thành trong quá trình chuyên môn hoá hoạt động quản lý. Có 4 chức năng cơ bản nhất là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
+ Chức năng lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ
chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất trong hệ thống chức năng quản lý theo giai đoạn, là cơ sở của các chức năng còn lại. Để lập kế hoạch bao gồm có ba giai đoạn:
. Xác định các mục tiêu (phương hướng) cho tổ chức
. Nhận diện các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu
đó
. Quyết định về những hoạt động cần thiết để đạt được các mục
tiêu đã đề ra.
+ Chức năng tổ chức:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 1
- Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ - 2
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Học Chế Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Ý Chí Tự Học.
- Dạy Học Theo Tín Chỉ Và Sự Thúc Đẩy Sinh Viên Nâng Cao Ý Chí Tự Học.
- Quản Lý Hoạt Động Của Giảng Viên, Sinh Viên Ở Trên Lớp
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống thống nhất như một cơ thể sống. Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống, thông qua đó để thực hiện các mục tiêu chung của hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. Bằng cách thiết lập một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực, nhân lực.
Tiến trình tổ chức bao gồm việc thiết lập các bộ phận, phòng ban
và xây dựng các bản mô tả
công việc. Vấn đề
nhân sự
cũng xuất phát
trực tiếp từ các chức năng lập kế hoạch và tổ chức.
+ Chức năng chỉ đạo:
Chỉ
đạo là quá trình chủ
thể
quản lý sử
dụng quyền lực quản lý
của mình để điều hành, tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
Nội dung cơ
bản của chức năng chỉ
đạo là chủ
thể
quản lý phải
thực hiện nhiệm vụ
ra quyết định và tổ
chức thực hiện quyết định đó.
Quá trình này bao gồm các hoạt động phân công, hướng dẫn, đôn đốc, động viên, thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng
nhằm tìm kiếm các cơ hoạt động của tổ
hội, các nguồn lực có thể
khai thác để
thúc đẩy
chức. Trong hoạt động quản lý, chức năng kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng, thông qua chức năng kiểm tra một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động, nếu kết quả hoạt
động không đạt được đúng với mục tiêu, người quản lý sẽ tiến hành
những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả quản lý, người lãnh đạo cần phải thực hiện chức năng kiểm tra.
Kiểm tra theo lý thuyết hệ thống chính là thiết lập mối liên hệ
ngược trong quản lý. Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
. Xây dựng chuẩn để thực hiện.
. Đánh giá việc thực hiện dựa trên chính sách so với chuẩn.
. Nếu kết quả
hoạt động có sự
chênh lệch so với chuẩn thì cần
điều chỉnh hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bốn chức năng của hoạt động quản lý có mối quan hệ
mật thiết
với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Chu trình quản lý bao gồm bốn giai đoạn với sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là thông tin và quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt
động quản lý đồng thời cũng là tiền đề theo.
của một quá trình quản lý tiếp
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng của quản lý
Kiểm tra
Kế
Tổ chức
hoạch
Thông tin
Chỉ đạo
1.2.3.3. Vai trò quản lý
Quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Từ xa xưa, vai trò của quản lý đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian: "Một người biết lo bằng cả kho người làm". Về sau, CácMác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”, và ông hình dung quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng.
Các nhà lý luận về khoa học quản lý như Taylor (l856 1915) của Mỹ, Fayol (1841 1925) của Pháp và Max Weber (1864 1920) của Đức
đều khẳng định rằng quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ đẩy sự phát triển xã hội.
thuật thúc
Trong xã hội, mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống đều có hoạt động quản lý, ví dụ như: quản lý giáo dục, quản lý kinh tế, quản lý văn hoá, quản lý khoa học và công nghệ,... Mỗi lĩnh vực quản lý sẽ có nét đặc thù riêng, song tựu trung lại đều có những nét về bản chất và đặc trưng chung của hoạt động quản lý và nó góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nói chung của mỗi tổ chức cũng như công việc của từng con người nói riêng trong một hệ thống nhất định.
Trong chiến lược phát triển giáo dục, các nhà chuyên môn đã đưa ra giải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục như một biện pháp chiến lược mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học mới vào hoạt động
quản lý sẽ
làm tăng hiệu quả
quản lý. Vì thế, ở
khía cạnh này có thể
khẳng định rằng trong thực tại "Quản lý còn được xem là công nghệ
công nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra" [20].
Ngày nay, mọi người đều thừa nhận tính tất yếu của quản lý. Đây là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp, vừa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, diệt vong, suy thoái hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu.
Thật vậy, năm học 2009 – 2010, ngoài các chương trình hành động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, còn có chủ đề tiêu biểu của năm học là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
1.2.4. Học chế tín chỉ
1.2.4.1. Khái niệm tín chỉ
Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng qua việc tích luỹ các kiến thức, kỹ năng khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác
định căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh
viên, gọi là tín chỉ (credit).
Trong các từ
điển bách khoa, các tài liệu về
giáo dục đại học có
nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ. Theo định nghĩa của James Quann (Đại học Quốc gia Washington): Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: 1. thời gian lên lớp; 2. thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khoá biểu; 3. thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài,...; đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong 1 tuần và kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà); đối với việc tự nghiên cứu ít nhất là 3 giờ làm việc trong 1 tuần [6].
Quyết định 31/2001/QĐBGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ thì xác định: Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích luỹ được. Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết. Để tiếp thu được 1 tiết học lý thuyết sinh viên cần ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân. Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp bài tập thí nghiệm hoặc 45 60 tiết
thực tập, kiến tập, làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính tương đương 1 tín chỉ [1].
1.2.4. 2. Đặc điểm của học chế tín chỉ [5]
Kiến thức được cấu trúc thành các môđun (học phần).
Quá trình học tập là sự tích luỹ kiến thức của người học theo từng học phần.
Đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học
phần.
Một năm học có thể gồm 2 học kỳ chính (15 tuần học và 3 tuần
thi) và có thể có một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi), hay gồm 3 học kỳ (12 tuần học và 3 tuần thi) hoặc chia làm 4 học kỳ (10 tuần học và 2 tuần thi).
Đánh giá thường xuyên, thang điểm 4 bậc (A,B,C,D hay 4,3,2,l)
Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng.
Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ đã tích luỹ.
Có hệ thống cố vấn học tập để tư vấn cho người học tự thiết kế chương trình học tập của mình.
Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn và tuỳ ý, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo trong quá trình học tập.
Không có thi tốt nghiệp, không tổ
chức bảo vệ
khoá luận tốt
nghiệp đối với các chương trình cao đẳng hoặc đại học.
Ổn định và công khai hoá chương trình đào tạo cho mỗi khoá học.
Phương thức quản lý sinh viên sẽ thay đổi (theo hệ thống cố vấn học tập, theo số chứng chỉ đã tích luỹ).
Thu học phí tỷ lệ với khối lượng các học phần đăng ký học.
Hệ thống học chế
tín chỉ sở
dĩ được truyền bá nhanh và áp dụng
rộng rãi ở các trường đại học trên thế giới do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống đào tạo theo niên chế học phần. Theo GS. Lê Thạc Cán, nếu kế hoạch đào tạo theo niên chế có thể ví như một tuyến đường đã được vạch sẵn cho tất cả sinh viên (trong một khoá) đi theo trong suốt một khóa đào tạo thì kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ là một bản đồ học tập của một hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành trên đó sinh viên có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ đi tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Lộ trình học tập này có thể giúp sinh viên điều chỉnh tuyến đi lúc mục đích học tập của sinh viên thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc phát triển của khoa học và công nghệ. Học chế này cho phép sinh viên có cơ hội linh hoạt chuyển đổi ngành học, tạo ra một "ngôn ngữ chung" giữa các trường Đại học, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sinh viên giữa các trường trong nước và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình đào tạo liên kết.
1.3. Đặc trưng của hoạt động tự học trong trường Đại học
Hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động học tập. So với
hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của sinh viên có nhiều điểm khác. Trước hết hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng là quá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong
kho tàng trí tuệ của nhân loại. Điểm khác nhau là khi tiến hành hoạt
động học tập, sinh viên không thể chỉ nhận thức thông thường mà tiến
hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư
duy độc lập, sáng tạo phát triển
ở mức độ
cao để
chuẩn bị
cho một
ngành nghề nhất định có chuyên môn năng lực cao. Vì vậy, hoạt động
học tập của sinh viên còn gọi là hoạt động học tập nghề nghiệp. Vốn học vấn tiếp thu được trong quá trình này hết sức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này và là nền tảng cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
Một điều khác nữa so với hoạt động học tập của học sinh phổ
thông thì hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự giác, tích cực
chủ
động hơn. Sinh viên ngoài giờ
lên lớp theo chương trình chính
khoá, họ còn phải tích cực đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để tự
phát triển kiến thức cho mình, tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên để
đào sâu kiến thức chuyên môn. Có như vậy, sau khi ra trường họ mới
vững vàng trong công việc của mình. Chính sự khác biệt này đòi hỏi,
sinh viên phải có sự
thay đổi lớn về
nhận thức, tư duy. Do vậy, khác
với giáo dục phổ thông, yêu cầu về chất lượng kiến thức thì ở đại học không chỉ học sự kiện hay hiện tượng, không chỉ học biết, học hiểu và học vận dụng mà còn học phân tích, học tổng hợp, học đánh giá và nhất là học phương pháp học tập, đó là học có kế hoạch, học có tư duy và học có sáng tạo để học một biết mười, để có năng lực học suốt đời.
Theo quan niệm của UNESCO về yêu cầu đối với sản phẩm đại học trong thời đại hiện nay là:
Có năng lực trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng.
Có khả năng hành động (các kỹ năng sống) để có thể lập nghiệp.
Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để học thường xuyên, suốt đời.
Có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, tin học, văn hoá toàn cầu,...) để có khả năng hội nhập.
Ở các trường Đại học, tự học là cần thiết và là cách học ở đại học.
Đó là một hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm