đốc lập là từ mong muốn thực tế của công ty, nó không cần phải giải thích hay do cần thiết và nó được bảo đảm bởi sự ủng hộ của ban giám đốc công ty. Trong một trường hợp khác, các thoả thuận lao động nhằm cho phép người được thuê không chịu sự kiểm soát của ban giám đốc của công ty dự định thành lập và không phải chịu trách nhiệm với các vấn đề gây ra cũng được coi là vô hiệu và không thể thực hiện.
Với các hợp đồng về đăng ký cổ phần: Loại hợp này tạo ra nhiều tranh cãi giữa các luật gia về sự ràng buộc của nó với các bên. Có quan điểm cho rằng hợp đồng này có điểm khác biệt với các hợp đồng tiền công ty khác ở chỗ nó không ràng buộc các bên phụ thuộc vào việc công ty chấp nhận nó mà nhiều trường hợp các thoản thuận này có sự ràng buộc như của một hợp đồng giữa những người đăng ký mua cổ phần của công ty và không ai trong số họ có thể rút khỏi thoả thuận trừ khi có sự đồng thuận của tất cả các bên. Ngược lại có quan điểm lại chỉ ra rằng hợp đồng này chỉ dựa áp dụng cho phần vốn của các cổ đông cá nhân và một cổ đông có thể rút khỏi hợp đồng bất kỳ lúc nào trước khi công ty được thành lập và hợp đồng được chấp nhận. Cũng lại có quan điểm đồng ý với ý kiến trên và thêm rằng thoả thuận sẽ ràng buộc và không thể huỷ bỏ ngay khi công ty được thành lập. Tuy vậy, nếu hợp đồng có mục đích rò ràng thì có thể hiểu thoả thuận như vậy tạo ra một hợp đồng có hiệu lực giữa sáng lập viên và các cổ đông.
Với các hợp đồng về kiểm soát công ty: Những hợp đồng hoặc quy chế của công ty tìm cách trao cho sáng lập viên quyền bỏ phiếu và giữ quyền kiểm soát với công ty ngoài tầm tay của các cổ đông là bất hợp pháp và sẽ bị tuyên vô hiệu bởi toà án.
Để quyết định về hiệu lực của các hợp đồng tiền công ty, toà án sẽ phải căn cứ vào thực tế của từng vụ việc và dựa vào các nghĩa vụ cơ bản của sáng lập viên công ty cổ phần đối với công ty như thiện chí, trung thực, tận tâm, và nguyên tắc công bằng trong dân sự nói chung.
Chương 3 - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ CỦA SÁNG LẬP VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1. Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ với công ty cổ phần
* Tố quyền của công ty cổ phần đối với sáng lập viên vi phạm nghĩa vụ
Nguyên tắc được áp dụng cho quyền khởi kiện của công ty đối với sáng lập viên do vi phạm nghĩa vụ với công ty được các luật gia người Anh diễn giải như sau: Mối quan hệ giữa sáng lập viên và công ty cổ phần là quan hệ uỷ thác được điều chỉnh bởi các nguyên tắc pháp lý và nguyên tắc công bằng tương tự như trong quan hệ đại diện. … nhưng khác với chế định dại diện, do những đặc tính của nó, công ty không uỷ thác tài sản cho sáng lập viên, cũng không thuê sáng lập viên hành động vì nó và không bị ràng buộc bởi các hợp đồng của sáng lập viên trừ khi công ty công nhận hoặc tự nguyện chấp nhận các lợi ích của hợp đồng sau khi nó thành lập, vì vậy công ty không thể đem các hành động này chống lại một sáng lập viên vì đã làm sai như một công ty có thể làm đối với một trong những người quản lý của công ty [2]. Một sáng lập viên chắc chắn phải chịu trách nhiệm với công ty cho các thiệt hại do hành vi lừa đảo của anh ta, trong việc ký kết hợp đồng với công ty bởi tính chất phải có một cá nhân chịu trách nhiệm trong những hoàn cảnh thông thường đối với người khác. Nhưng thường quyền duy nhất được duy trì bởi công ty cổ phần để chống lại các sáng lập viên là quyền yêu cầu họ trả lại các lợi ích bí mật.
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 6
- Nghĩa Vụ Đối Với Các Hợp Đồng Tiền Công Ty
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 8
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 10
- Những vấn đề pháp lý về sáng lập viên công ty cổ phần - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Quyền khởi kiện sáng lập viên do phạm nghĩa vụ uỷ thác với công ty cổ phần là quyền của công ty chứ không phải là quyền của cá nhân các cổ đông. Chỉ khi sáng lập viên trở thành giám đốc hoặc người quản lý của công ty được thành lập thì các cổ đông có quyền khởi kiện sáng lập viên để yêu cầu sáng lập viên trả các khoản thiệt hại gây ra cho công ty từ các hợp đồng tiền công ty. Và tất nhiên, khoản tiền bồi thường thiệt hại mà sáng lập viên chi trả sẽ thuộc về công ty cổ phần chứ không phải trả cho các cổ đông của công ty. Đây được gọi là trường hợp công ty không có khả năng đòi quyền lợi của mình do công ty bị kiểm soát hoặc điều hành bởi chính những người được cho là đã gây ra thiệt hại của công ty. Khi đó, các cổ đông là các chủ sở hữu công ty, cũng là những người có quyền lợi gắn liền với công ty có quyền thay thế công ty để đứng đơn kiện các sáng lập viên về hành vi vi phạm nghĩa vụ với công ty. Về bản chất quyền khởi kiện vẫn thuộc về công ty cổ phần, tuy nhiên trong trường hợp này các cổ đông là những người được ủy thác đại diện công ty khởi kiện đòi bồi thường cho các thiệt hại của công ty.
Tuy nhiên các tòa án cũng không thừa nhận việc một cá nhân cổ đông khởi kiện sáng lập viên đòi bồi thường thiệt hại cho công ty nếu cá nhân đó không đại diện cho ý kiến của đa số các cổ đông. Có nghĩa là một nhóm cổ đông chiếm đa số trong công ty có quyền đại diện công ty đứng đơn khởi kiện sáng lập viên, và họ có thể cử ra một cổ đông để đại diện tham gia vụ kiện. Không bất kỳ cá nhân cổ đông nào được quyền đứng đơn khởi kiện sáng lập viên nhân danh công ty. Theo các luật gia Anh thì việc một cá nhân đứng tên khởi kiện cho cả công ty là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tổ chức công ty. Công ty là một tổ chức cấu thành bởi nhiều bộ phận: cổ đông, bộ máy quản trị, bộ máy điều hành, bộ máy nhân sự… do đó thiểu số không thể đại diện cho quyền lợi của đa số trong công ty.
* Hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ của sáng lập viên với công ty cổ phần
Huỷ bỏ hợp đồng tiền công ty do sáng lập viên đã ký kết nhân danh công ty: Khi sáng lập viên vi phạm nghĩa vụ của anh ta với công ty cổ phần và thu những lợi ích bất hợp pháp từ việc bán các tài sản cho công ty, công ty có quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng, trong trường hợp này lợi ích từ hợp đồng sẽ bị mất do phải hoàn trả lại tình trạng ban đầu (nhưng công ty vẫn có thể được bồi hoàn lại bất kỳ lợi ích nào tạo ra như là phần phụ của giao dịch chính), hoặc công ty có thể đòi lại sáng lập viên các lợi ích đó.
Quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng chỉ thực hiện được khi nguyên tắc restitutio in integrum (hoàn trả lại tình trạng ban đầu) là có thể thực hiện được [10]. Điều này có nghĩa là quyền này sẽ mất đi nếu có bất kỳ bên thứ ba ngay tình nào khác có được lợi ích từ tài sản trong hợp đồng (ví dụ công ty thế chấp tài sản để bảo đảm cho một khoản vay cho bên thứ ba là người cho vay), hoặc có sự trì hoãn của công ty trong việc quyết định huỷ bỏ hợp đồng sau khi đã phát hiện ra hành vi của sáng lập viên mà trong thời gian đó vị trí của sáng lập viên đã thay đổi. Điều này đòi hỏi hợp đồng không gắn liền với lợi ích của một bên thứ ba ngay tình, người không biết được về hành vi vi phạm nghĩa vụ của sáng lập viên đối với công ty cổ phần. Việc hủy bỏ hợp đồng có thể gây ra thiệt hại cho bên thứ ba này và điều này đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp về tính công bằng. Công ty cũng không thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng khi mà vị trí của sáng lập viên đã thay đổi
Bồi hoàn các lợi ích bí mật: Công ty có quyền đòi sáng lập viên hoàn trả lại các lợi ích bí mật đã thu được từ các giao dịch tiền công ty khi quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng vô hiệu.
Theo quan điểm của các luật gia Common Law thì công ty chỉ có thể yêu cầu bồi hoàn khi sáng lập viên nhận được lợi ích từ tài sản sau khi anh ta trở
thành sáng lập viên của công ty. Với những lợi ích mà một người nhận được từ tài sản trước khi trở thành sáng lập viên công ty thì công ty không có quyền yêu cầu hoàn trả. Điều này đã được Toà Phúc thẩm Anh công nhận trong vụ kiện Re Cape Breton Co. năm 1885. Toà án lý giải rằng trong hoàn cảnh của vụ việc, công ty có quyền yêu cầu hoàn trả: hoặc (a) số tiền chênh lệch giữa giá mà sáng lập viên trả ban đầu cho tài sản với giá trả bởi công ty; tuy nhiên con số này là không chính xác do vào thời điểm sáng lập viên mua tài sản, anh ta không có nghĩa vụ với công ty và anh ta không mua tài sản cho hoặc nhân danh công ty; hoặc (b) khoản tiền chênh lệch giữa giá trị thật hoặc giá thị trường của tài sản vào thời điểm bán cho công ty và giá đã trả bởi công ty, hay là mức giá mà tài sản đáng lẽ phải được bán cho công ty. Điều này cũng bị bác bỏ vì nếu công ty xác nhận hợp đồng bằng cách chọn không huỷ bỏ hợp đồng thì công ty đã chấp nhận hợp đồng với mức giá bán.[10]
Có quan điểm khác cho rằng cách lý giải của thẩm phán xét xử trong vụ kiện Re Cap Breton Co. là không đúng. Theo quan điểm này thì chỉ cần xem xét đến nguyên tắc công bằng và trung thực trong hợp đồng ở đây, sáng lập viên không công bố thông tin đã biết hoặc phải biết nguyên tắc này và anh ta phải chịu trách nhiệm trả lại bất kỳ lợi ích nào không được công khai.[10]
Tuy nhiên quan điểm của toà án trong vụ kiện vẫn được chấp nhận chung trong xét xử. Nhưng để tránh việc không công bằng cho công ty thì toà án thường phán quyết nếu một sáng lập viên bán cho công ty tài sản mua trước đó và kiếm được lợi nhuận từ việc mua bán này do công ty không thể huỷ bỏ được hợp đồng thì sáng lập viên vẫn phải chịu trách nhiệm với thiệt hại phát sinh vì vi phạm nghĩa vụ hoặc do bất cẩn làm cho công ty mua tài sản với giá quá cao.
3.2. Trách nhiệm của sáng lập viên đối với những người đăng ký mua cổ phần của công ty
3.2.1. Trách nhiệm dân sự
* Tố quyền của những người đăng ký mua cổ phần của công ty với sáng lập viên về các thiệt hại do sáng lập viên gây ra
Những người mua cổ phần của công ty cổ phần dự định thành lập có thể phát hiện ra rằng họ đã bị làm cho nhầm lẫn về những tiềm năng phát triển của công ty và vì vậy mà họ phải gánh chịu những thiệt hại không mong muốn. Trong những trường hợp như vậy những người mua cổ phần có quyền rút khỏi hợp đồng mua cổ phần hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ban đầu, các tòa án thường chỉ xem xét các hành vi của sáng lập viên trong quá trình thành lập công ty dẫn tới thiệt hại cho những người mua cổ phần. Để điều chỉnh vấn đề này, nhiều đạo luật đã được áp dụng để giải quyết những vụ kiện này tại Anh như Luật về công bố sai (Misrepresentation Act 1967), áp dụng cho các công ty phát hành cổ phiếu có Luật Các dịch vụ tài chính (Financial Services Act 1986) hay Quy định về Bán công khai Chứng khoán (Public Offers of Securities Regulations 1995).
Các công ty cổ phần khi bán cổ phần ra bên ngoài phải công khai thông tin về công ty trong bản cáo bạch, đó cũng là sự quảng cáo cho cổ phần của công ty đối với các nhà đầu tư tiềm năng, tuy vậy thông tin trong bản cáo bạch có thể không đúng với khả năng phát triển của công ty. Toà án sẽ cần xác định quyền đòi bồi thường và mức độ bồi thường cho người mua cổ phần căn cứ trên sự sai lệch của bản cáo bạch. Trong vụ kiện Derry v. Peek - 1889, Hội đồng thẩm phán Anh đã phán quyết chỉ ra điều này, khi nguyên đơn đã mua cổ phần của một công ty dựa trên các báo cáo trong bản cáo bạch liên quan đến các quyền lợi của công ty mà thực chất sau đó không hề có. Đã quá muộn để nguyên đơn rút khỏi hợp đồng do công ty đã tiến hành thủ tục phá
sản, vì vậy nguyên đơn đã kiện các giám đốc của công ty trong một vụ kiện về trách nhiệm dân sự do lừa đảo. Vụ kiện đã không thành công vì toà án đã tuyên bố rằng để được công nhận là có sự lừa đảo thì phải chứng minh là có hành vi lừa đảo, tức là phải có sự không trung thực trên thực tế. Ở đây, các giám đốc chỉ không cẩn trọng và đã thực sự tin rằng các báo cáo là đúng.[10]
Luật Trách nhiệm của giám đốc (Directors’ Liability Act 1890) đã quy định rò hơn để giải quyết vấn đề này, theo đó các sáng lập viên, giám đốc và những người phát hành ra bản cáo bạch có trách nhiệm với bất kỳ thiệt hại nào phát sinh do báo cáo không đúng sự thật trong bản cáo bạch, mặc tuy vậy họ vẫn có đủ khả năng chống lại quy định này nếu họ có thể chỉ ra rằng có những hoàn cảnh hợp lý để tin rằng bất kỳ báo cáo nào là thật và thực tế họ đã tin như vậy.
Luật Công ty Anh năm 1948 quy định nghĩa vụ này ở mức độ xa hơn khi áp dụng nghĩa vụ cho cả các chuyên gia đã xác nhận các báo cáo của họ trong bản cáo bạch, trừ khi các chuyên gia có thể chứng minh rằng có hoàn cảnh hợp lý để tin rằng các báo cáo của họ là đúng sự thật. Common Law quy định các tố quyền của những người mua cổ phần về các thiệt hại do hợp đồng mua cổ phần bao gồm các trường hợp:
(a) trách nhiệm dân sự do lừa đảo hoặc công bố thông tin lừa đảo;
(b) trách nhiệm dân sự do bất cẩn; và
(c) hành vi vi phạm hợp đồng
Nguyên đơn có thể khởi kiện các sáng lập viên về việc đã phát hành bản cáo bạch lừa đảo, không đúng sự thật và đòi chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường, tuy nhiên nếu sáng lập viên chứng minh được rằng họ tin rằng các báo cáo trong bản cáo bạch là đúng vào thời điểm bản cáo bạch được lập thì họ có thể tránh được các trách nhiệm theo đơn kiện của nguyên đơn.
Tất nhiên, việc mua cổ phần của công ty sắp thành lập không được thực hiện một các chính thức - không mua trực tiếp tại công ty hoặc qua các đại lý được phép bán cổ phần, cổ phiếu của công ty - thì người đó sẽ không thể khởi kiện sáng lập viên và các chủ thể khác vì thẩm quyền đại diện trong bản cáo bạch chỉ giới hạn đến những người mà bản cáo bạch nhắm tới là các nhà đầu tư được giới thiệu về công ty. Nhưng cũng từ quan điểm này mà nếu người mua cổ phần chứng minh được rằng bản cáo bạch vào thời điểm phát hành có ý giới thiệu về công ty với những người như họ thì họ có thể khởi kiện như những người mua chính thức.
* Các nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại trong các trường hợp
Nếu một người chứng minh được rằng người đó đã mua cổ phần do việc công bố sai thông tin với mục đích lừa đảo thì mức độ bồi thường sẽ được căn cứ trên cơ sở đặt người đó ở vị trí khi không có sự công bố thông tin sai.
Điển hình như trong vụ kiện Twycross v. Grant khi sáng lập viên đã không công khai các lợi ích khiến công ty bị phá sản và gây thiệt hại cho những người mua cổ phần. Tuy nhiên nguyên tắc này không phải lúc nào cũng phù hợp, nhất là với việc đầu tư vào các công ty thường là hoạt động đầu tư dài hạn. Điều này được giải thích rò hơn qua án lệ vụ kiện Smith New Court Securities Ltd v Scrimgeour Vickers (Asset Management) Ltd – 1996 [10], trong đó nguyên đơn đã mua cổ phần trong một công ty cổ phần do việc công bố thông tin sai làm cho nguyên đơn tin rằng có hai nhà đầu tư khác cũng đang muốn mua số cổ phần đó. Nguyên đơn sau đó đã bị thiệt hại 11,5 triệu bảng khi bán lại cổ phần và đồng thời phát hiện ra rằng không có nhà đầu tư nào khác cạnh tranh với mình để mua cổ phần. Toà Phúc thẩm đã tuyên bố mức bồi thường thiệt hại được dựa trên sự chênh lệch giữa giá nguyên đơn đã bỏ ra để mua cổ phần và giá trị thực vào thời điểm mua, tức là