95
Quản lý khoa học, Đoàn thanh niên, các bộ môn chuyên sâu và sự tham gia nhiệt tình, có hiệu quả của sinh viên. Bởi vì, thực tế là sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất thường gặp khó khăn trở ngại trong tư duy lý luận, trừu tượng, sự hạn chế đó sẽ được khắc phục hiệu quả khi sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thể dục thể thao.
phạm
2.3.2.5. Rèn luyện kỹ
năng dạy học thông qua kiến tập, thực tập sư
Đây được coi là con đường quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 10
- Hệ Thống Các Kỹ Năng Dạy Học Cần Rèn Luyện Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Hình Thức Rèn Luyện Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Tác Động Từ Môi Trường, Điều Kiện Cụ Thể Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất.
- Thực Trạng Rèn Luyện Kỹ Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
chất.
Thông qua kiến tập và thực tập sư phạm cuối khóa sinh viên tiến hành rèn luyện kỹ năng dạy học bằng việc thực hiện một cách tương đối độc lập nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đây là giai đoạn rèn luyện nâng cao trên đối tượng thực. Khi sinh viên tham gia kiến tập, thực tập sư phạm có nghĩa là các em đang tham gia vào các mối quan hệ mới như: Môi trường mới, thầy mới, trò mới, công việc mới và vị thế mới. Để thực hiện tốt sinh viên phải huy động tất cả những gì đã được chuẩn bị và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo tri thức sư phạm vào tình huống không quen thuộc. Vì vậy, đây là hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo và là phương thức quan trọng để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên. Bởi vì, muốn hình thành bất kỳ kỹ năng nào cũng đòi hỏi qua hoạt động thực tiễn. Không có thực hành thì không thể có kỹ năng. Khi sinh viên đã có lý luận về hệ thống kỹ năng dạy học để đáp ứng với lao động nghề nghiệp, thì phải trải qua quá
trình rèn luyện mới có được sự thuần thục trong việc vận dụng kỹ năng
dạy học vào hoạt động giảng dạy. Kỹ năng dạy học của giáo viên giáo dục thể chất là một hệ thống rất nhiều kỹ năng phức tạp liên kết chặt chẽ với nhau mới hình thành nên. Việc hình thành từng kỹ năng dạy học phải được thực hiện trong từng giai đoạn học lý thuyết của quá trình đào tạo, đặc biệt
96
thông qua giờ học môn chuyên sâu bắt đầu từ học kỳ 1 năm thứ 2. Sau khi, sinh viên đã được cung cấp kiến thức lý luận về nghiệp vụ dạy học, sinh viên thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên từ năm thứ 2, trước hết yêu cầu sinh viên tập soạn phần giáo án khởi động, sau đó soạn giáo án hoàn chỉnh cho một giờ lên lớp và đặc biệt thông qua kiến tập, thực tập sư phạm. Các bước rèn luyện kỹ năng dạy học thường được tiến hành như sau: Sinh viên phải có sự chuẩn bị từ trường sư phạm, dự giờ của giảng viên sư phạm (Các giờ giảng chuyên sâu, giờ rèn luyện nội dung soạn, giảng trong chuyên đề Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm), dự giờ chuyên môn của giáo viên phổ thông, quan sát các công việc của giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông, nhận nội dung bài dạy để soạn và tập giảng theo yêu cầu từ giáo viên hướng dẫn, cuối cùng là giảng dạy thực tế trên lớp học theo chương trình dạy học đã được quy định. Sau khi hoàn thành các tiết dạy, giáo viên hướng dẫn cùng các sinh viên thực tập sẽ nhận xét góp ý, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động.
Như vậy, kiến tập và thực tập sư phạm là một khâu quan trọng để rèn luyện kỹ năng dạy học vì thông qua hoạt động này, sinh viên được thực hành trải nghiệm những kỹ năng dạy học đã được cung cấp theo các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và quy chế kiến tập, thực tập sư pham.
2.4. Các yếu tố
tác động đến việc rèn luyện kỹ
năng dạy học
cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
2.4.1. Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo
Nghị quyết lần thứ tám Ban chấp hanh Trung ương Đảng (Khóa XI)
đã xác định mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành năng lực, phẩm chất công dân, phát hiện
97
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nghị
quyết cũng chỉ rõ giải pháp: Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp [20]. Đây là chủ trương đúng đắn và kịp thời nhằm định hướng phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách toàn diện. Đặc biệt lĩnh vực giáo dục thể chất đã được quan tâm và chỉ rõ trong nghị quyết, tạo điều kiện thuận lợi cũng như đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng để thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Luật giáo dục đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [60].
Ngày 28 tháng 4 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 641 về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 2030 đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát: Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam [73]. Với các mục tiêu cụ thể: Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định; Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu Á; Hình thành phong trào của toàn xã
98
hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam; Mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, giúp con người phát triển hài hòa về thể lực, trí lực, tâm lực; Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây bất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để thực hiện đề án huy động nguồn lực từ: Viện Khoa học Thể dục thể thao, các trường đại học thể dục thể thao, đại học sư phạm thể dục thể thao, khoa giáo dục thể chất thuộc các trường đại học và cao đẳng sư phạm; đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất các trường học, cán bộ làm công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Bộ Y tế.
Đây là những chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ có tác động rất lớn đến quá trình giáo dục, đào tạo ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất nói chung và quá trình rèn luyện tay nghề của sinh viên nói riêng,
đòi hỏi các trường đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất phải quán
triệt sâu sắc và triệt để, để giáo dục và đào tạo sinh viên, đáp ứng với yêu cầu của giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông, lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục thể chất và thể thao trường học.
2.4.2. Tác động từ sự phát triển mới của mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ngành giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm
Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của các trường đại học sư
phạm ngành giáo dục thể chất luôn có sự phát triển, đổi mới theo từng thời
kỳ, từng giai đoạn phát triển của ngành và đất nước. Đây là yếu tố đóng
vai trò quan trọng, chi phối đến kết quả
rèn luyện kỹ
năng dạy học cho
sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Mục tiêu đào tạo quy
99
định nội dung dạy học, phương pháp dạy học, các hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên.
Mục tiêu đào tạo của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất là: Đào tạo theo chức danh gắn với trình độ học vấn tương ứng, sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất phải được cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, trên cơ sở đó hình thành thói quen luyện
tập thể
dục, thể
thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc,
hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Mục tiêu này đòi hỏi sinh viên phải đảm nhiệm được chức trách của mình, có trình độ học vấn tương ứng với cấp học, bậc học. Vì vậy, trong quá trình dạy học bên cạnh việc trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của giáo
viên giáo dục thể
chất, phải luôn quan tâm xây dựng thế
giới quan khoa
học, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, tinh thần và cách thức xem xét phát hiện, giải quyết các vấn đề về xã hội, con người, về hoạt động thể dục thể thao. Mục tiêu đào tạo quy định nội dung kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đáp ứng việc hiện thực hóa mục tiêu dạy học có kết quả.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nội dung và phương pháp dạy học ở trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất rất phong phú, đa dạng luôn gắn chặt với thực tiễn xã hội, thực tiễn hoạt động giáo dục thể chất, thể dục thể thao đòi hỏi sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện phải có sự nỗ lực, cố gắng không chỉ về mặt trí lực, tiêu hao nhiều thể lực và một tâm lý vững vàng, ý chí quyết tâm. Để tổ chức và điều khiển tốt quá trình nhận thức của học sinh trong giờ giáo dục thể chất với đặc thù nội dung
100
giảng dạy là các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc lĩnh vực văn hóa thể chất thông qua các bài tập thể chất; Huấn luyện thể thao; Tổ chức thi đấu, đòi
hỏi giáo viên phải có kỹ
năng dạy học tương
ứng với từng nội dung và
phương pháp dạy học chủ yếu là làm mẫu, hay nói cách khác giáo viên
phải có hệ thống kỹ năng dạy học và sử dụng thành thạo. Điều này đòi hỏi sinh viên phải có sự nỗ lực, cố gắng trong quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học đáp ứng với yêu cầu giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông.
Nhiệm vụ
đào tạo cũng có sự
phát triển với nhiều nhiệm vụ
mới,
đối tượng đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học ở các trường phổ thông, còn tham gia đào tạo cán bộ quản lý thể dục thể thao, cán bộ phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, liên kết đào tạo với các Học viện, nhà trường trong nước, khu vực về lĩnh vực thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.
Phương thức đào tạo phong phú, đa dạng, hình thức đào tạo ngày càng mở rộng kết hợp đào tạo chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học. Đồng thời thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, đào tạo sau đại học cho các địa phương trong cả nước.
Từ những vấn đề trên, đặt ra yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực sư phạm nói chung, kỹ năng nghề nghiệp nói riêng của sinh viên đại học
sư phạm ngành giáo dục thể
chất để
đáp
ứng yêu cầu đối với giáo viên
giáo dục thể chất ở trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, sản phẩm của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay được đánh giá là “giàu tri thức chuyên môn, nghèo kỹ năng sư phạm”, bởi việc giảng dạy thường chú trọng năng lực chuyên môn, chưa chú ý đến nghiệp vụ sư
101
phạm, chương trình mang nặng tính hàn lâm, chưa gắn với thực tiễn công tác giảng dạy sau này của sinh viên. Đây là yếu tố tác động thường xuyên
tới quá trình rèn luyện kỹ ngành giáo dục thể chất.
năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm
2.4.3. Tác động từ trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay
Chất lượng thực tế của đội ngũ giảng viên hiện nay cũng có những
tác động không nhỏ đến quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên
đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất theo hướng tiếp cận năng lực
thực hiện. Bởi vì, giảng viên là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là người
hướng dẫn, dẫn dắt sinh viên tiếp cận hệ thống tri thức. Do đó giảng viên
phải được trang bị chuẩn về kiến thức chuyên môn và có tay nghề vững
vàng. Khi giảng viên chuẩn về kiến thức chuyên môn tạo sự tự tin trong quá trình truyền thụ, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục tiêu chương trình đào tạo.
Trước hết, về học vấn, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại những
hạn chế cần khắc phục như: Học vấn của giảng viên không đồng đều;
Kiến thức về nghiệp vụ sư phạm chưa sâu; Phương pháp làm việc chưa thực sự khoa học; Chưa nắm được phương pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục, đặc biệt việc tổ chức cho sinh viên rèn luyện kỹ năng dạy học còn hình thức, chung chung… Do một số giảng viên tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục Thể thao với mục tiêu, yêu cầu đào tạo là
vận động viên, huấn luyện viên, nên năng lực, nghiệp vụ sư phạm hạn
102
chế. Điều này sinh viên.
ảnh hưởng
đến kết quả
rèn luyện kỹ
năng dạy học cho
Về động cơ, thái độ
trách nhiệm, thực tế
cho thấy động cơ
phấn
đấu, chí tiến thủ
vươn lên, khẳng định bản thân của một số
giảng viên
chưa thực sự rõ nét, thái độ đối với nhiệm vụ, trách nhiệm được giao chưa thể hiện hết sự tâm huyết, tận tâm với công việc; giải quyết các mối quan hệ sư phạm có mặt còn hạn chế, chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức trách đảm nhiệm. Nhiều giảng viên, đặc biệt là những giảng viên trẻ thời gian dành cho nghiên cứu, tìm hiểu, đổi mới trong lao động nghề nghiệp ít, chủ yếu tập trung nhiều vào những công việc ngoài chuyên môn, điều đó do ảnh hưởng một phần bởi mặt trái của cơ chế thị trường, của chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, đặc biệt là giảng viên ở các trường đại học sư
phạm ngành giáo dục thể môn văn hóa không có.
chất, khi mà việc dạy thêm như
giáo viên các
Điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển các phẩm chất nhân cách của sinh viên, tới lòng yêu nghề, sự tiến bộ, trưởng thành của sinh viên,
thôi thúc sinh viên tích cực phấn đấu hướng đến sự thành thạo nghề
nghiệp tương lai. Đặc biệt là việc rèn luyện kỹ
năng dạy học để
đạt
được sự
thành thạo trong lao động sư
phạm. Bên cạnh đó thì phong
cách sư
phạm mẫu mực của giảng viên cũng là yếu tố
quan trọng
ảnh
hưởng tới phong cách, tác phong công tác sau này của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Thực tế vẫn còn một số giảng viên trong công tác giảng dạy, giáo
dục chưa gắn với thực tiễn giáo dục thể chất ở trường phổ thông, đặc biệt là những yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp theo hướng tiếp cận
năng lực người học. Vì vậy, chưa xây dựng được kế hoạch giảng dạy,
giáo dục có hệ thống và phù hợp để đào tạo đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm vững vàng. Trong quá trình giảng dạy và rèn luyện kỹ năng dạy