Thực Trạng Sử Dụng Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Lịch Sử Dân Tộc

Thứ ba, việc sử dụng tài liệu di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học lịch sử còn có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa giáo dục. Căn cứ vào Luật di sản văn hóa (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, hầu hết các sự kiện lịch sử trọng đại đều diễn ra trên mảnh đất Thăng Long. Hơn thế nữa, trải qua gần 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng Long vẫn tồn tại như một chứng nhân lịch sử khiến cho cả dân tộc Việt Nam thêm tự hào. Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT với các hoạt động học tập đa dạng, phong phú.

Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có liên quan trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các tư tưởng luân lý, triết học và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra liên tiếp đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất Việt Nam thời hiện đại. Vua Lý Thái Tổ dời đô tới Thăng Long là một bước tiến không thể thiếu trong sự nghiệp củng cố nền độc lập của dân tộc Việt. Việc lựa chọn địa điểm thành Đại La của chế độ cũ làm nơi xây dựng kinh đô Thăng Long của quốc gia mới độc lập có ý nghĩa khẳng định chủ quyền và quyền độc lập tự chủ của nhân dân ta. Trong suốt chiều dài lịch sử, qua quá trình xây dựng và phát triển kinh đô Thăng Long – Hà Nội, ý nghĩa biểu tượng này không bao giờ bị lãng quên. Những sự kiện lịch sử trọng đại đều để lại dấu ấn trong khu di sản. Kể từ cuộc chiến giành quyền tự chủ dưới sự cai trị của chính quyền phương Bắc đến những ảnh hưởng của tư tưởng, tôn giáo đều dần khẳng định ý thức dân tộc sâu sắc. Đặc biệt, Nho giáo có ảnh hưởng rất rõ đến hình thái quy hoạch và kiến trúc Thăng Long thời kỳ

này. Những tiếp xúc và giao thoa văn hóa Đông – Tây, những cuộc đấu tranh giành quyền lực thời thuộc địa cũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong khu di sản. Với những giá trị tiêu biểu của mình, Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho 10 thế kỷ giao lưu và giao thoa văn hóa từ khắp nơi châu Á.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử dân tộc

Căn cứ vào thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay của nước ta cho thấy còn nhiều vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và chính bản thân học sinh. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo cho thấy, tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015 chỉ 15,3% học sinh đăng ký môn Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn của kỳ thi. Có rất nhiều trường không có thí sinh nào đăng kí môn Lịch sử. Vì vậy, tình trạng này có thể lặp lại trong rất nhiều năm tiếp theo nếu chúng ta không có sự thay đổi tích cực từ nhiều phía. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia 2016, Hà Nội có 76,137 thí sinh đăng ký tham gia dự thi, trong đó môn Lịch sử có lượng thí sinh đăng ký thấp nhất với 8,954 học sinh (chiếm gần 12% trên tổng số thí sinh đăng ký dự thi). Rất nhiều điểm thi ”trắng” thí sinh dự thi môn Lịch sử như trường THPT Bắc Thăng Long, THPT Đông Anh (Đông Anh), THPT Đa Phúc (Sóc Sơn), THPT Quang Minh (Mê Linh) không có thí sinh dự thi Lịch sử. Còn Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố số liệu đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2016 là 55,615 học sinh. Trong đó, số thí sinh lựa chọn môn Lịch sử chỉ có 3,908 học sinh trên tổng số.

Để cải thiện tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những định hướng thay đổi, đột phá về cấu trúc câu hỏi, hướng tới cách kiểm tra – đánh giá theo hướng hạn chế việc học lý thuyết, nặng về tái hiện kiến thức. Thay vào đó là sự phát huy sức sáng tạo của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng phần tự luận dạng đề mở nhằm buộc học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm của học sinh về nhân vật, sự kiện, biến cố lịch sử. Theo đánh giá của các giáo viên bộ

môn Lịch sử, đề thi Quốc gia 2016 không nặng về kiến thức, có cả câu hỏi mở liên hệ thực tế nên thí sinh không thể học tủ, không được điểm cao nếu không biết tư duy, liên hệ. Nhận xét về đề thi, cô Hứa Hoa Mai, giáo viên Lịch sử trường THPT Lê Viết Thuật thành phố Vinh – Nghệ An cho biết: đề thi năm nay phần kiến thức bám sát trong sách giáo khoa, trải rộng kiến thức trong suốt chương trình đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức tổng thể chứ không phải một vấn đề, không thể học tủ. Mặt khác, đề thi đi theo hướng phân tích khái quát, khuyến khích thí sinh phát huy ý kiến cá nhân và có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ. Khả năng phân loại thí sinh cao.

Dạy học sử dụng di sản văn hóa chưa từng là một phương pháp mới mẻ đối với giáo viên song thực tế lại chưa được sử dụng rộng rãi và có định hướng rõ ràng. Ngày 28 tháng 6 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Hiệp hội UNESCO của Việt Nam tổ chức Hội thảo (cấp chuyên gia) với chủ đề: “Dạy học thông qua di sản”. Tại hội thảo, Vụ giáo dục Trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình bày bản dự thảo: “Đề cương tài liệu hướng dẫn dạy học thông qua di sản”. Kết cấu đề cương gồm có 3 phần: 1) Dạy học thông qua di sản; 2) Những yêu cầu đối với việc dạy học thông qua di sản;

3) Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học thông qua di sản. Căn cứ vào bản đề cương nói trên, giáo viên có thể đưa ra những định hướng rõ ràng, thay đổi cách nhìn nhận của học sinh đối với những sự kiện quá khứ thông qua các hiện vật còn tồn tại bên trong di sản. Hơn thế nữa, các di sản văn hóa, dù là vật thật hay qua phim ảnh, tranh vẽ,.. nếu được sử dụng trong dạy học đều góp phần nâng cao tính trực quan, giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản.

1.2.2. Thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10

Thực tiễn dạy học Lịch sử đã một phần được thể hiện rõ qua kết quả mỗi kỳ thi THPT Quốc gia. Đó là thực trạng đáng báo động đối với bộ môn, hơn hết, việc thay đổi phương pháp giáo dục là cần thiết. Một bộ phận giới trẻ hiện nay

không am hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc đã trở thành nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục. Để hạn chế tình trạng này, việc đưa giáo dục thông qua di sản vào chương trình chính là cách bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Bên cạnh đó, điểm mạnh của việc sử dụng di sản văn hóa chính là đặt học sinh vào chính sự kiện, học sinh phải là chủ thể tích cực trong quá trình sử dụng di sản trong giờ học và các hoạt động giáo dục.

1.2.2.1. Nội dung khảo sát

Để tổ chức điều tra thực trạng sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT, chúng tôi đã tập trung khảo sát dựa trên các tiêu chí sau:

Về phía giáo viên

+ Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa.

+ Quan niệm của giáo viên về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử.

+ Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT.

+ Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10.

+ Cách thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long.

+ Hiệu quả đạt được khi giáo viên sử dụng các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long.

+ Những cách thức mà giáo viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học của học sinh.

+ Những khó khăn mà giáo viên gặp phải ở trường Trung học phổ thông khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10.

+ Nguồn thông tin để tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long.

Về phía học sinh

+ Quan niệm của học sinh về khái niệm di sản văn hóa.

+ Quan niệm của học sinh về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử.

+ Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT.

+ Cách thức giáo viên thiết kế các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long.

+ Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng các hoạt động học tập có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long.

+ Những cách thức mà giáo viên sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập khi sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học của học sinh.

+ Những khó khăn mà học sinh gặp phải ở trường THPT khi tìm hiểu nguồn tài liệu của di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10.

+ Nguồn thông tin để tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long.

Việc điều tra tiến hành thông qua bộ phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên cũng như học sinh. Chúng tôi đã tiến hành tổ chức điều tra với 10 phiếu điều tra giáo viên Lịch sử ở các trường THPT, 110 phiếu điều tra học sinh trên địa bàn các tỉnh và thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình…

1.2.2.2. Kết quả khảo sát

Trên cơ sở thu thập thông tin và xử lý số liệu đối với giáo viên và học sinh, kết quả thu được như sau:

1) Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa

- 45% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thế giới công nhận.

- 30% giáo viên cho rằng: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

- 15% giáo viên tham gia cuộc điều tra cho rằng: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

- 10% giáo viên tham gia cuộc điều tra có ý kiến khác.

Như vậy, về cơ bản giáo viên đã có nhận thức đúng về di sản văn hóa song nhiều giáo viên còn chưa có cách hiểu đầy đủ về vấn đề này.

Biểu đồ 1.1. Quan niệm của giáo viên về khái niệm di sản văn hóa


50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

45

30

Đáp án A

Đáp án B

15

10

Đáp án C

Đáp án D

Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D

2) Quan niệm của giáo viên về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Lịch sử

Qua thống kê, có thể đánh giá sơ lược như sau:

+ Không có giáo viên nào cho rằng đây phương pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, giúp cá nhân và cộng đồng có những hiểu biết về di sản đồng thời tham gia bảo vệ di sản.

+ 54.5% giáo viên nhận định rằng đây là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập liên quan tới di sản văn hóa, góp phần bổ sung kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nâng cao hiểu biết bảo vệ, tuyên truyền và có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản.

+ 45.5% giáo viên được hỏi đồng ý với ý kiến đây là phương pháp cải thiện chất lượng giáo dục môn Lịch sử, giúp học sinh tăng cường am hiểu lịch sử dân tộc.

Có thể nói, giáo viên đã bước đầu xác định được vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong dạy học Lịch sử.

3) Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10‌


Không cần thiết 6.1%

Bình thường Rất cần thiết 16.7% 21.5%


Cần thiết 55.7%

Dựa vào biểu đồ nêu trên, chúng tôi nhận thấy: đa số giáo viên cho rằng việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng long trong dạy học môn Lịch sử lớp 10 là rất quan trọng. Trong đó, 21.5% giáo viên cho rằng sử dụng di sản này trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 là rất cần thiết; 55.7% giáo viên cho là cần thiết; 16.7% giáo viên cho là bình thường và 6.1% giáo viên cho rằng đây là việc làm không cần thiết. Như vậy, dù nhận thức đúng về di sản văn hóa nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng sử dụng di sản vào quá trình dạy học, đặc biệt với di sản Hoàng thành Thăng Long.

4) Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10

Bảng 1.1. Mức độ giáo viên sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10

Câu 4: Mức độ thường xuyên thầy (cô) sử dụng di sản Hoàng thành

Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 như thế nào?


Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao

giờ

1. Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

0.0

53.6

46.4

0.0

2. Thềm điện Kính Thiên.

67.9

32.1

0.0

0.0

3. Bắc Môn (cổng thành phía Bắc.

0.0

0.0

85.7

14.3

4. Tường thành và 8 cổng hành cung

thời Nguyễn.

0.0

0.0

53.6

46.4

5. Di tích cách mạng nhà và hầm D67.

0.0

28.5

28.6

42.9

6. Hậu Lâu (Tĩnh Bắc Lâu hoặc Lầu

Công chúa).

0.0

0.0

14.2

85.8

7. Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội).

0.0

57.1

14.3

28.6

8. Kiến trúc Hoàng thành Thăng Long.

0.0

42.9

21.4

35.7

9. Các di tích, di vật của Hoàng thành

Thăng Long.

0.0

31.4

3.6

65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định - 4

Kết quả khảo sát giáo viên và học sinh cho thấy rằng: Đối với các di tích, di vật quen thuộc được đề cập trong sách giáo khoa như: thềm điện Kính Thiên, đồ gốm tráng men, kiến trúc của Hoàng thành, Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu được giáo viên nhắc tới, cung cấp một số lượng ít thông tin về di sản mà không chú trọng khai thác triệt để. Đối với các di tích trong khu trung tâm di sản rất ít được giáo viên sử dụng. Điều này diễn ra phổ biến và đa số giáo viên không ý thức được việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 10. Qua đó cần thiết tăng cường giáo dục thông qua di sản hướng tới mục đích là hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện tính chủ động sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập.

Ngày đăng: 27/06/2023