Theo khảo sát thực trạng về
hoạt động tự
học của sinh viên
Trường Đại học An Giang cho kết quả như sau: Đa số sinh viên đều có nhận thức và hiểu biết về vai trò của hoạt động tự học.
Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học
Cao | Bình thường | Thấp | |
Tính tích cực, tự giác | 5.5% | 27% | 67.5% |
Tính chủ động | 9.5% | 31.5% | 59% |
Thói quen tự học | 5.5% | 33.5% | 61% |
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy Học Theo Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Nâng Cao Ý Chí Tự Học.
- Quản Lý Hoạt Động Của Giảng Viên, Sinh Viên Ở Trên Lớp
- Phân Tích Hoạt Động Của Khoa Sư Phạm (Www.agu.edu.vn)
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Trước Xu Thế Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
- Vài Nét Về Mục Tiêu Chiến Lược Phát Triển Trong Bối Cảnh Mới Của Trường
- Biện Pháp 1. Giáo Dục Động Cơ, Thái Độ Học Tập Đúng Đắn Và Ý Chí Tự Học Cho Sinh Viên
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Theo kết quả khảo sát sinh viên Khoa Sư phạm)
Tuy nhiên ý thức tự học của sinh viên chưa cao, đó là do sinh viên thiếu tính tích cực, tự giác, có đến 67.5% sinh viên công nhận điều này là
đúng. Kết quả cho thấy sinh viên coi việc học tập là phương tiện chứ
không phải mục đích như học lấy điểm cao, học để đạt học bổng, học để không phải thi lại, học để đối phó,... Có đến 59% sinh viên đều cho rằng tính chủ động của sinh viên trong học tập còn thấp, có đến 61% số sinh viên không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
Học tập tích cực là quá trình tự biến đổi và làm phong phú bản thân mình bằng cách chọn và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Tính
tích cực, tự giác là điều cần phải có để
sinh viên đạt được kết quả
tốt
trong học tập nhưng đây lại là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong học tập của sinh viên Trường Đại học An Giang, sinh viên chưa phát huy được tính tích cực, tự giác trong các hoạt động học tập. Đa số sinh viên học tập mang tính thụ động. Trong học tập, phần lớn sinh viên chưa chủ
động phát biểu ý kiến nếu giảng viên không yêu cầu sinh viên chỉ ghi
chép làm theo lời thầy, theo sách vở hướng dẫn, theo bài mẫu mà không tìm tòi, sáng tạo; chưa tích cực học hỏi với thầy, học hỏi cùng bạn; chưa
tích cực học nhóm. Việc học nhóm giúp sinh viên có thêm kỹ năng làm
việc, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kiến thức với bạn bè. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, yêu cầu sinh viên phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, chủ động tìm tòi và học nhóm để tăng thêm hiệu quả học tập.
Một phương cách tự
học thật sự
tốt và bổ
ích cho sinh viên nói
riêng đó là việc đọc sách. Sách là nguồn thông tin rộng lớn vô cùng cho con người, chứa đựng kho tàng tri thức đồ sộ, giúp con người cập nhật tri thức nhanh và hiệu quả. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường
về việc đọc sách báo của họ, số đông đều lúng túng khẳng định là "có
đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên sắp ra trường vẫn chưa một lần đến Thư viện. Tình trạng "Đọc sách cũng còn phải... tùy hứng” là
tình trạng khá phổ biến trong sinh viên. Thường khi phải thuyết trình
hoặc chuẩn bị cho kỳ thi mới vào thư viện đọc sách. Bình thường thì thật
hiếm. Hầu hết sinh viên đều biết sách báo chứa đựng trong nó cả kho
tàng tri thức, nhưng nhiều người vẫn không lý giải được “bệnh lười đọc", cũng như những hiệu ứng kỳ diệu mà sách mang lại trong thực tế cuộc sống. Nên khi được hỏi về nhân tố "gây bệnh", mỗi người có một cách trả lời. Nhưng số đông sinh viên cho rằng: cuộc sống hiện đại với đa dạng kênh thông tin thì xem ti vi, nghe đài, lướt web,... hấp dẫn hơn nhiều so với đọc sách.
Nhìn chung, sinh viên chưa có thói quen ý thức về tự học mà vẫn học theo kiểu dối phó để thi cử, điều này dẫn đến chất lượng giảng dạy không cao. (Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có
đến 60% chọn giải pháp học đối phó). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, theo ý kiến của nhiều sinh viên và giảng viên thì có thể bởi các yếu tố như sau:
Thứ
nhất, môi trường học tập
ở bậc phổ
thông khác xa với môi
trường học tập ở bậc đại học. Khi bước vào môi trường đại học, bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau, đa phần sinh viên vẫn giữ thói quen học
theo phương pháp truyền thống ở bậc học phổ thông (thầy đọc, trò chép),
do đó tạo nên sức ỳ trong học tập, sinh viên chưa thích nghi được với
cách học ở bậc đại học.
Thứ hai, đó là tâm lý e ngại, không tự tin của sinh viên, vì vậy trong giờ học sinh viên ít khi phát biểu, thể hiện quan điểm riêng của mình mà chỉ thụ động ngồi nghe và chép.
Tóm lại, nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá trình đào tạo vẫn là công tự học của người học trò. Tự học ở đây chỉ phần tích cực, chủ động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng.
2.3.1.2. Những yếu tố tác động đến hoạt động tự học
Hội thảo về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh có một sơ đồ nấc thang của hình tháp có ghi mức độ tiếp thu và nhớ được trong học tập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: học mà chỉ nghe giảng, chỉ nhớ 50% những gì đã nghe. Đọc bài nhớ được 10%. Nghe và nhìn cùng lúc nhớ được 20%. Được xem làm thí nghiệm trước mắt sinh viên nhớ được 30%. Thảo luận nhóm nhớ được 50%. Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại
nhớ
được tới 75%. Và nhớ
được, nắm vững nhất là giảng giải lại cho
người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90% (Tài
liệu do Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, đại học Maine Mỹ công bố).
Khi người học tự tiếp thu kiến thức thì vai trò của người thầy
(hướng dẫn, tác động,...) là không thể thiếu. Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm và được thầy khơi gợi, hướng dẫn. Tính hiệu quả của quá trình nhận thức về hoạt động tự học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp giảng dạy của giảng viên và cách kiểm tra đánh giá, chương trình học, sự nỗ lực của người học và cơ sở vật chất của trường đại học. Trong các yếu tố này, phương pháp giảng dạy của giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức tự học của sinh viên. Phương pháp giảng dạy sẽ có tác động tích cực nếu đi theo hướng khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham muốn học hỏi của sinh viên, tức giảng viên là phải nhắm đến mục tiêu khai thác và phát huy nội lực của người học. Lý luận giảng dạy đại học cho rằng đó là phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên không giảng theo lối độc thoại, mà cần giảng theo hướng gợi mở, đặt câu hỏi
để kích thích người học tư duy sáng tạo, hướng dẫn sinh viên tích cực
tham gia các buổi thảo luận, làm việc nhóm, xử lý các bài tập tình huống. Để thực hiện được phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên phải bỏ ra nhiều công sức hơn, cả trí và lực. Cụ thể:
Giảng viên cần liên tục nghiên cứu, cập nhật các kiến thức mới vì chỉ có vững vàng về chuyên môn thì giảng viên mới giải đáp thỏa đáng các câu hỏi, thắc mắc của sinh viên, hướng dẫn sinh viên thực hiện các tiểu
luận, đề án, thảo luận về các vấn đề liên quan đến môn học và không xa rời thực tế.
Ngay buổi lên lớp đầu tiên của môn học, giảng viên cần giới
thiệu cho sinh viên biết đề cương của môn học bao gồm các nội dung
như: mục tiêu, nội dung, điều kiện tiên quyết, các tài liệu bắt buộc và tham khảo cho từng chương mục, kế hoạch nghiên cứu, cách đánh giá quá trình học tập. Làm thế, sinh viên sẽ nắm bắt được định hướng nghiên cứu
ngay từ
đầu, họ sẽ
không bị
động mà có thể
chủ
động lên kế
hoạch
nghiên cứu một cách hòa hợp với các môn học khác.
Giảng viên cần có kỹ năng sử dụng tốt các phương tiện trợ giảng để làm buổi giảng sinh động hơn và gây hứng thú cho người học.
Giảng viên chủ động phát tài liệu bài giảng cho sinh viên, để sinh viên giảm bớt khâu ghi chép và dành thời gian cho các hoạt động nhận thức tích cực hơn. Nếu không, sinh viên sẽ cắm cúi ghi chép và không nhập tâm các thông tin truyền đạt từ giảng viên, không còn thời gian để trao đổi, thảo luận.
Giảng viên chủ động tạo không khí lớp học thân thiện và thoải
mái để thu hẹp khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên, giúp sinh viên tự tin tham gia trao đổi và thảo luận.
Cách đánh giá kết quả học tập có quan hệ hữu cơ với phương pháp giảng dạy. Nếu phương pháp giảng dạy đảm bảo tính tích cực và rèn
luyện sinh viên khả năng tự học thì việc đánh giá kết quả học tập của
sinh viên đòi hỏi công sức và thời gian của giảng viên bỏ ra cũng nhiều hơn. Chắc chắn giảng viên phải đánh giá sinh viên theo quá trình để ghi nhận sự nỗ lực học tập và tự nghiên cứu của sinh viên. Việc đánh giá cần khách quan, chính xác và luôn luôn theo hướng khuyến khích sinh viên học
tập và tự nghiên cứu. Giảng viên nên công bố tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để sinh viên phấn đấu.
Chương trình học cũng có tác động rất nhiều đến phương pháp giảng dạy của giảng viên, qua đó tác động đến quá trình nhận thức của
sinh viên, tác động đến cách sinh viên học thế
nào, thụ
động hay chủ
động tự
học. Phương pháp giảng dạy tích cực như đề
cập ở
trên, tạo
điều kiện cho sinh viên chủ động tự học, chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu chương trình học được thiết kế theo hướng gọn nhẹ, chú trọng kiến thức nền tảng.
Phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi người học cũng phải nỗ lực không ngừng. Giảng viên tạo không khí học thoải mái, tận tình hướng dẫn sinh viên chiếm lĩnh kiến thức theo chương trình đã được thiết kế đặc thù riêng của môn học. Phần nỗ lực tự học của sinh viên là vế quan trọng thứ hai của quá trình đào tạo dạy và học ở đại học. Theo hướng
dẫn chủ đạo của giảng viên, sinh viên luôn được yêu cầu sưu tầm tài
liệu, xử lý thông tin từ các tài liệu bằng cách phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp tương lai. Học như
vậy, chắc chắn sinh viên sẽ
phát triển được năng lực tư
duy phê phán
khoa học, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống. Thực tế cho thấy, sinh viên học được rất nhiều từ các bài tập nhóm, các bài tiểu luận và các buổi thảo luận, bởi vì để có được một bài tiểu luận tốt chắc chắn sinh viên phải nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và sẽ nhập tâm kiến thức sâu hơn.
Phương pháp giảng dạy tích cực, tăng cường khả năng tự học của sinh viên thành công hay không phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất của trường đại học. Cơ sở vật chất thể hiện ở số lượng và chất lượng phòng
học, trang thiết bị
phòng học và phương tiện hỗ
trợ
giảng dạy, phòng
thực hành, phòng máy tính kết nối Internet, thư viện và các tiện ích khác hỗ trợ đời sống sinh viên. Một trường với các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện phong phú với nhiều đầu sách sẽ hỗ trợ nhiều trong quá trình tự học.
Mỗi chúng ta ai cũng phải có suy nghĩ về việc tự học như thế nào là hiệu quả nhất cho mình, nhưng chung quy lại việc tự học của chúng ta đều phụ thuộc vào yếu tố chung nhất đó là tinh thần tự giác. Sinh viên có
tinh thần học đến đâu, quyết tâm cao đến đâu, thì yếu tố thúc đẩy từ
ngoại cảnh cũng chỉ là phụ, chủ yếu dựa vào chính sự vận động của sinh viên.
2.3.1.3. Nhận đinh chung
Xuất phát từ
nhận thức "đại học là tự
học", việc đọc sách được
xem là nhiệm vụ trọng yếu của sinh viên, giúp sinh viên nắm được những tri thức khoa học phục vụ cho môn học của mình. Bởi vậy, ngoài các buổi học trên lớp, sinh viên cần phải tranh thủ thời gian để đọc sách. Đề cập đến tầm quan trọng của việc đọc sách, trong sách Luận ngữ Dương hóa, Khổng Tử, người thầy dạy học đầu tiên của Trung Quốc đã khẳng định: "Các trò sao không đọc Thi? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ Vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ”. Tuy nhiên, qua tìm
hiểu, khảo sát thực tế
của một số
nhà nghiên cứu và một số cơ
quan
thông tấn báo chí, chúng ta thấy vẫn tồn tại một thực trạng khá phổ biến
trong sinh viên đó là "Bệnh lười đọc”, "Lười đọc..." là lời tự nhiều sinh viên thời hiện đại.
thú của
Nhìn chung, sinh viên của Trường chưa nhận thức rõ và có động cơ đúng đắn về hoạt động tự học. Sinh viên còn lười học, thiếu ý thức, tự giác trong học tập. Sinh viên học theo hình thức đối phó, như học để thi, để có điểm cho qua còn rất phổ biến, điều này dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức không sâu. Tiếp theo, sinh viên chưa có hứng thú về tự học, tự nghiên cứu, sinh viên học tập còn quá thụ động, phụ thuộc nhiều vào bài giảng của thầy.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, có thể thấy do phần lớn sinh viên khi chuyển từ môi trường phổ thông sang chưa có khả năng để thích ứng với môi trường học tập mới (đại học) môi trường đòi hỏi sinh viên phải tự học và tự nghiên cứu rất nhiều. Do sinh viên chưa có kỹ năng tự học nên chưa biết lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cũng như những kỹ năng cơ bản nên chưa chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Chính những nguyên nhân này mà kết quả học tập của sinh viên chưa được cao. Ngoài ra, hoạt động tự học của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động khác nữa, ví dụ như ý thức của người học, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của giảng viên, các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học và công tác quản lý đào tạo của Nhà trường.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự viên trước xu thế đào tạo theo học chế tín chỉ
2.3.2.1. Mục tiêu và các cấp độ quản lý
học của sinh
Tự học là hoạt động của con người chuyên hướng vào việc lĩnh hội những tri thức khoa học và các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tương ứng đối với những tri thức đó. Tự học là hoạt động do chính bản thân người học quyết định và thực hiện một cách tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và