hiện thực và định hướng giá trị của con người” [272; 118]. Nhân vật là xương sống, linh hồn của tác phẩm mà ta phải hình dung, huy động trí tưởng tượng để tiếp nhận, cảm thụ, chiếm lĩnh. Tính cách nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm để tái hiện lại không khí lịch sử: “nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của mọi nhân vật văn học […] Tính cách được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật […] Nhân vật văn học phản ánh thời đại lịch sử” [272; 119].
Việc các nhà văn thuộc xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thường đề cao yếu tố hư cấu, đối thoại với lịch sử để dự phóng về một “lịch sử mới” với những điều có thể xảy ra quanh sự kiện có thật, luận giải về lịch sử một cách khách quan, công bằng hoặc giải thiêng thần tượng, nên cũng lôi cuốn được số lượng đông đảo công chúng văn học quan tâm, gây tranh luận xôn xao trên văn đàn. Ví dụ như tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo đề cao yếu tố hư cấu hơn yếu tố lịch sử, cho thấy cách tiếp cận và luận giải mới về lịch sử, nhân vật có thật được khám phá từ các góc nhìn đa diện, nhiều chiều.
Thật vậy, ta thấy trong “Giàn thiêu” Võ Thị Hảo đã mượn vỏ thật lịch sử với các sự kiện, nhân vật có thật để phát huy tính hư cấu nhằm nói lên những trải nghiệm, suy tư cá nhân, hoài nghi về lịch sử, “giải thiêng” thần tượng. Qua đó, nhà văn muốn triết luận về các vấn đề của cuộc sống đương đại bằng diễn ngôn lịch sử mới mang tính “phản biện” với diễn ngôn lịch sử truyền thống, tạo ra cách tiếp cận mới về lịch sử. Võ Thị Hảo tạo nhiều điểm nhìn và liên tục di chuyển để tất cả các nhân vật, tư tưởng, quan niệm độc lập... cùng đối thoại với nhau. Mỗi điểm nhìn cá nhân của một nhân vật sẽ thể hiện những kinh nghiệm cá nhân mang tính chủ quan, có ý nghĩa đối thoại trong tư tưởng, quan niệm về các vấn đề của lịch sử. Tuy nhiên, nhà văn phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù của thể loại, tôn trọng yếu tố “lịch sử”, phát huy đặc trưng hư cấu phù hợp ở mức độ cho phép, không “hư cấu” tùy tiện, quá đà. Nhà văn phải có quan điểm thẩm mỹ, lối tư duy nghệ thuật tỉnh táo, nhất là đối với các vấn đề chính luận liên quan đến nhân vật có thật, sự kiện, thời đại lịch sử, các giá trị nhân văn mà cha ông đã vun đắp, dựng xây trong lịch sử để không dẫn dụ người đọc theo các chiều hướng tiêu cực, không hiểu sai lệch, không xuyên tạc, bóp méo bản chất lịch sử dân tộc, không kìm hãm sự phát triển của xã hội, không xuyên tạc “lịch sử chính trị” của đất nước, không cho thế lực nào chống phá Nhà nước trên mặt trận văn hóa- tư tưởng.
Trong “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo, ta thấy những góc khuất lịch sử được tác giả luận giải, cảm nhận, hình dung, tưởng tượng, phản ánh, khúc xạ, soi chiếu qua tâm hồn, tính cách, suy nghĩ, lối sống, cách ứng xử trong toàn bộ cuộc đời của nhân vật (con người) bằng quan điểm nhân đạo với sự cảm thông, chia sẻ, xót thương con người trước những biến động sử lịch và lên án, phê phán, tố cáo cái xấu, cái ác nhằm giải thiêng thần tượng. Khám
phá lịch sử từ góc nhìn phong tục- văn hóa gắn với số phận, cuộc đời của con người, làm lịch sử trở nên mềm mại, sinh động, gần gũi, dễ hiểu với người đọc, nhà văn đã đối thoại, luận giải lịch sử một cách tương đối khách quan, công bằng, dân chủ, giàu sức thuyết phục và tràn đầy tính nhân văn. Ví dụ như trong “Giàn thiêu”, Võ Thị Hảo coi trọng, đề cao yếu tố “hư cấu” sáng tạo hơn là việc tôn trọng tính chân thật lịch sử để luận giải chiều sâu lịch sử từ góc nhìn văn hóa gắn với số phận con người, tưởng tượng, khám phá lịch sử từ cuộc đời con người bằng tư duy tiểu thuyết. Qua đó, nhà văn đã hư cấu nhằm giải thiêng thần tượng, gửi đến người đọc nhiều bài học và triết lý sống sâu sắc.
Trong “Giàn thiêu”, Võ Thị Hảo miêu tả nhiều kiếp sống của Từ Lộ để luận giải về nhân tình thế thái, luật nhân quả, lẽ còn mất ở đời và giải thiêng thần tượng. Nhà văn thiên về việc hư cấu dựa trên nền lịch sử ổn định, ăn sâu vào tâm thức cộng đồng để đưa ra nhiều sự biện giải đầy sức thuyết phục về các vấn đề của đời sống bằng những trải nghiệm cá nhân về lịch sử và trí tưởng tượng phong phú. Yếu tố huyền thoại, tưởng tượng kỳ ảo mang tính hư cấu được đan lồng trong các sự thật lịch sử, tạo nên thế giới thực- ảo lung linh sắc màu. “ iàn thiêu” có ít sự kiện, chỉ có vài sự kiện, nhân vật của thời Lý, nhưng tái hiện được không khí lịch sử thời đại với các cuộc kháng chiến chống giặc Tống và quân Chiêm. Tác phẩm thấm đẫm giáo lý của Phật giáo với quan niệm đầu thai chuyển kiếp, luật nhân- quả, hành đạo bằng con đường từ-bi-hỉ- xả... Nhà văn chỉ phác họa sơ lược về triều đại Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông của nhà Lý, dùng bút pháp huyền thoại hóa để đan dệt các câu chuyện li kỳ, đầu thai chuyển kiếp, phép thuật kỳ quái, bí ẩn, hoang đường, táo bạo, rùng rợn bằng sự tưởng tượng hư cấu mang tính “trò chơi” tiểu thuyết dựa trên các truyền thuyết trong “Thiền uyển tập anh”. Tác giả hư cấu khám phá tầng vô thức của nhân vật Từ Lộ qua những giấc mơ ám ảnh về hồn của người cha hiện về báo mộng, nung nấu ý định trả thù và cuộc trò chuyện với hồn ma của mẹ quanh miếu thần. Nhà văn đã dùng bút pháp huyền thoại hóa để giải thiêng thần tượng qua câu chuyện về gốc tích của vua Lý Thần Tông là do Từ Lộ (muốn tu luyện phép thuật để trả thù cho cái chết oan của cha) tu hành đắc đạo với pháp danh Từ Đạo Hạnh tu hành khắc khổ, rồi nổi tiếng khắp nhân gian, thu phục, cảm hóa được nhiều người theo con đường thiện đạo, giáo hóa nhân gian. Nhưng nghịch lý thay, Từ Lộ lại dùng phép thuật đầu thai thành Dương Hoán làm con của Sùng Hiền Hầu sống kiếp thứ hai, thỏa mãn mọi vô thức bản năng với tất cả những gì dung tục, tầm thường nhất, lừa dối những người đã tin theo mình. Tác giả hư cấu bằng bút pháp huyền thoại hóa để Lý Thần Tông sống hai kiếp, thỏa mãn cuộc sống xa hoa trụy lạc, nếm trải mọi lạc thú trần gian, trái với những gì mà ngài vẫn giao giảng bằng pháp danh Từ Đạo Hạnh: “Ta đang nói dối chăng? Nếu như những kẻ đứng trước mặt ta đây biết ta...làm ngược lại những điều ta khuyến dụ họ lâu nay, đổi lấy kiếp khác để nếm trải tột đỉnh vinh
hoa phú quý, tột đỉnh quyền lực, để có được thiên hạ trong tay, thì họ sẽ làm gì nhỉ? Từ bày ra những con đường hỷ xả cho chúng sinh còn trong lòng thì thỏa sức toan tính những điều ngược lại cho bản ngã” [126; 447-448]. Sau khi thõa mãn tất cả, Lý Thần Tông đã nhận ra sự ngắn ngủi của kiếp người: mọi sự giả dối, khổ đau, thù hận, tình yêu, lạc thú, tiền tài, danh vọng đều bị thời gian cuốn đi. Hai kiếp sống của Từ Lộ- Thần Tông mang ý nghĩa biểu tượng cho sự chọn lựa lẽ sống của con người đương đại, gợi sự ám ảnh thời gian, thức tỉnh con người biết quý trọng thời gian và sống có ý nghĩa. Qua đó, nhà văn muốn luận giải về con đường hạnh phúc của con người trong cõi nhân sinh và gửi đến người đọc những triết lý sống sâu sắc: chọn lẽ sống yêu thương hay thù hận? Tu dưỡng đạo đức nhân cách hay sống buông thả, sa ngã vào tệ nạn xã hội? Qua các hình tượng nhân vật, nhà văn hư cấu lịch sử, gợi ra sự ám ảnh thời gian trong lòng người đọc, bút pháp huyền thoại hóa giúp nhà văn luận giải các trạng thái tâm lý mâu thuẫn, nghịch lý, cảm giác lắng sâu trong tâm hồn nhân vật trước hiện thực lịch sử đầy trái ngang và cắt nghĩa chân lý đời sống, thức tỉnh con người trân trọng thời gian quý giá của cuộc đời, sống thật có ý nghĩa, không để thời gian trôi qua lãng phí trong những năm tháng còn trẻ. Thời gian cuộc đời con người ngắn ngủi, nên cần từ bỏ tham- sân- si, vượt lên trên mọi ghen ghét, đố kỵ, giả dối, dục vọng sai trái, vượt qua mọi hận thù, sống trung thực, biết yêu thương, bao dung, hướng thiện để cuộc đời có ý nghĩa: “con đường đến với đức Phật ngắn nhất không phải đi trên những đống xương hận thù” [126; 188]. Qua đó, ta thấy xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu hư cấu các trạng thái tâm lí phức tạp đầy mâu thuẫn của nhân vật để soi chiếu tính cách nhân vật từ các góc nhìn đa chiều trong mối quan hệ giữa đạo và đời. Lịch sử được phục hiện bằng trí tưởng tượng, hư cấu dựa trên giáo lí nhà Phật, một số nhà văn giải thiêng thần tượng trong lĩnh vực tôn giáo và các nhân vật lịch sử có thật để thức tỉnh con người đương đại cần có quan điểm biện chứng tích cực khi nhìn nhận vấn đề tôn giáo, giải thiêng cách nhìn sùng bái tôn giáo, lịch sử.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Lược Về Xu Hướng Tiểu Thuyết Lịch Sử Đối Thoại Với Sử Liệu
- Nội Dung Luận Giải Cụ Thể Trên Tinh Thần Đối Thoại
- Đối Thoại Về Lịch Sử Kết Đọng Trong Chiều Sâu Số Phận Con Người
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 19
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 20
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 21
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, sự kiện lịch sử không tách rời cảm nhận chủ quan của người viết, các nhà văn thường hư cấu vượt ra ngoài cái khung lịch sử cố định, xoáy vào những góc khuất lịch sử, hình dung về những điều có thể xảy ra, hư cấu dự phóng, làm mới lịch sử bằng các hình tượng nghệ thuật hoàn toàn hư cấu. Họ cho rằng sử liệu không tránh khỏi tính chủ quan của người chép sử và diễn ngôn chính trị của thời đại chi phối, nên họ hoài nghi về các sự thật lịch sử, coi lịch sử có sự co giãn theo sự trải nghiệm, nhìn nhận, đánh giá riêng của mỗi nhà văn để từ đó đối thoại, phán xét, luận giải, nhận thức lại lịch sử trên tinh thần nhân văn, hiểu đúng bản chất lịch sử bằng thái độ nhân đạo, khách quan, công tâm, công bằng với lịch sử mà không gieo rắc những hoài nghi tiêu
cực, không biện giải hồ đồ, tắc trách. Xuất phát từ quan điểm này, xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu ra đời, xu hướng này quan tâm đến tính hư cấu để lịch sử trở nên sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Vì thế, nhà văn trong xu hướng này đối thoại với quan điểm truyền thống coi lịch sử đã cố định, bất biến, đã hoàn tất, “xong xuôi”, để tìm trong các sự kiện có thật đã hoàn kết “xong xuôi” ấy mà hư cấu về những điều có thể diễn ra trong lịch sử, hư cấu về những điều chìm khuất bị bỏ qua bởi người chép sử, hư cấu các trạng thái tâm lí phức tạp, bí ẩn, miêu tả nội tâm nhân vật trong nhiều mối quan hệ quanh nhân vật. Ví dụ như trong “ iàn thiêu”, Võ Thị Hảo khơi sâu vào những góc khuất lịch sử để giải thiêng thần tượng Ỷ Lan, không sùng bái ca ngợi thần tượng một chiều, mà hoài nghi, chất vấn, phản biện lại lịch sử, suy ngẫm lại chân lý lịch sử. Nhà văn khám phá nhân vật trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều bằng sự hư cấu, tưởng tượng độc đáo, mới lạ dựa trên các sự thật lịch sử được ghi chép trong chính sử, phù hợp với quan niệm của cộng đồng. Võ Thị Hảo hư cấu dựa trên các sự thật lịch sử, phản ánh đúng bản chất lịch sử qua nhân vật Ỷ Lan, khám phá nhân vật ở cả mặt “công và tội”. Ỷ Lan có công với đất nước Đại Việt, hướng tâm tu thiện theo Phật, xây chùa, nhưng cũng vạch ra các mặt bất thiện của bà như tranh giành quyền lực, ghen tuông mù quáng, độc ác, tàn bạo, hại Thượng Dương và 76 cung nữ và ngụy biện bằng lời lẽ đạo đức giả: “vì thương tiếc mà chết theo vua”. Khi đọc “Giàn thiêu”, ta thấy không gian văn hóa, phong tục với những nghi lễ được miêu tả bằng sự tưởng tượng hư cấu và bút pháp huyền thoại hóa đậm màu sắc tượng trưng siêu thực, hòa trộn cõi thực hư âm dương với cảnh giàn thiêu cung nữ khiếp sợ có bóng của đàn bà nhảy dựng lên hay cảnh hầm mộ lãnh cung khủng khiếp đầy chuột ám ảnh Ỷ Lan. Qua việc miêu tả ấy, nhà văn muốn giải thiêng thần tượng Ỷ Lan và biện giải về những góc khuất lịch sử, người đọc vỡ ra rằng một Ỷ Lan hiền từ, nhân đức, hướng thiện vẫn được ca ngợi xưa nay đã phạm phải tội ác tày trời, gây cái chết oan nghiệt cho nhiều cung nữ mà lịch sử không bao giờ tha thứ cho tội ác diệt chủng của bà. Dưới ngòi bút hư cấu của tác giả, Ỷ Lan hiện lên tất cả các phần sáng- tối trong nhân cách, nhà văn khơi sâu vào phần khuất lấp, tồn tại của nhân vật bằng thái độ lên án, phê phán, tố cáo các hành động tội ác mà lịch sử không tha thứ. Tác giả miêu tả những ám ảnh tội lỗi của Ỷ Lan, để hư cấu giả định về những điều có thể diễn ra trong lịch sử, phân tích những góc khuất của lịch sử, trao đổi, đối thoại với người đọc để tránh những sai lầm của lịch sử. Lịch sử không tha thứ cho tội ác và những sai lầm của Ỷ Lan, qua đó con người cần loại bỏ những dục vọng xấu xa, tội lỗi để sống nhân ái, cao thượng, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Con người cần phải có lý trí tỉnh táo, suy xét kỹ càng, thấu lý đạt tình trước khi hành động bất cứ việc gì, đừng để những cám dỗ quyền lực, tiền bạc, vật chất, ghen tuông mù quáng làm tha hóa con người,
mà cần chế ngự, ngăn chặn dục vọng xấu xa để không phạm phải tội ác. Võ Thị Hảo đã hư cấu để lấp đầy những khoảng trắng, tưởng tượng về những điều có thể xảy ra quanh nhân vật có thật theo suy nghĩ chủ quan và những trải nghiệm cá nhân về lịch sử. Nhưng dù hư cấu thế nào trong việc luận giải lịch sử, nhà văn cũng vẫn phải phản ánh đúng bản chất lịch sử theo nguyên tắc: phục tùng sự thật lịch sử đã được thừa nhận trong chính sử, không bóp méo lịch sử và khi miêu tả, vạch ra, phê phán những góc khuất lịch sử nhằm giải thiêng thần tượng, phải đảm bảo nguyên tắc không áp đặt, không định kiến, “không được xúc phạm tới danh dự dân tộc mình”. Tuy nhiên, “hư cấu” phải dựa trên các yếu tố “lịch sử” và phù hợp với “tầm đón” của “vô thức tập thể”. Hư cấu phải tuân theo giới hạn của thể loại, tuân theo đặc trưng thẩm mỹ của văn học, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Võ Thị Hảo đã hư cấu nhằm lên án, phê phán, tố cáo những mặt bất thiện trong con người Ỷ Lan qua những góc khuất lịch sử, giải thiêng thần tượng dựa trên các sự kiện lịch sử có thật. Sự hư cấu ấy cũng nhằm thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ ở người đọc, đảm bảo nguyên tắc thẩm mỹ của văn học. Tính hư cấu sẽ cho phép nhà văn dự kiến việc xây dựng khung sườn của cốt truyện, tổ chức các sự kiện, chi tiết, thâm nhập sâu vào đời sống tình cảm bên trong của hình tượng nhân vật để miêu tả “những con người bên trong” với tất cả những cung bậc cảm xúc, tâm lý, thể nghiệm nhân sinh. Tính hư cấu cho phép tác giả thay đổi tỷ lệ, thêm bớt các chi tiết phụ của nhân vật, sự kiện, biến cố lịch sử có thật, có thể kéo dài hay nén lại, rút ngắn thời gian lịch sử, hoặc cũng có thể mở rộng hay thu hẹp không gian, có thể cấp cho nhân vật có thật những thuộc tính và khả năng mà thực tế không có trong một giới hạn cho phép nhất định theo nguyên tắc thể loại, phản ánh đúng bản chất lịch sử, không xuyên tạc lịch sử, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Nhìn chung sự hư cấu của Võ Thị Hảo đã tạo ra hiệu quả thẩm mỹ, cho phép nhà văn và người đọc thỏa sức sáng tạo và cảm thụ trong không gian nghệ thuật rộng lớn. Tính hư cấu giúp nhà văn có thể cường điệu, dựng lại những con người bằng xương bằng thịt có thật trong quá khứ lịch sử, tạo ra những tình huống đời sống thế sự dựa trên cứ liệu lịch sử để người đọc tưởng tượng lại con người và thời đại xưa qua chất liệu lịch sử. Tính hư cấu sẽ giúp Võ Thị Hảo tạo ra được không gian sống rộng lớn cho các nhân vật, quy định cách kể chuyện, cách miêu tả, cách dùng từ đặt câu, chọn lựa nhân vật lịch sử có thật với các chi tiết và sự kiện tiêu biểu, đan dệt các mối quan hệ của nhân vật, cho phép các nhân vật hư cấu hoàn toàn có thể sống chung với nhân vật có thật để gửi gắm những quan niệm chung về con người và cuộc sống. Qua sự hư cấu của Võ Thị Hảo, các nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm sẽ có tác động lan truyền những bài học kinh nghiệm, những xúc cảm thẩm mỹ sang người đọc, bồi đắp các giá trị nhân sinh giúp tâm hồn người đọc lớn lên, hướng con người đến lối sống tích cực, đầy ý nghĩa nhân văn.
Có thể nói, xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã kích thích, gợi ra nhiều hướng tiếp nhận, luận giải tự do sáng tạo, phong phú, sôi động, phức tạp của người đọc, tạo nên bầu không khí tranh luận sôi nổi trên văn đàn theo chiều hướng thống nhất, thậm chí đối lập nhau. Vì thế, nhiều lớp ý nghĩa và các giá trị của các tác phẩm được phát hiện, luận giải theo nhiều khuynh hướng thẩm mỹ đa dạng, mới lạ, độc đáo, tạo sức sống lâu bền, làm cho tác phẩm thu hút được đông đảo công chúng, kích thích quá trình sáng tác trong không khí tự do, dân chủ. Ví dụ “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân là một minh chứng cho điều này. Tác giả miêu tả nhân vật Nguyễn Trãi và triều Lê, tái hiện lại mâu thuẫn giữa giới quan lại nhà Lê và tầng lớp trí thức (Nguyễn Trãi), đó là mâu thuẫn giữa Lê Lợi với võ tướng Lam Sơn và Nguyễn Trãi. Nhà văn muốn luận giải lịch sử qua việc miêu tả và ca ngợi nhân vật Nguyễn Trãi mưu trí, giúp nhà Lê thắng trong hòa bình mà tránh được cảnh binh đao khói lửa và luận giải về những góc khuất lịch sử, giải thiêng thần tượng bằng những chi tiết hư cấu về đời tư của con người trần thế. Có ý kiến cho rằng nhà văn miêu tả võ tướng, quan lại nhà Lê xấu thế thì có công bằng với lịch sử không? Miêu tả Nguyễn Trãi khiêm nhường trước kẻ thù của dân tộc thì có phù hợp với bản lĩnh kiêu hùng của nhân vật này được đề cập đến trong nhiều tư liệu không? Có ý kiến cho rằng tác giả đã hư cấu tùy tiện, làm méo mó, hạ thấp hình tượng Nguyễn Trãi, Lê Lợi. Ví dụ như chi tiết miêu tả Nguyễn Trãi khiêm nhường vái lạy ba vái trước tướng giặc Minh (Thái Phúc) và tự nhận mình là “đứa em côi cút”. Hoặc các chi tiết có phần giải thiêng hình tượng vua Lê Lợi, miêu tả từ phương diện con người tự nhiên trần thế gắn với dục vọng và vô thức bản năng, đó là chi tiết Lê Lợi bụng đói cồn cào, chạy vào bếp tìm cơm, gặp bà Lý nhà bếp và mất kiểm soát trong khoảnh khắc cảm xúc “yêu” trào dâng. Có ý kiến cho rằng việc tác giả hư cấu khi miêu tả, tô hồng các tướng giặc Minh (Vương Thông, Thái Phúc) vốn là những kẻ xâm lược gây nhiều tội ác với dân Đại Việt lại được miêu tả đẹp như “những con người có học và cao thượng”, “nhân từ, hào hoa phong nhã, hết lòng thương quý dân Đại Việt”, còn tướng Tây Sơn thô thiển, hung hãn, hiếu sát là không phù hợp. Vì vậy, có một số ý kiến phản ứng, chê trách vì một số chi tiết “hạ bệ”, giải thiêng thần tượng là các vị vua có công với nước, các bậc anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa đã được cộng đồng suy tôn trong lịch sử. Nhìn chung, đó là những nhận định chủ quan của cá nhân qua vài chi tiết hư cấu làm toát lên tất cả các phẩm chất, các phần sáng- tối, tốt- xấu, cao, thượng- thấp hèn,... trong con người trên cương vị xã hội và đời tư thế sự, ẩn sau đó vẫn là quan niệm truyền thống của cộng đồng suy tôn, ca ngợi tài đức, trí tuệ của các bậc anh hùng hào kiệt như Nguyễn Trãi, Lê Lợi trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giành chủ quyền, giữ vững nền độc lập, tự do cho dân tộc. Cái nhìn của cộng đồng dân tộc coi lịch sử khách quan đã hoàn kết, cố định, không thể thay đổi, không thể lặp lại, nên việc hư cấu chủ quan
của nhà văn bằng thái độ hoài nghi lịch sử, giải thiêng thần tượng, biện giải về những điều có thể xảy ra trong lịch sử nếu nằm trong nguyên tắc thể loại thì vẫn tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Điều này có nghĩa là nhà văn được phép hư cấu, hình dung, tưởng tượng về lịch sử bằng những trải nghiệm cá nhân, hư cấu để “thổi hồn vào lịch sử”, sáng tạo ra một “lịch sử mới” theo sự hình dung, tưởng tượng và trải nghiệm cá nhân, nhưng phải dựa trên cơ sở các sự kiện gắn với nhân vật có thật được ghi trong sử liệu. Nhà văn không hư cấu tùy tiện, không làm sai lệch lịch sử dân tộc, chỉ có thể hư cấu để lịch sử hiện lên đầy đặn, sống động, chân thực, dễ hiểu hơn mấy dòng khô khan ghi chép trong sử liệu.
Trong “Hội thề”, Nguyễn Quang Thân đã tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua sự kiện hội thề Đông Quan để luận giải về tầm nhìn chiến lược “mưu phạt tâm công” của Nguyễn Trãi trong việc chiến thắng giặc Minh xâm lược trong hòa bình. Tư tưởng lớn, đúng đắn, sáng suốt của người trí thức Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân dân và quyền lợi của cả dân tộc đã được lắng nghe, thực thi một cách hiệu quả và có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại. Nguyễn Quang Thân chỉ chọn một lát cắt của lịch sử, xoáy vào tô đậm giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Đó là cuộc Tổng khởi nghĩa bằng những đòn tấn công quyết định, buộc tướng giặc Minh là Vương Thông phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, lập lại hòa bình trên đất nước Đại Việt. Nhà văn đã tái hiện lại hình tượng tầng lớp trí thức và nhân vật Nguyễn Trãi: buộc giặc Minh cam kết tại Hội thề Đông Quan, rút quân khỏi Đại Việt. Song, một số ý kiến cho rằng ở một số chi tiết nghệ thuật, nhà văn thiên về yếu tố “hư cấu”, ví dụ như chi tiết miêu tả các vị anh hùng, danh nhân văn hóa như Lê Lợi và Nguyễn Trãi “không chân thực tinh thần của một thời đại lịch sử”, hư cấu ở chi tiết: thể hiện thái độ “coi khinh trí thức của nghĩa quân Lam Sơn” là “kẻ võ biền, ít học, ứng xử rất cảm tính, bản năng”, “khao khát cảnh chém tướng đạt thành..., chiếm đoạt đàn bà, vơ vét của cải”; hư cấu ở việc miêu tả Nguyễn Trãi trong cảm thức hiện sinh gắn với sự cô đơn, không thể hòa nhập “tầm nhìn xa” của mình với tướng lĩnh Lam Sơn. Nhà văn hư cấu các chi tiết nói về vô thức bản năng của Lê Lợi với bà Lý nhà bếp và bà Nguyễn Thị Lộ, hư cấu một số chi tiết ca ngợi 2 tướng giặc Minh mà dân ta căm ghét (Vương Thông, Thái Phúc) là không phù hợp, nên đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt trên diễn đàn văn học. Phạm Viết Đào căn cứ vào di cảo và các tác phẩm của Nguyễn Trãi để lại, đối chiếu với những gì Nguyễn Quang Thân miêu tả trong “Hội thề” mà khẳng định rằng tác giả đã “bịa” ra tình tiết miêu tả tướng giặc Vương Thông thất bại, thua trận mà vẫn tỏ ra “cao thượng, ga- lăng, anh dũng với chị em phụ nữ”, liều chết mở cửa thành để trả lại giai nhân Đại Việt mà hắn cướp được về cho gia đình cô gái. Chi tiết hư cấu này đậm chất tiểu thuyết. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Quang Thân hư cấu xuyên tạc lịch sử qua chi tiết miêu tả tướng giặc Thôi Tụ trước lúc bị chém còn thét vang
tỏ khí phách ngang tàng của một anh hùng: “Ta không hàng”, trong khi đó Nguyễn Trãi miêu tả nhân vật lịch sử Thôi Tụ đầu hàng thật thảm bại trong “Bình Ngô đại cáo”: “Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”. Sự hư cấu của tác giả dẫn đến nhiều ý kiến tranh luận xôn xao trên văn đàn, một số ý kiến cho rằng việc miêu tả Khuê Văn Các (xây năm 1802) và đường Cổ Ngư (lúc đó chưa có đường này để giặc Minh phóng ngựa) chưa đúng sự thật lịch sử, vì tác giả đã “bịa ra Khuê Văn Các trước khi nó được xây dựng tới 375 năm”. Đằng sau mỗi sự kiện lịch sử đã cố định trong tâm thức cộng đồng, không thể thay đổi, còn nhiều vấn đề bị bỏ qua mà sử liệu không có câu trả lời, Nguyễn Quang Thân muốn luận giải một trong vô vàn tình huống mà lịch sử có thể đã xảy ra như ở sự kiện hội thề Đông Quan buộc giặc Minh rút quân ra khỏi Đại Việt và cuộc đấu tranh giữa tư tưởng nội bộ chủ hòa- chủ chiến qua Nguyễn Trãi và tướng sĩ Tây Sơn.
Nhìn chung, trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu, lịch sử được luận giải dưới các góc nhìn đa chiều, gắn liền phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, lịch sử được soi chiếu từ các vấn đề thế sự gắn với gia đình, dòng tộc, … Từ đó, các nhà văn tạo ra nhiều cách biện giải mới về lịch sử. Nhà văn hư cấu giả định để luận giải, đối thoại với lịch sử bằng quan điểm nghệ thuật thẩm mĩ qua các hình thức thể hiện mới, gửi đến người đọc các vấn đề có ý nghĩa nhân sinh. Nhiều nhà văn trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã nỗ lực đổi mới thể loại, muốn vượt qua những giới hạn của lịch sử đã đóng khung cố định trong sử liệu bằng sự hư cấu tưởng để tìm tòi, hình dung về những điều có thể xảy ra trong lịch sử mà sử liệu không ghi chép, rồi thể nghiệm qua những hình thức nghệ thuật mới, thậm chí phản biện lại quan điểm ca ngợi một chiều của cộng đồng khi hư cấu giả định nhằm giải thiêng thần tượng trên tinh thần nhân văn, nhân bản. Uông Triều nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, giải thiêng nhân vật lịch sử không có nghĩa là hạ bệ, tầm thường hóa họ mà để đưa họ lại gần với hậu thế hơn nữa” [143; 463]. Vì thế, nhân vật lịch sử được lại gần với con người đương đại qua sự hư cấu để khắc họa hình hài, nhân tính của nhân vật lịch sử bị khuất lấp phía sau các biến cố lịch mà sử liệu không ghi chép. Do đó, những góc khuất của lịch sử đã được soi chiếu và “giải mã” trên nguyên tắc đối thoại và quan điểm thẩm mĩ đậm tính nhân văn.
4.3.2. Hư cấu, dự phóng về “lịch sử mới” qua nhân vật hư cấu hoàn toàn
Lý luận văn học khẳng định: “nhân vật là hình thức thể hiện con người. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng”. Lý luận văn học cho rằng “Nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học” và “nhân vật là phương tiện tư duy về hiện thực và định hướng giá trị của con người”, là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con