động trên, về cơ bản đã giải quyết được tình trạng thiếu bài giảng, giáo trình, đáp ứng khá tốt về cơ sở học liệu, tài liệu cho sinh viên.
Khác với phương thức đào tạo theo niên chế học phần, trong
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên được giảng viên cung
cấp bản đề
cương môn học, trong đề
cương ghi đầy đủ
danh mục học
liệu mà môn học yêu cầu, bao gồm tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo. Cụ thể hơn, trong phần kế hoạch giảng dạy của từng tuần, mục "Yêu cầu sinh viên chuẩn bị" giảng viên đã chỉ rõ nội dung sinh viên cần đọc ứng với số trang, chương và từng mục cụ thể của từng cuốn giáo trình. Điều này
sẽ tạo điều kiện cho sinh viên không mất nhiều thời gian tìm kiếm, để
tăng thời gian cho hoạt động học tập.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Của Hoạt Động Tự Học Trong Trường Đại Học
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Học Chế Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Ý Chí Tự Học.
- Dạy Học Theo Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Nâng Cao Ý Chí Tự Học.
- Phân Tích Hoạt Động Của Khoa Sư Phạm (Www.agu.edu.vn)
- Nhận Thức Của Sinh Viên Về Hoạt Động Tự Học
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Trước Xu Thế Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Thư viện của Đại học An Giang là một đơn vị phục vụ chung cho
sinh viên các Khoa trong toàn Trường. Ngoài ra, còn có phòng tư liệu
chuyên ngành tại các Khoa, Bộ môn trực thuộc. Thư viện có đủ các lại
sách báo, tài liệu đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu và học tập của cán bộ
giảng dạy và sinh viên, cũng như
nhu cầu tìm hiểu về
văn học lịch sử,
văn hóa và các nhu cầu về
giải trí của độc giả. Thư
viện Đại học An
Giang và các phòng tư
liệu đều có sổ
sách theo dõi, thống kê số
lượng
độc giả
đến đọc và mượn sách, tài liệu. Thư
viện Đại học An Giang
được tin học hóa và quản lý bằng mạng máy tính, được nối mạng và liên kết khai thác tài liệu trong nội bộ Đại học An Giang, có hệ thống tài liệu
điện tử
giúp người đọc có thể
tra cứu. Sách và tài liệu trong Thư
viện
được tra cứu qua mạng, thường xuyên cập nhật tài liệu mới, có nhiều biện pháp khuyến khích cán bộ, người học khai thác có hiệu quả các tài liệu. Tỷ lệ người đọc hàng năm tăng cao do hệ thống quản lý, phục vụ được hiện đại hóa. Sách và tài liệu được cập nhật trong từng học kỳ của
năm học. Thư viện Đại học An Giang có quan hệ hợp tác với nhiều thư
viện trường đại học trong nước, thư
viện quốc gia, thư
viện các viện
nghiên cứu, các trung tâm và địa phương.
1.5.3. Quản lý hoạt động của giảng viên, sinh viên ở trên lớp
Theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, thì
hình thức tổ chức các giờ học (giờ tín chỉ) là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động của giảng viên và sinh viên ứng với cách tổ chức chương trình môn học, trong đó coi trọng khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực hành, thực tập. Có các hình thức tổ chức giờ tín chỉ như sau:
Dạy, học trên lớp: Là dạy, học lý thuyết gồm nghe thuyết trình, ghi chép bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận,... do giảng viên yêu cầu.
Dạy, học trong phòng thực hành: Dạy, học thực hành, thực tập.
Dạy, học ở ngoài lớp, ngoài phòng thực hành: Tự học, tự nghiên cứu, các hoạt động theo nhóm,…
Gắn với hình thức tổ
chức giờ
tín chỉ
là cách thức tổ
chức hoạt
động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, đó chính là phương pháp dạy và phương pháp học nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đã xác định. Hai phương pháp này không độc lập, tách rời nhau mà liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, vừa là mục đích vừa là nguyên nhân của nhau. Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, giảng viên phải xác định được nhiệm vụ cụ thể đối với từng loại giờ tín chỉ như sau:
Trong giờ lý thuyết, giảng viên ngoài việc hướng dẫn sinh viên
nắm rõ được các vấn đề đã nêu trong đề cương môn học còn xây dựng kịch bản cho một giờ lên lớp, gồm: Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu cho giờ lên lớp lý thuyết; giới thiệu mục tiêu bài học, các yêu cầu
cần thực hiện; lựa chọn và chuyển tải nội dung cốt lõi cần trình bày trên lớp; làm rõ nội dung, vấn đề sinh viên sẽ thảo luận, làm bài tập trên lớp hoặc tự học ở nhà.
Trong giờ thảo luận, giảng viên phải lựa chọn và giao các nội
dung, các yêu cầu tài liệu để từng sinh viên (từng nhóm) chuẩn bị và trình bày tại từng buổi thảo luận; soạn kịch bản về các nội dung thảo luận; tham dự, hướng dẫn, nhận xét và tổng kết thảo luận (giảng viên phải làm
đạo diễn nội dung và chủ đề
thảo luận); đánh giá phần chuẩn bị
trình
bày, thảo luận của từng sinh viên (nhóm sinh viên).
Giờ bài tập là thời gian lên lớp dành cho sinh viên làm bài tập
hoặc chữa bài tập sinh viên đã chuẩn bị. Có loại bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập tuần và bài tập tháng. Đối với giờ bài tập, giảng viên xác định rõ mục tiêu, nêu rõ tiêu chí đánh giá kết quả, chữa bài tập, đánh giá, cho điểm.
Giờ tự học xác định là bộ phận cấu thành tổng số giờ tín chỉ của môn học. Nội dung của giờ tự học xác định là một phần nội dung của
môn học mà sinh viên phải tích luỹ
bằng phương thức tự
học. Các
hướng dẫn này nhất thiết phải được giảng viên quy định rõ trong hướng
dẫn
sinh viên tự
học môn học. Phải xác định nội dung cụ
thể
và giao
nhiệm vụ tự học cho sinh viên; cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu, hướng dẫn cách xử lý tài liệu, xây dựng tiêu chí đánh giá, xác định thời hạn nộp báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu; đánh giá, nhận xét kết quả tự học, tự nghiên cứu.
1.5.4. Tổ chức đánh giá chất lượng học tập kịp thời
Đặc trưng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt sinh
viên vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học. Sinh viên là chủ thể chủ
động khám phá và lĩnh hội tri thức. Cũng giống như
các vấn đề
xã hội
khác, hoạt động tự học của sinh viên bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại những nhược điểm rất dễ xảy ra như: khả năng xa rời, thoát ly mục tiêu, lệch chuẩn nhận thức, không tự đánh giá, kiểm soát được tính chuẩn xác của tài liệu trong nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng,… Những yếu tố kể trên có thể làm sai lệch chất lượng tự học, làm cho hoạt
động tự
học không đạt được hiệu quả
mong muốn. Tổ
chức kiểm tra,
đánh giá kịp thời chất lượng học tập của sinh viên là để nhằm khắc phục những nhược điểm rất có thể xảy ra trong hoạt động tự học.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường đại học, một số vấn đề chủ quan tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên cũng rất đáng được quan tâm như: Sinh viên thiếu tính tích cực, tự giác trong học tập, chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc học tập, học tập mang tính đối phó. Trước thực trạng nêu trên, hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên, bằng nhiều hình thức, kết hợp linh hoạt các biện pháp kiểm tra trên cơ sở xác định yêu cầu cụ thể đến cá nhân sinh viên là hoạt động quan trọng để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh và nâng cao nhận thức cho sinh viên về hoạt động tự học, đánh giá đúng thực chất kết quả học tập, động viên, khuyến khích sinh viên tích cực, chủ động tự học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Quản lý nội dung giảng dạy, quy trình kiểm tra đánh giá theo đúng
yêu cầu được xác định trong đề cương môn học là trách nhiệm của bộ
máy quản lý trong Nhà trường, là trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên, Trưởng Bộ môn, chủ nhiệm Khoa và được thực hiện trong sự kiểm tra giám sát của các bộ phận quản lý chức năng, đặc biệt là hoạt động của Phòng Thanh tra Pháp chế và hệ thống thanh tra đào tạo.
Tiểu kết chương 1
Qua các vấn đề lý luận trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tự học của sinh viên chính là một hình thức tổ chức dạy học ở bậc đại học cao đẳng, trong đó phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tích cực độc lập nhận thức của sinh viên nhưng không tách rời vai trò điều khiển của giảng viên. Muốn có kết quả học tập cao đòi hỏi sinh viên phải có một quá trình rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học. Trong quá trình rèn luyện đó giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục, lựa chọn các biện pháp tác động nhằm hình thành ở sinh viên các kỹ năng tự học và biết giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tự học. Việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ, khoa học với hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo,
định hướng, tổ
chức, dẫn dắt và điều chỉnh hoạt động tự
học của sinh
viên. Quá trình dạy học phải biến thành quá trình tự học. Tự học của sinh
viên là yếu tố
đảm bảo kết quả, chất lượng dạy học
ở đại học, cao
đẳng. Đây cũng chính là quá trình dạy tự học mà các trường đại học – cao đẳng đang quan tâm, nhất là kết hợp việc tự học truyền thống với tự học chủ động theo tín chỉ là một hướng đi không phải dễ dàng, nó cần thời gian và các yếu tố khác cấu thành thì mới đạt hiệu quả tốt.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học An Giang [6], (www.agu.edu.vn)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1970, Trường được thành lập với tên Trường Sư phạm Long Xuyên với vỏn vẹn 4 lớp và 260 giáo sinh.
Sang đến năm 1976, Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang được
Bộ Giáo dục cho thành lập, đến 1985 thì giao lại cho Tỉnh An Giang quản lý.
Đến năm 1995, Tỉnh quyết định sát nhập hai trường Trung học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm thành một, và lấy tên mới là Cao đẳng Sư phạm An Giang đào tạo giáo viên nhiều ngành và nhiều hệ.
Cuối năm 1999, Chính phủ đáp ứng đề nghị thiết tha của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm từng bước cải tiến tình trạng xuống cấp của giáo dục Việt Nam, và đỡ bớt gánh nặng của Đại học Cần Thơ trước áp lực của hơn 40.000 học sinh tốt nghiệp trung học hàng năm tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ ký quyết định cho phép thành lập Trường Đại học An Giang tháng 12 năm 1999.
Tháng 01 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cho phép xây dựng Trường Đại Học An Giang trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 triệu USD.
Đại học An Giang được xem là trường Đại học trẻ ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, và là trường Đại học công lập thứ hai được
thành lập ở khu vực này (sau Đại học Cần Thơ) vào thời điểm đó.
Trường Đại học An Giang là cơ sở đào tạo công lập thuộc hệ thống các
trường đại học Việt Nam, Trường trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh An
Giang và chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng
với các Bộ, Ngành Trung liên quan.
ương trong phạm vi chức năng quyền hạn có
Ngoài việc đào tạo đại học, Trường còn tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên trong Trường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nguyện vọng của từng cá nhân, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tếxã hội và văn hoá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Trong bối cảnh đó, Thủ
tướng Chính phủ
đã ra quyết định số
241/1999/QĐTTg ngày 30/12/1999 thành lập Trường Đại học An Giang với những chức năng, nhiệm vụ sau:
Đào tạo cán bộ trình độ đại học và các trình độ thấp hơn, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
Nghiên cứu
ứng dụng và chuyển giao công nghệ
phục vụ
phát
triển kinh tế xã hội trong vùng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức (Phụ lục Bảng 2.1, Tr.107)
2.1.4. Phân tích quy mô và chất lượng đào tạo của Trường
2.1.4.1. Quy mô đào tạo
Nhà trường có các bậc đào tạo: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học với 2 hình thức: chính quy và không chính quy, tổng số có 45 ngành.
Tổng số sinh viên học viên của Nhà trường năm học 2008 2009 là:
Hệ chính quy: 7.938
Hệ không chính quy: 1.622
Ngoài hình thức đào tạo chính quy và không chính quy, Nhà trường còn tổ chức các hình thức đào tạo khác như văn bằng thứ hai, chuyên tu,
từ xa, vừa học vừa làm,… các khoá học ngắn hạn cấp chứng chỉ, các
chương trình phối hợp đào tạo. Với sự đa dạng về hình thức đào tạo như
vậy, Nhà trường đã từng bước đáp nguồn nhân lực.
ứng được nhu cầu của xã hội về
2.1.4.2. Chất lượng và hiệu quả đào tạo
Việc tổ chức các hoạt động đào tạo được Nhà trường triển khai
đúng quy chế, với phương thức mềm dẻo, phát huy được tính tích cực của người học, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện. Phương thức tổ chức đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường quan tâm, được đa dạng hoá phù hợp với đặc thù từng chuyên ngành đào tạo.
Ngoài ra, các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối
sống, phát triển Đảng trong sinh viên luôn được Nhà trường quan tâm.
Đảng ủy Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai hoạt
động bồi dưỡng, phát triển đảng viên là sinh viên. Sinh viên, học viên của
Trường có nhận thức chính trị đúng đắn, có đạo đức và lối sống lành
mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tập thể. Nổi bật là phong trào tình nguyện do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức. Hàng năm, có khoảng 250 sinh viên tham gia lớp Cảm tình Đảng và khoảng gần 30 sinh viên được kết nạp vào Đảng. Năm học 2008 – 2009, toàn Trường có