87
môn mình phụ
trách.
Và đặc biệt là hệ
thống kỹ
năng giảng dạy chuyên
biệt phù hợp với lĩnh vực giáo dục thể chất.
Vì vậy, đặc điểm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất ngoài những đặc điểm chung thì trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục thể chất có những nét đặc thù, chuyên
biệt. Nên
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Kỹ Năng Dạy Học Và Tiêu Chí Đánh Giá Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 10
- Hệ Thống Các Kỹ Năng Dạy Học Cần Rèn Luyện Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Tác Động Từ Yêu Cầu Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục, Đào
- Tác Động Từ Môi Trường, Điều Kiện Cụ Thể Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Của Các Trường Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất.
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
đặc điểm
rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể chất chính là việc giúp sinh viên ngoài việc hoàn
thiện hệ
thống kỹ
năng chung của giáo viên thì cần hình thành và hoàn
thiện ở các em hệ thống kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất.
Sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất là những giáo
viên giáo dục thể chất tương lai ở trường phổ thông. Do tính chất đặc thù của giáo dục thể chất đó là giảng dạy các kỹ thuật động tác thông qua các bài tập thể chất và huấn luyện, tổ chức thi đấu thể thao. Nên mục tiêu rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất giúp sinh viên có được tay nghề vững vàng sau khi ra trường và có thể “giỏi một môn và biết nhiều môn”, tham gia tích cực vào công tác huấn luyện cũng như tổ chức thi đấu thể thao.
Nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, giúp sinh viên có được hệ thống kỹ năng đặc thù
như: Kỹ năng xác định yếu lĩnh kỹ
thuật động tác; Kỹ
năng dự
kiến các
hình thức tổ
chức tập luyện, đội hình tổ
chức làm mẫu, giảng giải, tập
luyện; Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, các dụng cụ trực quan và năng
lực sử
dụng;
Kỹ năng làm mẫu động tác
và sử
dụng các hình thức trực
quan; Kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình làm mẫu, giảng dạy và tập luyện; Kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng
88
vận động trong giờ
học; Kỹ
năng bảo hiểm giúp đỡ
học sinh trong tập
luyện; Kỹ năng phòng ngừa chấn thương khi thực hiện bài tập...
Về phương pháp rèn luyện, có thể tiến hành theo nhiều hình thức
khác nhau, trong đó đề
cao vai trò của tự
rèn luyện. Các em có thể
rèn
luyện kỹ
năng dạy học qua dự
giờ thi giảng của các thầy, cô ở
bộ môn
chuyên sâu cũng như trong toàn trường, qua dự giờ của sinh viên khác, qua soạn giáo án và tập giảng. Đối với sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, kỹ năng dạy học còn được rèn luyện qua con đường đặc thù đó là tham gia các giải thi đấu truyền thống của môn chuyên sâu, các giải nghiệp vụ sư phạm hàng năm được tổ chức theo các khối chuyên sâu cũng như trong toàn trường. Qua đó, các em vừa có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng có tính chất nghề nghiêp, vừa được rèn luyện kỹ xảo của các môn
thể
thao. Ngoài ra, các em còn tham gia các giải thi đấu thể
thao ở
các
phạm vi và quy mô khác nhau, đây cũng là môi trường để các em được thể hiện không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà cả sự chuẩn bị về tâm lý...
Về điều kiện đảm bảo cho hoạt động rèn luyện, đó là hệ thống các bài tập mà giảng viên hướng dẫn ở các môn chuyên sâu xây dựng và cung cấp, để các em rèn luyện. Điều kiện cơ sở vật chất, với đặc thù của hoạt động giáo dục thể chất thì cơ sở vật chất như: Sân bãi, nhà tập, dụng cụ, phương tiện tập luyện... Ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của quá trình rèn
luyện. Ngoài ra điều kiện về
thời tiết cũng
ảnh hưởng tới quá trình rèn
luyện... Đối với các môn như: Bơi lội, bóng đá, quần vợt... Thì điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho rèn luyện là rất quan trọng.
Rèn luyện được tiến hành thông qua các hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua việc soạn giáo án các tri thức khoa học chuyên ngành, tri
thức về
tâm lý, giáo dục và phương pháp giảng dạy bộ
môn của sinh
89
viên được hoàn thiện và củng cố, làm cơ sở để hình thành kỹ năng dạy học... Có tính chất độc lập, tự giác, tích cực chủ động, say mê sáng tạo của sinh viên. Đây là một trong những hình thức quan trọng và cơ bản để rèn luyện kỹ năng dạy học.
Khi sinh viên đã soạn giáo án hoàn chỉnh, thì bước tiếp theo tiến hành tập giảng. Đây là hoạt động quan trọng để nâng cao chất lượng lĩnh hội các kiến thức sư phạm, rèn luyện kỹ năng dạy học một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
Ngoài ra, khi sinh viên tham gia các giải thi đấu nghiệp vụ sư phạm,
các tri thức về thể dục thể thao cũng như
hệ thống các kỹ
năng, kỹ
xảo
được rèn luyện và củng cố. Tạo tiền đề
vững chắc cho kỹ
năng nghề
nghiệp, đặc biệt là kỹ
năng dạy học được hoàn thiện...
Thông qua kiến
tập, thực tập sư phạm ở trường phổ thông, giúp cho hệ thống kỹ năng dạy học của sinh viên được bộc lộ rõ nét, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm.
Như vậy, đặc điểm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần đặc biệt chú ý việc tổ chức các hình thức rèn luyện. Trong quy trình rèn luyện, giảng viên hướng dẫn cần chỉ rõ những nét đặc thù của giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó, giúp sinh viên rèn luyện để hoàn thiện hệ thống kỹ năng dạy học đáp ứng với yêu cầu nghề
nghiệp. Cần có sự thống nhất giữa các hành động tập luyện (Vận dụng,
đối chiếu, tự kiểm tra) của sinh viên
Những kỹ năng dạy học cần được rèn luyện phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đặc thù lao động sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất. Để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng dạy học đóng vai trò chủ
đạo, việc sử
dụng hệ
thống các bài tập bổ
trợ, sử
dụng các dụng cụ,
90
phương tiện bổ trợ kỹ thuật trong quá trình rèn luyện cầu thiết yếu trong việc rèn luyện kỹ năng dạy học.
cũng là những yêu
2.3.2. Hình thức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất
2.3.2.1. Rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua soạn giáo án môn chuyên
sâu
Chúng ta đã biết để tiến hành hoạt động giảng dạy là công việc vừa
có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Nó luôn đòi hỏi một sự sáng tạo
của giáo viên trong giảng dạy. Tuy nhiên, không có sự sáng tạo nào mà
thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết mà còn là điều kiện bắt buộc đối với giáo viên. Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học, từng học kỳ và từng giờ học cụ thể. Trong đó, việc soạn giáo án để chuẩn
bị cho từng giờ
học cụ
thể
là việc làm thường xuyên. Vì vậy, sinh viên
ngay từ
khi còn học tập tại trường sư
phạm cần được tổ
chức thường
xuyên hoạt động soạn giáo án, thông qua việc soạn giáo án giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng. Qua tham khảo chương trình đào tạo ở một số trường đại học sư phạm có khoa giáo dục thể chất và thực tế ở Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, sinh viên bắt đầu tham gia hoạt động soạn giáo án từ học kỳ 1 của năm thứ 2, lúc này việc soạn giáo án mới chỉ yêu cầu sinh viên tập soạn giáo án phần khởi động và yêu cầu tăng dần ở các học kỳ tiếp theo, cho đến học kỳ 6 của năm thứ 3 sinh viên soạn giáo án hoàn chỉnh cho giờ lên lớp (Bám sát yêu cầu chung về mẫu
giáo án
ở trường phổ
thông). Để
soạn giáo án dù ở
phần khởi động hay
giáo án hoàn chỉnh đáp ứng với mục tiêu của giờ học thì bao giờ cũng yêu cầu sinh viên: phân tích, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, trong đó sinh
91
viên phải phân tích được về mặt khái niệm (Phải xác định được kỹ thuật động tác mới và mối liên hệ với những kỹ thuật động tác đã được học, qua
đó giúp đỡ
học sinh hình thành khái niệm về
kỹ thuật động tác mới, xác
định yếu lĩnh của kỹ thuật động tác, những sai lầm thường mắc và biện
pháp sửa sai, những chấn thương và cách sơ
cứu ban đầu), về
mặt logic
(Giúp sinh viên xác định được trình tự của việc trình bày kỹ thuật động tác mới), về mặt tâm lý (Bao gồm việc xác định tính có vấn đề của kỹ thuật mới và chúng có thể tác động đến mặt xúc cảm của học sinh như thế nào),
về mặt giáo dục (Thông qua học kỹ thuật mới đó có tác dụng nào trong
việc hình thành thế giới quan khoa học, chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, gắn với thực tiễn tập luyện và cuộc sống của học sinh) và mặt lý luận
dạy học (Trên cơ sở
những kết quả
đã phân tích trên cần phải xác định
mục tiêu của giờ học, phương pháp, phương tiện và những hình thức tổ
chức dạy học giữa giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất phục vụ cho việc
giảng dạy kỹ thuật… Xác định yếu lĩnh kỹ thuật, trình tự những vấn đề
cần trình bày, hệ thống các bài tập giúp học sinh tập luyện, gắn với thực
tiễn cuộc sống). Để
soạn giáo án đạt các yêu cầu như
đã phân tích, sinh
viên phải được trang bị và có kiến thức chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ tinh thông và các kỹ năng dạy học có liên quan. Đây là hoạt động cần được
tiến hành thường xuyên dưới sự
chỉ
đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá
thường xuyên của giảng viên, đặc biệt là giảng viên ở các bộ môn chuyên sâu.
2.3.2.2. Rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua tập giảng theo giáo án đã xây dựng
Đây là con đường cơ
bản, chủ
yếu để
rèn luyện kỹ
năng nghề
nghiệp cho sinh viên và là con đường quan trọng để hình thành, rèn luyện
92
các kỹ năng dạy học. Theo quy định bắt đầu từ học kỳ 1 của năm thứ 2
sinh viên lên lớp tập giảng phần khởi động của giáo án hoàn chỉnh, giảng viên nhận xét, góp ý, sinh viên hoàn thiện lại theo ý kiến giảng viên hướng dẫn. Đến học kỳ 1 của năm thứ 3 sinh viên lên lớp tập giảng giáo án hoàn chỉnh. Qua tham gia tập giảng, sinh viên có cơ hội và điều kiện để củng cố kiến thức môn chuyên, rèn luyện kỹ năng sư phạm và các kỹ năng dạy học khác. Đặc biệt khi sinh viên được trực tiếp tập giảng giáo án mình đã chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên được tổ chức thực
hành các kỹ
năng dạy học một cách thường xuyên, các kỹ
năng dạy học
được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn. Đây chính là những bước quan trọng
trong việc củng cố, bổ sung, phát triển các kiến thức nghiệp vụ sư phạm, kiểm chứng thực hành chúng trong thực tiễn phong phú, sinh động. Mặt khác, để có thể tập giảng tốt, ngoài việc chuẩn bị giáo án chi tiết, chu đáo thì việc điều khiển tổ chức lớp, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chuẩn bị các điều kiện như: Phương tiện học tập, tập luyện, địa điểm sân bãi ... Cũng giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học dạy học đặc thù của giáo viên giáo dục thể chất: Kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan; Kỹ năng sử dụng các hình thức tập luyện và đội hình tổ chức làm mẫu, giảng giải, tập luyện; Kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng vận động trong giờ học; Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, sửa chữa sai lầm thường mắc; Kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ trong tập luyện; Kỹ năng phòng ngừa chấn thương trong tập luyện… Sự tiến bộ và thuần thục kỹ năng dạy học của sinh viên phụ thuộc vào số lần các em được trực tiếp tham gia tập giảng. Điều đó, đòi hỏi giảng viên hướng dẫn, nhất là giảng viên ở các bộ môn chuyên sâu cần bám sát sinh
93
viên trong mọi hoạt động, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho sinh viên chu đáo.
2.3.2.3. Rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua tham gia các giải thi đấu nghiệp vụ sư phạm hàng năm
Nằm trong kế
hoạch đào tạo năm học, các bộ
môn chuyên sâu tổ
chức các giải thi đấu nghiệp vụ sư phạm. Đây là hoạt động thường xuyên cho sinh viên, khi tham gia các em có điều kiện được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của các môn chuyên sâu, đặc biệt rèn luyện bản lĩnh thi đấu cũng như sự tự tin, chủ động trong việc giải quyết mọi tình huống. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các kỹ năng dạy học được củng cố và hoàn thiện. Song song với việc trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thì những giáo viên giáo dục thể chất tương lai, cần được trang bị các kiến thức về thể dục thể thao: Công tác huấn luyện, trọng tài, thi đấu và cách
thức tổ chức một giải đấu ở
phạm vi, quy mô trường học (Thể
dục thể
thao trường học ), qua các giải nghiệp vụ sư phạm như vậy, giúp sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đặc thù như: Kỹ năng xây dựng kế hoạch huấn luyện các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường và của cả năm học;
Kỹ năng tổ
chức động viên bản thân, học sinh, các tổ
chức xã hội thực
hiện các kế hoạch đã xây dựng; Kỹ năng phân tích dự báo phản ứng của
học sinh, tập thể học sinh khi thực hiện kế hoạch, điều kiện thi đấu có
ảnh hưởng đến kết quả
thi đấu, kết quả
thử
nghiệm các phương pháp
huấn luyện mới; Kỹ năng vận động thể hiện ở việc thực hiện chắc chắn, chính xác các kỹ thuật, biết tự bảo hiểm cho bản thân khi thực hiện các bài tập, khi tham gia thi đấu, biết tự sơ cứu những chấn thương nhẹ trong tập luyện cũng như thi đấu, biết sửa chữa cơ bản những dụng cụ, phương tiện tập luyện, thi đấu… Hỗ trợ cho việc rèn luyện, thuần thục hệ thống các
94
kỹ năng dạy học của giáo viên giáo dục thể chất. Đây cũng là cơ hội và
điều kiện tốt để
sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ
năng vào thực
hiện các nhiệm vụ thi đấu (Yêu cầu quan trọng của chuẩn đầu ra sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất), qua tham gia thi đấu bộc lộ các phẩm chất và năng lực sư phạm của sinh viên. Các giải đấu nghiệp vụ sư phạm này còn giúp sinh viên nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm
với nghề
nghiệp, rèn luyện bản lĩnh, nhanh chóng đáp
ứng với lao động
nghề nghiệp.
2.3.2.4. Rèn luyện kỹ năng dạy học thông qua việc tham gia các hội thảo khoa học
Tạo sân chơi trí tuệ, bổ
ích cho sinh viên đại học sư
phạm ngành
giáo dục thể chất, qua đó phát huy năng lực sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập hoặc làm việc theo nhóm của sinh viên; Hình thành năng
lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Thông qua đó, tạo điều kiện cho
các sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có điều kiện, môi trường thể hiện những khả năng sáng tạo của mình trong nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên có thói quen làm việc khoa học, trong hoạt động giảng dạy cũng như giáo dục. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đặc thù trong nghiên cứu khoa học, bổ trợ cho việc rèn luyện các kỹ năng dạy học như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm, tra
cứu các tài liệu có liên quan, kỹ
năng sắp xếp, xây dựng vấn đề
nghiên
cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học… Để việc tổ chức hội thảo khoa học thành công, có ý nghĩa và phát huy được vai trò, tác dụng, cần có sự phối hợp của các phòng ban chức năng, đầu mối là phòng