Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Viễn Thông


năng lực cạnh tranh trong tương lai của doanh nghiệp vì chúng quyết định những cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty viễn thông

Có nhiều tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hoạt động có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản thường được xem xét khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.

1.2.3.1 Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt qui mô kinh doanh và vị thế trên thị trường thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ cơ bản của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu). Trong lĩnh vực viễn thông, thị phần của doanh nghiệp thường được xác định như sau:


Thị phần dịch vụ i của doanh nghiệp A (tính theo số thuê bao)


Thị phần dịch vụ i của doanh nghiệp A ((tính theo doanh thu))

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Số thuê bao dịch vụ i

= của DN A

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông tỉnh Nghệ An - 5

Tổng số thuê bao dịch vụ i toàn

quốc/tỉnh Doanh thu dịch vụ i

= của DN A

Tổng doanh thu dịch vụ i toàn

quốc/tỉnh


x 100%


x 100%

Trong cùng một môi trường kinh doanh, doanh nghiệp có thị phần lớn thể hiện có ưu thế vượt trội về khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

1.2.3.2 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ


Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thể hiện ở hai khía cạnh: chất lượng về mặt vật lý, kỹ thuật của sản phẩm và chất lượng trong khâu phục vụ (ở các dịch vụ đi kèm bán hàng và sau bán hàng). Để có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn coi trọng. Họ không những phải sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng mà còn phải có những dịch vụ và tiện ích kèm theo nhằm tạo ra sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm thu hút khách hàng.

1.2.3.3 Giá bán sản phẩm, dịch vụ

Giá bán sản phẩm, dịch vụ cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết hoạt động, biết tổ chức SXKD tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ mà vẫn có lãi. Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động không tốt, giá bán sản phẩm, dịch vụ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và bài học kinh nghiệm cho các Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An

1.3.1 Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn

thông


a. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Đà Nẵng

Viễn thông Đà Nẵng (VNPT Đà Nẵng) đã có sự đầu tư mạnh mẽ cơ sở

hạ tầng mạng viễn thông (mạng MAN-E, mạng truy nhập quang, mạng di động, mạng truyền dẫn cố định...), triển khai đồng bộ các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực, chất lượng mạng lưới, với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố và các cơ


quan ban, ngành của thành phố, đồng thời phục vụ khách hàng tốt nhất, trong đó chú trọng mạng băng rộng và di động 4G. Tính đến năm 2020, quy mô mạng di động đạt 540 trạm 2G/3G/4G, mạng băng rộng cố định với trên 5.800km cáp quang phủ rộng toàn địa bàn thành phố.

VNPT Đà Nẵng đã ký thỏa thuận về đề án SmartCity tại các địa bàn như: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Hội chữ thập đỏ; tư vấn 4 đề án về Smartcity, đang triển khai xây dựng hệ thống phần mềm; xây dựng Đề án Khu công nghệ cao thông minh, tiếp cận triển khai ứng dụng cho huyện Hoà Vang, tiếp cận triển khai ứng dụng cho quận Liên Chiểu, thoả thuận hợp tác với Sở Giao thông Vận tải về Xây dựng ứng dụng trong lĩnh vực giao thông và quản lý... VNPT Đà Nẵng đã phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH- HĐND- UBND thành phố triển khai thành công hệ thống phần mềm điều hành kỳ họp HĐND - iPC để phục vụ cho các kỳ họp HĐND thành phố. Bên cạnh đó, phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND-UBND thành phố đẩy mạnh số hóa và triển khai hệ thống điều hành kỳ họp thông minh - iMeeting tích hợp module “Lịch công tác” phục vụ cho công tác điều hành các kỳ họp tại UBND thành phố. Sau khi thực hiện thành công tái cấu trúc tổ chức sản xuất, VNPT Đà Nẵng xác định tạo lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt trên thị trường bằng các giải pháp kinh doanh, công nghệ mang tính tiên phong, nâng cao chất lượng dịch vụ. Để triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030 của tập đoàn (VNPT 3.0); đồng thời thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng lợi nhuận và năng lực cạnh tranh. VNPT Đà Nẵng tăng cường tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành và các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng; phát huy vai trò đầu mối liên hệ, tiếp cận triển khai về thỏa thuận hợp tác, về chủ trương chung và phối hợp Trung tâm Kinh doanh VNPT Đà Nẵng để triển khai đồng bộ. Phối hợp với các đối tác đẩy mạnh xây


dựng các gói cước đặc thù như: gói sim du lịch, gói data 4G cho vận tải. Tổ chức hỗ trợ các đơn vị tiếp thị bán hàng tại những vùng lõm, vùng có BTS thấp. VNPT Đà Nẵng đã phối hợp với VNPT-Software triển khai xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đất đai trên cơ sở kho dữ liệu địa chính toàn diện của Đà Nẵng do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Triển khai hệ thống VNPT-HIS; dịch vụ VNPT camera; tư vấn giải pháp kỹ thuật khả thi cho truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất của Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) nhằm phát sóng tại khu vực vùng sâu, vùng xa (các thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang). Đặc biệt vừa qua, VNPT Đà Nẵng triển khai thành công hệ thống phục vụ kỳ họp HĐND không giấy (iPC). Hiện nay, HĐND thành phố tiếp tục tin tưởng giao VNPT Đà Nẵng thực hiện dự án nâng cấp trang web phục vụ kỳ họp HĐND với nhiều nội dung đa dạng hơn; dự án tối ưu hóa mạng và các thiết bị phục vụ kỳ họp HĐND. Ngoài ra, VNPT Đà Nẵng còn triển khai thông tin phục vụ hệ thống camera giám sát an ninh - giao thông - trật tự của Công an thành phố Đà Nẵng. Phối hợp với các đối tác và Công an thành phố Đà Nẵng thực hiện tích hợp tất cả hệ thống camera giám sát giao thông, camera xã hội hóa vào hệ thống camera giám sát an ninh - giao thông - trật tự. Đơn vị xác định chính sách phát triển nhanh và bền vững, hướng đến tạo dựng sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh của VNPT với các đặc trưng: thương hiệu dẫn đầu trên thị trường viễn thông - CNTT; tiên phong về giải pháp kinh doanh, công nghệ; chất lượng dịch vụ cao, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng; kênh bán hàng tiện lợi, đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng; tận tình, chu đáo và gắn kết chặt chẽ với khách hàng. Phát huy hiệu quả mô hình tổ chức sản xuất mới, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận. Tăng cường sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa 2 khối kỹ thuật và kinh doanh nhằm cung cấp cho khách


hàng các dịch vụ viễn thông - CNTT với chất lượng tốt nhất. Bảo đảm chất lượng vùng phủ sóng và đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ di động trên địa bàn (nhất là 4G), phấn đấu tăng trưởng thị phần trên địa bàn từ 2-3%. Chuẩn bị tốt năng lực mạng lưới phục vụ phát triển thuê bao Internet cáp quang và chuyển đổi hoàn toàn thuê bao Internet cáp đồng sang cáp quang. Chặn đà suy giảm và giữ vững thị phần các dịch vụ truyền thống, tập trung phát triển để tăng thị phần dịch vụ FiberVNN và các dịch vụ mới trên nền Internet. Phấn đấu năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu trên đầu người của VNPT Đà Nẵng và Trung tâm Kinh doanh tăng trưởng từ 10% trở lên, thu nhập bình quân của một người lao động tăng từ 10%/người/năm trở lên. Triển khai tối ưu hóa mạng cáp đồng theo khu vực, nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại cố định, giữa khách hàng, duy trì doanh thu. Xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình, giải pháp khuyến khích phát triển dịch vụ ngay từ đầu năm trên cơ sở nghiên cứu thị trường và xu hướng dịch vụ. Tiếp tục triển khai và giám sát công tác chăm sóc khách hàng; công tác sửa chữa phát triển thuê bao, tiến tới cung cấp dịch vụ chất lượng hoàn hảo đến khách hàng. Thực hiện tốt công tác truyền thông, chăm sóc khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật và kinh doanh (khâu ghi cước và tính cước, các bộ phận giải đáp khách hàng) và quán triệt thực hiện chỉ đạo của Bộ TT-TT về quản lý đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước.

b. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

Là Doanh nghiệp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin, trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Thanh Hóa liên tục trong nhiều năm liền đã triển khai nhiều giải pháp mang tính chất đột phá, nâng cao chất lượng mạng lưới, dịch vụ để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Năng lực mạng lưới, thiết bị không ngừng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Chủ động nghiên cứu, hợp tác, triển khai nhiều


dịch vụ mới, công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển các nhu cầu của khách hàng; đặc biệt trong thúc đẩy ứng dụng công nghệ số theo chủ trương của Chính phủ hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, cùng với ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 đã có tác động đến nền kinh tế, VNPT Thanh Hóa vẫn có sự tăng trưởng rất đáng ghi nhận, khẳng định vai trò quan trọng trong các mặt hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin Việt Nam nói chung. Tổng doanh thu năm 2020 tăng 4,17%; Năng suất lao động tăng 4,29% so với thực hiện năm 2019. Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động. VNPT Thanh Hóa thực hiện tốt các chỉ tiêu về đảm bảo vệ sinh lao động, môi trường làm việc an toàn, năng động… thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Việc VNPT Thanh Hóa được công nhận giải Vàng giải thưởng Chất lượng quốc gia đã khẳng định và tôn vinh những đóng góp xuất sắc về chất lượng kinh doanh và dịch vụ của Doanh nghiệp. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để VNPT Thanh Hóa tiếp tục hoàn thiện, khắc phục mọi khó khăn với nỗ lực và quyết tâm cao nhất, mở rộng mạng lưới viễn thông - công nghệ thông tin - truyền thông - công nghệ SỐ hiện đại, rộng khắp, tiện lợi; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ, tiếp tục gặt hái những thành tựu mới trong tương lai.

Sau 5 năm thực hiện, tốc độ tăng trưởng doanh thu các dịch vụ chính bình quân đạt 6,4%, đạt mục tiêu nghị quyết Đại hội đề ra. Các chỉ số về thị phần đều có mức tăng trưởng cao; đến hết năm 2019 thị phần dịch vụ băng rộng cố định đạt 55,5%, truyền hình trả tiền đạt trên 32,5%, di động VinaPhone đạt trên 26,0%. VNPT địa bàn Thanh Hóa đã có những bước đi phù hợp, bám sát định hướng chiến lược VNPT 4.0 để chuyển đổi mạnh mẽ,


trở thành doanh nghiệp đi đầu, có nhiều đóng góp tích cực vào xây dựng chính quyền điện tử tại tỉnh Thanh Hóa và quá trình chuyển đổi số quốc gia. Doanh thu từ dịch vụ CNTT năm 2020 đã chiếm tỷ trọng gần 5% tổng doanh thu, cao gần gấp đôi so với trung bình toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó, mạng lưới viễn thông-CNTT tiếp tục được quy hoạch, sắp xếp hợp lý, hiệu quả. Đầu tư, mở rộng mạng lưới các dự án phát triển mạng băng rộng, chuyển đổi 100% từ mạng đồng sang cáp quang GPON; triển khai cơ sở hạ tầng di động 2G/3G/4G VinaPhone trên mặt đất và VinaPhoneS vệ tinh, đảm bảo vùng phủ cho 100% diện tích toàn tỉnh; số trạm cung cấp đa dịch vụ, internet băng thông rộng là 1.300, phạm vi cung cấp đến 99,8% số xã. Đảng bộ Viễn thông Thanh Hóa tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tăng cường đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, gương mẫu; tạo sự đột phá về năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị trí vai trò trong đội hình VNPT. Phát triển mạng lưới viễn thông- CNTT theo hướng công nghệ hiện đại; phát triển và cung cấp dịch vụ ra thị trường theo định hướng hệ sinh thái dịch vụ số. Hoàn thành mục tiêu số hóa doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình theo định hướng chiến lược VNPT 4.0... Bên cạnh đó, công tác vận hành hệ thống mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả rõ rệt; việc triển khai ứng dụng hiệu quả các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại, tạo chuyển biến căn bản đi vào chiều sâu. Công tác kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay đơn vị đã triển khai được 5.965 điểm bán lẻ, đã đạt tỷ lệ 1,69 điểm bán/1.000 dân. Công tác Đảng, Đoàn thể và các chính sách an sinh xã hội cũng được VNPT Thanh Hóa chú trọng hoạt động...

c. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Mobifone Nghệ An


Là doanh nghiệp chỉ chuyên cung cấp dịch vụ di động, Mobifone Nghệ An đã phát huy lợi thế của mình về tính chuyên biệt, không bị phân tán nguồn lực như các đối thủ kinh doanh nhiều sản phẩm dịch vụ. Mặc dù tính đến 31/12/2019, thị phần dịch vụ di động của Mobifone chưa vượt trội so với 2 đối thủ chính trên thị trường là Viettel Nghệ An và VNPT Nghệ An. Tuy vậy Mobifone Nghệ An cũng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Một số kinh nghiệm của Mobifone Nghệ An cụ thể:

Tập trung vào đối tượng khách hàng có khả năng mang lại doanh thu cao như doanh nhân, cán bộ quản lý các sở ban ngành…

Đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, tạo sự khác biệt trong chăm sóc khách hàng so với các đối thủ bằng cách tạo ra các sự kiện mời khách hàng tham gia, chăm sóc bằng hiện vật với giá trị lớn…

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong đó chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo bằng các pano, áp phích, tờ rơi và tổ chức sự kiện tạo hiệu ứng đám đông…

Kịp thời ứng phó vói những biến động của thị trường.


1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An

Từ nghiên cứu trên, học viên đã rút ra những bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho cho Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An (VNPT tại Nghệ An), cụ thể là:

Một là, cần có cơ chế kinh doanh linh hoạt, thực hiện phân loại khách hàng nhằm thu hút khách hàng đến với VNPT tại Nghệ An đặc biệt cần có chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng , đặc biệt là khách hàng lớn, có tiềm năng phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023