có thể được mô tả chính xác như thế nào bằng cách liệt kê mọi yếu tố.

- Đối với bài học tiến hành theo dự án, cần đánh giá HS một cách toàn diện theo quá trình dự án từ việc phân công nhiệm vụ phải đảm bảo chi tiết, rõ ràng và có tính khả thi; đến ý thức và tiến độ thực hiện dự án và cuối cùng là sản phẩm báo cáo sau khi hoàn thành dự án.

Đối với sản phẩm báo cáo dự án, cần xây dựng và thống nhất với HS các tiêu chí đảm bảo một sản phẩm hoàn thiện (gồm nội dung, hình thức thể hiện bằng điểm số). Tiêu chí đánh giá này phải được xây dựng sau khi phân công nhiệm vụ là các tiểu chủ đề dự án cho các nhóm.

Dưới đây là mẫu đánh giá sản phẩm báo cáo dự án dành cho đánh giá nhóm và cá nhân HS:

Bảng 2.5. Thang đo đánh giá bài báo cáo dành cho nhóm

Tên nhóm báo cáo: ...............................................Số thành viên: .....................

Nội dung trình bày: .................................................................................................


Tiêu chí

Yêu cầu

Điểm


Nội dung

1

Nội dung chính xác, khoa học

..… /1

2

Đảm bảo logic, thống nhất giữa các ý

..… /1

3

Liên hệ, vận dụng với thực tiễn

..… /1

4

Có liên kết với kiến thức lịch sử Việt Nam đã học

..… /1

5

Sử dụng kiến thức liên môn

..… /1


Hình thức trình bày

6

Trình bày rõ ràng, dễ hiểu

..… /1

7

Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

..… /1

8

Trình bày tự tin, không bị lệ thuộc vào phương tiện.

..… /1

9

Phản biện, trả lời thêm câu hỏi của các nhóm

..… /1

10

Phân bố thời gian báo cáo hợp lí

..… /1

Tổng điểm

..…

/10

Một thực tế diễn ra là có khi sản phẩm báo cáo của nhóm rất hoàn hảo nhưng có 1- 2 em trong nhóm lười và hay ỷ lại vào bạn khác. Tình huống này khiến GV càng phải tuân thủ việc đánh giá toàn diện HS, dựa trên nhiều minh chứng như: Bảng phân công nhiệm vụ của thành viên nhóm; Đánh giá dựa trên quan sát của GV, sự phản hồi của HS trên cơ sở đánh giá lẫn nhau và tự giác đánh giá của mỗi HS.

Bảng 2.6. Thang đo đánh giá làm việc nhóm của học sinh


Họ và tên HS

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Ghi chú



Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm

Đầy đủ

2


Thường xuyên

1,5


Một vài buổi

1


Không buổi nào

0



Tham gia đóng góp ý kiến

Tích cực

2


Thường xuyên

1,5


Thỉnh thoảng

1


Không bao giờ

0


Hoàn thành công việc nhóm giao đúng thời hạn

Luôn luôn

2


Thường xuyên

1,5


Thỉnh thoảng

1


Không bao giờ

0


Hoàn thành công việc nhóm giao có chất lượng

Luôn luôn

2


Thường xuyên

1,5


Thỉnh thoảng

1


Không bao giờ

0


Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm

Luôn luôn

2


Thường xuyên

1,5


Thỉnh thoảng

1


Không bao giờ

0


Tổng điểm




2.3.3.3. Tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh

- Trong quá trình dạy học LSĐP, cần đa dạng và linh hoạt các hình thức đánh giá: không chỉ là GV và HS đánh giá HS, nhóm HS đánh giá lẫn nhau mà GV có thể hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua các câu hỏi để HS tự trả lời:

+ “Em đã làm gì khi tiến hành bài học tại địa điểm có di sản?”

+ “Em thích nhất phần nào trong bài trình bày về di sản của nhóm mình?”

Từ đó HS hiểu được đâu là điểm mạnh, điểm hạn chế của mình và thông qua câu trả lời của HS, GV cũng có thể đáp ứng dược nhu cầu học tập của các em.

GV có thể kết nối với các tiêu chí cần đánh giá yêu cầu HS tự xác nhận những gì đã học được, đạt được; những gì chưa đạt và dự kiến làm gi để đạt được các mục tiêu. Ví dụ yêu cầu HS ghi những đánh giá của mình vào bảng sau:

Bảng 2.7 Mẫu học sinh tự đánh giá


Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Các bước tiến hành

1.




2.







Khi HS đánh giá các hoạt động và mức độ đạt được của mình qua bài viết, báo cáo, các em sẽ có những điều chỉnh hoạt động học của mình. GV có thể yêu cầu HS kể ra những khó khăn gặp phải và cách khắc phục những khó khăn đó trong quá trình làm việc với di sản bằng cách ghi vào phiếu tự đánh giá như sau:


Họ và tên HS:

Bảng 2.8. Phiếu học sinh tự đánh giá

PHIẾU HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Những điều em đã học được:

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

2. Những khó khăn em gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ:

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

3. Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn cho bản thân:

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

- Ngoài hoạt động HS tự đánh giá, có thể sử dụng đánh giá lẫn nhau giữa HS hoặc các nhóm HS để có nhiều đánh giá đa chiều, chính xác hơn về mức độ nhận thức lịch sử của HS thông qua học tập với DSVH. Đánh giá lẫn nhau (còn gọi là đánh giá đồng đẳng) là HS được tham gia đánh giá sản phẩm học tập của người học khác dựa trên các tiêu chí đã định trước.

Trong quá trình học tập, GV có thể yêu cầu HS đánh giá bài viết hoặc báo cáo của các bạn khác thông qua thang đo đánh giá làm việc nhóm (Bảng 2.2). Nội dung chính của đánh giá là phân tích và nhận xét mang tính tích cực về sản phẩm, kết quả học tập của bạn.

Ngoài việc đánh giá lẫn nhau thông qua thang đo đánh giá định trước, GV có thể linh hoạt tổ chức HS đánh giá, phản biện lẫn nhau thông qua nhận xét về sản phẩm của ban hoặc nhóm bạn. Trong đó có những câu hỏi trọng tâm như: Hãy dành 3 lời khen hoặc điều tâm đắc nhất mà em dành cho nhóm bạn; 2 lời chưa hài lòng mà nhóm em muốn góp ý cho nhóm bạn; 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Bằng những câu hỏi phát vấn lẫn nhau như vậy, GV đã giúp HS phát triển thêm tư duy đánh giá phản biện và góp phần phát hiện ra những điểm mạnh, điểm hạn chế cần được bồi dưỡng thêm cho HS.

Như vậy, việc sử dụng DSVH vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS như trên là một cơ hội để GV lịch sử không chỉ vận dụng các hình thức và biện pháp dạy học tích cực mà còn tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học LSĐP nói riêng, bộ môn Lịch sử nói chung.

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích của thực nghiệm

Mục đích của việc thực nghiệm (TN) nhằm kiểm chứng trong thực tế tính khả thi của các biện pháp sư phạm sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP cho HS trường THPT tỉnh Ninh Bình qua vận dụng ở trường THPT Gia Viễn B. Kết quả của TN sẽ kiểm chứng phần lý luận và là cơ sở thực tiễn để vận dụng vào quá trình giảng dạy sau này.

2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

2.4.1.2. Nội dung thực nghiệm

Để bài TN đạt kết quả cao, khẳng định tính trung thực, khả thi của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần vào dự án “Tìm hiểu di tích Cố đô Hoa Lư – Kinh đô 42 năm của nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê – Lý (968 – 1010) và buổi đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X”, ở trường THPT Gia Viễn B.

Chúng tôi soạn giáo án theo hai kiểu:

Kiểu 1: Soạn giáo án bài TN vận dụng dạy học dự án tổ chức tham quan học tập tại DSVH Cố đô Hoa Lư cho HS chuẩn bị cho bài LSĐP ở trên lớp theo những đề xuất trong luận văn.

Kiểu 2: Giáo án ĐC do GV thực nghiệm chuẩn bị, chủ yếu là soạn theo PP truyền thống, tiến hành dạy học tiết LSĐP ở trên lớp.

2.4.1.2. Phương pháp thực nghiệm

Quá trình TN được tiến hành theo đúng phân phối chương trình và thời khóa biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2019-2020, theo đúng kế hoạch của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sau khi chuẩn bị kĩ giáo án, chúng tôi tiến hành khảo sát tại lớp 10A7 có 38 HS làm lớp ĐC, lớp 10A8 làm lớp TN gồm có 40 HS ở trường THPT Gia Viễn B. Hai lớp được chọn là 2 lớp có sĩ số, trình độ nhận thức của HS tương đối ngang nhau, tạo điều kiện cho việc thực nghiệm đề tài.

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các biện pháp sư phạm đề xuất, sau tiết học chúng tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS thông qua một bài kiểm tra 15 phút. Bài này được dùng cho cả lớp TN và ĐC với thang điểm như nhau

+ Điểm Giỏi: 9-10 điểm (Bài làm đúng so với đáp án đưa ra)

+ Điểm Khá: 7-8 điểm (Bài làm tương đối hoàn chỉnh so với đáp án đưa ra)

+ Điểm Trung bình: 5-6 điểm (Bài làm chỉ đạt được một nửa so với yêu cầu đưa ra)

+ Điểm Yếu: Dưới 5 điểm (Bài làm chưa đạt)

Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả của 2 lớp TN và ĐC.

2.4.3. Tiến trình thực nghiệm

- Trước khi TN, chúng tôi tiến hành trao đổi với HS lớp TN, nêu mục đích, yêu cầu của dự án.

- Trong khi TN, tiến hành thực hiện dự án, theo dõi, quan sát HS các nhóm khi thực hiện và báo cáo sản phẩm ở tiết học trên lớp.

- Sau khi TN, tổ chức cho HS 2 lớp làm bài kiểm tra và đánh giá, so sánh kết quả, rút ra kết luận.

2.4.4. Kết quả thực nghiệm

2.4.4.1. Kết quả định tính

Việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP cho HS lớp 10 trường THPT để đạt được hiệu quả rõ rệt cần phải trải qua quá trình thường xuyên và lâu dài. Trong khuôn khổ luận văn, thời gian thực nghiệm ngắn, nên chúng tôi chỉ có thể đánh giá bước đầu chuyển biến trong thái độ cũng như trong nhận thức của HS trường THPT Gia Viễn B trong giờ học được tổ chức với hình thức, biện pháp sư phạm lựa chọn là vận dụng dạy học dự án để tổ chức tham quan học tập tại DSVH Cố đô Hoa Lư nhằm phát triển nhận thức, rèn kĩ năng, định hướng thái độ để qua đó phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất cho các em so với kết quả điều tra thực tiễn.

Dựa trên sự quan sát, trao đổi và phỏng vấn HS sau buổi học, chúng tôi nhận thấy các em có những chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi. Điều này là một tín hiệu vô cùng có ý nghĩa đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Những biểu hiện đó thể hiện ở chỗ:

- HS từ chỗ học LSĐP một cách thụ thông qua một tài liệu chính duy nhất là kênh chữ của Tài liệu giáo dục địa phương Lịch sử 10 của Sở Giáo dục và đào tạo thì với tiết dạy TN, HS có thể tự khai thác thêm nguồn tư liệu phong phú về DSVH ở sách nghiên cứu LSĐP, tư liệu tại Trung tâm bảo tồn di tích, nguồn tư liệu tin cậy trên Internet (không chỉ kênh chữ mà cả kênh hình, ảnh minh họa, video tư liệu, sơ đồ, lược đồ…).

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí