Đại Diện Nhóm 1 Đóng Vai Hướng Dẫn Viên Du Lịch Giới Thiệu Ngọ Môn Quan (Với 4 Chữ “Bắc Môn Tỏa Thược”) Tại Cổng Vào Đền Thờ Vua Đinh

bày các cổ vật gắn liền với chứng tích của các triều đại Đinh – Tiền Lê thế kỉ X. Tại địa điểm hiện vật nào gắn với nhiệm vụ nhóm HS đã được phân công từ trước, GV sẽ tổ chức cho đại diện HS báo cáo nội dung đã được tìm hiểu của nhóm mình.

Trước khi hướng dẫn HS tham quan tìm hiểu về kiến trúc bên trong Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, GV và các em sẽ đi qua Ngọ môn quan (Cổng vào đền) – đây là nội dung nhiệm vụ của nhóm 1 đã được phân công chuẩn bị từ trước. GV sẽ mời đại điện của nhóm 1 lên thuyết trình về hiện vật lịch sử này trước cả lớp.

Hình 2.2. Đại diện nhóm 1 đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Ngọ môn quan (với 4 chữ “Bắc môn tỏa thược”) tại Cổng vào đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng

Tiếp đó khi cả lớp cùng tham quan đến Bái đường trước Đền thờ vua Đinh 1

Tiếp đó, khi cả lớp cùng tham quan đến Bái đường trước Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hiện vật Long sàng – một bảo vật quốc gia quan trọng của khu di tích thông qua phần thuyết trình của đại diện nhóm 2.

Hình 2.3. Đại diện nhóm 2 đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Long sàng trước Bái đường cho cả lớp và khách du lịch nước ngoài tại Cố đô Hoa Lư

Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm GV tổ chức cho HS cùng quan sát tìm hiểu 2

Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, GV tổ chức cho HS cùng quan sát tìm hiểu và thảo luận, bổ sung để hoàn thiện nội dung nhận thức.

- Trong suốt thời gian tham quan, GV đôn đốc, nhắc nhở HS, các nhóm HS ghi chép những tư liệu cần thiết để viết và hoàn thiện bài thu hoạch. Sau phần tham quan chung dưới sự hướng dẫn của GV, HS có một thời gian nhất định để tự do tham quan cá nhân và theo nhóm để tìm hiểu kĩ hơn những nơi mà các em quan tâm.

Bước 3: Sau buổi tham quan, GV tập trung HS, tổ chức cho các em trao đổi, đánh giá về nhiệm vụ của nhóm đã được giao, thống nhất ý kiến, nội dung thu hoạch. Cuối cùng, GV nhận xét buổi tham quan ngoại khóa tại di tích và dặn dò các em hoàn thành bài tập đã được giao để chấm lấy điểm đánh giá thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Việc tham quan này giúp HS hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của hai triều đại Đinh, Tiền Lê với việc bước đầu xây dựng và củng cố nền độc lập của đất nước ở thế kỉ

X. Qua đó, giáo dục HS lòng tự hào về những DSVH mà cha ông đã để lại, hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân đối với những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, của dân tộc.

2.3.2.2. Sử dụng các nguồn tư liệu của di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư để tổ chức dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các HS trong lớp, trường tham dự” [35; tr.209]. Sử dụng DSVH ở địa phương để tổ chức dạ hội lịch sử giúp HS tiếp tục củng cố và hình thành, mở rộng kiến thức, bởi vì hoạt động này không chỉ giúp HS tái hiện, hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử tiêu biểu diễn ra ngay trên địa phương mình mà dạ hội lịch sử là sự tổng hòa của nhiều yếu tố các nội dung lịch sử, văn hóa, ca nhạc, vũ đạo, trang trí nghệ thuật…cho nên có tác dụng làm phong phú kiến thức ở nhiều lĩnh vực cho các em. Đây còn là dịp các năng khiếu, sở trường diễn xuất, nghệ thuật của các em được bộc lộ. Mặt khác, hoạt động này giúp bồi dưỡng HS tình cảm đối với quê hương, trân trọng những thành tựu đạt được trên nhiều phương diện. Do vậy, HS không chỉ được nâng cao kiến thức khoa học mà còn biết thưởng thức nghệ thuật, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập với bộ môn. Qua đó, HS hiểu được các giá trị vô giá của di sản. Từ đó, hình thành cho các em ý thức giữ gìn DSVH ở địa phương.

Chủ đề về LSĐP là một nội dung hấp dẫn trong dạ hội lịch sử. Với DSVH Cố đô Hoa Lư, có thể xây dựng chủ đề dạ hội về sự kiện, nhân vật lịch sử để tổ chức kỉ niệm trong năm như nhân dịp Lễ hội Cố đô (10/3 Âm lịch), hướng đến 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt hay nhân dịp Khai mạc năm du lịch quốc gia tại Cố đô Hoa Lư (năm 2021)…

Muốn tiến hành dạ hội lịch sử có hiệu quả, phải thực hiện những yêu cầu:

- Dạ hội phải có mục đích bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực HS nghĩa là phải phù hợp với chương trình, trình độ và yêu cầu học tập của các em. Ngoài ra, các em phải được bồi dưỡng về phẩm chất, biết ơn, tự hào về những giá trị di sản mà cha ông đã dày công xây dựng và củng cố thái độ học tập, hành động đúng đắn.

- Dạ hội phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, phải phát huy năng lực độc lập, tính tích cực chủ động hoạt động và tinh thần tập thể của các em.

- Thứ ba, cần có kế hoạch chuẩn bị công phu. Ngay từ đầu năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến, sự ủng hộ hợp tác của giáo viên các bộ môn, của hội đồng nhà trường và đoàn thanh niên.

- Linh hoạt và đa dạng hoá hình thức tổ chức, sao cho gọn nhẹ, ít công sức và kinh phí mà hiệu quả lại cao (đối với nhà trường và ảnh hưởng với địa phương).

- Tái tạo bức tranh lịch sử, có tác dụng giáo dục là những yêu cầu quan trọng của một dạ hội lịch sử. Vì vậy, ngoài các tiết mục văn nghệ, cần thiết tổ chức triển lãm, trang trí nhằm gây hứng thú cho người dự, làm sao cho họ cảm thấy như mình đang sống, hay tham gia, chứng kiến sự kiện đã xảy ra. Triển lãm gồm tranh ảnh, áp phích, minh họa, sách, báo, các hiện vật hay mô hình phục chế... có liên quan đến chủ đề dạ hội.

Để tiến hành tốt buổi dạ hội lịch sử, GV cần tuân thủ các bước sau đây:

- Xây dựng kế hoạch dạ hội trên cơ sở chủ đề đã chọn. Trong kế hoạch phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những hình ảnh, hiện vật cần triển lãm ...

- Nội dung chủ yếu của dạ hội lịch sử là hoạt động văn nghệ, trò chơi và múa hát tập thể. Song việc tổ chức của GV cần linh hoạt, đa dạng tuỳ vào chủ đề, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

- Dựa vào nội dung chương trình, giáo viên phân công học sinh chuẩn bị và tạo điều kiện cho các em học tập.

- Để hoạt động dạ hội lịch sử diễn ra đúng kế hoạch, cần coi trọng công tác chuẩn bị cơ sở vật chất (loa đài, sân khấu…), lên kế hoạch thành lập Ban tổ chức, khách mời, dẫn chương trình cuộc thi. Phối hợp với nhà trường, đoàn trường tập trung và quản lí đảm bảo thu hút đông đảo HS tham gia.

Để hướng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2020 với chủ đề “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm” (Theo Quyết định số 3238/QD-BVHTTDL ngày 20/9/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành chương trình tổ chức năm du lịch quốc gia 2020 - Hoa Lư, Ninh Bình), GV tham mưu với nhà trường tổ chức dạ hội lịch sử “Hoa Lư – Cố đô ngàn năm” (Phụ lục 2.1)

Hoạt động ngoại khóa với hình thức dạ hội lịch sử có ưu thế rất lớn trong việc mở rộng nhận thức, hiểu biết cho HS. Thực tế cho thấy HS rất hứng thú khi tham gia hoạt động ngoại khóa này bởi các em vừa được học, vừa được giao lưu trên diễn đàn kiến thức, vừa được bộc lộ và phát triển các năng lực của bản thân. Không những thế, hình thức ngoại khóa này còn thể hiện sự chung tay, đoàn kết của cả nhà trường, đoàn trường và các tổ chức xã hội cùng với GV lịch sử trong việc giáo dục cho HS hiểu biết về LSĐP cũng như lịch sử dân tộc.

2.3.2.3. Tổ chức học sinh sưu tầm và khai thác tư liệu về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư

Trong điều kiện nguồn tài liệu học tập cho HS về LSĐP, đặc biệt là tư liệu về DSVH Cố đô Hoa Lư còn hạn chế, việc tổ chức HS sưu tầm và khai thác tư liệu về DSVH góp phần khắc phục khó khăn nói trên. Tổ chức HS sưu tầm và khai thác tư liệu về DSVH Cố đô Hoa Lư là một hoạt động ngoại khóa trong đó phát huy cao độ tính tự giác, khả năng khai thác nguồn thông tin tư liệu của HS trong điều kiện hoàn cảnh bản thân, gia đình và địa phương mà các em có được.

- Ngay từ đầu năm học, GV xây dựng kế hoạch phát động HS về nhà sưu tầm nguồn sử liệu về DSVH (tư liệu viết, hiện vật, tranh ảnh, video…) ở gần địa bàn các em sinh sống.

- Có thể tổ chức HS sưu tầm tư liệu theo cá nhân, theo tổ hoặc nhóm sao cho đảm bảo tính tích cực và hiệu quả của mỗi cá nhân HS.

- Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ học tập này ở nhà, GV thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn các em cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

- Sản phẩm HS thu thập được nên được nhận xét, đánh giá và chấm điểm để khuyến khích tinh thần tìm tòi, học hỏi nghiên cứu khoa học ở HS.

- Nguồn tư liệu về DSVH mà HS thu thập được GV nên tập hợp lại, bổ sung vào hồ sơ dạy học để phục vụ cho việc dạy học LSĐP qua các năm học tiếp theo.

Hoạt động ngoại khóa này ngoài việc bổ sung một nguồn tư liệu quý báu về di sản thường có rất ít trong việc dạy học LSĐP còn có ý nghĩa rất lớn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập, nâng cao nhận thức và hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tự học của các em.

2.3.2.4. Tổ chức học sinh tham gia lễ hội truyền thống tại di tích lịch sử

Quần thể di tích cố đô Hoa Lư có nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm tại các địa điểm khác nhau như: Lễ hội đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở quê hương xã Gia Phương; Lễ hội chùa Nhất Trụ; Lễ hội chùa Kim Ngân; Lễ hội chùa Duyên Ninh; Lễ hội động Thiên Tôn suy tôn thần Thiên Tôn trấn Đông Hoa Lư tứ trấn… Trong các Lễ hội thuộc Quần thể di tích cố đô Hoa Lư thì Lễ hội Hoa Lư là lễ hội tiêu biểu nhất, đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước. Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư (xưa thường gọi là hội Trường Yên, hay hội Cờ Lau) diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch hằng năm. “Sử sách cho biết: Trong nhiều triều đại phong kiến, lễ hội Trường Yên là một quốc lễ, vì đây là nơi, là dịp tưởng niệm các vị hoàng đế, anh hùng dân tộc: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành” [74].

Lễ hội là một hình thức mô tả các sự tích, truyền thụ nội dung lịch sử qua sân khấu, trò diễn nên có tác dụng cung cấp cho HS những hình ảnh lịch sử sống động nhất. Qua đó, góp phần phát triển nhận thức lịch sử của HS, nâng cao hiểu biết về DSVH phi vật thể của Cố đô Hoa Lư, phát triển các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và sáng tạo cho các em. Tổ chức cho HS đến với lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư còn bồi dưỡng cho các em lòng tôn kính, biết ơn những người có công với nước, gây niềm tự hào về truyền thống dân tộc, quê hương. Từ đó hình thành ý thức tự hào về truyền thống của cha ông và định hướng hành động, ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của DSVH Cố đô Hoa Lư còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Để tổ chức hiệu quả hoạt động tham gia lễ hội truyền thống tại di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, GV cần bảo đảm một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Trong số những lễ hội truyền thống hằng năm, GV nên chọn một lễ hội có nội dung lịch sử, liên quan tới những sự kiện lớn của chương trình lịch sử, điển hình như Lễ hội Hoa Lư (Lễ hội Trường Yên).

- Do lượng khách tham quan lễ hội rất lớn nên ngay từ đầu GV cần quán triệt HS về thời gian, khu vực tham quan, cách thức quản lý và liên lạc để đảm bảo an toàn cho các em.

- Trong lễ hội bao giờ cũng có hai phần: phần Lễ và phần Hội

+ Đối với phần Lễ: được diễn ra với các nghi lễ truyền thống như Lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ dâng hương, lễ rước kiệu, Tế Cửu khúc, tế lễ của các đoàn nam quan, nữ quan, đồng quan, lễ cầu quốc thái dân an, lễ hội hoa đăng và lễ tạ. Phần lễ được tổ chức tôn nghiêm nhằm tôn vinh công đức của các bậc Đế vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; đồng thời thể hiện ước nguyện của nhân dân cầu mong Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bởi vậy, GV cần quán triệt HS phải có thái độ nghiêm túc, tư thế trang nghiêm khi vào dâng hương và tham gia lễ hội.

+ Đối với phần Hội: phần Hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại như trình diễn màn Trống hội Hoa Lư, biểu diễn múa lân, múa rồng; giao lưu văn nghệ quần chúng, biểu diễn hát chèo; các trò chơi dân gian như cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm, bắn cung, bắn nỏ; các hoạt động thi, trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua, triểm lãm ảnh nghệ thuật “Non nước Ninh Bình”; cùng với đó là các hoạt động thể thao giao lưu thi đấu bóng chuyền, thi đấu vật dân tộc. Các hoạt động diễn ra nhằm phục hồi một số loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian, tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong không gian của Lễ hội. Do có rất nhiều hình thức hội khác nhau, GV nên hướng HS tham gia những cuộc thi mang tính chất truyền thống, lịch sử như hội cờ người, hội đấu vật, chọi gà..., tránh xa những trò chơi mang tính mê tín dị đoan, cờ bạc đang đan xen trong các lễ hội hiện nay.

Như vậy, với những hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa như trên, nếu được thực hiện đúng yêu cầu và tuân thủ các bước đi cần thiết sẽ đem lại hiệu quả to lớn đối với việc phát triển nhận thức lịch sử của HS, góp phần giáo dục tình cảm và thái độ trân trọng đối với DSVH ở địa phương.

2.3.3. Sử dụng di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử địa phương của học sinh

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá có vị trí, ý nghĩa quan trọng:

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử “là quá trình thu thập và xử lí những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS… so với mục tiêu học tập” [17; tr.104]. Đây là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và có ý nghĩa to lớn:

+ Đối với GV: Giúp GV có cơ sở để đánh giá kết quả học tập của HS, phát hiện những thiếu sót về nhận thức để kịp thời bổ sung. Đồng thời, GV tự đánh giá được kết quả giảng dạy của bản thân và có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học.

+ Đối với HS: Kiểm tra góp phần củng cố những kiến thức đã học, giúp HS tự khẳng định được mình. Từ đó, hình thành ở các em lòng tin, quyết tâm đạt kết quả cao, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. Ngoài ra, còn có tác dụng phát triển toàn diện HS như các năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…

- Về các loại kiểm tra, đánh giá: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, có thể tiến hành hai loại là kiểm tra cơ bản (bao gồm kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì) và kiểm tra ngoài giờ học (bao gồm kiểm tra việc tự học ở nhà và kiểm tra trong các hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài nhà trường).

- Các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử:

+ Hình thức kiểm tra, đánh giá: chủ yếu có 2 loại là kiểm tra miệng và kiểm tra viết (15 phút, 1 tiết).

+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá: có thể tiến hành bằng câu hỏi tự luận, bằng trắc nghiệm khách quan và qua hoạt động thực hành.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS khi GV sử dụng di sản văn hóa trong dạy học bên cạnh những đặc trưng riêng về mục tiêu, thời lượng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu chung của việc kiểm tra, đánh giá. Đó là:

+ Bám sát tài liệu hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành đối với từng môn học, lớp học và mục tiêu giáo dục DSVH đã được xác định ở từng bài học.

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của cộng đồng.

+ Kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau (tự luận, trắc nghiệm khách quan, quan sát, sản phẩm ... ).

+ Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, có khả năng phân loại HS, giúp GV và HS điều chỉnh được việc dạy và học. Các câu hỏi kiểm tra phải đánh giá được mức độ hiểu biết lịch sử của HS (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) và các năng lực hình thành cần thiết (Tái tạo sự kiện; thực hành với đồ dùng trực quan; đánh giá sự kiện; xác định mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng…).

Để sử dụng DSVH trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, GV có thể thực hiện một số biện pháp:

2.3.3.1. Đưa kiến thức về di sản văn hóa Cố đô Hoa Lư vào kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì trong dạy học lịch sử địa phương nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung

- Một trong những ưu thế của dạy học LSĐP khi sử dụng DSVH là HS được hoạt động chủ động tích cực, được trải nghiệm. Bởi vậy, trong đánh giá kết quả học tập của HS cần lưu ý đánh giá kết quả giáo dục về sự hiểu biết đối với di sản theo mục tiêu đã xác định và đánh giá các kĩ năng học tập của HS với di sản. Để đạt được mục tiêu này, việc đưa hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình thông qua DSVH Cố đô Hoa Lư là một cách làm hiệu quả. Kiểm tra, đánh giá quá trình là loại đánh giá thường xuyên bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, quan sát hoạt động học tập của HS thông qua các bài học kiến thức mới, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, qua tự học ở nhà. Mục đích của kiểm tra, đánh giá quá trình là sử dụng kiểm tra, đánh giá như một phương pháp dạy học tích cực. Qua đó, GV biết rõ hơn về những gì HS đang học và là cơ sở để điều chỉnh việc dạy học của mình.

+ Trong các câu hỏi ở bài kiểm tra thường xuyên của môn học (kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút), GV nên dành nội dung để thiết kế một câu hỏi liên quan đến DSVH mà HS đã được học theo chương trình môn học. Ví dụ mô tả lại hiện tượng, sự vật; nêu ý nghĩa của chúng ; nhận xét, bình luận về chúng. GV cũng có thể hỏi về

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí