Bảng 2.11. Đánh giá công tác bồi dưỡng cho giáo viên về di sản văn hoá và dạy học tích hợp
Công tác tổ chức thực hiện | Các mức độ thực hiện (% ) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Thường xuyên | Không thường xuyên | Chưa thực hiện | ||||
1 | Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về giáo dục giá trị DSVH cho GV | 19 (45,2%) | 16 (38,1%) | 7 (16,7 %) | 2,28 | 4 |
2 | Chỉ đạo công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp nội dung giáo dục giá trị DSVH | 24 (57,1%) | 16 (35,7%) | 2 (7,2%) | 2,5 | 1 |
3 | Chỉ đạo giáo viên thực hiện các tiết dạy minh họa có sử dụng DSVH | 20 (47,6%) | 18 (42,9%) | 4 (9,5%) | 2,38 | 3 |
4 | Chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dục giá trị DSVH | 17 (40,5%) | 25 (59,5%) | 0,0 | 2,4 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hoá Thông Qua Dạy Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Việt Trì
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Các Di Sản Văn Hóa Tiêu Biểu Của Tỉnh Phú Thọ Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học
- Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học Sinh
- Định Hướng Giáo Dục Và Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp
- Chỉ Đạo Giáo Viên Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Thông Qua Dạy Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Theo Hướng Phát
- Ý Kiến Của Học Sinh Về Sự Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị DSVH cho GV chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức có 45,2% ý kiến đánh giá tiến hành thường xuyên thực hiện, còn lại 54,8% chưa thường xuyên thực hiện hoặc không thực hiện, lí do thiếu kinh phí, nhà trường chưa có cán bộ cốt cán thực hiện nhiệm vụ này.
2.4.3. Thực trạng đảm bảo điều kiện tài chính, vật chất cho các hoạt động dạy học, giáo dục giá trị di sản văn hoá thực hiện trong và ngoài nhà trường trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Để thu được thông tin chính xác về thực trạng đảm bảo điều kiện tài chính, vật chất cho các hoạt động dạy học, giáo dục giá trị di sản văn hoá thực hiện trong và ngoài nhà trường trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ tôi đã tiến hành khảo sát trên 38 đồng chí CBQL và GV bằng sử dụng bảng hỏi, chúng tôi thu được kết quả thống kê ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá công tác đảm bảo điều kiện tài chính, vật chất cho các hoạt động dạy học, giáo dục giá trị di sản văn hóa thực hiện trong và ngoài nhà trường
Công tác chỉ đạo thực hiện | Các mức độ thực hiện (% ) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Thường xuyên | Không thường xuyên | Chưa thực hiện | ||||
1 | Chỉ đạo huy động các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình giáo dục giá trị DSVH | 15 (39,5%) | 17 (44,6%) | 6 (15,9 %) | 2,23 | 2 |
2 | Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch GD giá trị DSVH cho HS | 17 (44,7%) | 21 (55,3%) | 0,0 | 2,4 | 1 |
3 | Hỗ trợ kinh phí cho GV tham gia sưu tầm tài liệu, giáo dục giá tị DSVH | 13 (34,2%) | 20 (52,6%) | 5 (13,2%) | 2,1 | 4 |
4 | Chỉ đạo công tác xã hội hóa cho HS tham gia các hoạt động giáo dục giá trị DSVH | 15 (39,5%) | 16 (42,1%) | 7(18,4%) | 2,2 | 3 |
Từ kết quả khảo sát bảng 2.12 công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS trường các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ đã được tiến hành tuy nhiên mức độ thường xuyên chưa được cao cụ thể:
Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch GD giá trị DSVH cho HS chưa được quan tâm đúng mức, chưa tiến hành thường xuyên ý kiến đánh giá chiếm tỷ lệ 59,5%.
Chỉ đạo huy động các nguồn lực tài chính thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục giá trị DSVH còn chưa thực hiện thường xuyên (chiếm 44,6%) và chưa thực hiên (chiếm 15,9%); công tác hỗ trợ kinh phí cho giáo viên sưu tầm tài liệu không thường xuyên và chưa thực hiện chiếm 65,8%, điều này cho thấy công tác đảm bảo các nguồn lực thực hiện nội dung giáo dục giá trị DSVH còn nhiều hạn chế.
2.4.4. Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện chương trình dạy học các môn khoa học xã hội nhằm giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh
Giáo dục giá trị DSVH không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà DSVH còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. DSVH là một trong những lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được sự đóng góp của toàn thể nhân dân trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản. Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc quản lý các di sản.
Nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, được khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị; một số DSVH hóa phi vật thể nằm ở tầng sâu của văn hóa dân gian đã được nghiên cứu, khôi phục và trở thành DSVH thế giới như: Hát Xoan Phú Thọ; Ca trù Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Bảng 2.13. Đánh giá sự chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục
thực hiện chương trình dạy học các môn khoa học xã hội nhằm giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh
Công tác chỉ đạo thực hiện | Các mức độ thực hiện (% ) | Trung bình | Thứ bậc | |||
Thường xuyên | Không thường xuyên | Chưa thực hiện | ||||
1 | Chỉ đạo phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao để thực hiện giáo dục giá trị DSVH | 19 (50%) | 16 (42,1%) | 3 (7,9 %) | 2,84 | 1 |
2 | Chủ động cung cấp các văn bản phối hợp với các ban ngành đoàn thể như hội khuyến học, hội phụ nữ… nhằm giáo dục giá trị DSVH | 12 (31,5%) | 21 (55,3%) | 5 (13,2%) | 2,2 | 2 |
3 | Chủ động mời các nghệ nhân trao đổi và giao lưu giáo dục DSVH | 8 (21,1%) | 14 (36,8%) | 16 (42,1%) | 1,8 | 3 |
Các nhà trường đã có cơ chế chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đã tiến hành để giáo dục giá trị DSVH cho HS, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa cao chiếm tỷ lệ 50%.
Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình DSVH phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời…
Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của các DSVH, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật
dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của DSVH đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn DSVH tốt hơn, hiệu quả hơn chính chủ nhân của các loại hình DSVH ấy. Di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho DSVH vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các DSVH ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được "sống", được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với DSVH bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm sự tinh túy các DSVH.
Muốn có được điều ấy, chúng ta cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và DSVH dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục giá trị truyền thống (hay giáo dục di sản). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị DSVH: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản, làm cho HS hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước.
Những hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ cũng đã được ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hoạt động giáo dục di sản chưa thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý, của các ngành, các nhà trường và của toàn xã hội, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục di sản cũng như các điều kiện dành cho nó (kinh phí, thời gian, nhân lực…) chưa được đầu tư đúng mức. Các nội dung giáo dục di sản cũng chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm của từng địa phương, chưa khai thác sâu và rộng, nói cách khác là tiềm năng của di sản chưa được phát huy, các hoạt động vẫn chỉ mang tính phong trào, thụ động. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục di sản cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả, vì vậy để việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng.
Trước hết cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục di sản, các hoạt động giáo dục DSVH rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em HS là ham tìm tòi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học. Chính việc giáo
dục di sản sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của HS về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc, thông qua giáo dục di sản, sẽ huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị các DSVH.
Các ngành liên quan cần phối hợp xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục di sản, như hướng dẫn tổ chức học tập ở các bảo tàng, di tích, thư viện, danh lam thắng cảnh; biên soạn tài liệu giới thiệu di sản vật thể và phi vật thể một cách hoàn chỉnh; lập website về di sản; tập huấn GV và cán bộ quản lý về giáo dục di sản; từng bước đưa nội dung giáo dục di sản vào đào tạo GV trong các trường sư phạm, trường văn hóa nghệ thuật, Trường Đại học Hùng Vương.
Trong những năm tới, các trường THCS cần tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực. Khuyến khích các địa phương tiếp tục chủ động, sáng tạo những mô hình mới, sáng kiến mới trong giáo dục di sản và tổ chức tổng kết, phổ biến các kinh nghiệm hay, lời nói phải…
Vẫn biết rằng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội song ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội DSVH các cấp sẽ có vai trò to lớn trong việc phổ biến, giáo dục khoa học nâng cao trách nhiệm của nhân dân và huy động nguồn lực trong cộng đồng tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của dân tộc. Bằng các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ như: Kiểm kê phổ thông DSVH, lựa chọn, lập hồ sơ xếp hạng DSVH; khai quật các di tích khảo cổ học; trùng tu, tôn tạo, khôi phục di tích lịch sử; nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật trưng bày trong bảo tàng; nghiên cứu giá trị khoa học các di sản; tổ chức lễ hội truyền thống; tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị DSVH; nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục, truyền dạy và phổ biến; lập quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử… nhằm đưa tài nguyên DSVH thành những sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của nhân dân; đồng thời đưa tiềm năng giá trị DSVH thành những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng thực sự hấp dẫn du khách, làm cho những DSVH không những chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn trở thành tài nguyên để phát triển du lịch bền vững, đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
DSVH là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc, là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng, nhân dân lao động vừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để xây dựng, phát triển nên kho tàng DSVH ấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là trách nhiệm của toàn dân và của cả xã hội. Giáo dục ý thức và trách nhiệm về DSVH cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của chương trình “Trường học thân thiện HS tích cực” do ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các DSVH, giáo dục DSVH và giáo dục thông qua các DSVH cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội trong các trường trung học cơ sở Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
Đánh giá chung trong công tác tổ chức giáo dục giá trị DSVH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, các nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo để tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục của GV, HS và các tổ chức liên đới, việc xác định nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đã được quan tâm thường xuyên, tuy nhiên còn nhiều công tác tổ chức khác cần phải được tăng cường hơn: Bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị DSVH cho GV; Xây dựng cơ chế chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; Việc tổ chức dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ trong GV về giáo dục giá trị DSVH đã được tổ chức; Bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị DSVH cho GV; Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục giá trị DSVH cho HS.
2.5.1. Đánh giá về nhận thức
Qua đánh giá nhận thức của CBQL, GV: Phần lớn các đồng chí CBQL, GV đã có nhận thức đúng về khái niệm DSVH, ý nghĩa của giá trị DSVH với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ GV chưa nhận thức đúng về khái niệm giáo dục giá trị DSVH vẫn có tới 18,3% . Về phía HS, HS đã có nhận thức đúng về khái niệm, ý nghĩa của DSVH, tuy nhiên tỷ lệ này là chưa thực sự cao, HS vẫn có nhầm lẫn trong cách phân loại DSVH. Điều này cho thấy nhận thức của GV, HS chưa thật sự sâu sắc, chưa trở thành yếu tố thúc đẩy GV có ý thức triển khai tổ chức hoạt động này, cũng như HS tích cực tham gia hoạt động dạy học, giáo dục về DSVH.
2.5.2. Đánh giá về nội dung, thực trạng tổ chức giáo dục giá trị di sản văn hóa
Nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS ở các trường THCS tỉnh Phú Thọ chưa được thực hiện, và quan tâm thường xuyên trong nhà trường. Từ đó dẫn đến các hoạt động dạy học, giáo dục về DSVH ở mức độ thỉnh thoảng được GV thực hiện.
Công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS các trường THCS đã được Hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo tổ chức thực hiện thông qua con đường dạy học và các hoạt động giáo dục NGLL, trong đó thông qua con đường dạy học là con đường chủ
đạo, nội dung dạy học DSVH chỉ tích hợp vào các môn học chiếm ưu thế, tích hợp vào môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn, Âm nhạc. Phương pháp GV sử dụng để giáo dục giá trị DSVH cho HS chủ yếu là các phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học trực quan, trao đổi đàm thoại, các phương pháp giáo dục tích cực như phương pháp dự án, ít được GV sử dụng thực hiện. Các hình thức vận dụng trong quá trình giáo dục giá trị DSVH mới dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng thực hiện trong đó hình thức tổ chức bài học tại nơi có DSVH, tổ chức triển lãm, tổ chức các cuộc thi, các câu lạc bộ cũng được các nhà trường sử dụng, tuy nhiên hiệu giáo dục quả chưa cao.
2.5.3. Ưu, nhược điểm của công tác quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
*Ưu điểm:
Phần lớn CBQL đã nhận thức được vai trò quan trọng của công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS trong công tác quản lý của nhà trường, hiểu rõ những nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị di sản, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, cách thức giáo dục giá trị DSVH cho HS trong nhà trường.
Công tác lập kế hoạch giáo dục đã được các nhà trường tiến hành thường xuyên, công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của HT có nhiều ưu điểm và phù hợp với nội dung chương trình, điều kiện thực tế của nhà trường trong quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS. Tuy nhiên ở từng nội dung quản lý hoạt động GD giá trị DSVH cho HS, HT đã chỉ đạo về nội dung, phương pháp và hình thức GD tương đối phù hợp, có nhiều nội dung thực sự đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, công nhân viên và HS trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của DSVH.
*Hạn chế:
Đội ngũ CBQL, GV đã có những nhận thức đầy đủ các nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS, nhưng chưa thấy được hết mối quan hệ tác động qua lại giữa các nội dung quản lý về giáo dục giá trị DSVH cho HS, công tác lập kế hoạch chưa đi sâu vào từng kế hoạch giáo dục theo các con đường giáo dục khác nhau: kế hoạch giáo dục thông qua dạy học, giáo dục thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục thông qua các hoạt đọng trải nghiệm...
Công tác tổ chức thực hiện còn một số nội dung chưa được quan tâm như công tác bồi dưỡng GV, xây dựng cơ chế phối hợp, xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục, huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS.
Công tác kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên, chưa có biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy.
Quản lý việc dự giờ các môn KHXH khi GV giảng dạy với di sản và đánh giá GV còn mang tính hình thức.
Phương tiện, thiết bị dạy học của một số nhà trường (Tân Đức, Hy Cương…) chưa đáp ứng được các hoạt động dạy học với DSVH.
CBQL và GV chưa thật sự chú trọng và có biện pháp quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS qua các bài học có sử dụng giáo dục giá trị di sản vẫn còn hiện tượng GV kiểm tra, đánh giá HS hình thức nên không kích thích được sự cố gắng vươn lên trong học tập của HS.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do các nhà trường chưa có sự đầu tư nhận thức đúng mức về hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS. HT các nhà trường còn quản lý theo kinh nghiệm, ít cập nhật kiến thức quản lý mới, thiếu sự tìm tòi, vận dụng những kinh nghiệm quản lý hiệu quả về hoạt động giáo dục giá trị DSVH. Các biện pháp quản lý chưa phù hợp với điều kiện nhà trường về CSVC và đội ngũ GV, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được coi trọng đúng mức và thiếu sự động viên khích lệ kịp thời đối với GV và HS nhà trường.
2.5.4. Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng.
Qua tìm hiểu nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân chủ quan do năng lực tích hợp mục tiêu nội dung giáo dục giá trị DSVH vào các môn KHXH của GV còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan do qui định chương trình giáo dục ở trường phổ thông còn nặng về kiến thức, một bài yêu cầu có nhiều nội dung giáo dục cần tích hợp trong chương trình, để giáo dục giá trị DSVH cho HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều công sức trong thiết kế, tổ chức bài học, trong sưu tầm tài liệu về DSVH vì vậy cần rất nhiều thời gian và sự đầu tư, sự hỗ trợ của CSVC, tài chính và các ban ngành đoàn thể tham gia mới có thể thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS.