Dạy Học Theo Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Nâng Cao Ý Chí Tự Học.

Trong vai trò là người học và người nghiên cứu, với tư cách là một thành viên tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy, ở một mức độ nào đó, có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm học tập với họ. Có thực hiện được vai trò của người học thì người dạy mới có thể phát huy được vai trò tích cực của người học, lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp. Với tư cách là nhà nghiên cứu, người dạy có thể đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy ­ học nói chung, bản chất của quá trình học một môn học nói riêng, những yếu tố tâm lý ­ xã hội ảnh hưởng đến quá trình dạy ­ học môn học đó.

Có thể thấy, khi thực hiện việc tổ chức giảng dạy trong học chế

tín chỉ, người giảng viên sẽ

phải đi vào các vấn đề

kỹ thuật thao tác

nhiều hơn, thay vì đơn thuần chỉ thuyết trình theo cách giảng dạy như đào tạo theo niên chế học phần trước đây, thì đối với đào tạo theo học chế tín chỉ, hình thức tổ chức giảng dạy có phần đa dạng hơn. Vì vậy, giảng viên khi thực hiện giờ lý thuyết cũng như thực hành trên lớp, ngoài khả năng chuyên môn ra, người thầy cần phải có kinh nghiệm điều hành và quản lý lớp học.

Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động giảng dạy theo học chế tín

chỉ, người thầy không chỉ truyền đạt những tri thức khoa học mà điều

quan trọng là hướng cho sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự

học và rèn luyện tốt các kỹ năng thao tác trong quá trình tự đào tạo. Để làm tốt điều này, giảng viên phải có trách nhiệm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

­ Nắm vững quy chế đào tạo, các quy định và hướng dẫn của Nhà trường về công tác đào tạo tín chỉ.

­ Chuẩn bị

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 5

bài giảng nghiêm túc, giảng dạy theo đúng đề

cương

môn học đã được phê duyệt. Quản lý sinh viên của lớp môn học trong các

giờ

học và các hoạt động giảng dạy khác. Quyết định về

điều kiện thi

kết thúc môn học của sinh viên đối với từng trường hợp cụ thể.

­ Sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp với

phương thức đào tạo theo tín chỉ để đảm bảo truyền thụ cho sinh viên nội dung môn học, hướng dẫn sinh viên rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập thông tin, xử lý thông tin, năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học và tự nghiên cứu.

­ Cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên về mục tiêu và phương pháp đọc tài liệu tham khảo, tổ chức thảo luận, thực hành và các hoạt động chuyên môn khác.

­ Hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà và phải có hình thức kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh Có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học theo phân công của khoa trong kế hoạch giảng dạy hàng năm.

­ Ra đề thi, chấm thi và trả bài thi theo đúng thời gian quy định. Như đã trình bày ở trên, ta thấy hoạt động giảng dạy trong phương

thức đào tạo theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác, phức tạp hơn so

với phương thức đào tạo theo niên chế học phần. Để tổ chức quản lý tốt hoạt động giảng dạy khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới này, Nhà trường phải có quy chế, quy định hướng dẫn phù hợp và một hệ thống quản lý theo dõi và kiểm tra một cách chặt chẽ.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động học của sinh viên

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn trong phạm vi đào tạo, giáo dục sinh viên ở trên lớp, trong Trường, mà còn gồm

cả việc sinh viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập nhóm, tham gia câu lạc bộ, tự học, thực hành thực tập, tham quan, giao lưu,...

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dung của công tác quản lý giáo dục trong Nhà trường, tiến hành theo quy

chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý hoạt động học tập của sinh

viên bao hàm quản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là quản lý để thực hiện đồng bộ và toàn vẹn các nhân tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập, phương pháp học tập, chủ thể học tập, điều kiện ­ phương tiện học tập, quy chế học tập,… Lưu tâm thích đáng đến hoạt động học tập của người học chính là trung tâm của toàn bộ công tác tổ chức quản lý giáo dục trong Nhà trường. Quản lý tốt hoạt động học tập của sinh viên sẽ nâng cao hiệu quả học tập ở sinh viên. Chất lượng học tập của sinh viên phản ánh chất lượng quản lý của Nhà trường bởi "Chất lượng giảng dạy và học tập phản ánh tập trung tình trạng và chất lượng chung của toàn bộ giáo dục; và xét về nguyên tắc, nó thống nhất với chất lượng quản lý, chất lượng nghiên cứu và thông tin, chất lượng đào tạo” [24].

Trong quá trình đào tạo, ngoài sự hướng dẫn của giảng viên, nhiệm vụ học tập của sinh viên là rất quan trọng và chính họ là trung tâm của quá trình đào tạo, quyết định chất lượng đào tạo. Sinh viên cần tham khảo ý kiến của cố vấn học tập để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với

mình và đăng ký môn học theo mỗi học kỳ với Khoa, với Trường. Thực

hiện đầy đủ các yêu cầu học tập môn học được quy định trong đề cương môn học của môn học đó. Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và thường xuyên liên hệ với giảng viên, cố vấn học

tập để

được tư

vấn, hỗ trợ về vấn đề

tự học, tự

nghiên cứu. Để

thực

hiện việc nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế tín chỉ, sinh viên cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

­ Chuẩn bị

đầy đủ

các học liệu của môn học (gồm học liệu bắt

buộc và học liệu tham khảo).

­ Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp, các buổi xê­mi­na theo các đơn vị nhóm hoặc các lớp chuyên ngành của ngành học.

­ Nghe giảng và ghi chép bài giảng đầy đủ trong các giờ học trên

lớp.

­ Làm đầy đủ các bài viết cá nhân/tuần; các bài tập nhóm/tháng, các

bài tập lớn; bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn.

­ Tích cực phát biểu trong khi thảo luận, chủ giảng viên các nội dung thảo luận.


động đề


xuất với

1.4.2.3. Dạy học theo tín chỉ và sự thúc đẩy sinh viên nâng cao ý chí tự học.

Hoạt động chiếm lĩnh tri thức của nhân loại để phục vụ cuộc sống

là hoạt động mang tính tất yếu của con người. Con người có thể nhận

thức thế giới khách quan và tri thức xã hội thông qua nhiều con đường

khác nhau. Đối với sinh viên, học tập là hoạt động trọng tâm, là hoạt động chủ đạo, là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển để chuẩn bị kiến thức chuyên môn nhất định cho một ngành nghề trong tương lai.

Dạy học trong học chế

tín chỉ, với những đặc trưng như

đã trình

bày, đặt sinh viên vào vị trí người làm chủ quá trình lao động của mình, chịu trách nhiệm chính về kết quả lao động của mình. Đây vừa là yêu cầu

vừa là động lực thúc đẩy sinh viên nâng cao ý chí tự học. Vấn đề được thể hiện trên những nội dung cơ bản như:

­ Trong học chế tín chỉ, sinh viên chỉ có khoảng 1/3 thời gian trên lớp là được giảng viên hướng dẫn, thời gian còn lại, sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu. Nếu không thực hiện tốt hoạt động tự học, tự nghiên cứu, sinh viên không thể hoàn thành yêu cầu của bài học, đồng thời không thể có đủ điều kiện tiếp cận, tiếp thu các nội dung hướng dẫn mới của giảng viên.

­ Sinh viên hoạt động học tập theo nhóm là một trong những điểm đặc trưng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Để có thể tham gia thảo luận với thành viên trong nhóm và với giảng viên, đòi hỏi sinh viên phải tích cực chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề, về yêu cầu được giao.

­ Trong học chế

tín chỉ, sinh viên được chủ

động trong việc xây

dựng kế

hoạch học tập. Kế

hoạch học tập của sinh viên một mặt tạo

điều kiện cho sinh viên xác định lộ trình học tập phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình đồng thời cũng tạo ra hiệu ứng của sự tác động xã hội, kích thích tâm lý “thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly", nhằm nâng cao ý chí phấn đấu của mỗi cá nhân sinh viên.

­ Sự lựa chọn chương trình, xây dựng kế hoạch, lộ trình học tập là yếu tố tác động trực tiếp đến thời hạn học tập của sinh viên. Học chế tín

chỉ cho phép sinh viên học trước, học vượt. Tiết kiệm được thời gian

đồng nghĩa với tiết kiệm được của cải vật chất. Tích cực, chủ động trong học tập, rút ngắn được thời gian học tập trong Nhà trường là sinh viên đã tiết kiệm được của cải vật chất đầu tư cho hoạt động học, vấn đề này

không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mỗi sinh viên mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội.

­ Phương thức kiểm tra đánh giá trong học chế tín chỉ với tần suất lớn, tiến hành thường xuyên, với nhiều nội dung, tài liệu tham khảo phong phú đòi hỏi sinh viên phải thật tập trung, lao động với công suất, hiệu suất lớn vừa nhằm đánh giá đúng hơn năng lực, mức độ, kết quả hoạt động học tập của sinh viên vừa có thể được xem như là biện pháp “tấn công não” trong giáo dục, kích thích sinh viên vươn lên trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Quản lý hoạt động dạy, hoạt động học của Nhà trường thực chất là các hoạt động đảm bảo, cung cấp, tạo điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình sinh viên vươn lên chiếm lĩnh tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội theo đúng mục tiêu đã xác định trong sứ mạng của Nhà trường. Quản lý tốt hoạt động dạy, hoạt động học sẽ nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Chất lượng học tập của sinh viên là sự phản ánh chất lượng quản lý của Nhà trường. Bên cạnh những yếu tố tác động khách quan của học chế tín chỉ, Nhà trường phải tổ chức thực hiện

tốt các hoạt động quản lý, đảm bảo điều kiện đủ của sinh viên.

cho kết quả

học tập

1.5. Yêu cầu quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ đối với sinh viên

Đối với phương thức đào tạo theo niên chế học phần, chương trình học tập của sinh viên sẽ căn cứ vào thời khóa biểu của từng học kỳ, năm học và do Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện. Sinh viên chỉ tuân

thủ

theo mà không có sự

lựa chọn. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang

phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân người học lựa chọn. Chính vì vậy, quản lý hoạt

động tự học theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác so với phương thức đào tạo cũ. Để quản lý được tốt hoạt động này, Nhà trường phải triển

khai, thực hiện tốt những nội dung quản lý như việc đăng ký môn học

của sinh viên, quản lý học liệu phục vụ tự học, quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên và công tác kiểm tra ­ đánh giá hoạt động giảng dạy.

1.5.1. Thực hiện đăng ký môn học của sinh viên có sự hướng

dẫn cho sinh viên chọn lựa môn học phù hợp nhu cầu ­ khả năng

Về mặt lý thuyết, trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, bắt đầu một học kỳ mỗi sinh viên sẽ tự quyết định các môn mà mình sẽ

theo học trong học kỳ đó. Điều này giúp cho sinh viên có thể chủ động

chọn lựa số lượng môn học trong một học kỳ sao cho phù hợp với quỹ thời gian và năng lực học tập của mình. Trường Đại học An Giang đã quy định việc đăng ký môn học của sinh viên như sau: "Đầu mỗi học kỳ, sinh

viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo và

đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó bằng phiếu đăng ký hoặc đăng ký trực tiếp trên máy tính thông qua mạng nội bộ của trường hoặc mạng Internet" [5]. Trước khi sinh viên đăng ký môn học, Nhà trường tổ

chức một buổi hướng dẫn về lý thuyết chung cho sinh viên của toàn

Trường, sau đó sẽ cho sinh viên đăng ký môn học trên mạng máy tính

Internet trực tuyến (Phụ lục – Mẫu 1.1, Tr. 104,105) với sự hướng dẫn của cán bộ phòng Đào tạo. Về quy trình đăng ký môn học gồm có 3 bước sau :

Bước 1: Phát phiếu đăng ký môn học. Phòng Đào tạo chuyển cho

Khoa phiếu đăng ký môn học, sau đó Khoa tổ chức phát phiếu cho sinh

viên có ký nhận thông qua các cố Tr.106).

vấn học tập (Phụ

lục – Mẫu 1.2,

Bước 2: Đăng ký học, ghi phiếu đăng ký môn học. Bước 3 : Thu nhận phiếu đăng ký.

Sau khi đã hoàn tất quy trình đăng ký môn học, sinh viên có trách nhiệm theo dõi phản hồi về kết quả đăng ký học tại phòng Đào tạo hoặc

tại văn phòng Khoa. Kết quả đăng ký học tập của mỗi sinh viên được

thông báo ở "Phiếu đăng ký học tập". Trên phiếu ghi rõ tên các học phần,

số tín chỉ, lịch học của các học phần,... Khi đã biết được số lượng học

phần mà mình phải tích luỹ, sinh viên sẽ xác định được thời gian học tập

trong học kỳ của mình. Từ

đó, họ

có thể

sắp xếp thời gian hợp lý cho

từng môn học, từng mục tiêu, từng nhiệm vụ cụ thể. Như vậy, việc đăng ký môn học không chỉ giúp sinh viên chủ động trong việc lập kế hoạch

học tập khoa học, phù hợp và hiệu quả mà còn giúp sinh viên xác định

được các phương tiện, biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch đó.

1.5.2. Quản lý cung cấp học liệu phục vụ hoạt động tự học theo môn học đăng ký

Đối với hoạt động tự học, cùng với ý chí, nỗ lực học tập của sinh viên, học liệu là vấn đề có tính chất quyết định đến chất lượng học tập. Số lượng, chất lượng nguồn học liệu càng đảm bảo thì chất lượng hoạt động tự học càng có điều kiện để nâng lên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Nhà trường đã chỉ đạo tổ chức biên soạn nhiều giáo trình, bài

giảng và tài liệu tham khảo phục vụ hoạt đông giảng dạy và học tập.

Hàng năm, Nhà trường đã dành một khoản kinh phí không nhỏ cho hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022