Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Học Chế Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Ý Chí Tự Học.

chiếm lĩnh hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành. Khi sinh viên tự mình huy động mọi phẩm chất, năng lực của bản thân để tiến hành các hoạt động tìm tòi, khám phá độc lập nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức là họ tiến hành hoạt động tự học.

Tóm lại, quá trình học tập của sinh viên ở các trường Đại học về bản chất là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu. Mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt

động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông

thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Có nghĩa là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một cách máy móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức. Để có được những năng lực, khả năng này, người học ở bậc đại học phải có cách học chủ động, khả năng tự lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực tự học và khao khát sáng tạo. Do vậy, cũng có thể nói “học đại học là tự học”.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ và sự thúc đẩy sinh viên ý chí tự học.

Việc định lượng cụ thể và chính xác các nội dung yêu cầu tự học là vấn đề rất phức tạp. Xét ở bình diện chung nhất, các yêu cầu của tự học là những đòi hỏi, mục tiêu mà người học cần phải đạt được ở một mức độ nhất định. Xem xét các yêu cầu tự học theo học chế tín chỉ tức là xác định các nội dung đòi hỏi người học phải đạt được qua các vấn đề như: Khối lượng kiến thức thực mà người học đã đạt được, kết quả đạt được qua các kỳ kiểm tra, đánh giá, việc tuân thủ các quy định mang tính chất khung, các nguyên tắc và sự thực hiện các nguyên tắc, sự phù hợp

trong mối quan hệ tương tác giữa người học, người dạy và người quản lý khác,...

1.4.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ

Hiện nay, trong các trường đại học áp dụng phương thức đào tạo theo hình thức niên chế học phần, kết quả học tập môn học (học phần) của sinh viên được đánh giá bằng điểm thi kết thúc học phần. Theo Quy chế đào tạo đại học ban hành theo Quyết định số 04/1999/QĐ­BGD&ĐT

ngày 11/02/1999 và Quy chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

25/2006/QĐ­BGD&ĐT của Bộ

trưởng Bộ

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 4

Giáo dục và Đào tạo: “Điểm để đánh giá kết quả học tập của học phần lý thuyết là điểm thi kết thúc học phần"; đối với các học phần có cả thực

hành và lý thuyết thì phần thực hành đạt được coi là đủ điều kiện để

được xét dự thi phần lý thuyết và "điểm thi phần lý thuyết là điểm thi kết

thúc học phần". Theo quy định này sẽ tạo cho sinh viên một thói quen

không tốt đó là không chủ động, tích cực học tập một cách thường xuyên, mà họ chỉ tập trung học tập vào thời gian chuẩn bị thi kết thúc học phần [5].

Khác với đào tạo theo hình thức niên chế học phần, học chế tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo. Do đó , đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục về kiểm tra và đánh giá. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng nhiều cách đánh giá khác:

a) Hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận),

b) Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp,

thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao),

c) Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế,

d) Bài thi kết thúc môn học.

Khi tổ chức hoạt động giảng dạy, giảng viên có trách nhiệm cung cấp cho sinh viên bản đề cương môn học (syllabus), trong đó thể hiện rõ về cách thức, trọng số đánh giá kết quả học tập cũng như các yêu cầu, nội dung khác của môn học trong ngay từ khi bắt đầu học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học buộc sinh viên phải học chăm chỉ, không học đối phó trong các kỳ thi cuối kỳ như trước kia, làm tăng vị thế của giảng viên trong việc đánh giá sản phẩm đào tạo của mình qua kết quả học tập của sinh viên. Chính vì vậy, vai trò của người thầy là rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động học tập của sinh viên.

Làm tốt điều này sẽ theo kiểu nghiên cứu.

tạo cho sinh viên nâng cao được khả

năng tự

học

Để đánh giá đúng năng lực và trình độ của sinh viên trong và sau khi kết thúc môn học, giảng viên ngoài việc đánh giá trình độ nhận thức của sinh viên theo các tiêu chí đánh giá của môn học như đã nêu trong đề cương, còn phải đánh giá sinh viên về tinh thần, thái độ học tập, ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của Khoa và Nhà trường, có tinh thần cầu thị trong học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ,... Về một phương diện nào đó có thể thấy, việc kiểm tra ­ đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ sẽ toàn diện công bằng và đầy đủ hơn so với hình thức đào tạo theo niên chế học phần.


1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ

Nếu như trong đào tạo theo niên chế học phần, sinh viên phải học

theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có

điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu. Ngược lại, đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi

có thể

học theo đúng hoặc học vượt kế

hoạch học tập toàn khoá, kế

hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khoá và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập. Toàn bộ hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên phải vận hành theo yêu cầu của từng sinh viên làm cho quá

trình quản lý trở nên sức hết phức tạp so với đào tạo theo niên chế.

Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đều phải cấu trúc lại theo

hướng mô­đun hoá thành những học phần; lịch trình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khoá biểu riêng, không theo một quy luật nào cả. Vì thế, nếu trước kia, sinh viên phải "chạy" theo kế hoạch của Nhà trường thì bây giờ Nhà trường phải "chạy" theo kế hoạch của từng sinh viên, do vậy, quản lý đào tạo, quản lý dạy học theo học chế tín chỉ cần

một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo. Để

quản lý dạy học trong học chế tín chỉ đạt hiệu quả cao, Nhà trường phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

+ Một là, phải ổn định và công khai hoá nội dung chương trình đào tạo của tất cả các ngành nghề trong Trường bằng một Niên lịch đào tạo. Để đảm bảo tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, các học phần phải được xây dựng sao cho kiến thức chứa đựng trong mỗi học phần phải ở cùng một trình độ. Theo cách đó, các học phần thuộc giai đoạn 1 chỉ có

thể là những học phần đại cương hoặc nhập môn, còn những học phần có tính chất nâng cao và chuyên sâu và những học phần cơ sở ngành đều

phải dạy ở giai đoạn 2. Chương trình nội dung đào tạo của các ngành

cũng cần được xây dựng lại sao cho có nhiều học phần chung, không

phải chỉ ở

giai đoạn 1 mà còn ở

cả giai đoạn 2. Một bộ

phận các học

phần phải được bố trí dưới dạng tự chọn.

+ Hai là, phải thay đổi cách tổ chức quá trình đào tạo. Theo phương thức đào tạo niên chế học phần, lớp học được tổ chức theo khoá tuyển sinh nhưng khi chuyển sang học chế tín chỉ, lớp học phải được tổ chức theo mỗi học phần mà sinh viên đã đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ. Muốn làm được điều đó, thời khoá biểu học tập và hệ thống các phòng học phải được phòng Đào tạo của Trường tập trung quản lý thống nhất, không phân cấp cho các Khoa như trước đây. Ngoài ra, để đảm bảo cho tất cả các học phần đều được dạy rải đều trong suốt 15 tuần thực học của một học kỳ, số tiết giảng lý thuyết ở mỗi tuần phải được bố trí đúng bằng số tín chỉ của từng học phần được dạy trong học kỳ đó.

Vì vậy, phòng Đào tạo của các trường phải có các chuyên gia về giáo dục đại học, có kiến thức rộng và thạo việc.

+ Ba là, phải thay đổi phương thức quản lý sinh viên. Trong phương thức đào tạo theo niên chế học phần, lớp học được tổ chức theo khoá tuyển sinh, việc quản lý sinh viên được thực hiện theo cơ chế giáo viên chủ nhiệm. Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ chế này tỏ ra kém thích hợp, cần được thay thế bằng cơ chế cố

vấn học tập. Cố

vấn học tập là những cán bộ

giảng dạy am hiểu quy

trình đào tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với sinh viên và được sinh viên quý mến. Dưới sự giúp đỡ của cố vấn học tập, từng sinh viên

sẽ lựa chọn đăng ký học những phần thích hợp với năng lực và ý muốn riêng của mình vào đầu mỗi học kỳ. Cùng với việc thay đổi hình thức tổ chức lớp học, cơ chế hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể trong sinh viên cũng phải thay đổi theo cho thích hợp.

+ Bốn là, phải thay đổi căn bản phương thức dạy và học trong các trường Đại học và Cao đẳng. Trước hết, đội ngũ cán bộ giảng dạy cần tập thói quen tôn trọng thời khóa biểu giảng dạy, khả năng một thầy dạy nhiều môn học, phải thông thạo các phương pháp sư phạm tích cực nhằm giảm dần thời gian lên lớp, buộc sinh viên phải tăng cường năng lực tự học. Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng phải thay đổi từ phương thức đánh giá 1 lần sang phương thức đánh giá cả quá trình của sinh viên.

+ Năm là, phải thay đổi chế độ thu học phí. Học phí được tính đối với mỗi học kỳ tỷ lệ với khối lượng của tất cả các học phần bằng tổng số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký.

Để thực hiện tốt việc quản lý các nội dung trên, Nhà trường phải có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo, quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Như thiết kế tổng thể hệ thống thông tin quản lý đào tạo theo tín chỉ; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo gồm nhiều phân hệ (tuyển sinh, quản lý sinh viên, chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, đăng ký học phần, thời khoá biểu, quản lý điểm, học bổng học phí, khen thưởng kỷ luật,...); cài đặt hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý đào tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.

Hiện đại hoá quá trình quản lý đào tạo ­ tin học hoá toàn bộ quá

trình quản lý, sẽ tạo ra một tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại

trong toàn thể cán bộ của Trường, điều này giúp giải quyết việc quản lý

công tác đào tạo giảng dạy của Nhà trường được đồng bộ, chính xác, nhanh gọn, khoa học và đạt hiệu quả cao.

1.4.2.1. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ,

việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên cũng có sự thay đổi căn bản. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên phải hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm

kiếm kiến thức

ở ngoài lớp học được thể

hiện trong đề

cương môn

học mà mỗi giảng viên bắt buộc phải có và phát cho sinh viên trước

hoặc ngay trong buổi lên lớp đầu tiên. Đề cương môn học phải cung

cấp thông tin chủ yếu về nội dung và tổ chức dạy ­ học của môn học. Đề cương môn học bao gồm:

­ Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn,...).

­ Thông tin về

môn học (tên môn học, bắt buộc hay tự

chọn, số

lượng tín chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết,...).

­ Thông tin về tổ chức dạy và học.

­ Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học.

­ Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo.

­ Các yêu cầu và quy định về kiểm tra ­ đánh giá kết quả học tập.

Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có hai vai trò nổi bật nhất là "người toàn trí" (người biết mọi tri thức về môn học liên quan) và “người quyết định mọi hoạt động dạy ­ học trong lớp

học". Trong vai trò thứ nhất, người dạy được xem như là nguồn kiến

thức duy nhất và người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức này từ người dạy là đủ. Trong vai trò thứ hai, người dạy được xem như là

người có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung) và dạy như thế

nào (phương pháp); người học được xem là những "con chiên" ngoan đạo, nghe giảng bài, ghi chép và học thuộc những gì được dạy.

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trò đã nêu ở trên ở

một mức độ nào đó vẫn được duy trì. Tuy nhiên, người dạy phải đảm

nhiệm thêm ít nhất ba vai trò nữa đó là: cố vấn cho quá trình học tập;

người tham gia vào quá trình học tập; người học và nhà nghiên cứu.

Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như

khi hướng dẫn thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt lõi,

quan trọng để giảng mà nếu không có người dạy thì người học khó có

thể lĩnh hội được, tạo điều kiện cho người học tiếp thu và khám phá tiếp kiến thức. Là cố vấn cho quá trình học tập, người dạy sẽ:

­ Giúp cho chính mình hiểu được người học: hiểu được những gì họ cần trong quá trình học tập và những gì họ có thể tự làm được để có

thể

chuyển giao những nhiệm vụ

này cho họ

thông qua hướng dẫn và

giám sát;

­ Giúp người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó họ có thể phát huy được vai trò chủ động và sáng tạo, và những nguồn lực của chính họ để học tốt môn học;

­ Hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế nhất của giáo dục hiện đại: học gắn với hành.

Trong vai trò của người tham gia vào quá trình dạy ­ học, người dạy hoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên

lớp với các nhóm người học. Với tư

cách vừa là cố

vấn vừa là người

tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm một vai trò nữa đó là nguồn tham khảo cho người học, giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022