Biến Quan Sát Nhân Tố Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận



Nhân tố Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm biến quan sát là AC1 đến AC5.

e. Hành vi quản trị lợi nhuận

QTLN là một khái niệm có nhiều cách định nghĩa nhưng cơ bản là một thuật ngữ tài сhính đề сậр đến сáс hành động сủа nhà quản trị táс động đến kết quả hоạt động сủа DN đượс thể hiện trоng BCTC hay đó là sự điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đề ra trước đó của nhà quản lý. Đó là sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng bằng các thủ thuật kế toán trong quá trình cung cấp thông tin nhằm đạt được mục đích cá nhân của nhà quản lý.

Khái niệm này đề cập đến khả năng của nhà quản trị trong việc định hướng thông tin được công bố theo hướng có lợi cho bản thân hoặc vì lợi ích của DN (Vidal, 2008). Mục tiêu nhà quản lý thì được xác định trên cơ sở kỳ vọng của các cổ động hoặc yêu cầu đòi hỏi của hợp đồng khi lợi nhuận thực quá cao hoặc quá thấp khác với mục tiêu của nhà quản lý thì họ sẽ tiến hành điều chỉnh lợi nhuận. Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp với giá cổ phiếu và gián tiếp đến thị trường vốn do vậy mà nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để tác động đến giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, lợi nhuận có thể là cơ sở xác định mức tiền thưởng hoặc mức vi phạm các điều khoản trong hợp đồng do đó mà nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu tăng tiền thưởng. Trên góc độ cá nhân, nhà quản trị có thể điều chỉnh giảm lợi nhuận để thay đổi nhân sự khi mới được bổ nhiệm hoặc được hưởng các ưu đãi về thuế bởi số liệu kế toán chính là cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hành vi được các nhà quản trị sử dụng nhiều nhất là vận dụng cơ sở dồn tích của KT như khai tăng doanh thu; hoãn việc thực hiện những khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển hoặc sửa chữa, bảo trì.… (Olivier Vidal, 2008).

Hành vi QTLN có thể thực hiện qua hai cách đó là sử dụng xét đoán của nhà quản lý dựa trên cơ sở dồn tích (Accural - based Earnings Managemt - AEM) hoặc cách thứ hai làm thay đổi mức hoạt động của DN (Real Earnings Management - REM). Hoặc hành vi QTLN có thể sử dụng kết hợp cả hai cách này bởi vì BCTC của CTNY được kiểm toán độc lập hàng nằm vì vậy thực hiện bằng cách REM sẽ khó phát hiện hơn vì REM có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nó thường lẫn vào các hoạt động của doanh nghiệp để nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nó thường có ảnh hưởng trong dài hạn vì vậy việc phát hiện khó hơn. Trong các nghiên cứu của Zang (2012); Enomoto, Kimura và Yamaguchi (2015) chỉ ra tính đánh đổi giữa AEM và REM để tối ưu hóa mục đích của nhà quản lý, còn Matsuura (2008) còn tìm ra tính



liên tục (suquential) và kết hợp (complementary) giữa việc sử dụng AEM và REM để

san bằng lợi nhuận KT trong kỳ.

Hành vi QTLN trong nghiên cứu này được thang đo lường bởi năm biến quan sát và được chỉnh sửa từ nghiên cứu Phạm Quốc Thuần (2016), trong đó thang đo HQ1 (Nhà quản trị không đảm bảo tính công bằng đối xử với các cổ đông trong cung cấp thông tin BCTC) là một thang đo mới được tác giả phát triển trong nghiên cứu định tính của luận án này.

Bảng 3.6. Biến quan sát nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận


Biến quan sát


Thang đo

Nghiên cứu trước

Kết quả nghiên cứu

định tính

HQ1

Nhà quản trị không đảm bảo tính công bằng đối xử với các cổ đông trong cung

cấp thông tin BCTC.


x

HQ2

Nhà quản trị định hướng tác động đến

việc vận dụng các chính sách kế toán của kế toán.

Phạm Quốc Thuần (2016)


HQ3

Nhà quản trị luôn có xu hướng tác động đến công việc kế toán nhằm mục đích có

lợi cho cá nhân.

Phạm Quốc Thuần (2016)


HQ4

Ý muốn của nhà quản trị ảnh hưởng đến

việc xử lý và công bố thông tin BCTC.

Phạm Quốc

Thuần (2016)


HQ5

Nhà quản trị hỗ trợ cho kế toán xử lý

thông tin kế toán theo mong muốn của nhà quản trị.

Phạm Quốc Thuần (2016)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Nguồn: Nghiên cứu trước và phát triển của tác giả.

Nhân tố Hành vi QTLN giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm biến quan sát là HQ1 đến HQ5.

f. Chất lượng kiểm toán độc lập

Việc đánh giá chất lượng kiểm toán độc lập là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, song việc đo lường nó không dễ và việc nghiên cứu tác động của chất lượng kiểm toán độc lập có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC hay không và mức độ ảnh hưởng như thế nào tác giả rất muốn tìm hiểu điều đó trong công trình nghiên cứu này. Quan điểm đánh giá CL kiểm toán ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC



trong công trình nghiên cứu này của tác giả xem xét dưới góc độ khuôn mẫu chất lượng kiểm toán dưới góc độ chuyên môn nghề nghiệp theo các yếu tố đầu vào đó là: Trình độ chuyên môn của KTV, mức độ chuyên sâu nghành nghề, kinh nghiệm, thời gian kiểm toán, tính độc lập, quy trình kiểm toán, thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và quy mô kiểm toán theo nghiên cứu của Carcello và cộng sự (1992), Bùi Thu Thủy (2014), Lại Thị Thu Thủy (2018).

Thái độ thận trọng nghề nghiệp của KTV khi thực hiện một cuộc kiểm toán là quan trọng để đảm bảo việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán viên cần có sự hiểu biết, năng lực chuyên môn cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán nhằm cung cấp BCTC của các công ty đã được kiểm toán đảm bảo chất lượng. Theo Kym Boon và cộng sự (2008) các kiểm toán viên khi thực hiện các cuộc kiểm toán với sự thận trọng nghề nghiệp thì CLTT trên BCTC đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn.

Tính độc lập của kiểm toán viên được coi là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo các KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo tính khách quan không bị chi phối bởi các yếu tố khác như lợi ích vật chất và tinh thần.

Kinh nghiệm: Là kiến thức và trình độ mà kiểm toán viên đạt được sau một thời gian công tác nhất định. Có nhiều quan điểm cho rằng kiểm toán viên có kinh nghiệm khả năng giải quyết công việc đó tốt hơn.

Mức độ chuyên sâu ngành nghề của khách hàng: Theo Kym Boon và cộng sự kiểm toán viên có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành khi tiến hành một cuộc kiểm toán sẽ giảm thiểu các rủi ro của cuộc kiểm toán.

Trình độ chuyên môn: Là nói đến bằng cấp của kiểm toán viên đã đạt được qua các khóa học, kiểm toán viên có trình độ chuyên môn là kiểm toán viên có chất lượng ví dụ các kiểm toán viên có chứng chỉ CPA, ACCA... Bởi vì các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn tốt có khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu nhiều hơn.

Quy mô công ty kiểm toán: DeAngelo (1981); Wôyer và cộng sự (1988) cho thấy có mối quan hệ giữa quy mô của công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán BCTC. Các công ty kiểm toán có quy mô lớn hơn sẽ có năng lực kiểm toán tốt hơn, thông thường các công ty kiểm toán Big 4 là các công ty kiểm toán có uy tín và được các nghiên cứu đánh giá CL kiểm toán BCTC tốt hơn. Trong nghiên cứu của Lại Thị Thu Thủy (2018) cho thấy có sự khác biệt của kiểm toán viên và khách hàng kiểm toán trong đánh giá CL kiểm toán BCTC được cung cấp bởi các công ty kiểm toán Big4 và Non - Big4. Theo khách hàng kiểm toán (các doanh nghiệp FDI) có sự khác nhau về CLKT giữa các công ty kiểm toán Big 4 và Non - Big 4, còn các kiểm toán viên thì không.



Thời gian kiểm toán: Thời gian của cuộc kiểm toán dài hơn sẽ giúp cho kiểm toán viên có khả năng thu thập nhiều minh chứng hơn và giúp cho các kiểm toán viên có khả năng phát hiện ra các sai phạm trọng yếu nhiều hơn, thời gian một cuộc kiểm toán ít kiểm toán viên không đủ thời gian xem xét đầy đủ các minh chứng và kiểm chứng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thời gian kiểm toán dài hay ngắn có thể ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC sau khi được kiểm.

Các chỉ báo này đã được các nghiên cứu trước sử dụng trong những nghiên cứu về sự tác động riêng của Kiểm toán độc lập đến CLTT trên BCTC, nghiên cứu của luận án sử dụng các chỉ báo này đo lường sự tác động Chất lượng kiểm toán độc lập đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN trong điều kiện biến phụ thuộc còn chịu tác động của nhân tố khác.

Bảng 3.7. Biến quan sát nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập


Biến

quan sát

Thang đo

Nghiên cứu trước

đã sử dụng

KT1

Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các

CTNY trên TTCKVN.

Kyn Boon và cộng sự (2008), Lại Thị Thu

Thủy (2018)

KT2

Mức độ chuyên sâu ngành nghề của công ty được kiểm toán của kiểm toán viên độc lập ảnh hưởng đến

CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Kyn Boon và cộng sự (2008), Lại Thị Thu

Thủy (2018)

KT3

Thời gian kiểm toán ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Caramanis và Lennox (2008), Lại Thị Thu

Thủy (2018)

KT4

Quy mô công ty kiểm toán ảnh hưởng đến CLTT

trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

DeAngelo (1981), Lại

Thu Thủy (2018)

KT5

Tính độc lập của kiểm toán viên độc lập ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên

TTCKVN.

Bùi Thu Thủy (2014), Lại Thị Thu Thủy

(2018)

KT6

Kinh nghiệm của kiểm toán viên ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Kyn Boon và cộng sự

(2008), Lại Thị Thu Thủy (2018)

KT7

Thủ tục kiểm soát CL công ty kiểm toán ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

Francis (2011), Ahmad Abdul (2015), Lại Thị

Thu Thủy (2018)

Nguồn: Nghiên cứu trước và phát triển của tác giả.



Nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của bảy biến quan sát, là KT1 đến KT7.

g. Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán nhà nước

Vai trò của UBCKNN được thể hiện thông qua việc điều tiết các chính sách quy định về CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, các quy định và chế tài xử phạt để nâng cao CLTT trên BCTC, có ba chỉ báo được sử dụng để đo lượng nhân tố Vai trò điều tiết của UBCKNN, các chỉ báo này là kết quả nghiên cứu định tính của đề tài này thông qua thảo luận nhóm.

Bảng 3.8. Biến quan sát nhân tố Vai trò điều tiết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


Biến quan sát

Thang đo

Kết quả nghiên cứu định tính

UB1

Tăng cường vai trò kiểm soát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCKVN.

x

UB2

Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC các công ty kiểm toán đối với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.

x

UB3

Tăng cường chế tài xử phạt đối với vi phạm CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.

x

Nguồn: Nghiên cứu của luận án.

Nhân tố Vai trò điều tiết của UBCKNN giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của ba biến quan sát là UB1 đến UB3.

3.3.2. Thiết kế bảng hỏi và khảo sát thử

Thiết kế bảng hỏi

Sau quá trình thảo luận nhóm với các chuyên gia, tác giả đã hoàn tất việc điều chỉnh và xây dựng thang đo CLTT trên BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC và thang đo của các nhân tố này.

Phần thứ nhất: phần mở đầu giới thiệu bản thân tác giả và mục đích của cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin cho nghiên cứu đề tài của tác giả không phục vụ các mục đích khác. Khẳng định câu trả lời của đối tượng khảo sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với nghiên cứu của tác giả và tác giả cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người trả lời phiếu khảo sát.



Phần thứ hai: Phần gạn lọc

Tác giả sử dụng các câu hỏi định tính và định danh để thu thập thông tin xác định và gạn lọc đối tượng khảo sát đo lường các nội dung có liên quan đến biến năng lực nhân viên kế toán cũng như mục đích sử dụng BCTC như thời gian kinh nghiệm công tác, học hàm và tần suất sử dụng BCTC.

Phần thứ ba: Phần chính

Trình bày các câu hỏi để thu thập dữ liệu về biến phụ thuộc CLTT trên BCTC và các biến độc lập ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC nhằm giúp tác giả có thể kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Đây là nội dung chính của bảng hỏi, là các dữ liệu về thang đo của các biến phụ thuộc và độc lập trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và thảo luận nhóm để chỉnh sửa và phát triển thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các câu hỏi chính được xây dựng theo thang đo Likert 5 điểm và có một câu hỏi mở để tác giả thu thập thêm quan điểm và thông tin của các đối tượng khảo sát đối với nội dung nghiên cứu.

Phần thứ tư: Phần kết thúc

Bao gồm một câu hỏi phụ tác giả đặt ở ngay sau phần mở đầu và lời cảm ơn của tác giả với người được khảo sát đã dành thời gian trả lời câu hỏi.

Tác giả tiến hành khảo sát thử 10 phiếu để kiểm tra về hình thức, nội dung câu hỏi có dễ hiểu và người trả lời có thể xác định được đúng câu hỏi và lựa chọn phương án trả lời phù hợp. Số phiếu này được gửi đến ba chuyên gia và bảy kế toán trưởng của các doanh nghiệp. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát thử tác giả tiến hành điều chỉnh lại bảng hỏi ở câu hỏi số một trong chỉ tiêu đo lường CLTT trên BCTC từ “BCTC của công ty sử dụng giá trị hợp lý thay cho giá gốc” thành “BCTC của công ty sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với luật kế toán” theo ý kiến của một chuyên gia được khảo sát thử là hợp lý hơn bởi không phải các yếu tố trên BCTC được sử dụng bằng giá trị hợp lý thay thế càng nhiều giá gốc đã là tốt hơn. Điều chỉnh câu hỏi số 11 về trình bày tính trung thực của BCTC từ “Tất cả ý kiến của kiểm toán được trình bày trên BCTC” thành “ý kiến của kiểm toán về BCTC được trình bày trên BCTC”.

Sau khi điều chỉnh lại bảng hỏi tác giả có bảng hỏi hoàn chỉnh và tiến hành khảo sát diện rộng. Tác giả đã tiến hành gửi phiếu khảo sát bằng nhiều cách bằng thư tay trực tiếp, bằng email, thông qua chuyển phát nhanh. Thời gian của quá trình thu thập thông tin diễn ra trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 15 tháng 5 năm 2018 đến ngày 15 tháng 8 năm 2018.


3.3.3. Khảo sát chính thức

CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

Theo Nguyễn Văn Thắng (2013), Nguyễn Đình Thọ (2011) quy trình chọn mẫu nghiên cứu gồm các bước sau: Xác định tổng thể nghiên cứu, xác định khung mẫu, xác định kích thước mẫu, chọn phương pháp chọn mẫu, tiến hành chọn mẫu.

Tổng thể nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, tổng thể nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu là các CTNY trên TTCKVN, các đối tượng sử dụng BCTC.

Xác định khung mẫu

Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu: Các khung chọn mẫu có sẵn, thường được sử dụng là: Các danh bạ điện thoại hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, công ty, doanh nghiệp, cơ quan, các niêm giám điện thoại xếp theo tên đường, hay tên quận huyện thành phố, danh sách liên lạc thư tín: Hội viên các câu lạc bộ, hiệp hội. ....

Với vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án thì khung mẫu là danh sách liệt kê các CTCP phi tài chính NY TTCKVN với các thông tin cần thiết cho việc chọn mẫu như tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, quy mô vốn, các đối tượng sử dụng BCTC như nhà đầu tư, kiểm toán viên, nhà nghiên cứu, giảng viên và chuyên gia trong lĩnh vực kế toán.

Kích cỡ mẫu

Việc xác định kích thước mẫu nghiên cứu có vai trò rất quan trọng đối với kết quả của nghiên cứu vì với kích thước mẫu quyết định định mức độ giải thích của nghiên cứu tổng thế. Nếu xác định kích thước mẫu không đủ lớn thì kết quả nghiên cứu chưa chắc đã là kết quả của tổng thể nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), Nguyễn Đình Thọ (2011) kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Nếu thực hiện nghiên cứu phân tích EFA kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng gấp từ 4 đến 5 lần số lượng biến quan sát do đó tác giả xác định kích cỡ mẫu gấp 4,5 lần so với số lượng biến quan sát, vậy với nghiên cứu này để phân tích EFA với số biến quan sát là 74 thì kích thước mẫu tối thiểu là 4,5*74 = 333 quan sát.



Theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2011) và Green (1991), Tabachnick và Fidell (1996) với hồi quy tuyến tính kích thước mẫu sử dụng theo công thức n >= 50 + 8m, trong đó m là số biến độc lập và n là kích thước tối thiểu trong mô hình. Trong nghiên cứu của tác giả có 14 biến độc lập vậy để phân tích hồi quy tuyến tính theo công thức của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì ít nhất số phiếu khảo sát thu được phải lớn hơn n >= 50 + 8*14 = 162. Trong nghiên cứu này sử dụng cả hai phân tích nên số quan sát tối thiểu là 333 và kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt. Đến thời điểm tác giả thực hiện khảo sát diện rộng số lượng CTNY trên TTCKVN là 564 công ty niêm yết trên HNX và HOSE trên từ 2015 cho đến nay tác giả mới thực hiện khảo sát. Trên cơ sở đó tác giả đã gửi đi 564 phiếu cho hai đối tượng kế toán và giám đốc công ty hoặc giám đốc tài chính các CTNY trên TTCKVN và 200 phiếu gửi đi đối với các nhà đầu tư, giảng viên, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia. Số phiếu thu về là 368 phiếu, trong đó 109 phiếu thu về của các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và 259 phiếu thu về từ các CTNY trên TTCKVN. Tỷ lệ phiếu phản hồi là 48,2 % trong các phiếu phản hồi lại có 18 phiếu không sử dụng được do có 07 phiếu không điền đủ các thông tin khảo sát và có 11 phiếu là lựa chọn một mức cho tất cả các câu hỏi khảo sát, tổng số phiếu có thể dùng trong nghiên cứu này là 350 phiếu. Số phiếu thu hồi từ các CTNY đối với các đối tượng là giám đốc và giám đốc tài chính rất thấp chủ yếu là đối với các công ty mà có mối quan hệ của bạn bè hoặc người thân, còn các phiếu chủ yếu thu về đối với các công ty này từ đối tượng là kế toán. Vậy với 350 phiếu khảo sát có thể đảm bảo thực hiện phân tích EFA và phân tích hồi tuyến tính đạt kết quả như kỳ vọng đặt ra của nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu

Nguyễn Văn Thắng (2013), Nguyễn Đình Thọ (2011), có hai phương pháp chọn mẫu đó là chọn mẫu xác suất hay là chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Do điều kiện giới hạn về thời gian nghiên cứu và các nguồn lực phục vụ cho quá trình nghiên cứu nên tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện và phương pháp phát triển mầm, đối tượng được khảo sát là các CTNY trên TTCKVN và các đối tượng sử dụng BCTC. Theo phương pháp này đơn vị lấy mẫu được chọn không ngẫu nhiên, dựa trên tính “dễ tiếp xúc” và “cơ hội thuận tiện”, tác giả sẽ dựa vào sử hiểu biết của công ty để gửi trực tiếp đường link phiếu khảo sát cho các công ty đó thông qua mail, zalo, facebook, cũng như dựa vào mối quan hệ xã hội (bạn bè, đồng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024