tin "trường học kết nối, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tập trung dạy học tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống, hình thành nhân cách phẩm chất năng lực cho HS.
Song song với việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Đối với các kỳ kiểm tra, thi giữa kỳ, cuối kỳ được coi thi nghiêm túc; cấp THCS thực hiện giao bài chấm chéo để đánh giá đúng năng lực của HS.
Để tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện, Phòng GD & ĐT Việt Trì đã đề ra nhiều giải pháp để giảm tỷ lệ HS yếu, kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi. Trong đó yêu cầu GV đặc biệt chú trọng đến việc phân hoá sàng lọc đối tượng HS trong cùng một lớp, quan tâm đến hoàn cảnh thực tế của HS, phối hợp với cha mẹ HS, chính quyền địa phương vận động HS bỏ học trở lại lớp. Kết thúc năm học.Tỷ lệ HS THCS bỏ học là 0.10% (12 em). Nguyên nhân HS bỏ học: Do học lực quá yếu, lưu ban nhiều năm nên không muốn đi học.
Tiếp tục triển khai mô hình trường học mới ở cấp THCS: 02 trường (THCS Minh Phương và THCS Chu Hoá). Dạy học 2 buổi trên ngày các trường THCS chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ để thực hiện.
Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn thực hiện tốt công tác phân luồng cho HS lớp 9 năm học 2016-2017 để mỗi HS và phụ huynh HS nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp, theo thống kê của các trường THCS có 148 em theo học tại các trường nghề, chiếm tỉ lệ 1,38%.
Năm học 2016-2017: HS THCS có hạnh kiểm tốt 9670 chiếm tỉ lệ 86,67%, hạnh kiểm khá 1308 chiếm tỉ lệ 11,72%, hạnh kiểm TB 175 chiếm tỉ lệ 1,56%: Về học lực: Loại giỏi 2951 chiếm tỉ lệ 26,45%, Khá 4302% chiếm tỉ lệ 38,56%, Trung bình 3375 chiếm tỉ lệ 30,25. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 98.47%. Về cơ bản chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì, tuy nhiên chất lượng một số trường vùng ven còn có sự chênh lệch khá lớn đối với trường trung tâm thành phố.
Về kết quả tổ chức các cuộc thi HS giỏi, HS năng khiếu cấp THCS: Trong năm học, Phòng GD&ĐT Việt Trì đã tổ chức thi HS giỏi cấp thành phố và tham các kì thi HSG cấp tỉnh: Chọn HSG 8 môn văn hoá lớp 9, HSG 8 môn văn hoá lớp 8 (cấp TP); Nghiên cứu khoa học dành cho HS, Vận dụng kiến thức liên môn. Giải toán bằng tiếng Anh trên Internet, Giải toán bằng tiếng Việt trên Internet, Giải toán bằng tiếng Anh trên Internet, Olympic tiếng Anh trên Internet; Olympic toán Hà Nội mở rộng, Tìm kiếm tài năng toán học, toán quốc tế giữa các thành phố mùa xuân. Kết quả như sau:
Cấp thành phố: có 2079 giải, trong đó: Nhất: 229, Nhì: 504 Ba: 667, KK: 679.
Cấp tỉnh: Có 982 giải, trong đó: 78 giải Nhất, 234 giải Nhì, 339 giải Ba, 3231giải KK.
Cấp QG và Khu vực: 93 giải, trong đó: Vàng 11, Bạc 31, Đồng 32, KK: 93 Thành tích nổi bật: Nhất toàn đoàn cuộc thi HSG lớp 9 cấp tỉnh; các cuộc thi
Olympic Tiếng Anh, Toán... cấp tỉnh và cấp Quốc gia, khu vực, thành phố Việt Trì luôn dẫn đầu về số lượng HS tham gia đội tuyển và cũng đạt kết quả cao so với các đơn vị trong tỉnh và Khu vực.
Phòng GD&ĐT Việt Trì đã đặc biệt chú ý đến việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục như: Đổi mới phương pháp dạy học, phân hoá đối tượng để kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu sở trường của HS; tăng cường và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, học đi đôi với hành... tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá kết hợp giáo dục kiến thức và kỹ năng sống cho HS: Tổ chức cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi, Rung chuông vàng, Em yêu làn điệu dân ca Xoan... Khuyến khích HS tham gia viết tin, bài đăng trên báo Khuyến học, giáo dục Đất tổ, website của Phòng, trường; tham gia các hoạt động từ thiện quyên góp giúp đỡ HS nghèo vượt khó trong trường, thành phố và các trường ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
* Về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng số cán bộ, GV, nhân viên trong biên chế trực thuộc phòng GD có
2.206 người (quản lý: 199; GV: 1887; nhân viên: 120); 21 CBQL, 676 GV, 559 nhân viên hợp đồng trường công lập và ngoài công lập. Cơ cấu và tỷ lệ GV tương đối đủ (THCS: 1.9 GV/lớp; tiểu học: 1.29 GV/lớp; mầm non: 2GV/lớp, tính cả hợp đồng). 100% GV có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 87,8%, trong đó có nhiều cán bộ GV có trình độ thạc sỹ (38 đ/c), nhiều GV có trình độ đào tạo chính quy trên chuẩn do được tuyển dụng mới trong những năm gần đây. Đối với trung tâm GDNN-GDTX tổng số CB, GVNV là 21, trong đó 2 CBQL, 16 GV, 100% cán bộ GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó 4 cán bộ GV có trình độ thạc sĩ và đ/c Giám đốc TT có trình độ Tiến sĩ. 100% cán bộ GV biết sử dụng máy tính phục vụ công tác quản lý, dạy học và khai thác tài liệu dạy học, 70% GV biết soạn, giảng dạy bằng giáo án điện tử, 89.82% GV dạy tiếng Anh được đánh giá năng lực đạt từ B2 trở lên. 100% cán bộ quản lý trường học được đào tạo bồi dưỡng có trình độ Trung cấp lý luận trở lên.
Trong năm học Phòng GD&ĐT đã phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND thành phố điều động nội thành 32 GV, tiếp nhận một số GV xin chuyển vùng về Việt Trì ở những môn cơ cấu còn thiếu, tuyển dụng 35 GV tiểu học có trình độ đại học chính quy; báo cáo Sở Nội vụ, UBND Tỉnh thực hiện tuyển dụng đặc cách các sinh viên có trình độ thạc sĩ, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi các môn chuyên ngành để bố trí cho các đơn vị còn thiếu, đảm bảo chất lượng dạy học. Bổ nhiệm lại 41 CBQL; Luôn chuyển điều động, bổ nhiệm mới 32 CBQL.
100% cán bộ GV nhân viên nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở; quan tâm đến chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, đặc biệt đến những vấn đề đổi mới của giáo dục (đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, mô hình trường học Việt Nam mới... ); mạnh dạn đưa ra các ý kiến những vấn đề trên nhằm hiểu sâu, hiểu rõ và thống nhất thực hiện.
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng GD&ĐT tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý GV theo từng cấp học đúng kế hoạch và hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Thực hiện đăng ký và tham gia bồi dưỡng thường xuyên đúng kế hoạch cho 2080/2221đ/c đăng ký, đạt tỷ lệ 93.65%; Kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017: 2074/2080 cán bộ GV tham gia kiểm tra đạt 99.71%. 2074 người được xếp loại từ Đạt trở lên, trong đó loại giỏi: 95.32%, khá: 4.68%. Trong năm học 2016-2017, tiếp tục thực hiện đánh giá đội ngũ GV, cán bộ quản lý theo Chuẩn quy định. Kết quả đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp: 100% GV được tham gia đánh giá xếp loại đạt trở lên, trong đó: Loại xuất sắc: MN: 481/961GV, đạt 50.5%; TH: 635/745 GV, đạt 85.2%; THCS: 537/642 GV đạt 83,2%; Loại Trung bình:
MN: 1.24%; TH: 0%; THCS; 0.46%. Kết quả đánh giá xếp loại Hiệu trưởng, PHT theo chuẩn: Xuất sắc: 83 người ; Tốt: 81 người ; Khá: 7 người.
Năm học 2016-2017: Phòng GD&ĐT phối hợp với công đoàn GD ngành tổ chức Hội thi nữ GV tài năng duyên dáng, có 75 cô giáo tham gia trong đó có 01 giải nhất, 03 giải nhì, 10 giải ba, 46 giải khuyến khích, và 05 giải phụ, có 03 cô giáo lựa chọn tham gia cuộc thi cấp tỉnh có 02 cô dạt giải nhất và 01 cô đạt giải nhì, 01 cô được lựa chọn tham gia cấp quốc gia và đạt giải nhì. Tổ chức thi GV dạy giỏi các cấp học, tạo cơ hội cho GV được giao lưu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Cấp tiểu học tổ chức thi GV dạy giỏi cấp thành phố có 70 GV tham gia dự thi. Kết quả: có 16 giải nhất, 28 giải nhì, 21 giải ba. Cấp THCS tổ chức cuộc thi GVDG cấp thành phố với các môn Âm nhạc, Tin học, Mĩ thuật, thể dục, công nghệ có 58 GV tham gia dự thi trong đó giải nhất 7, giải nhì 18, giải ba: 32; Tham gia hội thi GV dạy giỏi cấp tỉnh đối với GV THCS, thành phố Việt Trì có 12/12 GV đạt giải và được công nhận GV dạy giỏi cấp Tỉnh, trong đó có 05 GV đạt Xuất sắc. Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp và Vận dụng kiến thức liên môn có 67 dự án đạt giải cấp thành phố, 29 dự án đạt giải cấp tỉnh.
Về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: 100% cán bộ GV nhân viên trong biên chế được đảm bảo chế độ chính sách theo quy định. Kết quả triển khai thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Năm 2017, thành phố đã thực hiện rà soát đối tượng tinh giản biên chế. Có 06 hồ sơ được đề nghị giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Đối với GV hợp đồng trường, các đơn vị đã thực hiện trả lương theo bằng cấp, hỗ trợ đóng BHXH đầy đủ. Tuy nhiên ngân sách thành phố và nhà trường hạn hẹp, không đủ để thực hiện trả các phụ cấp khác như ưu đãi ngành hay thâm niên nghề.
Công tác phát triển Đảng trong trường học: số lượng đảng viên ở cả 3 bậc học là 1.525 /2.206 biên chế chiếm tỷ lệ 79.12%, trong đó, nữ chiếm 83%.
Phòng GD&ĐT Việt Trì đã triển khai đầy đủ, cụ thể đúng các nhiệm vụ trọng tâm của năm học tới từng đơn vị, từng cán bộ, GV, nhân viên ngay từ ngày đầu năm học. Đã đề ra nhiều biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy - học, phương pháp kiểm tra đánh giá; Đã có nhiều việc làm cụ thể nhằm động viên khích lệ kịp thời và thiết thực đối với đội ngũ CBQL và GV các nhà trường;
Phát huy được sức mạnh tập thể, công tác quản lý chỉ đạo có tiến bộ, nâng cao chất lượng toàn diện, tiếp tục đổi mới, năng động, tích cực, sáng tạo trong các mặt hoạt động, tạo ra được không khí thi đua mới trong các nhà trường. Có nhiều cá nhân điển hình tích cực trong công tác quản lý và chỉ đạo.
Kết thúc năm học 2016-2017 Phòng GD & ĐT thành phố đã hoàn thành xuất sắc 9/9 lĩnh vực công tác, đã hoàn thiện hồ sơ và được Hội đồng thi đua khen thưởng cấp ngành đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba cho 01 cá nhân; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua cho trường THCS Văn Lang và trường TH Gia Cẩm; tặng bằng khen cho Phòng GD&ĐT Thành phố; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho trường tiểu học Thọ Sơn và 03 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể LĐXS cho 32 tập thể; danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh cho 02 cá nhân, tặng bằng khen cho 6 tập thể và 07 cá nhân; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cho 121 tập thể; danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở cho 293 cá nhân, lao động tiên tiến cho 1455 cá nhân các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố.
2.2. Giới thiệu cách thức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS; đánh giá thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS tại thành phố Việt Trì- Phú Thọ.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Quá trình nghiên cứu thực tiễn tôi tiến hành khảo sát các đối tượng tại 06 trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ bao gồm các trường: THCS Thanh Đình, THCS Chu Hóa, THCS Thụy Vân, THCS Tân Đức, THCS Minh Phương, THCS Hy Cương. Mỗi trường lựa chọn 02 CBQL, 20 GV, 30 HS để khảo sát. Tổng số khảo sát trên: 12 CBQL, 120 GV trong THCS, 180 HS.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi đã tập chung vào những nội dung khảo sát:
Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, HS về ý nghĩa, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, những khó khăn và biện pháp tổ chức quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS trường THCS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
Khảo sát thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Tìm hiểu việc đánh giá của CBQL, GV, HS về kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS. Đồng thời trưng cầu ý kiến của QL, GV về một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH cho HS ở các trường THCS.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Để thu thập được thông tin thực thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS một cách chính xác, khách quan tôi đã sử dụng một số phương pháp khảo sát như sau:
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp thống kê toán học.
Các công thức toán học và thống kê sử dụng bao gồm:
- Công thức tính tỉ lệ phần trăm:
Tỉ lệ phần trăm (%) =
X 100 ;
Y
Trong đó: X - là tổng số đối tượng trả lời các tiêu chí cụ thể; Y - Tổng số đối tượng điều tra.
- Công thức tính số điểm trung bình.
Trong đó:
Điểm trung bình
X
N
- = x1.n1 + x2.n2 + x3.n3 + x4.n4 là tổng số đối tượng đánh giá;
- x1, x2, x3, x4 là điểm số của các mức độ tốt, khá, trung bình và yếu;.
- n1, n2, n3, n4 là số đối tượng đánh giá các tiêu chí cụ thể
- N - tổng số đối tượng khảo sát.
Các nội dung khảo sát được đánh giá theo 3 mức độ: tốt; trung bình; yếu; và cho điểm theo thứ tự lần lượt: 3; 2; 1.
Chia khoảng như sau: từ 1đến >1,7 yếu; Từ 1,7 đến < hoặc = 2,3 trung bình;
Từ < 2,3 đến 3 tốt
2.3. Thực trạng giáo dục giá trị di sản văn hoá thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giá trị di sản văn hóa và cácdi sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giá trị di sản văn hóa
Đề thu được thông tin chính xác về thực trạng nhận thức của CBQL, GV giảng dạy các môn KHXH về giá trị DSVH đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 12 CBQL và 120 GV. Sau khi khảo sát xong tôi thu được kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV hiểu về khái niệm DSVH như sau:
Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm di sản văn hóa
Nội dung | CBQL | GV | |||
Số ý kiến | Tỷ lệ % | Số ý kiến | Tỷ lệ % | ||
1 | DSVH là các sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. | 12 | 100 | 98 | 81.7 |
2 | DSVH là các sản phẩm vật chất, tinh thần có giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. | 0 | 0 | 16 | 13,3 |
3 | DSVH là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. | 0 | 0 | 6 | 5,0 |
4 | DSVH là các lễ hội, phong tục, tập quán gắn liền với đời sống của cộng đồng, dân tộc. | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học Sinh Thông Qua Con Đường Dạy Học
- Quản Lý Đảm Bảo Yêu Cầu Dạy Học Nội Dung Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Vào Các Môn Khoa Học Xã Hội Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đảm Bảo Điều Kiện Tài Chính, Vật Chất Cho Các Hoạt Động Dạy Học, Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Thực Hiện Trong Và Ngoài Nhà Trường
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Các Di Sản Văn Hóa Tiêu Biểu Của Tỉnh Phú Thọ Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học
- Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học Sinh
- Đánh Giá Công Tác Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Về Di Sản Văn Hoá Và Dạy Học Tích Hợp
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Qua bảng hỏi 2.1 cho ta thấy đa số GV và CBQL đều có nhận thức đúng về khái niệm DSVH là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị Lịch Sử, văn hóa có 18.3
% GV chưa nhận thức đúng đắn, cụ thể về khái niệm DSVH.
Để tìm hiểu sâu hơn nữa về nhận thức của 120 GV về phân loại giá trị DSVH kết quả thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phân loại di sản văn hóa
DSVH | DSVH Vật thể | DSVH phi vật thể | Tỷ lệ GV trả lời đúng | Thứ bậc | |||
Số ý kiến | Tỷ lệ % | Số ý kiến | Tỷ lệ % | ||||
1 | Các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật… | 120 | 100 | 0 | 0 | 100 | 1 |
2 | Tri thức dân gian (kinh nghiệm trong lao động sản xuất…) | 15 | 12,5 | 105 | 87,5 | 87,5 | 5 |
3 | Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học | 114 | 95 | 6 | 0,5 | 95 | 2 |
4 | Nghệ thuật trình diễn dân gian | 23 | 19,2 | 97 | 80,8 | 80,8 | 7 |
5 | Nghề thủ công truyền thống | 37 | 30,8 | 83 | 69,2 | 69,2 | 8 |
6 | Hiện vật lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên | 101 | 84,2 | 19 | 15,8 | 84,2 | 6 |
7 | Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học | 112 | 93,3 | 8 | 6,7 | 93,3 | 3 |
8 | Lễ hội truyền thống | 14 | 11,7 | 106 | 88,3 | 88,3 | 4 |
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nhận thức của GV về cách phân loại DSVH như sau: Các loại hình DSVH vật thể là Các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật…được chọn 100%, DSVH phi vật thể là các lễ hội truyền thống được 88,3%. Các DSVH khác được đa số GV phân loại đúng với loại hình, tuy nhiên còn một số GV chưa nhận thức đúng về nghề thủ công truyền thống chiếm tỷ lệ 30,8% học cho rằng đây là DSVH vật thể.
Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của HS về phân loại di sản đề tài tiến hành khảo sát trên 90 HS các trường trên địa bàn thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Tôi nhận được kết qủa như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về phân loại di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
DSVH | DSVH Vật thể | DSVH phi vật thể | Tỷ lệ | Thứ bậc | |||
Số ý kiến | Tỷ lệ % | Số ý kiến | Tỷ lệ % | ||||
1 | Các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật… | 58 | 64,4 | 32 | 35,6 | 64,4 | 7 |
2 | Lễ hội truyền thống | 74 | 82,2 | 16 | 17,8 | 82,2 | 4 |
3 | Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học | 83 | 92,2 | 7 | 7,8 | 92,2 | 2 |
4 | Nghệ thuật trình diễn dân gian | 5 | 5,6 | 85 | 94,4 | 94,4 | 1 |
5 | Nghề thủ công truyền thống | 35 | 38,9 | 55 | 61,1 | 61,1 | 8 |
6 | Hiện vật lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên | 68 | 75,6 | 22 | 24,4 | 75,6 | 6 |
7 | Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đát nước về lịch sử, văn hóa, khoa học | 73 | 81,1 | 17 | 18,9 | 81,1 | 5 |
8 | Tri thức dân gian (kinh nghiệm trong lao động sản xuất…) | 9 | 10,0 | 81 | 90,0 | 90,0 | 3 |
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy HS nhận thức chưa rõ ràng về cách phân loại các DSVH, tỷ lệ này có sự chênh lệch khác nhau giữa các DSVH mà tôi tiến hành nghiên cứu. Trong đó DSVH được HS lựa chọn có tỷ lệ đúng nhất là nghề thủ công truyền thống (38,9% ý kiến). Theo Luật DSVH nghề thủ công truyền thống được xếp