Đảm Bảo Điều Kiện Tài Chính, Vật Chất Cho Các Hoạt Động Dạy Học, Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Thực Hiện Trong Và Ngoài Nhà Trường

Tóm lại, tích hợp giá trị DSVH là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc phát triển chương trình GDPT ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, định hướng đổi mới chương trình giáo dục cũng thể hiện quan điểm dạy học tích hợp giá trị DSVH và phân hóa rõ nét. Vì vậy, để hội nhập giáo dục quốc tế và dạy học theo chương trình giáo dục đổi mới, việc trang bị những lý luận và năng lực dạy học tích hợp cho GV và HS là cần thiết.

1.4.4.3. Đảm bảo điều kiện tài chính, vật chất cho các hoạt động dạy học, giáo dục giá trị di sản văn hóa thực hiện trong và ngoài nhà trường

Trong quá trình giáo dục DSVH cho HS các trường THCS nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của giáo dục giá trị DSVH trong trường học thì yếu tố tài chính và CSVC là vô cùng quan trọng.

Đối với các hoạt động giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường cần tạo mọi điều kiện, CSVC cho GV thực hiện giảng dạy giá trị DSVH: như sưu tầm tài liệu, tư liệu, các thước phim, máy chiếu…nhằm phong phú hơn cho các tiết dạy giá trị DSVH. Đặc biệt với các hoạt động giáo dục giá trị DSVH ngoài nhà trường, hiệu trưởng nhà trường hỗ trợ dầy đủ vật chất cho GV giảng dạy các bộ môn KHXH đến nơi có di sản để sưu tầm tài liệu phục vụ cho việc dạy học, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho thầy và trò tổ chức các bài học tại thực địa, hoặc tham gia các hoạt động trải nghiệm, bởi thực địa nơi có những dấu vết, mảnh vụ của quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài dạy tại đây HS được quan sát các dấu vết, mảnh vụ của quá khứ để bổ sung cụ thể hóa những kiến thức các em đang nghiên cứu. DSVH giúp HS phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn.

1.4.4.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện chương trình dạy học các môn khoa học xã hội nhằm giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục giá trị di sản văn hoá cho HS THCS, đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của HS.

Sự hỗ trợ về tinh thần, vật chất... từ phía cha mẹ và phụ huynh HS

Sự hỗ trợ về chính sách, nguồn lực tài chính từ chính quyền địa phương... Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, nghệ nhân địa phương...

Tuy nhiên để thực hiện được sự phối hợp trên thì trình độ nhận thức của thầy cô giáo, của gia đình HS và các tổ chức xã hội có vai trò rất quan trọng. Chỉ khi nào

nhận thức được đầy đủ, đúng đắn thì sự phối hợp ấy mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị di sản văn hoá thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố bên trong

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 6

1.5.1.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường

Hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người hiệu trưởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về giáo dục giá trị DSVH của dân tộc, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị DSVH cho HS, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục... để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường phải thấy rõ được trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của HS về DSVH, trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị DSVH của nhân loại, dân tộc, cộng đồng địa phương từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện đến từng tổ chuyên môn, GV, các tổ chức trong nhà trường. Để đảm bảo việc thực hiện giáo dục DSVH trong trường phù hợp, khả thi và bền vững chương trình được xây dựng cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với văn hóa địa phương, dân tộc, với điều kiện nhà trường.

Từ việc nhận thức rõ vai trò của giáo dục giá trị DSVH cho HS trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng về lồng ghép nội dung giáo dục di sản trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, về tài chính để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Lãnh đạo nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức trong và ngoài nhà trường, các cơ quan quản lý văn hóa để nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS khi tìm hiểu về các DSVH.

1.5.1.2. Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa

Nội dung, chương trình giáo dục mang tính thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS sẽ kích thích, động viên các em tích cực tham gia.

Phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của HS, huy động HS tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Hình thức tổ chức quản lý người học sẽ phát huy vai trò cá nhân người học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội.

1.5.1.3. Năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh

Nhiệm vụ quan trọng của việc giáo dục giá trị DSVH cho HS là giúp HS nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị DSVH. Từ đó, khơi dậy ở học niềm tự hào và ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các giá trị đó, nâng chúng lên phù hợp với điều kiện lịch sử mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ GV, những người trực tiếp truyền đạt kiến thức đến HS là cực kỳ quan trọng.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, nước ta cũng như sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của HS, đòi hỏi công tác giáo dục giá trị DSVH phải có một bước phát triển mới, mà trước hết đội ngũ GV phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của giáo dục giá trị DSVH cho HS; có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực thì mới có thể mang đến cho HS những kiến thức bổ ích, lý thú, có sức thuyết phục đối với HS.

Giáo dục DSVH cho HS qua con đường dạy học, người GV phải có năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, kiến thức về DSVH, có kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời phải có năng lực tích hợp, năng lực lồng ghép nội dung giáo dục di sản vào bài học. Điều này đồng nghĩa với việc GV phải có năng lực thiết kế, tổ chức bài học một cách phù hợp để giờ học đạt hiệu quả cao và đạt được những mục tiêu giáo dục đặt ra. Để thiết kế một bài học phát huy được hứng thú, tính tích cực chủ động của HS, GV cần phải biết vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ nhận thức của HS trong quá trình giảng dạy.

Giáo dục DSVH cho HS qua con đường tổ chức hoạt động giáo dục đòi hỏi GV phải có năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục, cụ thể GV phải nắm chắc được qui trình, cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động để làm sao các hoạt động giáo dục đó mang tính thiết thực và có hiệu quả cao.

Muốn giáo dục được giá trị DSVH cho HS yêu cầu quan trọng là GV phải có những kiến thức nhất định về DSVH của đất nước, địa phương là người có thái độ tích cực với di sản, tôn trọng các giá trị của di sản, hiểu được ý nghĩa của DSVH trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục DSVH cho HS. Để đạt được yêu cầu này GV phải thường xuyên, tích cực trong việc tìm kiếm các thông tin về DSVH, trải nghiệm DSVH chỉ có đi, đến, tìm hiểu sâu về DSVH thì mới có thể tiến hành giáo dục DSVH cho HS một cách tốt nhất.

1.5.1.4. Yếu tố học sinh

Ở lứa tuổi HS THCS các em đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý HĐGD giá trị DSVH cho HS. Tính tích cực của HS, lòng tự tôn, tự hào dân tộc là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS. Không ai có thể học thay, làm thay người học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân.

Kết quả cuối cùng của quá trình dạy học và giáo dục phải do chính người học quyết định. Giáo dục giá trị DSVH cho HS sẽ không hiệu quả nếu chỉ thông qua thuyết trình, giảng giải mà nó phải được tiến hành thông qua hoạt động cụ thể của HS, do đó đòi hỏi HS phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập, giáo dục. Khi HS phát huy được sự chủ động, tích cực ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ do GV đặt ra các em còn tự tìm kiếm thu thập các thông tin về DSVH hay tự mình lên kế hoạch trải nghiệm các di sản từ đó có thêm những hiểu biết sâu sắc về di sản.

1.5.2. Các yếu tố bên ngoài

1.5.2.1. Yếu tố từ phía xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý giáo dục và quản lý văn hóa

Hiện nay Đảng, Nhà nước ta luôn hết sức quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị DSVH cho thế hệ trẻ nói chung, HS THCS nói riêng. Trong Nghị quyết lần thứ chín BCH TW Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “ nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật. Mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ thứ hai: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh: xây dựng mỗi trường học phải thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ...” [7, tr. 04].

Trong quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS, nội dung giáo dục được ưu tiên đầu tiên là giá trị của những DSVH ở ngay tại địa phương, cộng đồng, những gì gần gũi với chính HS. Vì vậy sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của các cơ quan quản lý văn hóa với nhà trường là rất cần thiết và quan trọng. Giữa cơ quan quản lý giáo dục và quản lý văn hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ để việc giáo dục DSVH cho HS diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Đặc biệt trong xu thế hội nhập và sự phát triển của đời sống văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước với sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau đã tác động không ít đến định hướng giá trị sống của thế hệ trẻ, đặc biệt các giá trị truyền thống của dân tộc bị ảnh hưởng sâu sắc và có xu hướng bị xem nhẹ, lãng quên. Yếu tố này ảnh hướng lớn đến việc giữ gìn và phát huy giá trị của các DSVH, bản sắc văn hóa của dân tộc. Các trường THCS cần nhận thức rõ được những tác động xu thế của thời đại để tổ chức quá trình giáo dục giá trị DSVH cho HS THCS đạt được hiệu quả cao.

1.5.2.2. Yếu tố truyền thống văn hóa, đời sống kinh tế, xã hội của địa phương, môi trường giáo dục gia đình

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương, của gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ và tác động tới việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS trong mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS, từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước... đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục giá trị DSVH cho HS nói chung, HS THCS nói riêng. Một môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục, hình thành nhân cách HS. Gia đình là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên GD giá trị DSVH cho các em. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách HS. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Để giáo dục giá trị DSVH cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.

Kết luận chương 1

DSVH là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. DSVH không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước mà còn có ý nghĩa trong dạy học, giáo dục HS. Giáo dục giá trị DSVH cho HS THCS là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch. Trong đó, dưới sự dẫn dắt của nhà giáo dục, HS tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp nhận những tác động của nhà giáo dục để có nhận thức, hiểu biết, ứng xử đúng đắn về giá trị của DSVH từ đó có thái độ, hành vi tích cực trong việc

bảo vệ, phát huy giá trị DSVH của địa phương, đất nước. Giáo dục giá trị DSVH là tạo ra sự thống nhất giữa: nhận thức - thái độ - hành vi của HS đối với các DSVH. Giáo dục giá trị DSVH cho HS góp phần giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống, lịch sử dân tộc, đây là con đường bền vững nhất để giữ gìn, bảo tồn, phát huy các DSVH của địa phương cũng như của đất nước.

Giáo dục giá trị DSVH cho HS được thực hiện bằng nhiều con đường giáo dục khác nhau như con đường dạy học, con đường tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng trong đó giáo dục DSVH bằng con đường dạy học là con đường là con đường chủ đạo, tương ứng với các còn đường giáo dục là các hình thức, phương pháp giáo dục được GV lựa chọn để phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS, điều kiện nhà trường, đặc điểm văn hóa của cộng đồng, địa phương.

Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục hướng tới mục tiêu giáo dục giá trị DSVH cho HS chịu sự tác động từ nhiều phía như năng lực GV, trình độ nhận thức, tính tích cực của HS, sự lãnh đạo quản lý của nhà trường, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan quản lý văn hóa, xu thế hội nhập và sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội hiện nay của đất nước. Giáo dục giá trị DSVH cho HS có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong xã hội hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA

THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Vài nét về giáo dục thành phố Việt Trì

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Thành phố Việt Trì có dân số khoảng 285 ngàn người (Trong đó lưu trú là 196 ngàn người), dân số đô thị chiếm 213 ngàn người, chiếm 75% dân số; dân số nông thôn 72 ngàn người, chiếm 25% dân số. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm 2,0%, trong đó tăng tự nhiên 1,5%, tăng cơ học 0,59%.

Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng: 39,9%. Lao động trong ngành Thương mại- dịch vu: 28.8% .

Lao động trong ngành Nông nghiệp-Thủy sản: 31.3%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 6.2 %/năm

Các nhóm ngành công nghiệp với nhiều sản phẩm đa dạng, phát triển đúng định hướng quy hoạch được duyệt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Dịch vụ tiện ích viễn thông phát triển, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng được mở rộng, nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân và du khách. Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường, Công tác kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thực hiện tốt. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, có 02 xã đạt chuẩn, 08 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Hệ thống mạng lưới trường lớp được củng cố, mở rộng và phát triển ở các cấp học, bậc học với 69/77 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia.Các cơ sở đào tạo, dạy nghề từng bước được nâng cấp, mở rộng quy mô, nhiều hình thức liên kết đào tạo được thực hiện; hàng năm tổ chức tuyển sinh trên 150 mã ngành nghề đào tạo, trong đó có trên 40 mã ngành đạo tạo đại học đã nâng cao trình độ tay nghề lao động và hiệu quả lao động được cải thiện.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ khám chữa bệnh cho nhân dân, các chương trình y tế cộng đồng được triển khai thực hiện có kết quả, các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, chất lượng khám và chữa bệnh có tiến bộ. Mạng lưới y tế được tăng cường bệnh viện tuyến tỉnh, các trạm y tế được đầu tư xây dựng mới, bổ sung trang

thiết bị y tế theo hướng hiện đại. Công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc trẻ em được thực hiện tích cực, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 9,1%. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quản lý, chỉ đạo chặt chẽ, tuyên truyền có hiệu quả; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm xuống còn 1,5%.

Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về quốc phòng, luyện tập, diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố được chú trọng, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Được Bộ Công an tặng cờ thi đua là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua vì an ninh tổ quốc". Phong trào tự quản, toàn dân tham gia phòng ngừa, phòng chống tội phạm, cải tạo cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện có hiệu quả.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; quy mô, mạng lưới trường lớp được mở rộng; chất lượng dạy và học được nâng lên; các loại hình đào tạo đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập trên địa bàn; phong trào khuyến học, khuyến tài được quan tâm, có bước phát triển mạnh mẽ. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia hoàn thành vượt kế hoạch, đến nay thành phố có 68 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 16 trường so với giai đoạn trước. Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn có nhiều cố gắng từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, các chương trình y tế được triển khai thực hiện có hiệu quả, các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Cơ sở vật chất của các cơ sở y tế được đầu tư hiện đại, thái độ phục vụ người bệnh, chất lượng khám và chữa bệnh được nâng lên; đã có 14/23 phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn II, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao có nhiều khởi sắc. Thành phố đã chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị hai DSVH phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh "Hát Xoan Phú Thọ” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, gắn kết các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Đất Tổ và giá trị các di tích lịch sử.

2.1.2. Khái quát về giáo dục đào tạo của thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Căn cứ nhiệm vụ năm học đã được Bộ, Sở GD&ĐT chỉ đạo và triển khai, Phòng GD&ĐT Việt Trì đã chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện chương trình, đúng nội dung kiến thức kỹ năng, đúng thời gian quy định. Thực hiện xây dựng phân phối chương trình và kế hoạch dạy học theo khung thời gian nhưng cần linh hoạt và sáng tạo.

Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học, các nhà trường đã xây dựng các chuyên đề dạy học, triển khai thực hiện sinh hoạt theo tổ chuyên môn trên mạng thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022