23
kỹ năng dạy học mới, những yêu cầu mới trong rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng dạy học của sinh viên sư phạm ngày nay.
Trong thời gian những năm 70 trở về
trước,
ở Việt Nam chưa có
những nghiên cứu cơ bản về rèn luyện nghề giáo viên. Tay nghề sư phạm của người giáo viên chỉ được đề cập đến trong các giáo trình tâm lý học, giáo dục học viết dựa trên các giáo trình của Liên xô.
Đến năm 1979, trước những yêu cầu đổi mới việc đào tạo giáo viên, vấn đề mới được giới nghiên cứu quan tâm mà mở đầu là đề cương nghiên cứu: “Cải cách công tác giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội”.
Về vấn đề thực hành nghề, năm 1982, cục Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục đã ban hành tài liệu: “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên cho sinh viên các trường sư
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 1
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Trong Nước
- Khái Quát Kết Quả Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Giải Quyết
- Khái Niệm Kỹ Năng Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
- Kỹ Năng Dạy Học Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
phạm”. Đây là tài
liệu có tính
chất chỉ đạo cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nhằm đưa hoạt động này trở thành một thành tố quan trọng của nội dung và chương trình đào tạo của các trường sư phạm [12].
Từ những năm 90, vấn đề
rèn luyện, hình thành kỹ
năng sư
phạm
cho sinh viên qua quá trình thực hành nghề mới được nhiều tác giả chú ý nghiên cứu và thể hiện chính thức trong các văn bản có tính pháp quy về đào tạo sinh viên sư phạm. Những nghiên cứu đáng chú ý là:
Năm 1993, tác giả Nguyễn Như An đã nghiên cứu về: “Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện các kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý giáo dục học” [1]. Luận án đã tiếp cận vấn đề một cách hệ thống về lý luận cơ bản và đã xây dựng một quy trình rèn luyện kỹ năng giảng dạy cho sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục.
Năm 1996, Trần Anh Tuấn với công trình nghiên cứu: “Xây dựng quy
trình tập luyện các kỹ
năng giảng dạy cơ
bản trong các hình thức thực
24
hành, thực tập sư phạm” [83]. Trong đó, qua quá trình nghiên cứu thực
trạng, tác giả đã chỉ ra những điều được và chưa được của hoạt động thực hành nghề ở các trường sư phạm và đưa ra một quy trình luyện tập các kỹ
năng dạy học cơ tạo.
bản qua hoạt động thực hành nghề
trong quá trình đào
Năm 2007, tác giả Phan Quốc Lâm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ về: “Xây dựng nội dung quy trình hình
thành kỹ
năng sư
phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo
dục tiểu học qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”. Trong đó nhóm nghiên cứu đã xác định những nội dung cơ bản, tối thiểu, cần thiết và khả thi về những kỹ năng sư phạm tiểu học cần hình thành cho sinh viên qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Từ đó thiết kế một quy trình chi tiết các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học và một quy trình hướng dẫn sinh viên thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giảng dạy và giáo viên phổ thông [44].
Năm 2005 trở lại đây, một loạt các bài báo của tác giả Đặng Thành Hưng về con đường, các biện pháp kỹ thuật và cách đánh giá các kỹ năng dạy học giáo dục như: “Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá”, đã chỉ ra những đặc điểm của kỹ năng dạy học. Căn cứ vào các nhiệm vụ dạy học,
tác giả
đã xác định 4 nhóm kỹ
năng dạy học cơ
bản. Cách phân chia kỹ
năng này của tác giả Đặng Thành Hưng có ưu điểm là những kỹ năng cùng nhóm sẽ tập trung vào nhiệm vụ đặc thù, song các kỹ năng khác nhau cũng
chỉ được phân biệt tương đối với nhau và khi giáo viên thực hiện hoạt
động giảng dạy đòi hỏi sự hỗ trợ mật thiết của các kỹ năng này [35].
Cũng trong tác phẩm khác của Đặng Thành Hưng (2002) “Dạy học
hiện đại: lý luận biện pháp kỹ
thuật”, tư
tưởng xuyên suốt nghiên
cứu này nhằm khai thác và phát triển những quan niệm lý thuyết, những
25
biện pháp và kỹ thuật dạy học phong phú trong khoa học giáo dục và
thực tiễn nhà trường nhằm tích cực hóa người học và quá trình học tập [37]. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng một nền tảng cơ sở lý luận sâu sắc về đào tạo nghề cho sinh viên đại học sư phạm, đã chỉ ra được nội dung và con đường cơ bản của vấn đề đào tạo tay nghề cho sinh viên sư phạm. Chúng có giá trị đối với việc xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm hiện nay. Năm 1987, Nguyễn Quang Uẩn [89] nghiên cứu “Vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên” đề cập nhiều vấn đề liên quan đến việc hình thành kỹ năng sư phạm, bước đầu đề ra phương hướng
rèn luyện năng lực sư phạm ở góc độ lý luận.
Năm 1995, công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng “Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm”, các tác giả đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về kỹ năng sư phạm, vị trí của kỹ năng sư phạm trong việc hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên [17].
Ngoài những nghiên cứu kể
trên, có một số
cuốn sách đề
cập đến
vấn đề rèn luyện kỹ năng, trong đó có thể kể đến cuốn Hoạt động Giao tiếp Nhân cách của Hoàng Anh (chủ biên) (2007). Phần đầu của cuốn sách dành khá nhiều trang để phân tích các yếu tố liên quan đến các lĩnh vực của tâm lý học hoạt động như: Cấu trúc của hoạt động, phân loại hoạt động… Trong đó kỹ năng, kỹ xảo, thói quen được nhóm tác giả đề cập đến như những mức độ khác nhau của lĩnh hội hoạt động. Do đó, những nội dung
liên quan đến như: Quá trình hình thành kỹ
năng, các điều kiện để
hình
thành kỹ
năng hay mối quan hệ giữa kỹ năng, kỹ
xảo và thói quen được
phân tích rất chi tiết.
26
Trong những năm gần đây một số luận án tiến sĩ liên quan đến kỹ năng sư phạm, đáng lưu ý là luận án tiến sĩ: “Hệ thống kỹ năng dạy học và quá trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa tâm lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Duy Ân; Năm 1993; Tác giả Hà Thị Đức với đề
tài: “Vấn đề giải pháp”.
rèn luyện kỹ
năng sư
phạm cho sinh viên, cơ
sở lý luận và
Mặc dù ở những luận án này các tác giả đã có những đóng góp nhất định về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề kỹ năng sư phạm, xây
dựng được những biện pháp, làm định hướng để sinh viên rèn luyện kỹ
năng sư phạm. Tuy nhiên, các luận án này mới chủ yếu đề cập đến vấn đề
kỹ năng sư
phạm nói chung, chưa đi sâu rèn luyện kỹ
năng dạy học cho
sinh viên.
1.2. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Từ khi học thuyết Mác Lênin ra đời vào cuối thế kỷ XIX và hình thành quan điểm con người phát triển toàn diện và coi giáo dục là một hệ thống nhất bao gồm ba mặt hữu cơ không thể tách rời “Giáo dục trí tuệ Giáo dục thể chất Giáo dục kỹ thuật” và khẳng định sự kết hợp
giáo dục
thể
chất với các mặt khác không chỉ
là một phương tiện để
nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để tạo ra con người phát triển một cách toàn diện.
Ở Liên Xô trước đây quan điểm giáo dục con người toàn diện đã
được V.I.Lênin quan tâm và phát triển. Đã vạch ra mối tương quan giữa
giáo dục và điều kiện vật chất xã hội. Đồng thời làm phong phú thêm cho
27
tư tưởng Mác Ăngghen được áp dụng cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Lênin là người đầu tiên đưa giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc vào trong nhà trường.
Nghiên cứu của
Е.М.Agool, Trường
đại học
tổng hợp
quốc gia
Tuvinski, nước cộng hòa Tuva đã đưa ra những nền tảng cơ bản của môn
học "văn hóa thể
chất". Tác giả
cho rằng, cơ
sở của ngành học này tạo
thành kiến thức và kỹ năng chủ yếu trong lĩnh vực khoa học giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất trong nhà trường. Một trong những vấn đề cơ bản để phát triển giáo dục thể chất hiện đại, đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất trong các nhà trường phổ thông là phải xác định được vai trò của phương tiện, phương pháp và hệ thống kỹ năng giảng dạy của giáo viên giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó phát triển thể chất và động cơ tập luyện và hình thành kỹ năng trong tập luyện cũng như thi đấu thể dục thể thao.
Tác giả Shushunov (2008) cho rằng, nguồn nhân lực của thể thao quốc gia được phát triển đáng kể khi tăng cường các hoạt động vận động học sinh trong độ tuổi trung học ở nước Cộng hòa Kalmykia thông qua các môn thể thao. Điều này giúp tăng cường tính tích cực, tự giác trong tập luyện thể dục thể thao, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, tinh thần, đạo đức và nâng cao thể chất cho học sinh. Khi nghiên cứu về đặc điểm chuẩn bị nghề nghiệp của các giáo viên giáo dục thể chất (Yekaterinburg), Nazarova (1999) đã cho thấy, sự
cần thiết phải phát triển các vấn đề
về đào tạo nghề
nghiệp để
nâng cao
trình độ đào tạo, đặc biệt là việc rèn luyện các kỹ năng dạy học của giáo viên giáo dục thể chất.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
28
Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho học
sinh nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp là gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Để đáp ứng với những yêu cầu mới về giáo dục thể chất, đặc biệt là những yêu cầu đối với giáo viên giáo dục thể chất cả về kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, kỹ năng nền tảng của nghề nghiệp… Đã có nhiều
nhà giáo dục trong lĩnh vực giáo dục thể
chất và thể
thao rất quan tâm
nghiên cứu năng lực sư chất.
phạm mang tính chuyên biệt trong giáo dục thể
Hồ Đắc Sơn với luận án tiến sĩ giáo dục học, đã đề cập năng lực
nghề nghiệp của giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở bậc tiểu học gồm
năng lực cơ
bản và năng lực bổ
trợ. Năng lực cơ
bản gồm: Năng lực lý
luận chuyên ngành, năng lực phương pháp và thực hành, năng lực giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm, năng lực thể chất. Còn năng lực bổ trợ gồm năng lực xã hội, năng lực bản ngã, năng lực nhận thức môn học và thực tiễn, năng lực mở rộng phạm vi hoạt động nghề. Khi phân tích nội dung
của mỗi nhóm năng lực tác giả
cũng đề
cập chi tiết như
nhiều nhà giáo
29
dục học từng xác định, chẳng hạn năng lực dạy học, năng lực thiết kế,
năng lực phân tích chương trình và soạn bài, năng lực tổ chức các hoạt
động giáo dục, năng lực kiểm tra đánh giá kết quả. Nói khác đi, khái niệm năng lực nghề nghiệp hàm chứa nội dung như năng lực sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất [65].
Một số luận án tiến sĩ chuyên ngành giáo dục thể chất những năm gần đây đã nghiên cứu một số nội dung liên quan tới năng lực sư phạm của sinh viên ở các khoa giáo dục thể chất thuộc các trường đại học, cao đẳng sư phạm ở trung ương và địa phương. Nguyễn Văn Bền phân tích nhu cầu đổi mới chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục thể chất.
Đồng Văn Triệu (2006), với luận án tiến sĩ giáo dục học: “Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học môn lý luận và phương pháp dạy học thể dục thể thao” đã xác định những nhóm phương pháp dạy học hiện đại theo hướng “lấy người học làm trung tâm”, kích thích sinh viên tích cực, tự giác, tự học [79].
Đặng Quốc Nam (1998), với công trình “Nghiên cứu một số giải
pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trung học thể dục thể thao” đã phân
tích những vấn đề cơ
bản liên quan tới thực tập sư
phạm cho sinh viên
trường cao đẳng thể dục thể thao Đà Nẵng. Tác giả xác định năng lực sư phạm giữ vị trí quan trọng đặc biệt và là đặc trưng cơ bản của giáo viên thể hiện trong chức năng dạy học và giáo dục. Năng lực sư phạm gồm hệ thống tri thức và kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm [54].
Trường Đại học Sư
phạm Thể
dục Thể
thao Hà Nội trong nhiều
năm qua thường xuyên tổ
chức hội nghị
chuyên đề
nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo cho sinh viên của nhà trường, trong đó vấn đề năng lực sư phạm luôn được đặt ra như trọng tâm của đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Đề tài cấp Bộ của trường năm 2004 “Xây dựng hệ thống
30
đánh giá năng lực nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho sinh viên hệ đại học Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Tây” do Đào Ngọc Dũng và các cộng sự tiến hành đã xác định năng lực nghiệp vụ sinh viên sư phạm thể dục thể thao .
Đề tài đã xác định năng lực sư
phạm thể
hiện kết quả ở
hai nội
dung: Năng lực nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm là yêu cầu cơ bản của mục
đích đào tạo giáo viên giáo dục thể
chất cho nhà trường phổ
thông. Tuy
nhiên, đề tài mới xác định chứ chưa chỉ rõ được hệ thống những kỹ năng riêng biệt của người giáo viên giáo dục thể chất, đặc biệt chưa đề cập tới
việc làm thế nào để hoàn thiện những kỹ năng đó cho thể chất.
giáo viên giáo dục
Trong các tài liệu của ngành thể
dục thể
thao và các báo cáo tổng
kết, hội nghị
khoa học thể
dục thể
thao trước đây. Trường
đại học Sư
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội đã từng đề ra những giải pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu cho thấy hoạt
động sư
phạm của giáo viên giáo dục thể
chất thể
hiện
ở sự ứng dụng
khối lượng kiến thức chuyên ngành và năng lực tổ nghiệp vụ có tính sư phạm.
chức các hoạt động
Nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo nghề cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cho thấy, xác định nội dung hoạt động sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất trong trường phổ thông là cơ sở thực tiễn mang tính hướng nghiệp đối với chương trình đào tạo của nhà trường và giữ vai trò rất quan trọng trong mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Sự hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên gồm hai hoạt động
chủ yếu: Một là hoạt động học tập nhằm lĩnh hội các tri thức khoa học
cần thiết; Hai là hoạt động thực tiễn của bản thân nhằm biến những hiểu
biết tri thức khoa học thành những kỹ
năng nghề
nghiệp. Việc tìm giải
pháp nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên hướng vào các nội