Chỉ Đạo Giáo Viên Đổi Mới Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Thông Qua Dạy Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Theo Hướng Phát

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng nhà trường cần xác định các tri thức DSVH như các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ…các kỹ năng giáo dục giá trị DSVH, hướng dẫn HS cách chuyển đổi từ học cái gì đến HS có thể học và làm được những gì phù hợp với khả năng của mình.

Quản lý lập kế hoạch học tập, kế hoạch giáo dục cụ thể vào khung phân phối chương trình theo từng tiết, từng nội dung cụ thể làm rõ các nội dung.

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam

Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác;

Hát Xoan có sức sống mạnh mẽ cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.

Hát Xoan là một DSVH phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...

Hát Xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rất lớn.

Những giá trị văn hoá của tín ngưỡng thờ Hùng Vương là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng dũng cảm, có khả năng thôi thúc con người vươn tới, là lời hiệu triệu hướng về cội nguồn. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho thấy mối quan hệ nhà - làng - nước hài hoà, đảm bảo sự cố kết cá nhân và cộng đồng bền vững, đạo đức và tình người được coi trọng.

Ví dụ: Môn Âm nhạc từ lớp 6 đến lớp 9 Tuần 19 và tuần 37 Ôn các bài hát dân ca Xoan - Ghẹo Phú Thọ: Bỏ bộ, Đố chữ, Đố hoa và bài Trống quân các bài hát được dạy xuyên suốt cấp học các em được học tìm hiểu về hát Xoan, được thể hiện và được giao lưu với các nghệ nhân hát Xoan.

Môn Ngữ Văn 6 học các nội dung giáo dục tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tích hợp vào các bài: con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh, Thủy Tinh…

Sau khi xác định rõ giá trị của các DSVH, Giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp các giá trị DSVH vào các tiết dạy sao cho phù hợp

Xác định các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin thu thập được.

Mục tiêu phương pháp: Giúp GV và HS chủ động và hào hứng khám phá các kiến thức liên quan đến giáo dục giá trị DSVH.

Cách tiếp cận mới trong giáo dục DSVH đòi hỏi xây dựng các chương trình giáo dục thông qua trải nghiệm di sản một cách chủ động, tích cực, sáng tạo gắn với mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức và kỹ năng của cấp học, khối lớp và phù hợp yêu cầu của từng môn học thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo ba bước: trước, trong và sau tham quan.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

GV và HS được thực hiện phương pháp chuyên môn, làm việc trong nhóm, được tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội, học cách ứng xử với các DSVH… tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột, Xây dựng chương trình để các em tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân, đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng.

Cụ thể: Trước tham quan là hoạt động do GV tổ chức tại lớp học, giúp HS tự chuẩn bị tài liệu về di sản, di tích ngay trước chuyến tham quan trải nghiệm tại di tích; gắn kết di sản với chương trình của HS, các em được hướng dẫn cùng cha mẹ tìm hình ảnh, các mẩu chuyện xung quanh các DSVH và sau đó chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp, qua đó mọi người cùng nâng cao nhận thức và thích thú với chuyến đi sắp tới. Trong tham quan là hoạt động tại di tích: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế theo từng chủ đề. Sau tham quan là những hoạt động sáng tạo tập thể của HS giống như làm bài “thu hoạch” nhưng đầy sáng tạo, hấp dẫn dưới cách trình bày đa dạng các thể loại như đóng kịch, hát những bài hát liên quan đến DSVH, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DSVH…Đây là hoạt động đặc biệt được chú trọng để HS có thể “bồi đắp”, bay bổng xa hơn qua những “ghi nhớ” sau quá trình tham quan, qua đòi hỏi sự sáng tạo của HS và thầy cô giáo. GV cần phải định hướng đúng và khéo léo, linh hoạt để giúp HS thiết kế những sản phẩm sáng tạo hiệu quả.

Về cách tổ chức, Chương trình này chia HS thành các nhóm nhỏ trên dưới 10 em/ nhóm để cùng tìm hiểu về một khía cạnh của chủ đề tìm hiểu, có sự “tương tác” chặt chẽ giữa các em HS với nhau và giữa HS với cán bộ giáo dục tại di tích. Cách làm này thay hoàn toàn cho cách tham quan cũ theo quy trình “thụ động” “thuyết minh dùng loa hướng dẫn cho những đoàn HS đông hàng trăm em, các em chỉ biết “sơ sơ” về di sản, khó nắm bắt nội dung cụ thể chứ chưa nói tới tích cực tương tác.

Sự vui thích, chủ động tham gia và sáng tạo nhiều sản phẩm sau tham quan của các HS đã cho thấy rõ tính hiệu quả của chương trình này.

Để có được những thành công các nhà trường phải “vượt qua” vấn đề đầu tiên là “chung tay” liên kết chặt chẽ với các nghệ nhân, các đơn vị quản lí DSVH để cùng soạn thảo nội dung từng chủ đề trong bối cảnh cán bộ giáo dục của cả hai phía đều đang quá bận với chương trình chính khóa, Ban giám hiệu và GV các trường đã liên kết, với ban quan lí các DSVH tạo nên những chương trình giáo dục DSVH gây hứng thú với GV và HS.

GV giảng dạy phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại theo tinh thần đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ môn như: Phương pháp trình bày miệng, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; phương pháp dạy học nêu vấn đề; phương pháp dạy học theo dự án; sử dụng CNTT trong dạy học.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các nhà trường cần phải xác định rõ các đặc điểm của chương trình giáo dục giá trị DSVH trên cơ sở năng lực đó việc thực sự chú ý, quan tâm đến tiềm năng, hứng thú và điều kiện của người học; chú ý nhận biết và phát triển đầy đủ tiềm năng của họ.

Xây dựng chương trình giáo dục giá trị DSVH theo hướng phát triển năng lực nhấn mạnh việc GV hướng dẫn HS cách học chuyển đổi từ học cái gì đến HS có thể học và làm được những gì phù hợp. Nhấn mạnh vào khả năng của HS

GV phải là người có ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thiết kế CT giáo dục giá trị DSVH theo năng lực trước hết cần xác định các năng lực chung cần trang bị và phát triển cho HS. Những năng lực này có thể nêu ngay trong mục tiêu của CTGD, từ các năng lực này mới xác định các lĩnh vực/ môn học bắt buộc cần thiết có vai trò trong việc phát triển năng lực; sau đó phải xác định được chuẩn năng lực cho mỗi giai đoạn/ cấp/ lớp; tiếp đến là xác định những năng lực mà mỗi môn học bắt buộc có thể đảm nhận.

Giáo viên cần xác định đúng và sưu tầm tư liệu những DSVH thường được sử dụng trong dạy học các môn KHXH, mọi DSVH đều có giá trị, tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể nhận ra những giá trị khác nhau của di sản.

Di sản văn hóa luôn ở xung quanh chúng ta, DSVH phi vật thể cũng luôn gắn bó chặt chẽ với con người và không gian văn hóa liên quan.

Những người nắm giữ DSVH phi vật thể thường là những nghệ nhân, người lớn tuổi, người làm nghề chuyên nghiệp, truyền thống, cán bộ nghiên cứu, cán bộ

quản lí di sản… họ có thể trở thành cộng tác viên đắc lực của nhà trường trong việc sử dụng DSVH vào dạy học các môn KHXH.

3.2.4. Chỉ đạo giáo viên đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội theo hướng phát triển phẩm chất năng lực.

3.2.4.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá việc quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS là khâu quan trọng, tạo nên mối quan hệ thường xuyên và bền vững trong quản lý, khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Chính vì vậy, xây dựng qui định đánh giá, quản lý giáo dục giá trị DSVH theo hình thức mới, tiêu chí mới cụ thể rõ ràng tránh chung chung, có tiêu chí cụ thể cho từng mặt hoạt động; đồng thời cũng xây dựng những qui định nhằm hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng tới quá trình quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS góp phần tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS trường THCS nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp:

Các nhà trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ cần thành lập các ban thi đua chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường. Nhà trường cần xây dựng chế độ khen thưởng, động viên rõ ràng phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế nhằm khuyến khích động viên các cán bộ GV đạt thành tích tốt trong công tác quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS, đánh giá khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh có được trong quá trình học tập với di sản và áp dụng những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đối với HS trường THCS qui định đánh giá kết quả rèn luyện có tiêu chí, tiêu chuẩn, qui trình đánh giá đảm bảo vừa đầy đủ, vừa toàn diện. Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của HS đối với nội dung quản lý giáo dục giá trị DSVH trong chương trình giáo dục.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Xây dựng tốt nội dung kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chí, kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa vào các tiêu chí theo các thời điểm khác nhau, qua đó người CBQL phát hiện ra những sai sót và điều chỉnh kịp thời.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả công tác quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS trường THCS thường xuyên, Ban Giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị nội

dung và tiến hành hội nghị sơ kết, tổng kết về kết quả học tập và giáo dục giá trị DSVH cho HS để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế và rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo cho những năm học tiếp theo đạt kết quả cao hơn.

Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng giá trị DSVH trong dạy học, cần lưu ý đánh giá HS thêm qua sự hiểu biết đối với DSVH theo mục tiêu đã xác định và đánh giá các kĩ năng học tập của HS với DSVH qua việc hoàn thành nhiệm vụ của HS do GV giao hoặc theo sự phân công trong nhóm. Khi được giao một nhiệm vụ học tập cụ thể, kết quả hoàn thành nhiệm vụ phải được HS thể hiện qua việc trình bày miệng trên giấy hoặc trình bày một sản phẩm, một báo cáo, trả lời một câu hỏi, thuyết minh về một di sản… Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS cùng những sản phẩm cụ thể ta có thể nhận biết mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các em và nhận biết thái độ của HS trước các hoạt động với di sản.

Trong câu hỏi của bài kiểm tra định kì, thường xuyên GV nên thiết kế một câu hỏi có nội dung liên quan đến di sản mà HS đã được tiếp cận như: Em hãy nêu ý nghĩa, nhận xét, bình luận về di sản, những hiểu biết về di sản liên quan đến nội dung bài học có tích hợp giáo dục giá trị DSVH?

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Phải có sự thống nhất cao, phối hợp giữa các bộ phận chức năng, các cán bộ GV làm công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS trong các trường THCS, bên cạnh đó phải cung cấp đầy đủ kinh phí để đầu tư vào việc giáo dục giá trị DSVH cho HS, đánh giá kết quả học tập của HS phải khách quan, công bằng, chính xác.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học giá trị di sản văn hóa vào dạy học thông qua môn khoa học xã hội tại trường trung học cơ sở

Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò nhận thức của việc giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường, cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn, xây dựng chương trình theo hướng phát triển năng lực, quản lý các phương pháp kiểm tra đánh giá là các biện pháp cơ bản nhất tôi đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Mỗi biện pháp là một cách thức quản lý cụ thể nhằm đạt tới một mục đích

cụ thể. Biện pháp này có thể là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại, các biện pháp này có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau, các biện pháp có sự bổ sung, đan xen cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu chung là quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS.

3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi và cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích khảo nghiệm của đề tài là nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm

Đề tài lựa chọn 16 CBQL và 90 GV giảng dạy các môn KHXH thuộc 6 trường trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ để khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Đề tài sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý, GV giảng dạy các môn KHXH, GV chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên những người trực tiếp tham gia quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS của các nhà trường.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Trong khuôn khổ mục đích, giới hạn, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi khảo sát về sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ở các khách thể nghiên cứu.

Bảng 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất‌


TT


Một số biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Không cần thiết

Cần thiết

Rất cần

Không khả thi

Khả thi

Rất khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Nâng cao nhận thức cho cán

bộ quản lý và GV về giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường


0


0,0


67


63,2


39


36,8


0


0


74

69,

8


32


30,2


2.

Cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục giá trị DSVH

trong nhà trường THCS


0


0


59


55,7


47


44,3


2


1,9


58


54,

7


46


43,4


3.

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục giá trị DSVH theo hướng phát triển

năng lực HS


19


17,9


50


47,1


37


35


0


0


41


38,

6


65


61,4


4.

Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục

DSVH cho HS


0


0


88


83,0


18


17,0


0


0


30


28,

3


76


71,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Từ kết quả trưng cầu các ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng 3.1 ta có thể mô hình hóa kết quả của từng tính cần thiết trên theo biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3 1 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và 1


Biểu đồ 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Qua số liệu bảng 3.1 có thể nhận thấy hầu hết ý kiến của CBQL và GV đều nhất trí cho rằng các biện pháp đã đề xuất đều cần thiết và rất cần thiết, phù hợp với tình hình của các nhà trường hiện nay. Có trên 90% CBQL và GV đánh giá cần thiết và rất cần thiết với các biện pháp đưa ra. Có 2 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết, có tỉ lệ khá cao, đó là: Cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về dạy học giá trị DSVH vào giảng dạy trong nhà trường THCS và Quản lý các phương pháp tổ chức dạy học.

Qua số liệu bảng 3.1 tôi có thông tin về mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục giá trị DSVH cho thấy trên 95% CBQL và GV đánh giá các phương pháp trên là cần thiết và rất cần thiết với việc nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị DSVH.

Đề tài tiếp tục tiến hành khảo sát thu thập thông tin từ 120 HS: "Em cho biết sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ".

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất


TT


Một số biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Không

cần

Cần thiết

Rất cần

Không

khả thi

Khả thi

Rất khả

thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về giáo dục giá trị DSVH

trong nhà trường


0


0,0


70


58,3


50


41,7


1


0,8


48


40,0


71


59,2


2.

Cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH trong

trường THCS


0


0


63


52,5


57


47,5


5


4,2


55


45,8


60


50


3.

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục giá trị DSVH theo hướng

phát triển năng lực HS


8


6,7


68


56,7


44


36,6


0


0


63


52,5


57


47,5


4.

Chỉ đạo GV đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục DSVH cho

HS


5


4,2


81


67,5


34


28,3


0


0


79


65,8


41


34,2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022