Đặc Điểm Chủ Nghĩa Trọng Thương Một Số Nước

2.3.2. Giai đoạn giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII

Thời kỳ này được coi là “chủ nghĩa trọng thương thực sự”.

- Đặc điểm là vẫn coi sự giàu có là tiền tệ, một nước phải tích lũy tiền, và con đường làm giàu vẫn là ngoại thương.

- Nhưng khác thời kỳ đầu là ở chỗ: không coi “cân đối tiền tệ” là chính, coi “cân đối thương nghiệp” là chính.

- Không cấm xuất khẩu tiền, lên án việc tích trữ tiền ở trong nước, đồng thời khuyến khích mở rộng xuất khẩu, cũng tán thành việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài với quy mô lớn nếu có tác dụng đối với nền kinh tế.

+ Cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước.

+ Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu nguyên vật liệu để đem chế biến xuất

khẩu.

- Cho phép xuất khẩu tiền để đẩy mạnh buôn bán và lưu thông hàng hóa, lên án

việc tích lũy tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Mục đích chính của gia đoạn này vẫn là tích lũy tiền cho chủ nghĩa tư bản nhưng bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu.

2.4. Đặc điểm chủ nghĩa trọng thương một số nước

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 3

2.4.1. Chủ nghĩa trọng thương Anh

CNTT ở Anh ra đời sớm và chín muồi nhất Tây Âu trong thế kỷ XVI - XVII. CNTT ở Anh phát triển qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I (thế kỷ XV - XVI) được gọi là giai đoạn hệ hống về “Bảng Cân đối tiền tệ”. Đại biểu điển hình là William Stapphot (1554 - 1912)

Ở giai đoạn này các nhà kinh tế đồng nhất của cải với tiền tệ, họ chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Những người theo CNTT tìm mọi cách để tăng của cải tiền tệ, tích lũy tiền tệ bằng biện pháp hành chính như: cấm xuất khẩu tiền tệ ra nước ngoài, tập trung buôn bán vào những vùng có thể kiểm soát được, bắt thương nhân nước ngoài phải tiêu hết tiền trên đất Anh, tỷ giá hối đoái và số lượng tiền được quy đổi với người nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.

Nhận xét về giai đoạn của CNTT, Friedrich Engels viết :“Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn, hai tay ôm giữ túi tiền qúy báu, nhìn sang láng giềng với con mắt ghen tỵ, đa nghi”

- Giai đoạn II (cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII) được gọi là giai đoạn học thuyết về “Bảng cân đối thương mại”. Đại biểu điển hình là Thomas Mun (1571 - 1941).

Ở thời kỳ này những người trọng thương chủ nghĩa đã thấy rò hơn mối quan hệ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, họ khuyến khích xuất khẩu tiền nhằm mua nguyên liệu sản xuất hàng hóa, bán hàng hóa để thu được số tiền lớn hơn. Hơn

nữa họ cho rằng: Trong buôn bán thương nghiệp phải đảm bảo xuất siêu, thực hiện thương nghiệp trung gian, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa …

Tư tưởng xuất phát của những biện pháp thương nghiệp, theo Thomas: nếu tiền tệ đẻ ra thương nghiệp cũng đẻ ra tiền tệ, người nào có hàng hóa thì sẽ có tiền.

2.4.2. Chủ nghĩa trọng thương Pháp

Đại biểu nổi tiếng là Antoine Montchrestien (1575 - 1621) và Jean Baptiste Colbert (1618 - 1683)

- A. Montchretin là người đầu tiên nêu ra danh từ “Chính trị kinh tế học” những quan điểm của ông phản ánh thời kỳ quá độ từ học thuyết “Bảng cân đối tiền tệ” sang học thuyết về bảng cân đối thương mại . Điều kiện kinh tế - xã hội của Pháp lúc đó (1/2 dân số là nông dân) đã tác động đến tư tưởng kinh tế của A. Montchretin. Ông coi nông dân là chỗ dựa của Nhà nước, tài sản của đất nước không chỉ là tiền mà con là số dân (đặc biệt là nông dân) thương mại là mục đích chủ yếu của nhiều ngành nghề khác nhau, lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng.

- J.B.Colbert đã đề ra hệ thống tài chính của Pháp trong vòng 100 năm nên còn gọi là chủ nghĩa Colbert. Ông cũng cho rằng ngoại thương có khả năng làm cho thần dân sung túc, sự hùng cường của quốc gia là do số lương tiền tệ quyết định. Ông rất chú trọng phát triển công nghiệp nhưng những biện pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp của ông lại làm cho nông nghiệp sa sút như chính sách hạ giá hàng nông phẩm, bắt bán lúa mì với bất cứ giá nào khi đã mang ra thị trường không được chở về nhà.

Tóm lại, những người trọng thương chủ nghĩa đều nhằm mục đích tích lũy thật nhiều tiền tệ chú trọng phát triển thương nghiệp nhưng, ở mỗi nước có khác nhau về phương pháp thực hiện và chịu sự tác động của hoàn cảnh kinh tế- xã hội. So với ở Anh thì ở Pháp CNTT ít tính lý luận, thiên về hoạt động thực tiễn, tính chất trọng thương có phần không triệt để và bắt đầu của sự tan rã .

2.5. Quá trình tan rã của Chủ nghĩa trọng thương

2.5.1. Nguyên nhân CNTT tan rã

Sự tãn rã của CNTT bắt đầu từ thế kỷ XVII trước hết là ở Anh, do sự phát triển của công trường thủ công, lợi tích của giai cấp tư sản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Thời kỳ tích lũy ban đầu của CNTB đã kết thúc và thời kỳ sản xuất TBCN đã bắt đầu. Tính chất phiến diện của CNTT đã bộc lộ rò ràng khi coi tiền tệ là tiêu chuẩn duy nhất của tài sản quốc gia chỉ coi trọng lưu thông trao đổi, không biết đến quy luật kinh tế, điều hành nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự can thiệp chính của Nhà nước.

2.5.2. Sự phê phán Chủ nghĩa trọng thương

Đại biểu cho thời kỳ tan rã của CNTT là nhà kinh tế học người Anh Duley North (1641 - 1695), ông đã phê phán những quan điểm cơ bản của CNTT.

- Về ngoại thương: Nếu CNTT cho ngoại thương là chiến tranh, là biện pháp làm thiệt hại bên kia để làm giàu, thì D. North cho rằng thương nghiệp là sự trao đổi có lợi cho cả hai bên.

- Khi đánh giá về tiền tệ ông cho rằng số lượng tiền tệ phụ thuộc vào yêu cầu của lưu thông thương nghiệp. Nếu tiền tệ tăng nhiều thì số tiền thừa sẽ chạy ra nước ngoài hoặc đi vào tích trữ và ngược lại.

- Ông bác bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước, nêu khẩu hiệu tự do kinh tế trong nước cũng như ngoài nước.

TỔNG KẾT CHƯƠNG


Có thể đánh giá chủ nghĩa trọng thương qua hai điểm cơ bản như sau:

- Thứ nhất, trong điều kiện lịch sử thế kỷ từ XV – XVII, quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã có bước tiến bộ lớn so với chính sách và tư tưởng phong kiến thời Trung cổ. Điều này thể hiện ở chỗ:

+ Tư tưởng kinh tế phong kiến là tư tưởng của nền kinh tế tự cung, tự cấp (nền kinh tế tự nhiên) nên rất hạn chế, nó cản trở việc giao lưu buôn bán, do đó cản trở sự phát triển sản xuất. CNTT đã khắc phục hạn chế này, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất của nhân loại lên một bước.

+ Các học giả trọng thương, lần đầu tiên trong lịch sử đã cố gắng nhận thức và giải thích hiện tượng kinh tế dưới góc độ lý luận, học đã biết dựa vào những thành tựu tri thức nhân loại và biết áp dụng các phương pháp khoa học. Do đó, đã mở ra kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và nhận thức các vấn đề kinh tế trên cơ sở đúng đắn khoa học; đoạn tuyệt hẳn với tư tưởng kinh tế thời Trung cổ giải thích các hiện tượng kinh tế bằng các quan niệm tôn giáo.

- Thứ hai, tuy nhiên CNTT còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ:

+ Những thành tựu đạt được còn nhỏ bé, việc giải thích các vấn đề kinh tế còn quá đơn giản.

+ Các học giả trọng thương mới chỉ nêu ra các nguyên tắc, cương lĩnh dựa trên sự mô tả, xem xét bề ngoài chứ chưa thực sự tìm được các quy luật phản ánh bản chất hiện tượng kinh tế.

+ Tầm nhìn của họ còn phiến diện; mới chỉ dừng lại ở lưu thông chưa nghiên cứu được quá trính sản xuất, đồng thời chưa nhận thức được toàn bộ sự vật (trước hết là bản chất tiền tệ).

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày điều kiện lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương.

2. Tại sao những người trọng thương chủ nghĩa đánh giá cao vai trò của tiền tệ và thương nghiệp.

3. Hãy nêu những đặc điểm và tư tưởng kinh tế chủ yếu của CNTT.

4. CNTT phát triển qua mấy giai đoạn, nội dung của từng giai đoạn là gì và nó được thể hiện như thế nào ở Anh và Pháp?

5. Đánh giá những đóng góp tích cực của CNTT vào sự phát triển trong giai đoạn đầu của CNTB.

6. Trình bày đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương có những đóng góp và hạn chế cơ bản nào?

7. Tại sao nói chủ nghĩa trọng thương có vai trò quan trọng trong việc hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

CHƯƠNG 3

HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN


3.1 Trường phái trọng nông

3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông

3.1.1.1.Thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản kết thúc

Cũng như Chủ nghĩa trọng thương, Chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhưng ở giai đoạn phát triển kinh tế trưởng thành hơn. Vào thế kỷ XVIII, ở Tây Âu đã phát triển theo con đường TBCN và ở nước Anh cách mạng công nghiệp đã bắt đầu. Ở nước Pháp, CNTB với hệ thống công trường thủ công đã bén rễ một cách vững chắc. Điều đó đòi hỏi phải xét lại cương lĩnh kinh tế và học thuyết của CNTT là cấp thiết. Thời kỳ tích lũy ban đầu đã chấm dứt và việc dùng thương mại để bóc lột các nước thuộc địa đã không còn phù hợp.

Do sự phát triển của hệ thống công trường thủ công làm cho lợi nhuận của công nghiệp cao hơn và ổn định hơn so với lợi nhuận thương nghiệp, giai cấp tư sản lớn mạnh và đòi hỏi sự tự do hóa thương mại.

Các quan điểm đề cao tiền và nguồn gốc giàu có của các dân tộc là dựa vào đi buôn tỏ ra lỗi thời lạc hậu, cản trở quá trình sản xuất.

3.1.1.2.Thời kỳ quá độ từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện vào giữa thế kỷ XVIII từ nền kinh tế đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của kinh tế nông nghiệp. Sự thống trị hà khắc của chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất với mức độ bóc lột cao. Địa tô phong kiến chiếm từ 1/4 đến 1/3 số nông phẩm sản xuất ra, ngoài ra nông dân còn phải nộp nhiều thứ thuế khác và thuế thập phân cho nhà thờ.

Nông nghiệp còn bị thiệt hạ nặng nề do chính sách trọng thương của bộ trưởng tài chính Colbert như: hạ giá thành ngũ cốc, thực hiên các biện pháp cướp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp “ăn đói để xuất khẩu”.

Tình hình trên đã làm cho nông nghiệp sa sút đời sống của nông dân Pháp túng quẫn, nạn đói kéo dài nên nhà thờ Volte đã mỉa mai rằng: “nông dân bàn tán về lúa mỳ nhiều hơn là về thượng đế”.

Để chống lại tư tưởng của CNTT, tìm đường giải phóng kinh tế nông dân khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu TBCN trường phái trọng nông đã xuất hiện.

Đặc điểm chung của phái trọng nông là đã chuyển đổi tượng nghiên cứu của KTCT sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. CNTN đánh giá cao vai trò của ngành

nông nghiệp. Vì họ cho rằng: xã hội loài người phát triển theo quy luật tự nhiên, là nông nghiệp. Chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích, lao động sinh lời, vì nó tạo ra sản phẩm thuần tuý cho xã hội, nên muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.

Những đại biểu xuất sắc của CNTN là Fransois Quesnay ( 1694 - 1774) và Anne Bobert Jacqué Turgot ( 1727 - 1771).

K. Mark coi những người thuộc trường phái trọng nông là những người bênh vực chủ nghĩa tư bản, vạch rò sự cần thiết phải chuyển sang lối kinh doanh theo TBCN: “Chủ nghĩa tư bản tự mở cho mình một con đường trong khuôn khổ xã hội phong kiến”.

3.1.2. Những quan điểm, lý luận, học thuyết kinh tế chủ yếu của trường phái trọng nông

3.1.2.1. Phái trọng nông phê phán gay gắt chủ nghĩa trọng thương

Một là, lợi nhuận của thương nhân có được là do tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Theo các nhà kinh tế trọng nông lợi nhuận mà thương nhân có được chỉ là sự tiết kiệm các khoản chi phí thương mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hóa, cả hai bên mua và bán đều không được và mất gì. Ông khẳng định tiền của thương nhân không phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot cho rằng: bản thân thương mại không thể tồn tại được nếu như đất đai được chia đều cho mỗi người và mỗi người chỉ có số cần thiết để sinh sống”.

Hai là, phê phán việc đánh giá quá cao vai trò của tiền tệ. Họ cho rằng tiền nhiều hay ít không nghĩa lý gì, chỉ cần có đủ tiền để giữ vững giá cả tương ứng với hàng hóa. Boisguillebert đã phê phán gay gắt tư tưởng trọng thương đã đề quá cao vai trò của đồng tiền, lên án gay gắt chính sách giá cả của bộ trưởng Colbert. Ông chứng minh rằng của cải một quốc dân chính là những vật hữu ích và trước hết là sản phẩm của nông nghiệp cần phải được khuyến khích.

Ba là, chống lại các đặc quyền về thuế và phải có thuế thống nhất, điều này sẽ làm tăng tự do lưu thông, kích mọi người sản xuất và làm giàu.

Bốn là, phê phán thương nghiệp đề cao sản xuất thực tế.Chủ nghĩa trọng thương coi tích lũy vàng là nguồn gốc của sự giầu có, do đó đẻ ra đội thuyền buôn chuyên đi bóc lột. Ngược lại chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần phải có một nền nông nghiệp làm giàu cho tất cả mọi người. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất mới là thực tế.

Năm là, đề cao tự do lưu thông, tự do thương mại, phê phán bảo hộ. Họ đề cao tự do lưu thông, tự do thương mại tạo ra nguồn lực làm giầu, làm tăng trưởng kinh tế.

Sáu là, Nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường cho nhà kinh doanh hoạt động. Chủ nghĩa trọng nông lại chủ trương “tự do

hành động”, “chống lại nhà nước toàn năng”, tính tự do tư nhân không bị pháp luật và nghiệp đoàn làm suy yếu.

3.1.2.2. Cương lĩnh chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng nông

Về thực chất cương lĩnh là những quan điểm, những chiến lược và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trước hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp:

- Quan điểm về Nhà nước:

Họ cho rằng Nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, Nhà nước có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn.

- Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp:

Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hóa… do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp.

Chính sách cho chủ trang trại được tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ưu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã tái chế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô: tiêu thụ như thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩu như thế ấy.

Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống: Lợi dụng đường thuỷ rẻ để chuyên chở hàng hóa. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích lũy trên lưng nông dân. Bởi vậy đã không khuyến khích được sản xuất, không có lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cách quản lý tốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh.

- Quan điểm về tài chính:

Đặc biệt là vấn đề thuế khóa, phân phối thu nhập… Nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân và chủ trại,… chứ không phải ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ, nhà buôn.

Như vậy, cương lĩnh kinh tế của phái trọng nông đã vạch rò một số quan điểm, chính sách mở đường cho nông nghiệp phát triển theo định hướng mới. Cương lĩnh coi trọng và đề cao sản xuất nông nghiệp. Song, cương lĩnh có những điểm hạn chế: đó là chưa coi trọng vai trò của công nghiệp, thương mại, của kinh tế thị trường, mà có xu thế thuần nông.

3.1.2.3. Học thuyết về trật tự tự nhiên

CNTN đã dùng học thuyết về luật tự nhiên để rút ra những kết luận trong kinh tế. Theo F. Quesnay có 2 loại quy luật tự nhiện: Quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Quy luật luân lý cũng tất yếu như quy luật vật lý. Nội dung cơ bản của thuyết trật tự tự nhiên là:

- Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi dó là luật tự nhiên của con người không thể thiếu được. Chống lại chế độ phong kiến và xem nó là chế độ không bình thường .

- Chủ trương thực hiện tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022