Biện Pháp 5: Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Và Phương Pháp Dạy Học Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Vật Thể Trong Nhà Trường.

Chia các lớp bồi dưỡng theo đối tượng cần bồi dưỡng cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Mỗi nhà trường hoặc cụm trường mời các chuyên gia, các giảng viên trường Đại học Sư phạm, cán bộ Tỉnh Đoàn, chuyên viên Sở GD&ĐT về đứng lớp bồi dưỡng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề trong cụm trường, liên trường về tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản vật thể cho học sinh.

Khuyến khích bằng nhiều biện pháp vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tập thể tổ chức hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể hiệu quả, tiêu biểu.

* Điều kiện thực hiện

GV có tinh thần cầu thị, nỗ lực phấn đấu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và mỗi GV có trách nhiệm trong công tác giáo dục DSVH vật thể cho học sinh.

Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV và liên hệ các cơ quan, lực lượng chức năng, các giảng viên Sư phạm triển khai các lớp bồi dưỡng cho hiệu quả.

3.2.5. Biện Pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể trong nhà trường.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế tri thức Một trong những thách thức chính yếu mà các trường THPT phải đối mặt là làm thế nào để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vậy, việc tìm tòi, nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các hình thức và phương pháp giảng dạy để gây hứng thú, phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh làm cho các em cảm thấy hào hứng, say mê, hấp dẫn với môn học là điều rất quan trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

* Mục tiêu của biện pháp

Sử dụng nhiều phương pháp và hình thức giáo dục giá trị DSVH vật thể, luôn đổi mới, sáng tạo trong phương pháp và hình thức giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, phát huy đúng năng lực của học sinh trong đó có năng lực tự học, tự giáo dục, tự rèn luyện khi được tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh khi tham gia các loại hình hoạt động giáo dục, tích cực trải nghiệm để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ mới, tích cực.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh các trường THPT thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - 12

Đặc biệt là tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nhằm giúp học sinh nhận thức được các loại hình, các giá trị DSVH vật thể. Từ đó, tác động làm thay đổi một cách tự giác ý thức, thái độ, hành vi của học sinh đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể trong quá trình xây dựng đời sống xã hội. Thông qua hoạt động trải nghiệm giá trị DSVH vật thể nhằm phát huy, bảo tồn các giá trị của DSVH vùng miền, đồng thời giáo dục cho học sinh nét đẹp truyền thống dân tộc.

* Nội dung của hiện biện pháp

Thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể phải thiết thực, đảm bảo vừa khai thác tốt nội dung các gía trị của DSVH vật thể, vừa thu hút được sự hứng thú tham gia của học sinh. Các phương pháp, hình thức giáo dục phải được dự kiến, lựa chọn và tiến hành phải linh hoạt theo thực tế, khắc phục tình trạng đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại.

Tổ chức dạy học tích cực là cách đa dạng hóa phương pháp, hình thức giáo dục là kết hợp các phương pháp truyền thống: trực quan, vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại, khen thưởng, trách phạt, giảng giải,… với các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới: trải nghiệm, nêu vấn đề, dạy học tại thực địa, giao việc, tổ chức trò chơi, đóng vai... giúp học sinh tư duy nhạy bén hơn, học sinh rất hào hứng tham gia mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sau mỗi hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cần có sự phân tích, đánh giá các phương pháp và hình thức giáo dục đã và đang thực hiện, chỉ đạo GV các nhóm chuyên môn phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để những hoạt động tiếp theo sẽ hiệu quả hơn.

Đổi mới hình thức tổ chức gắn liền với đổi mới phương pháp thực hiện. Hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh được tổ chức thông qua các hoạt động giảng dạy các bộ môn văn hóa có thế mạnh, đồng thời trong các hoạt động như: chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt của các câu lạc bộ cần được tiến hành bằng hoạt động nhóm, sân khấu hóa, xử lý tình huống… thu hút đông đảo học sinh tham gia. GV quan sát và huy động được nhiều đối tượng học sinh cùng hoạt động.

Nội dung dạy học không chỉ bó hẹp trong kiến thức của sách giáo khoa mà đòi hỏi học sinh sau tiết học phải biết vận dụng những gì học được vào thực tế, giải quyết các vấn đề trong đời sống. GV củng cố, mở rộng bài học phải đa dạng, linh hoạt mới thu được kết quả mong muốn.

Xây dựng các phương pháp và hình thức tổ chức đặc thù gắn với hoạt động giáo dục DSVH vật thể, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Tổ chức các hoạt động dạy và học có chất lượng các môn khoa học xã hội. Tổ chức các hoạt động văn hóa phản ánh các giá trị văn hóa vật thể của đất nước để những hoạt động này sẽ khiến học sinh bộc lộ năng lực của bản thân, nâng cao ý thức tập thể, đoàn kết với bạn bè.

Tổ chức các chương trình về nguồn, đến thăm địa chỉ đỏ là các khu di tích cách mạng,… Song song với hoạt động học tập trong chương trình chính khóa trên lớp, học sinh cần thiết được thực địa. Tới đó là cách học sinh được trực quan sinh động nhất về các DSVH của vật thể, được GV hướng dẫn để tự xác định được những giá trị mà di sản mang lại cho xã hội, cho cộng đồng. Điều này sẽ kích thích tư duy học sinh tốt hơn và thúc đẩy hình thành phát triển nhiều kỹ năng tư duy: quan sát, nhận định, ghi chép chắt lọc lấy thông tin,…; kỹ năng

sống: giao tiếp, sống chung với tập thể, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác làm việc nhóm…Vì vậy, Hiệu trưởng phải chỉ đạo và tạo điều kiện cho tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Để tổ chức được hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nhà trường phải có kế hoạch ngay từ đầu năm học. Kế hoạch được tổ, nhóm chuyên môn lập sau khi đã họp bàn và đi đến thống nhất ý kiến từ các GV bộ môn và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Trải nghiệm cho học sinh cũng có thể do Đoàn thanh niên đứng ra tổ chức trong quá trình thực hiện các chủ điểm hoạt động của tháng, của năm. Trong chương trình của bộ môn, phải xác định rõ hoạt động trải nghiệm tại di sản phục vụ cho nội dung bài học nào, nội dung chủ đề giáo dục nào và lựa chọn di sản phù hợp với điều kiện thực tế. Đây là tiền đề cho bước lập kế hoạch cụ thể tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Hiệu trưởng nhà trường khi phê duyệt chương trình, kế hoạch trải nghiệm nhất thiết phải chú ý tới một số nội dung: thời gian tổ chức dài hay ngắn, địa điểm DSVH được lựa chọn ở xa hay gần gắn với phương tiện di chuyển, số lượng học sinh tham gia nhiều hay ít, dự toán kinh phí của đoàn, mức độ chi phí của nhà trường phải chi, mức độ chi phí học sinh phải tự lo, xét tính phù hợp, hiệu quả mang lại từ hoạt động trải nghiệm này...

Một số địa điểm có thể nên khai thác thuận lợi nhất với học sinh trên địa bàn thành phố Cao Bằng khi lựa chọn dạy học bằng hình thức tổ chức cho học sinh trải nghiệm là: Các khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo; khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950 và khu du lịch thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén, hồ Thang Hen; thành cổ Na Lữ, cố đô Cao Bình; các di chỉ khảo cổ Ngườm Bốc, Ngườm Vài... cũng là những DSVH vật thể độc đáo của vùng đất Cao Bằng.

* Cách thức thực hiện

Tổ chức các cuộc thi, các trò chơi tìm hiểu tên DSVH vật thể trong các buổi trải nghiệm, các hoạt động tham quan, ngoại khóa tạo không khí vui tươi, thư giãn tốt cho học sinh.Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham

quan, học tập tại thực địa, yêu cầu học sinh tự tìm tài liệu liên quan, ghi chép các hiện vật quan sát được, các biểu tượng thu hoạch được sau buổi học.

Cán bộ quản lý nhà trường, GV các bộ môn liên quan, cán bộ Đoàn thanh niên trước hết phải hiểu về các DSVH vật thể hiện có, nắm được các di tích văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn để xây dựng kế hoạch dạy học của tổ, nhóm chuyên môn, trong đó nêu rõ thời điểm thực hiện các hoạt động trải nghiệm, địa điểm DSVH được lựa chọn.

Phối hợp tốt giữa nhà trường với chính quyền địa phương và các cơ quan văn hóa địa phương trong quá trình giáo dục học sinh về giá trị DSVH vật thể.

Sau hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tham quan học tập, yêu cầu học sinh có bài viết thu hoạch cụ thể dưới nhiều hình thức phong phú: ra báo học tập, video tư liệu, phóng sự, trưng bày tư liệu. Trong các phòng học bộ môn của nhà trường dành riêng nơi lưu giữ các tư liệu của các hoạt động trải nghiệm của học sinh, đó vừa là minh chứng cho tổ chức dạy và học của nhà trường, vừa có số liệu cho nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn so sánh, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm tổ chức của hình thức dạy học trải nghiệm với học sinh các khóa để càng về sau hoạt động trải nghiệm được tổ chức càng chu đáo, bài bản và hiệu quả hơn.

Chỉ đạo, tổ chức cho học sinh tự trải nghiệm tại các DSVH vật thể. Nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các giá trị của DSVH vật thể giữa các lớp hoặc GV giao cho học sinh tìm hiểu các giá trị DSVH vật thể phục vụ các bài học. Học sinh sẽ phải tự tìm kiếm các thông tin phục vụ cho cuộc thi, cho bài học theo hướng dẫn và yêu cầu của thầy, cô giáo. Cách làm này có thể thực hiện theo chủ đề hoạt động thi đua từng tháng với các lớp học sinh hoặc theo nội dung chủ đề bài học bộ môn. Khi thực hiện hoạt động này, Đoàn thanh niên, GV phải có kế hoạch cụ thể trình Hiệu trưởng phê duyệt từ đầu năm học. Đối với tổ chức thành cuộc thi thì kế hoạch cần nêu rõ về nội dung thi, đối tượng dự thi, thời gian tổ chức, biểu điểm chấm thi, thành phần giám khảo chấm thi và công bố kết quả, khen thưởng. Nếu là hoạt động chủ đề hàng tháng thì chỉ huy động

học sinh từng khối lớp tham gia, tránh tổ chức các cuộc thi quá nhiều làm ảnh hưởng tới hoạt động học chính khóa của nhà trường, của học sinh.

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, với cơ quan phụ trách văn hóa ở địa phương về đăng ký nhận chăm sóc các DSVH vật thể trên địa bàn. Đây là hoạt động thiết thực huy động học sinh tham gia lao động công ích với cộng đồng dân cư, giáo dục tinh thần trách nhiệm bảo vệ DSVH cho học sinh bằng việc làm cụ thể như: trồng cây xanh khu di tích vào mỗi mùa xuân, quét dọn vệ sinh cuối tuần, tự nguyện tham gia phục vụ lễ hội tại di tích. Làm tốt điều này còn giúp nhà trường tạo mối quan hệ gắn bó với vật thể, học sinh biết trân trọng giá trị các DSVH tại vật thể. Nhà trường cần lựa chọn các di tích ở gần trường, hoặc chia theo địa bàn xã, phường sinh sống để phân công học sinh chăm sóc, phân công GV phụ trách. Kết quả chăm sóc được đánh giá vào cuối mỗi học kỳ, năm học trên cơ sở lấy ý kiến nhận xét từ cán bộ phụ trách văn hóa của vật thể, của người trông coi di tích, của đại diện nhà trường đến kiểm tra và tự đánh giá của GV, học sinh được phân công. Nhà trường thường xuyên đôn đốc, khuyến khích GV và học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, biểu dương trước tập thể kịp thời những di tích được thầy- trò chăm sóc tốt, xanh, sạch.

Tổ chức triển khai và thực hiện các dự án mỗi tập thể học sinh nhận một nhiệm vụ chăm sóc một khu DSVH: Thường xuyên vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây cảnh xung quanh khu di tích; quét vôi, trang trí khu di tích, tích cực tham gia giữ gìn, bảo vệ, quảng bá về hình ảnh của khu di tích,…

Tăng cường các hoạt động giao lưu với đơn vị kết nghĩa trong các ngày kỷ niệm truyền thống của đơn vị; với dân cư trên địa bàn; các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục giá trị DSVH vật thể đạt kết quả cao. Mời các nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân, đại diện của làng nghề đến nói chuyện trực tiếp với học sinh trong các chương trình ngoại khóa.

* Điều kiện thực hiện

Tham mưu cho Sở GD&ĐT ban hành các văn bản chỉ đạo về đa dạng hóa hình thức dạy học có sử dụng DSVH vật thể để giáo dục giá trị di sản cho học sinh.

Huy động các lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động tổ chức giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh.

GV có năng lực thực hiện đa dạng các phương pháp và hình thức giáo dục giá trị DSVH vật thể một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế.

Học sinh tham gia hăng hái vào các hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể do nhà trường tổ chức.

Biểu dương kịp thời những việc làm tốt trong sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh hiệu quả.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là những biện pháp cơ bản nhất được đề xuất sau khi đã nghiên cứu thực tiễn quá trình quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT các trường THPT ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh. Mỗi biện pháp là một cách làm cụ thể giải quyết một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên các biện pháp không tách rời độc lập hoàn toàn mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen, bổ trợ và thúc đẩy nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra quản lý tốt hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT ở thành phố.

Biện pháp nâng cao nhận thức là cơ sở giúp nhà quản lý, đội ngũ nhà giáo xác định rõ vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh THPT, từ đó xây dựng các kế hoạch cụ thể, sát với điều kiện thực tế và yêu cầu của công tác giáo dục học sinh, chỉ đạo, tổ chức và triển khai các hoạt động hiệu quả hơn.

Việc bồi dưỡng năng lực cho GV về giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh là quan trọng và cần thiết, là hiện thực hóa kế hoạch đề ra và nâng cao hiệu quả công tác này trong nhà trường. GV có năng lực tốt trong tổ chức hoạt

động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh làm cho tính đa dạng về phương pháp, hình thức được thực hiện triệt để hơn.

Công tác kiểm tra, đánh giá là biện pháp hết sức cần thiết, nếu nhà quản lý làm tốt khâu này trong quá trình triển khai các biện pháp giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh sẽ kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung thiếu sót, lệch lạc, phát huy những mặt mạnh đã làm được để tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục học sinh, đánh giá được mức độ thành công của kế hoạch đề ra cũng như hiệu quả của các biện pháp khác và rút ra những kinh nghiệm cho những lần tổ chức về sau.

3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa vật thể cho học sinh

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh các trường THPT ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

3.4.3. Cách thức khảo ghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý, GV bộ môn, GV chủ nhiệm, tổ chức Đoàn thanh niên những người trực tiếp tham gia quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vật thể cho học sinh của nhà trường.

Trong khuôn khổ mục đích, phạm vi, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp ở các khách thể nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 60 đồng chí CBQL và GV (15 đ/c trong BGH, 24 đ/c tổ trưởng chuyên môn, 21 GVCN và GVbộ môn).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023