15
đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” [16, tr.75]. Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy trong giáo dục, Usinxki là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới đã đề xuất ý tưởng thành lập trường
sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Qua môi trường
chuyên biệt đó, các phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên
được hình thành, rèn luyện và phát triển một cách có hệ thống và khoa học. Đây là cơ sở quan trọng giúp người giáo viên tự hoàn thiện tay nghề trước những yêu cầu của thực tiễn sư phạm. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho người thầy giáo mới được đề cập một cách chi tiết và khoa học.
John Dewey (1859 1952) người Mỹ với chủ trương là dựa vào kinh
nghiệm thực tế của người học, việc giảng dạy của thầy giáo phải kích
thích được sự
hứng thú, phải để
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 1
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Khái Quát Kết Quả Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Giải Quyết
- Khái Niệm Kỹ Năng Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
người học độc lập tìm tòi, thầy giáo là
người thiết kế, cố vấn.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm. Đặc biệt, ở Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hàng loạt các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã ra đời. Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà giáo dục đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các kỹ năng dạy học và việc rèn luyện kỹ năng dạy học của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đặc biệt, các nghiên cứu về kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học không chỉ hướng tới mục đích giúp sinh
16
viên sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với nghề nghiệp mà còn hướng tới cho họ khả năng tự hoàn thiện, tự đào tạo mình trong cuộc sống.
Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, O.A.Apdullina với công trình:
“Bàn về kỹ năng sư phạm”, đã nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của giáo viên, đồng thời đi sâu phân tích kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ. Cùng quan điểm đó, Ph.N.Gônôbôlin (1976) trong tác phẩm: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã đưa ra những năng lực sư phạm, mà sinh viên cần rèn luyện và phát triển. Theo ông, phát triển và hoàn thiện các năng lực cho sinh viên phải được tổ chức thường xuyên ở trên lớp và trong thực tập sư phạm, đây là các cơ hội để "lần đầu tiên" "lựa chọn", "lắp ráp", "ứng dụng" các thuộc tính tâm lý của giáo viên vào những yêu cầu hoạt động sư phạm" [24, tr.111], từng bước giúp sinh viên rèn luyện và tự hoàn thiện năng lực sư phạm của mình.
Năm 1961, N.V.Cudơminna trong công trình nghiên cứu “Hình thành các năng lực sư phạm” đã xác định năng lực sư phạm cần có của giáo viên,
mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ, giữa năng
khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực sư phạm. Đặc biệt, công trình nghiên cứu của X.I.Kixêgôp: “Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học” [41], trong đó đã nêu ra hơn 100 kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trong đó tập trung vào 50 kỹ năng cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kỳ thực
hành, thực tập sư
phạm cụ
thể. Công trình này đồng thời nghiên cứu sự
hình thành kỹ năng sư phạm của sinh viên dưới góc độ là một quá trình có tổ chức trong nhà trường sư phạm và chia quá trình này thành 5 giai đoạn.
17
Những năm 70, nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho giáo viên ra đời nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực. Tiêu biểu có các tác giả như: M.Ia. Côvaliôv, Iu.K.Babanxki, N.I.Bônđưrev… Nổi bật là công trình
nghiên cứu của X.I.Kixegop: “Hình thành các kỹ
năng, kỹ
xảo sư
phạm
trong điều kiện giáo dục đại học”. Tác giả đã khẳng định kỹ năng dạy học
được hình thành thông qua luyện tập, qua rèn luyện nghiệp vụ trường sư phạm.
trong nhà
Tuy nhiên, việc rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng dạy học đó như thế
nào sau khi họ ra trường thì chưa được bàn đến. Cùng với X.I.Kixegop,
O.A.Apđulinna cũng đã luận chứng đưa ra một hệ thống các kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng giáo dục riêng biệt, các kỹ năng được mô tả cụ thể theo thứ bậc.
Trung Quốc là quốc gia gần gũi với Việt Nam, công cuộc cải cách giáo dục của họ đang được tiến hành rất mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy. Những cách dạy học trước đây được các nhà sư phạm làm mới lại theo tinh thần coi người học là trung tâm, một trong những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học nổi
bật là “Bộ
sách bồi dưỡng kỹ
năng dạy học môn Ngữ
văn cho giáo viên
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông”. Theo các tác giả, thông qua việc bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng dạy học này: Sinh viên sư phạm có thể có
được trình độ
cơ bản để
đảm nhiệm công việc dạy học của giáo viên;
Giáo viên mới vào nghề có thể làm cho kỹ năng dạy học của mình được
chuẩn hoá, thuần thục hơn, nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu
trong công tác giảng dạy; Giáo viên lâu năm thì có thể tôi luyện kỹ năng dạy học của mình thành thạo, điêu luyện hơn, đồng thời kết hợp giữa kinh nghiệm dạy học phong phú của bản thân với kiến thức chuyên ngành để
18
hình thành được phong cách và màu sắc độc đáo trong giảng dạy [77,tr.7]. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sinh động để tiến hành hoàn thiện các kỹ năng dạy học cho giảng viên đại học.
Theo UNESCO: Người thầy giáo thế kỷ XXI phải là một nhà chuyên môn nắm vững khoa học cơ bản, thấm nhuần một khoa học sư phạm mới dựa trên cơ sở liên ngành, có khả năng đối thoại với sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên lựa chọn và sử dụng một cách có phê phán các thông tin công cộng và làm quen với một vài nguyên tắc cơ bản về giáo dục người lớn.
Khi bàn về xã hội tương lai là “xã hội dựa vào tri thức”, “kiến thức là sức mạnh”, với mục tiêu đào tạo những con người hiếu học, một “xã hội học tập”, R. Singh đã yêu cầu cần nhận thức lại vai trò của người giáo viên trong dạy học. Ông cho rằng:
Giáo viên không chỉ là người truyền thụ những phần tri thức rời rạc, giáo viên phải là người cố vấn, hướng dẫn, người mẫu mực của người học. Để có được điều đó, giáo viên phải có các kỹ năng tương ứng, và muốn như vậy không có cách nào tốt hơn giáo viên phải được thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt, phải là người học tập suốt đời [62, tr.90115].
Ngoài ra, còn rất nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu khác đề
cập đến vấn đề kỹ
năng dạy học, rèn luyện để
hoàn thiện kỹ
năng dạy
học. Các nghiên cứu đều rất quan tâm đến việc hoàn thiện tay nghề cho
sinh viên, đặc biệt là hình thành và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm.
Ở các nước như
Canada, Australia, Hoa kỳ... Dựa trên cơ
sở các
thành tựu tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện
các kỹ năng thực hành giảng dạy cho sinh viên. Những luận điểm của
J.Watson 1926, A.Pojoux 1926, F.Skinner 1963... Những công trình: Quá
trình giảng dạy của J.B. Bigs và R.Tellfer 1987 [107], Bắt đầu giảng dạy
19
của K.Barri và L.King 1993 [103] đang được sử dụng và đưa vào giáo trình
thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở
nước khác.
Australia và một số
Vai trò và nhiệm vụ hình thành kỹ năng sư phạm cũng đã được xác
định ở
“Hội thảo về
cách tân việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên của các
nước Châu Á và Thái Bình Dương” do APEID thuộc UNESCO tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc năm 1998. Các báo cáo của hội thảo đã xác định tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và hình thành các kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
Cuốn
Những kỹ năng dạy học cần thiết
(1998) của Chris Kyriacou
[107] đã trình bày những kĩ năng cơ
bản để
giáo viên lên lớp thành công
như việc lên kế hoạch, soạn bài, trình bày bài giảng (từ phong cách đứng lớp, diễn giảng, đến các phong cách dạy và học, thích ứng bài giảng với khả năng của học sinh, sử dụng tài liệu tham khảo và tài liệu giảng dạy);
quản lý lớp học, Những vấn đề
tương tự
cũng được tìm thấy trong các
cuốn sách: Thực hành dạy học (2006) của A.Duminy và cộng sự [104], Sổ
tay quản lý lớp học (Nghiên cứu, thực tiễn và những vấn đề hiện đại)
(2006) của C.M.Evertson, C.S.Weinstein. Đây đều là những kỹ năng chung, nền tảng cho mọi giáo viên.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi đất nước còn nhiều việc cần phải cải cách, thì chúng ta đã sớm nhận ra vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của một đất nước và bắt tay vào thực hiện cải cách nền giáo dục. Trong đó, Đảng ta xác định vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ thầy giáo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
20
cả về số lượng và chất lượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Phải xây dựng được đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo. Người thường nhắc nhở các thầy, cô giáo:
“Dạy cũng như
học phải biết chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức
cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách
mạng thì có tài cũng vô dụng” [49,tr.329]. Người đề cao vai trò của đạo
đức, coi đạo đức là linh hồn của người thầy giáo, Người luôn căn dặn:
“Muốn cho học sinh có đạo đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu” [49, tr.492]. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn coi trọng và dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự trau dồi, rèn luyện phẩm chất và năng lực của người làm công tác giáo dục. Theo Người thì tự trau dồi đạo đức là nguyên tắc để phát triển các phẩm chất đạo đức cách mạng, để “tự mình tiến bộ mãi”, đây là một trong những cơ sở xuất phát quan trọng cho việc nghiên cứu, phát triển các phẩm chất nhân cách, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của người giáo viên.
Cùng với các quan điểm đó là các trường sư phạm, các trung tâm bồi dưỡng giáo viên được thành lập, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về kỹ năng dạy học và những yêu cầu hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người giáo viên được tiến hành một cách toàn diện và sâu sắc.
Tác giả Lê Văn Hồng (1975) với công trình nghiên cứu về: “Một số vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên xã hội chủ nghĩa”, đã đưa ra hệ
thống những năng lực sư phạm của người giáo viên xã hội chủ nghĩa cần
phải có trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển con người. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của nước ta đã đề cập đến kỹ năng dạy học, bồi
21
dưỡng, rèn luyện một số kỹ năng dạy học để hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên.
Từ những năm 1990, các vấn đề chương trình đào tạo, rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm mới được đề cập chính thức trong các văn bản pháp quy của ngành giáo dục về mục tiêu, chương trình đào tạo.
Năm 1995, đề
tài “Hình thành kỹ
năng sư
phạm cho giáo sinh sư
phạm” [17] của tác giả Nguyễn Hữu Dũng đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kỹ năng sư phạm, vị trí của kỹ năng sư phạm trong việc hình thành năng
lực sư phạm cho sinh viên. Năm 1996, trong đề
tài cấp Bộ
mang mã số
B943746: “Định hướng đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên” [18]. Ông đã đề cập đến nhiều kỹ năng cần có của người giáo viên. Trên cơ sở đó, ông đã đưa ra một số định hướng đổi mới quy trình đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo người giáo viên sau khi ra trường có khả năng tự hoàn thiện mình, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn sư phạm.
Năm 1997, Nguyễn Đình Chỉnh đã xuất bản tài liệu có tính chuyên khảo về thực tập sư phạm, trong đó tác giả đã giải quyết được những vấn đề cơ bản như: Xác định khái niệm năng lực sư phạm; cấu trúc của năng
lực sư
phạm; các con đường hình thành và phát triển năng lực sư
phạm.
Trong cấu trúc năng lực sư phạm, tác giả đã đề cập đến năng lực dạy học, con đường phát triển, hoàn thiện các năng lực dạy học của giáo sinh sư phạm [9].
Tác giả
Phan Thị
Hồng Vinh (2007) trong giáo trình “Phương pháp
dạy học giáo dục học”, cũng cho rằng, kỹ năng dạy học là kỹ năng thuộc nhóm các kỹ năng sư phạm chuyên biệt [94]. Trong dạy học giáo dục học,
22
tác giả yêu cầu cần rèn luyện nghiêm túc các kỹ năng sư phạm cơ bản và
các kỹ năng sư phạm chuyên biệt, trên cơ sở đó, hình thành và phát triển
năng lực sư phạm. Mặc dù chưa đưa ra hệ thống các kỹ năng dạy học cụ
thể
nhưng tác giả
đã đưa ra quy trình 6 bước để
rèn luyện kỹ năng sư
phạm cho sinh viên; các điều kiện và phương pháp rèn luyện kỹ năng sư phạm có hiệu quả trong dạy học giáo dục học.
Tác phẩm “Rèn luyện kỹ năng sư phạm” của Hà Nhật Thăng và Lê Quang Sơn (2010) đã đề cập đến hầu hết các kỹ năng dạy học và các hoạt động của giáo viên ở nhà trường phổ thông trước ý nghĩa và yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay. Theo các tác giả
thì tổ
chức hoạt động dạy học
ngày nay có những yêu cầu khác trước đây, vì dạy học ngày nay là tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực nhận thức và rèn luyện, là dạy cho học sinh cách học, cách chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Dạy học là kích thích sự ham hiểu biết, tạo ra và phát triển động cơ thái độ học tập tự giác sáng tạo ở học sinh. Khơi dậy ở thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, sự ham mê cống hiến cho xã hội để khẳng định vai trò chủ thể trong cuộc sống [69, tr.53].
Quá trình dạy học ngày nay đã có nhiều thay đổi và yêu cầu ngày càng cao, dạy học không phải theo tiếp cận nội dung mà theo hướng tiếp cận năng lực của người học, nó không phải là quá trình truyền thụ tri thức một chiều mà là quá trình tương tác, trong đó người học đóng vai trò làm trung tâm. Vì vậy, giáo viên cũng cần phải có nhiều tri thức mới, đặc biệt là phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao tay nghề. Nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của thực tiễn như vậy, các tác giả đã chỉ ra 22 kỹ năng dạy học mà sinh viên sư phạm cũng như giáo viên phổ thông cần phải rèn luyện. Trong đó, có các kỹ năng dạy học đã có và những