Hoạt Động Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân


Tự học là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động học tập theo HCTC không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn hình thành năng lực tự học và những kỹ năng mềm. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành trên lớp, sinh viên cần phải có tối thiếu 2 giừ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu thời gian tự học của sinh viên.

Hoạt động học tập theo HCTC phải tích lũy được 3 thành phần nội dung: Phần nội dung bắt buộc phải biết được giảng trực tiếp trên lớp; phần nội dung nên biết, có thể được giảng trên lớp hoặc giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp; phần nội dung có thể biết, dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm việc nhóm... và các hoạt động khác có liên quan đến môn học.

Hoạt động học tập theo HCTC được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập các buổi thảo luận... trong suốt quá trình học. Trọng số của các bài tập cá nhân, nhóm và điểm giữa kỳ chiếm 40% đến 50% giá trị điểm số đánh giá môn học. Đối với đánh giá kết quả hoạt động học tập theo HCTC không có thi lại mà chỉ có học lại và học cải thiện.

Những hoạt động cơ bản của học tập theo học chế tín chỉ:

Từ việc tìm hiểu bản chất, cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, có thể nhận thấy học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên có các hoạt động cơ bản sau:

- Lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ:

Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký học phần, tự xác định lịch học cho mình. Một năm sinh viên có thể tham gia học từ 2 đến 3 học kỳ. Việc lập kế hoạch học tập riêng cho bản thân là không thể thiếu đối với sinh viên khi học tập theo học chế tín chỉ.

Trong mỗi học kỳ, mỗi năm học sinh viên được tự chọn các học phần để đăng ký cho phù hợp với năng lực và điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. Như vậy, mỗi sinh viên sẽ có một kế hoạch học tập khác nhau. Sinh viên phải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

nghiên cứu kỹ các quy định của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức chuyên ngành, nắm được số lượng tín chỉ cần tích lũy trong từng khóa học, từng môn học, có sự cân đối số lượng tín chỉ và thời gian dành cho từng học phần, nhận thức đúng năng lực bản thân, lường trước được các thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập… để có thể lên kế hoạch cụ thể, từ đó đăng ký lịch học phù hợp cho từng học kỳ.

Kế hoạch học tập bao gồm kế hoạch tổng quát và kế hoạch cụ thể. Kế hoạch tổng quát là việc sinh viên xác định những nhiệm vụ, mục tiêu (về số lượng tín chỉ, kiến thức, kỹ năng, điểm số…) phải thực hiện trong từng năm học, từng học kỳ, toàn khóa học. Kế hoạch cụ thể là việc sinh viên tự xác định nội dung nhiệm vụ trong thời gian gần; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia học tập các môn bắt buộc và tự chọn; chủ động bố trì thời gian ôn tập để hoàn thành các bài kiểm tra, xây dựng kế hoạch theo tháng, theo tuần, theo ngày để quản lý thời gian cũng như công việc.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 7

Kết thúc việc lập kế hoạch học tập, sinh viên thường viết được một bản kế hoạch cụ thể, trong đó sắp xếp thời gian biểu phù hợp, các nhiệm vụ được xác định rõ ràng, đảm bảo tính vừa sức, khoa học, hợp lý.

- Học tập trên lớp để thực hiện tích lũy tín chỉ: Trong giờ học trên lớp, sinh viên chủ động tiếp thu kiến thức thông qua lắng nghe giảng viên, trao đổi với bạn học. Đồng thời, sinh viên ghi chép bài; chia sẻ ý kiến cá nhân, tham gia các giờ thảo luận, seminar. Hoạt động học trên lớp trong học tâp theo học chế tín chỉ đòi hỏi người học phải nỗ lực, huy động trí tuệ, sự tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động do giảng viên tổ chức. Thông qua đó, sinh viên hình thành được nhiều kỹ năng học tập cần thiết.

- Tự học để thực hiện tích lũy tín chỉ: Đào tạo theo tín chỉ xem tự học là một thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của sinh viên. Ngoài học tập trên lớp, sinh viên được giao nhiệm vụ để tự học, tự nghiên cứu. Để hoàn thành sinh viên phải chủ động tiến hành hoạt động tự học, cụ thể: chủ động


làm việc với giáo trình, tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin. Sinh viên phải tự học để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đồng thời tự học để ôn tập, củng cố những nội dung đã học. Đây là hoạt động rất cơ bản trong học tập theo tín chỉ của sinh viên, giúp sinh viên đảm bảo được yêu cầu để tham gia giờ học trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá.

- Học tập nhóm để thực hiện tích lũy tín chỉ: Trong học tập theo học chế tín chỉ, sinh viên không chỉ học từ giảng viên, tự học mà còn học thông qua trao đổi với bạn học. Giảng viên thường xuyên giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập. Sinh viên phải thường xuyên chia sẻ kiến thức, hợp tác với người khác để giải quyết nhiệm vụ được giao và hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Việc học tập nhóm giúp sinh viên tối ưu hoá việc học tập. Quá trình tương tác trong nhóm tạo ra sự ràng buộc, ý thức trách nhiệm của các cá nhân, đồng thời là môi trường thuận lợi để sinh viên bày tỏ quan điểm, tranh luận, phát huy thế mạnh, hoàn thiện các kỹ năng còn thiếu.

- Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo học chế tín chỉ:

Trong học tập theo HCTC, sinh viên được chủ động quyết định lộ trình, kế hoạch học tập của mình. Thông thường, để hoàn thành chương trình học đại học sinh viên cần 4 năm học tập, nhưng trong đào tạo theo tín chỉ, nếu sinh viên có đủ năng lực, sắp xếp được thời gian, có thể đăng ký tăng số lượng môn học trọng mỗi học kỳ và hoàn thành chương trình học sau 3 hoặc 3,5 năm. Đối với các môn học có kết quả tích lũy tín chỉ chưa đạt kỳ vọng, sinh viên có quyền đăng ký học cải thiện điểm. Mặt khác, sinh viên có thể học 2 trường cùng lúc, chuyển trường, chuyển ngành mà vẫn được bảo lưu kết quả học tập trước đó.

Trong học tập theo tín chỉ, sinh viên tự đánh giá và giám sát việc thực hiện các quy định của học chế tín chỉ, sẵn sàng giải trình và minh bạch hóa kết quả tích lũy của mình và chịu trách nhiệm với kết quả học tập. Để đạt kết quả tích lũy tín chỉ hiệu quả trong từng học kỳ, từng năm học, sinh viên không chỉ xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký số tín chỉ, đăng ký môn học phù hợp mà phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập để kịp thời điều chỉnh.


2.1.5. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Hoạt động học tập trong trường đại học là hoạt động chủ đạo của sinh viên, vì thông qua hoạt động này, các mục đích cơ bản của việc đào tạo người chuyên gia được thực hiện. Hoạt động học tập có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển các quá trình và các thuộc tính tâm lý của sinh viên, đến sự lĩnh hội tri thức khoa học, các thông tin, các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng của họ.

Theo Nguyễn Thạc (1992), Tâm lý học Sư phạm đại học [66] cho rằng: “Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện, sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao” [66, tr.90].

Hoàng Thị Thu Hà (2003), Nhu cầu học tập của sinh viên [29]. Sự chiếm lĩnh tri thức trong hoạt động học tập của sinh viên mang đặc trưng của hoạt động học tập nói chung đó là liên quan đến hoạt động nhận thức, hoạt động tư duy [29, tr.40]. Hoạt động này là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu trên cơ sở của tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa, học tập của sinh viên mang tính đặc thù của nghề nghiệp tương lai nhằm mục đích phát triển tư duy sáng tạo, trí tuệ của người học.

Từ những phân tích trên, chúng tôi hiểu: Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động tích cực, chủ động của người đang theo học tại các trường đại học, học viện hay các trường cao đẳng, thông qua các hành động cụ thể để lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và hoàn thành các

yêu cầu của chuyên ngành đào tạo.

Hoạt động học tập của sinh viên có những đặc điểm sau:

Đối tượng học của sinh viên là tri thức, kỹ năng và nhân cách nghề.


Tính mục đích của việc học rất rõ ràng. Học tập của sinh viên là quá trình học nghề, học để trở thành người lao động có kỹ năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng.

Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao. Sinh viên chủ yếu làm việc với với các tài liệu khoa học, việc học của sinh viên mang tính tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện thông tin, kỹ thuật, trên thưc viện, phòng thực hành, thực nghiệm.

Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao. Sinh viên được toàn quyền quyết định việc hoc của mình theo yêu cầu của giảng viên. Cốt lõi trong việc học của sinh viên là sự tự ý thức về học tập của họ.

Hoạt động học tập của sinh viên được thúc đẩy bởi các động cơ học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu của riêng mình. Có thể khái quát thành bốn nhóm động cơ học tập của sinh viên: động cơ nhận thức khoa học; động cơ nghề nghiệp; động cơ học vì giá trị xã hội; động cơ tự khẳng định mình.

Những đặc điểm trên cho thấy hoạt động học tập của sinh viên có sự căng thẳng cao về trí tuệ và nhân cách. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp các yếu tố tâm lý cần thiết để bước vào môi trường lao động nghề nghiệp căng thẳng của tuổi trưởng thành.

Từ khái niệm hoạt động học tập, hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, có thể hiểu: Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân là hoạt động tích cực, chủ động của những người đang theo học chương trình đào tạo nghề công an, thông qua các hành động lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ; thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ; điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ để lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo của ngành công an và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chuyên ngành đào tạo trong công an nhân dân.

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND mang những đặc trưng chung của hoạt động học tập, bên cạnh đó


có những đặc thù riêng để phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ và phù hợp với quy định của ngành công an.

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có những đặc điểm nổi bật sau:

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND phải chấp hành nghiêm các quy định của ngành Công an. Từ khi có quyết định nhập học, sinh viên chính thức thuộc biên chế của ngành Công an, được hưởng nhiều chế độ của lực lượng CAND. Sinh viên không chỉ thực hiện hoạt động học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn phải chấp hành các quy định nghiêm ngặt của ngành Công an.

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND diễn ra dưới sự quản lý nghiêm ngặt. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tự học dưới sự quản lý của cán bộ quản lý sinh viên. Sinh viên phải học tập và sinh hoạt theo khung giờ quy định của cơ sở đào tạo, thường xuyên phải điểm danh, trực, gác, tham gia lao động theo quy định.

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên CAND phải đảm bảo các quy định bảo mật đối với các tài liệu học tập thuộc danh mục bí mật của Nhà nước. Trong quá trình học tập, ngoài các học phần đại cương, cung cấp kiến thức nền tảng, những hiểu biết xã hội, sinh viên phải học tập các học phần nghiệp vụ công an. Việc hoàn thành những học phần này có nhiều khó khăn, do rất hạn chế về tài liệu học tập, nghiên cứu, khi tiếp xúc với các loại tài liệu này phải tuân theo quy định bảo mật nghiêm ngặt. Những vấn đề thuộc công tác công an có nhiều vấn đề liên quan đến đường lối chính sách đấu tranh của Đảng, Nhà nước và Ngành công an cũng như các biện pháp nghiệp vụ bí mật đấu tranh với các loại tội phạm. Nếu để lộ lọt sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương, đường lối đối ngoại và đối sách đấu tranh với các loại tội phạm. Đặc thù của hoạt động học tập theo HCTC là thời gian dành cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu lớn, sinh viên phải chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, thông tin môn học. Khi học tập


các môn nghiệp vụ công an, sinh viên vừa phải tích cực, chủ động vừa phải cẩn trọng, tỉ mỉ trong việc sử dụng tài liệu và lưu trữ thông tin để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ học tập đồng thời chấp hành nghiêm quy định bảo mật của ngành công an.

Đối tượng của hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND là những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ của ngành công an. Chuẩn đầu ra yêu cầu sinh viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nắm chắc pháp luật, rèn luyện được các kỹ năng nghiệp vụ công an cần thiết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra sau khi ra trường. Đồng thời, để bắt kịp với xu thế chung của xã hội, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cần có trình độ tin học, ngoại ngữ, có kỹ năng lái xe, bơi lội, có hiểu biết xã hội và khả năng dự báo, tổng hợp thực tiễn để xây dựng lý luận nghiệp vụ công an.

Hình thức học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND rất đa dạng và gắn liền với tình huống thực tiễn. Hoạt động học tập của sinh viên không chỉ diễn ra trên giảng đường, thư viện mà còn diễn ra trên thao trường, bãi tập, hoạt động dân vận “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân. Sinh viên được bố trí thực tập cuối khóa tại nhiều đơn vị thực tiễn trên khắp các tỉnh, thành phố, các cơ quan bộ tư lệnh, tổng cục, cục, vụ, viện trong ngành công an. Trong quá trình đào tạo cán bộ công an, các học viện, trường đại học CAND rất chú trọng tính thực tiễn. Đặc điểm này vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức cho sinh viên trong việc học tập, nếu sinh viên không chủ động, tự giác, linh hoạt học tập mọi lúc, mọi nơi thì khó đạt được kết quả tốt.

Hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND gắn liền với hoạt động rèn luyện. Công an là ngành rất đặc thù, thường xuyên phải đối mặt với những tình huống bất ngờ, nguy hiểm, phải đấu tranh với các loại tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ được học trên giảng đường, sinh viên ở các


học viện, trường đại học CAND phải tham gia học tập các môn nghiệp vụ nhằm nâng cao sức khỏe, sức chiến đấu,tinh thần đồng đội như võ thuật, bắn súng, bơi lội... Để có những kỹ năng nghiệp vụ công an cần thiết, sinh viên còn phải thường xuyên rèn luyện tác phong, nề nếp, điều lệnh CAND, rèn luyện tính kỷ luật cao. Do đó, rèn luyện là hoạt động không thể thiếu, gắn liền với hoạt động học tập của sinh viên CAND.

Với các đặc trưng trên, hình thức, phương pháp học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được tiến hành rất đa dạng, vừa là những điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng tạo ra những khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập theo HCTC.

2.2. Lý luận về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

2.2.1. Kỹ năng học tập

2.2.1.1. Kỹ năng

* Khái niệm

Trong Tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng. Có thể khái quát thành hai hướng nghiên cứu chính:

Hướng thứ nhất, coi kỹ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kỹ thuật của thao tác hành động. Đại diện tiêu biểu là các tác giả V.A Cruchetxki (1981) [14]; A.G. CoValiov (1994) [13]; M.A. Danhilop (1980) [17]. Các tác giả theo hướng này nghiên cứu kỹ năng như là trình độ thực hiện một hành động cụ thể. Theo đó, muốn thực hiện được hành động con người phải có những tri thức về hành động đó, bao gồm hiểu được mục đích, cách thức thực hiện, phương tiện, điều kiện hành động và vận dụng chúng vào hoạt động. Muốn có kỹ năng thì cá nhân phải có quá trình học tập các kỹ thuật và hành động đúng kỹ thuật. Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể. Đại diện cho nhóm này gồm:

Hướng thứ hai: Các tác giả theo hướng này nghiên cứu kỹ năng như là năng lực thực hiện một hoạt động nào đó. Đại diện cho hướng nghiên cứu

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí