Học Sinh Tham Gia Tìm Hiểu Long Sàng Ở Nghi Môn Ngoại - Bảo Vật Quốc Gia Tại Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Hình 2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu Long sàng ở Nghi môn ngoại - Bảo vật quốc gia tại Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng‌

Với tiết dạy ĐC HS rất e dè nhút nhát không dám hoặc ngại nêu lên ý kiến 1

- Với tiết dạy ĐC, HS rất e dè, nhút nhát, không dám hoặc ngại nêu lên ý kiến của bản thân bởi tiết học diễn ra bình thường ở trên lớp với phương pháp dạy học chủ yếu là GV phát vấn – HS trả lời khiến cho các em không tỏ ra hào hứng với nội dung bài học.

Ở tiết dạy TN vận dụng dạy học dự án để tổ chức tham quan học tập tại di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư mà nội dung chủ yếu là các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo sản phẩm học tập ở trên lớp. Trong đó, nhiệm vụ của nhóm luôn có sự phân công công việc cụ thể cho từng thành viên theo tinh thần kết quả học tập của nhóm chính là sự cố gắng hoàn thành và phát huy sở trường của mỗi thành viên trong nhóm. Dưới sự tổ chức và khuyến khích của GV, HS tích cực trong thảo luận, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm trên tinh thần hợp tác, tôn trọng ý kiến cá nhân của các bạn. Đồng thời, các em cũng mạnh dạn nhận xét, đánh giá các bạn của nhóm khác trong lớp. Qua đó, HS ở lớp TN đã thể hiện rõ năng lực tự giác, khả năng giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề khi thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

Hình 2.6. Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm phần luyện tập “Ghép tranh di sản theo nhóm”

Về phía GV trực tiếp giảng dạy cảm nhận Với cách tổ chức bài học như ở 2

- Về phía GV trực tiếp giảng dạy cảm nhận: Với cách tổ chức bài học như ở lớp TN trong quá trình giảng dạy kết hợp quan sát GV nhận thấy HS hứng thú, GV đã kích thích được khả năng nhận thức và tư duy của các em. HS hăng hái tham gia hoạt động do GV tổ chức và thực hiện rất tốt. Điều này, khác hẳn với lớp ĐC, các em còn rất thụ động. Ngoài ra, ở tiết dạy TN, với việc tăng cường kiểm tra, đánh giá thông qua nhiều phương pháp tích cực như quan sát, tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau góp phần thúc đẩy hoạt động học của HS sôi nổi và hiệu quả hơn, góp phần đánh giá sự cố gắng học của các em một cách toàn diện hơn.

Phía HS chúng tôi có một vài câu hỏi nhằm thăm dò thái độ, hứng thú của HS với những câu hỏi như: Học xong bài học trên em cảm nhận như thế nào? Em có nhận xét gì về tiết học này?

Qua tổng hợp kết quả đa số các em HS ở lớp TN đều cho rằng các em rất thích tiết học mà các cô giáo đã tổ chức dạy học theo hướng sử dụng DSVH, lí do mà các em đưa ra là hình thức và biện pháp dạy học này làm cho không khí lớp học rất sôi nổi, các em được thể hiện năng khiếu và khả năng sáng tạo của mình, các em cảm thấy hiểu bài, lĩnh hội kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn.

2.4.4.2. Về mặt định lượng

Sau khi chấm bài theo thang điểm đã quy định, xếp loại HS qua các mức (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu), chúng tôi đã phân tích và thấy được sự chênh lệch kết quả giữa 2 lớp TN và ĐC. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng



Nhóm


Lớp


Số học sinh

Kết quả

Giỏi (9 – 10

điểm)

Khá

(7 – 8 điểm)

Trung bình (5 – 6 điểm)

Yếu

(< 5 điểm)

Số

HS

%

Số

HS

%

Số

HS

%

Số

HS

%

Thực nghiệm

10A8

40

12

30

15

37,5

13

32,5

0

0

Đối chứng

10A7

38

5

13,2

6

15,8

24

63,1

3

7,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thực nghiệm


Thống kê điểm số bài kiểm tra lớp TN và ĐC

25

20

15

10

5

0

Giỏi

Yếu

Khá Trung

bình

10A8 - TN 10A7 - ĐC

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Ở lớp TN (10A8): kết quả cao hơn lớp ĐC; tỷ lệ HS đạt giỏi, khá cao – 12 HS tương ứng 30%; HS đạt điểm khá: 15 HS tương ứng 37,5%; HS đạt Trung bình là 13 HS tương ứng 32,5%.

- Ở lớp ĐC (10A7): đạt điểm giỏi là 5 HS tương ứng 13,2%; điểm khá là 6 HS tương ứng 15,8%; điểm Trung bình là 24 HS tương ứng 63,1%; điểm yếu là 3 HS, tương ứng 7,9%.

Từ kết quả trên cho thấy chất lượng học tập ở lớp TN cao hơn lớp ĐC (tỷ lệ HS giỏi và khá cao hơn lớp ĐC, không có HS yếu kém).

Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi tiến hành dùng công thức toán học để tính điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn của lớp TN và lớp ĐC, kết quả thu được như sau:

* Lớp thực nghiệm 10A8: sĩ số 40

Điểm kiểm tra: gồm 3 điểm 10; 9 điểm 9. Tổng 12 học sinh điểm giỏi. 28 học

sinh đạt điểm khá và trung bình gồm: 7 điểm 8; 8 điểm 7; 6 điểm 6; 7 điểm 5.

- Điểm Trung Bình: == 7,35

- Phương Sai:

=

2,4775


- Độ lệch chuẩn:= ≈ 1,5740

* Lớp đối chứng 10A7: sĩ số 38

Điểm kiểm tra: gồm 1 điểm 10; 4 điểm 9. Tổng có 5 học sinh điểm giỏi. Có 30

học sinh đạt điểm khá và trung bình gồm: ; 2 điểm 8; 4 điểm 7; 9 điểm 6; 15 điểm 5.

Có 3 học sinh đạt điểm yếu gồm: 2 điểm 3; 1 điểm 4.

- Điểm Trung Bình: == 6,03

- Phương Sai:

= 2,6572


- Độ lệch chuẩn:= ≈ 1,630

Độ lệch chuẩn là sự sai khác của điểm số với điểm trung bình của toàn bài. Với kết quả như trên cho thấy, độ lệch chuẩn càng nhỏ thì điểm số càng ít phân tán, kết quả càng đáng tin cậy.

* Nhận xét chung:

Thông qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, kết quả học tập ở lớp TN cao hơn lớp ĐC khi tiến hành một số biện pháp sư phạm được đề xuất.

+ Ở lớp ĐC, HS được tổ chức học tập, nghiên cứu bài theo cách truyền thống, chủ yếu là phương pháp phát vấn thầy hỏi trò trả lời. Chúng tôi nhận thấy không khí lớp tẻ nhạt, hầu hết HS chỉ chăm chú ghi bài theo GV, chỉ có một số em hăng hái phát biểu ý kiến.

+ Ở lớp TN, HS được tổ chức học tập và nghiên cứu bài theo một số biện

pháp: Trao đổi, thảo luận, hợp tác làm việc nhóm,…sau khi đã được đi tham quan học tập tại di sản. Chúng tôi nhận thấy, HS phát huy được tính tích cực, chủ động, hăng hái trong học tập. Các em có sự tương tác nhịp nhàng với GV và mạnh dạn tranh luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Về kết quả nhận thức bước đầu, qua điểm kiểm tra của 2 lớp chúng tôi nhận thấy kết quả kiểm tra của lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC (Điểm trung bình là 7,35 cao hơn so với lớp ĐC là 6,03).

Qua kết quả thực nghiệm có thể bước đầu khẳng định được tính khả thi mà các hình thức, biện pháp mà đề tài đưa ra. Nếu được áp dụng thực hiện, không những bồi dưỡng kiến thức, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập mà còn định hướng thái độ học tập cho HS. Qua đó góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác; năng lực môn học: tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử, vận dụng kiến thức và giáo dục phẩm chất đạo đức tự hào, yêu quê hương, đất nước cho HS.

Tiểu kết chương 2


Tóm lại, căn cứ vào vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của LSĐP chương trình lớp 10 THPT, dựa vào thực tiễn trong dạy học LSĐP ở tỉnh Ninh Bình, chúng tôi nhận thấy rằng để phát huy tác dụng của việc sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư trong dạy học LSĐP, GV cần vận dụng những hình thức, biện pháp sử dụng DSVH đã đưa ra trong dạy học một cách hiệu quả nhất. Đó là các hình thức của hoạt động nội khóa như: bài học lịch sử ở trên lớp, bài học tại di sản, dạy học dự án tham quan học tập tại di sản. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường và địa phương, GV có thể linh hoạt lựa chọn các hình thức ngoại khóa như: tham quan trải nghiệm di sản, dạ hội lịch sử, tổ chức sưu tầm tài liệu về DSVH và tổ chức tham gia lễ hội… Để hoạt động dạy học có hiệu quả, GV cũng cần chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập LSĐP của HS thông qua DSVH Cố đô Hoa Lư. Đó là việc đa dạng và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá theo hướng đẩy mạnh các hình thức đánh giá thường xuyên và định kì, đánh giá thông qua thang đo định sẵn và tăng cường hoạt động tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong HS. Những biện pháp đề xuất cùng kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm đã bước đầu chứng minh tính khả thi của đề tài.

Như vậy, sử dụng DSVH trong dạy học LSĐP nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung là một quá trình lâu dài, phức tạp, gồm nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố lại có vai trò và vị trí quan trọng khác nhau trong việc hướng đến thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Trong đó, đổi mới hình thức và phương pháp dạy học trong việc sử dụng DSVH được xem là khâu then chốt trong dạy học LSĐP. Sử dụng DSVH Cố đô Hoa Lư nói riêng, các DSVH khác nói chung trong dạy học LSĐP là một trong những cách thức cần được tổ chức dạy học cho HS, đặc biệt là học sinh trường THPT ở tỉnh Ninh Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục. Đó là phải đổi mới giáo dục theo hướng phát triển học sinh một cách toàn diện về nhận thức, kĩ năng, thái độ để góp phần phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước. Mục tiêu này đặt ra thách thức mới cho ngành giáo dục nói chung, cho bộ môn lịch sử nói riêng, trong đó có lịch sử địa phương.

Kiến thức lịch sử địa phương có những đặc trưng riêng, vì vậy khi tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức và biện pháp dạy học, trên cơ sở đó hình thành, mở rộng kiến thức lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về địa phương mình, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, kế thừa sự nghiệp của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trên thực tế, công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình còn gặp nhiều khó khăn bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng quan trọng nhất là hạn chế trong nhận thức chưa coi trọng nội dung giáo dục địa phương trong dạy học môn lịch sử. Vì vậy, nhận thức về lịch sử địa phương cũng như truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương của học sinh vẫn còn hạn chế. Dựa vào cơ sở lý luận về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương, trên tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông cùng với đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã đề xuất các hình thức và biện pháp sư phạm nhằm bước đầu giải quyết những khó khăn do cơ sở thực tiễn đặt ra ở các trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình. Những biện pháp này bước đầu đã được thực nghiệm, chứng minh được tính khả thi và mang lại hiệu quả của nó trong quá trình triển khai. Đó là thể hiện ở việc học sinh tham gia một cách hứng thú, tỏ rõ sự quan tâm của mình thông qua khai thác và sử dụng các tài

liệu về di sản văn hóa ở địa phương; kết quả nhận thức của các em cũng đã được chứng minh qua quá trình thực nghiệm sư phạm.

Nội dung mà luận văn đề cập đến không chỉ có tác dụng đối với việc dạy học lịch sử địa phương nói riêng, môn lịch sử nói chung trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành mà có thể vận dụng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở các trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình.

Bằng lòng nhiệt huyết và say mê nghề nghiệp của người giáo viên lịch sử và tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, hứng thú với việc học tập di sản văn hóa của học sinh, chúng tôi tin tưởng rằng việc sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn lịch sử địa phương nói riêng, bộ môn Lịch sử của các trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình nói chung.

2. Khuyến nghị

Từ những kết luận trên, để góp phần sử dụng hiệu quả di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong dạy học lịch sử địa phương cũng như nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với cấp quản lí

Các cấp quản lí giáo dục, ban giám hiệu các trường phổ thông cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, động viên, khuyến khích, cũng như có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chuyên môn về việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, cần có trách nhiệm trong việc xây dựng, thay đổi nội dung dạy học lịch sử địa phương cho phù hợp, hướng dẫn sử dụng linh hoạt các di sản văn hóa địa phương vào giảng dạy môn lịch sử góp phần đáp ứng được tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian sắp tới. Mặt khác, ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội tạo cơ hội cho việc đa dạng các hình thức học tập lịch sử trong việc sử dụng di sản văn hóa ở địa phương và dân tộc.

2.2. Đối với giáo viên

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương cho học sinh, giáo viên cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí