Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất.

111


học Sư phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên…).

Biên chế của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất bao gồm ban giám hiệu, các phòng ban chức năng phục vụ công tác đào tạo, các

khoa và bộ môn. Các phòng ban chức năng trong trường là phòng đào tạo,

phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, phòng quản lý khoa học, phòng công tác sinh viên, phòng kế hoạch tài chính, phòng quản trị thiết bị. Trong đó, các phòng ban trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục đào tạo gồm: Phòng đào tạo, phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Các khoa là: Khoa các môn bóng; Khoa cầu lông ­ bóng bàn ­ quần vợt; Khoa võ thuật; khoa bơi ­ trò chơi ­ đá cầu; Khoa điền kinh; Khoa thể dục; Khoa lý luận chung; Khoa lý luận chuyên ngành; Khoa đào tạo sau đại học.

3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Mục tiêu của các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất là

đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất cho trường phổ

thông, cao đẳng, đại học, nguồn nhân lực hàng đầu cho lĩnh vực giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

thể

chất và thể

thao trường học có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực

chuyên môn giỏi và tư duy sáng tạo.

Ngoài ra, các trường đại học sư


phạm ngành giáo dục thể


chất có

nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu

khoa học theo nhiệm vụ, nội dung, chương trình, kế hoạch được cấp có

thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. Một số hoạt động huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao ở phạm vi, quy mô trường

112


học. Thực hiện nhiệm vụ liên kết, hợp tác về giáo dục, đào tạo thuộc lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao trường học với các trường trong nước, khu vực và quốc tế.

3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

3.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập số

liệu, đánh giá toàn diện về

thực trạng kỹ

năng

dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học và các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân cơ bản.

3.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên và cán bộ, giảng viên về kỹ năng dạy học; Thực trạng trình độ kỹ năng dạy học, các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học; Thực trạng các yếu tố tác động đến việc rèn luyện

kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 nhóm kỹ năng cơ bản, theo các tiêu chí đã xác định ở chương 1.

3.2.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát

Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ, giảng viên và sinh viên đang công tác, học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội,

Khoa Giáo dục Thể

chất Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, Khoa Giáo

dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Số lượng khảo sát:

Số lượng sinh viên là 426, sinh viên năm thứ 3 (Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội: 329 sinh viên Đại học khóa 46; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 54 sinh viên Đại học khóa 64; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên: 43 sinh viên khóa 49). Danh sách sinh viên khảo sát được thể hiện tại phụ lục 20

113


Số lượng cán bộ, giảng viên là 243 (Trường Đại học Sư phạm Thể

dục Thể

thao Hà Nội: 200; Khoa giáo dục thể

chất Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội: 23; Khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 20).

Thời gian khảo sát được tiến hành tháng 3 năm 2016.

3.2.4. Phương pháp khảo sát

Điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Quan sát, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ, giảng viên và sinh

viên.

Nghiên cứu giáo án, dự giờ tập giảng, tìm hiểu các hoạt động rèn luyện

nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội và khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, thu thập các thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc xử lý, đánh giá kết quả điều tra, đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.

3.3. Kết quả khảo sát thực trạng

3.3.1. Thực trạng kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

3.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vai trò của kỹ năng dạy học

Kỹ năng dạy học bao gồm hệ thống các kỹ năng, trên góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà sư phạm đưa ra các kỹ năng dạy học khác nhau. Có

thể nói, giáo viên có bao nhiêu hành động, bao nhiêu thao tác, bao nhiêu

hoạt động trong dạy học thì có bấy nhiêu kỹ năng cần rèn luyện cho sinh viên. Trên cơ sở đặc điểm của quá trình dạy học môn giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông, căn cứ vào quy trình thiết kế, thực hiện và kiểm tra, đánh giá bài giảng của sinh viên, thực tiễn hoạt động của sinh viên, chúng tôi đã xây dựng hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên

114


trong quá trình đào tạo tại trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể

chất. Qua khảo sát, xin ý kiến về các kỹ năng trên, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1 (Phụ lục 10) và được biểu diễn ở biểu đồ 3.1 như sau.

Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 (Phụ lục 10): Kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức của sinh viên về các kỹ năng dạy học cần thiết phải rèn luyện cho thấy:

Ở mức độ cần thiết, các ý kiến đánh giá của sinh viên rất tập trung, tất cả các ý kiến đều chiếm tỷ lệ cao, từ 90.02% đến 97.18% ý kiến lựa chọn ở sự cần thiết. Trong đó kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng làm mẫu động tác và

sử dụng các hình thức trực quan và kỹ

năng sử

dụng các hình thức tập

luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất 97.18% và kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý

của học sinh chiếm tỷ lệ thấp nhất 90.02%. Có thể nhận thấy, đây là kết

quả đạt tỷ lệ cao, các kỹ năng dạy học được lựa chọn thể hiện sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu rèn luyện của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

Ở mức độ

không cần thiết, vẫn còn một số

ý kiến không đồng ý

với các kỹ năng trên nhưng không đáng kể, cụ thể: Kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh với 42 ý kiến không đồng ý, chiếm

9.86%; Kỹ

năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm

9.62%; Kỹ

năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà chiếm 7.98%; Kỹ năng dự

kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng chiếm

7.98%; Kỹ

năng đánh giá mức độ

nắm được bài và hoàn thành bài tập

chiếm 6.57%; Kỹ

năng sử

dụng ngôn ngữ chiếm 5.87%. Mặc dù các ý

kiến không đồng ý với các kỹ năng dạy học này nhưng xét một cách khái quát, ngoài kỹ năng số 6 chiếm 9.86% thì các kỹ năng còn lại số ý kiến phản đối không đáng kể dưới 5%, kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan; Kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội


hình tổ

chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện

chiếm tỷ

lệ thấp nhất 12

lựa chọn là 2.82%.

Cũng theo bảng 3.1 (Phụ lục 10) kết quả tổng hợp ý kiến nhận thức của cán bộ, giảng viên về các kỹ năng dạy học cần thiết thì:

Ở mức độ cần thiết, tỷ lệ cán bộ giảng viên lựa chọn rất cao, các kỹ năng như: Kỹ năng số 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 16 đạt 100% ý kiến và cho rằng đó là các kỹ năng dạy học cơ bản nhất của giáo viên. Các kỹ năng như: Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng số 14 đạt 96.30% là thấp nhất, kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh kỹ năng số 6 đạt 97.12%, kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập kỹ năng số 15 đạt 98.35%, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng kỹ năng số 5 và kỹ năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà kỹ năng số 17 đạt 98.77%. Các kỹ năng còn lại đều đạt 100% sự lựa chọn.

Ở mức độ không cần thiết, tỷ lệ cán bộ, giảng viên không đồng ý với các kỹ năng dạy học là không cao, cụ thể: Kỹ năng xác định nội dung kiểm tra đánh giá chiếm số lượng cao nhất là 9 ý kiến bằng 3.70%, kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh có 7 ý kiến chiếm 2.88%, kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài và hoàn thành bài tập có 4 lựa chọn chiếm 1.65%, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng nhận xét, đánh giá và giao bài tập về nhà chiếm 1.23%. Các kỹ năng còn lại không có sự lựa chọn nào.

Quan sát biểu đồ 3.1 cho thấy, đánh giá tính cần thiết các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất của cán bộ, giảng viên cao hơn sinh viên. Mặc dù có sự chênh lệch về kết quả đánh giá, nhưng một cách khái quát thì các kết quả trên là tương đối thống nhất và thể hiện tính hợp lý. Một số khác biệt nhỏ trong kết quả là sự khác biệt trong nhận thức, sự trải nghiệm thực tiễn sư phạm của các chủ thể.


Biểu đồ 3 1 So sánh nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng dạy học 1

Biểu đồ 3.1. So sánh nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng dạy học giữa sinh viên và cán bộ, giảng viên

Khi chúng tôi trao đổi về các kết quả thu được sau khi điều tra, các ý kiến đều cho rằng đây là kết quả khách quan, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, các hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học đang diễn ra ở các trường đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trước mắt chủ yếu hướng tới rèn luyện các kỹ năng trên cho sinh viên. Nhận định về vấn đề này, giảng

viên TTK thống nhất: “Việc rèn luyện kỹ năng dạy học là một vấn đề vô

cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó quan trọng nhất là các kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan và kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện”

Như vậy, về cơ bản sinh viên và cán bộ, giảng viên đã đồng ý và đánh giá cao về các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Việc xây dựng và xác định được hệ thống kỹ năng dạy học để rèn luyện cho sinh viên là hết sức quan trọng, là cơ sở để rèn luyện qua đó hình thành và


phát triển các kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.

3.3.1.2. Thực trạng trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất

Để tìm hiểu thực trạng trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo

sát ở 5 mức độ: Mức 1: Chưa biết làm (Kém); Mức 2: Khi làm được khi

không (Yếu); Mức 3: Tương đối cao (Trung bình); Mức 4: Cao (Khá); Mức 5: Rất cao (Giỏi).

Từ kết quả bảng 3.2 (Phụ lục 11) sinh viên tự đánh giá về trình độ kỹ năng dạy học của mình cho thấy:

Ở mức độ rất cao (Giỏi), sinh viên tự đánh giá kỹ năng thành thạo nhất là kỹ năng số 5 (Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng) chiếm 4.23%. Tiếp đó, đứng thứ 2 là kỹ năng số 6 vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh; kỹ năng số 7 sử dụng

ngôn ngữ; kỹ

năng số

8 kỹ

năng làm mẫu động tác và sử

dụng các hình

thức trực quan chiếm 2.35%. Nhìn chung, tỷ lệ % sinh viên tự đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của mình ở mức thành thạo là rất thấp.

Quan sát khái quát bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ tự đánh giá trình độ kỹ

năng dạy học của sinh viên đa phần là ở mức 3 (Trung bình) và mức 4

(Khá). Ở mức độ trung bình, tỷ lệ lựa chọn cao nhất là 98.20% kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện. Tỷ lệ lựa chọn thấp nhất ở mức độ này là 80.52% kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan. Như vậy, các kỹ năng của sinh viên ở mức độ khá đạt không vượt quá 20%. Sinh viên NTH chuyên sâu Bóng chuyền cho biết: “Kỹ năng dạy học còn nhiều hạn chế đặc biệt là các kỹ năng đòi hỏi kinh


nghiệm thực tiễn như kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện, kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan”

Qua các số

liệu và phân tích

ở trên cho thấy, sinh viên tự

đánh giá

trình độ kỹ năng dạy học của mình đa số ở mức trung bình chiếm 80% đến 90%, mức khá chiếm từ 10% đến 20%. Mức độ giỏi nhỏ hơn 10%. Từ kết

quả tổng hợp các ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ kỹ

năng dạy học của sinh viên ở bảng 3.3 (phụ lục 12) cũng cho thấy:

Ở mức độ thành thạo, tỷ lệ % cán bộ, giảng viên đánh giá trình độ kỹ năng dạy học của sinh viên là không cao. Kỹ năng của sinh viên được đánh giá thành thạo nhất là kỹ năng lựa chọn vị trí, dự kiến đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện và kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng chiếm 4.12%; Kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện chiếm 3.70%; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chiếm 2.88%; Kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh chiếm 2.47% và kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan chiếm 1.23%. Các kỹ năng còn lại không có lựa chọn. Như vậy, đánh giá của cán bộ, giảng viên về trình độ thành thạo kỹ năng dạy học của sinh viên so với tự đánh giá của sinh viên là tương đồng nhau, tỷ lệ kỹ năng dạy học của sinh viên đạt mức độ thành thạo là nhỏ hơn 10%.

Không có sự đánh giá nào về kỹ năng dạy học của sinh viên ở mức yếu. Tuy nhiên, khác với tự đánh giá của sinh viên, cán bộ, giảng viên cho

rằng vẫn còn nhiều kỹ

năng của sinh viên đạt ở

mức độ

yếu (Khi làm

được khi không), cụ thể: Kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng vận động trong giờ học và kỹ năng đánh giá mức độ nắm được bài

và hoàn thành bài tập chiếm 7.00%; Kỹ

năng sử

dụng các hình thức tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023