giao nhiệm vụ tự học cho học sinh ngay trong giờ học trên lớp. Thiết lập hệ thống các dạng bài tập nhận thức đảm bảo yêu cầu phù hợp với mục tiêu bài học nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức mới, củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức đã học.
Quy định về dạy học trên lớp: Các khâu thực hiện trong giờ lên lớp bao gồm kiểm tra kết quả tự học của học sinh; tổ chức giờ dạy trên lớp theo phương pháp dạy- tự học để nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Kết thúc mỗi tiết, giáo viên giao nhiệm vụ tự học cho học sinh tùy theo mức độ đối với học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ tự học.
Quy định về đổi mới công tác, kiểm tra đánh giá: Tăng cường việc kiểm tra bài, kết quả tự học của học sinh đầu giờ lên lớp thông qua các hình thức kiểm tra miệng, viết (15 phút) trước khi vào bài mới, nội dung kiểm tra bám sát vào những yêu cầu bài tập, nhiệm vụ tự học giáo viên đã giao. Việc ra đề và chọn đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra kết thúc học kỳ, năm học cần bố trí tiết trả bài và giải quyết những vấn đề học sinh còn thắc mắc.
d) Điều kiện thực hiện biện pháp
Bố trí để giáo viên có điều kiện dự giờ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác dạy học tại các trường trên địa bàn huyện, thành phố. Đặc biệt là các trường có mô hình đối tượng học sinh tương tự như nhà trường. Trong quá trình dạy học giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ, mục tiêu, nội dung thay đổi, phương pháp dạy học tất yếu phải thay đổi. Ngoài việc phát động, động viên, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần có những biện pháp cưỡng chế, hình thức kỷ luật phù hợp đối với những giáo viên chưa tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học hoặc cố tình làm trái với quy định.
Ngoài ra, để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên trong quản lý hoạt động tự học của học sinh. Nhà trường tiến hành tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động tự học của học sinh. Giao trách nhiệm cho TTCM phải đăng ký cá nhân có đề tài hoặc sáng kiến kinh nghiệm về nội dung trên với lãnh đạo nhà trường. Cách làm này không chỉ đánh giá vào yêu cầu của giáo viên khi thực hiện nghiên cứu và còn đánh giá vào trách nhiệm của cả tổ, nhóm chuyên
môn đối với chất lượng đề tài. Để thực hiện được đề tài, mỗi giáo viên phải chủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu tài liệu, đánh giá thực tiễn, đưa ra các quan điểm, giải pháp phù hợp với công tác tự học của học sinh trong phạm vị môn học mình đảm nhiệm. Qua đó giúp cho đội ngũ CBQL nhà trường có thêm những biện pháp quản lý hoạt động trên được hiệu quả hơn.
Hiệu trưởng là người thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời đồng viên, khen thưởng các giáo viên, TCM thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng. Bên cạnh đó phải thực hiện công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với giáo viên nhằm tạo động lực thu hút, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cả về tinh thần, vật chất và thời gian cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên.
3.2.4. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động tự học
a) Mục tiêu của biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Chỉ Đạo Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
- Tổ Chức Xây Dựng Kế Hoạch Tự Học Của Học Sinh Chặt Chẽ, Thống Nhất
- Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Và Ngoài Nhà Trường Trong Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 14
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Nội dung, phương pháp tự học của học sinh có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của thầy- trò. Do đó việc xác định cho học sinh những nội dung, phương pháp tự học phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi em không chỉ giúp đạt mục tiêu dạy học mà quan trọng nhất trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để chiếm lĩnh tri thức nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân trong học tập và cuộc sống.
b) Nội dung của biện pháp
Giáo viên bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh thông qua vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Việc hình thành và hoàn thiện phương pháp tự học của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng. Hệ thống phương pháp kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học phát huy vai trò chủ thể nhận thức của học sinh; học sinh tự giác, tích cực khám phá để lĩnh hội tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo và thái độ người học. Thiết kế bài học thành hệ thống các vấn đề hoặc các tình huống. Dẫn dắt người học tham gia giải quyết vấn đề, tình huống, bắt đầu từ khâu tiếp xúc tài liệu trước khi nghe giảng, tiến tới độc lập giải quyết vấn đề trong quá trình học tập là những
phương pháp dạy học tích cực của người giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh tự học.
Tăng cường các phương pháp đối thoại, tranh luận, đóng vai trong giờ giảng, bài tập thực hành … Xây dựng cho học sinh một hệ thống bài tập tự học có mức độ khó tăng dần phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ kích thích được niềm say mê tự học của học sinh.
Không có một phương pháp học tập (tự học) hiệu quả nhất cho mọi học sinh. Phương pháp tự học mang đậm sắc thái cá nhân, nó chỉ được hình thành thông qua sự nỗ lực, tự giác, tích cực của người học trong học tập và phải luôn được người học tự kiểm tra, tự điều chỉnh cho phù hợp với nội dung, tính chất của từng môn học.
Quản lý nội dung củng cố bài dạy, hướng dẫn và giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh của giáo viên bộ môn, kiểm tra đánh giá việc hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh của giáo viên bộ môn có sát với từng đối tượng không. Quy định và yêu cầu các lớp thể hiện nội dung tự học từng buổi học, mỗi cá nhân xác định được nội dung tự học và biết sắp xếp trình tự thực hiện.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngay từ đầu cấp học về phương pháp học, hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh khi bước vào môn học mới.
GV có thể dùng tiết dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập ở các em. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học, GV không cần phải dạy ngay mà cần giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất để học sinh hiểu và từ đó, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp. Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể và HS hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời gian được xây dựng chi tiết. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chương, giáo viên sẽ cung cấp nội dung và thời gian học và kiểm tra để học sinh nắm rõ.
Hướng dẫn học sinh đọc sách, tài liệu bắt buộc
- Hướng dẫn học sinh tiếp xúc tài liệu trước khi nghe giảng bài mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trước các chủ đề trong sách giáo khoa, đánh dấu được những
chỗ cần giải đáp. Khi tiến hành bài giảng, giáo viên trình bày những vấn đề trọng tâm, vấn đề học sinh chưa hiểu, cùng học sinh giải quyết vướng mắc.
- Hướng dẫn xử lý thông tin học tập sau bài giảng. Học sinh tự hoàn chỉnh nội dung chủ đề bài giảng trong vở ghi, hệ thống hoá, khái quát hoá bài học, mở rộng tri thức trong bài học bằng việc đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học ấy.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu khác liên quan đến môn học. Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng, kiến thức môn học không chỉ gói gọn trong nội dung sách giáo khoa, trong bài giảng của GV mà đến từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, GV cần giới thiệu cho HS những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích liên quan đến môn học và khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức. GV cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để HS tham khảo thêm.
Giáo viên dạy cho HS cách ghi chép và nghe giảng. Trình độ nghe và ghi chép của người học ở mỗi môn học khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên. HS thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều HS chỉ chờ GV đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở. Điều này khiến HS có tâm lí ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức. GV chủ động xây dựng bộ phiếu học tập mẫu, bên cạnh nội dung của bài học có chừa khoảng trắng cho HS ghi chép những vấn đề mà GV mở rộng. Đối với các vấn đề mà HS còn chưa rõ, có thể đánh dấu để hỏi lại GV hoặc tìm hiểu thêm. GV phải rèn luyện cho HS cách ghi chép nhanh bằng các hình thức gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính. Đối với các vấn đề quan trọng, GV cần nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để HS tiếp thu dễ dàng hơn.
GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS ở tiết học tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy HS tận dụng hết thời gian tự học, GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. Có như thế, các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu
kiến thức mới. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều.
Xây dựng hệ thống bài tập bắt buộc.
Hệ thống bài tập bắt buộc là những bài tập nhằm bồi dưỡng phương pháp kỹ năng vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề giữa lý luận và thực hành, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Những bài tập này gồm: chuẩn bị ôn tập, mở rộng tri thức theo các vấn đề đặt ra sau từng bài, cụm bài; thực hành giao tiếp bằng tiếng nước ngoài theo tình huống … Hệ thống bài tập này phải phù hợp mục tiêu, yêu cầu của từng môn học, phải theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, có mức độ khó tăng dần và giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu theo chuyên đề.
Giáo viên củng cố, hệ thống, khắc sâu kiến thức, xâu chuỗi kiến thức cho học sinh những kiến thức đã học ở các lớp, các cấp. Khi kết thúc học kỳ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh ôn tập. Ngoài ra, giáo viên cần bước đầu cho học sinh tiếp cận phương pháp tự học với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Trường cần tổ chức, lôi cuốn học sinh tham gia hội thảo từ các khối đến lớp, đến cấp trường với nội dung các môn học đã được nghiên cứu góp phần tích cực hình thành, củng cố nhân cách cho học sinh các năng lực, trách nhiệm với tập thể, cần cù, sáng tạo, độc lập suy nghĩ, gây hứng thú, thi đua giữa các cá nhân và tập thể.
Đổi mới một số hoạt động tập thể
Phát huy vai trò của Cán bộ lớp giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ tự học. Cán bộ lớp có thể tư vấn cho học sinh khi họ gặp khó khăn trong giả quyết nhiệm vụ tự học từ lựa chọn sách, tài liệu, từ cách tiếp cận vấn đề đến cách thức giải quyết vấn để của tự học. Cán bộ lớp có thể sử dụng, khai thác nỗ lực của các đơn vị và tổ chức khác trong nhà trường để giúp học sinh hoàn thành nghiên cứu tự học.
d) Điều kiện thực hiện biện pháp
Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm tự học giữa các lớp trong phạm vi bộ môn. Việc thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm tự học từ cấp lớp đến khối lớp sẽ giúp học sinh trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm tự học, nhân được điển hình tiên tiến, kích thích học sinh hăng say tự học.
Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn học tập tự quản nhau trong học tập, giúp nhau cùng tiến bộ, phát động thi đua giữa nhóm, đôi bạn, tạo phong trào tự giác của lớp trong tự học.
Tổ chức thực hiện tự phê và phê bình trong học sinh phù hợp với lứa tuổi trong việc tự học. Hướng dẫn lớp biết điều hành, đánh giá hoạt động của lớp hàng tuần, biết tổ chức cho lớp góp ý cùng tiến bộ, hạn chế đánh giá chủ quan và thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho lớp thụ động thiếu tự giác điều chỉnh. Nội dung sinh hoạt đa dạng phong phú, không tạo sự căng thẳng, phát huy vai trò tư vấn, trọng tài của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có kết luận làm cho học sinh tự tin, vui vẻ điều chỉnh mình.
3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh
a) Mục tiêu của biện pháp
Một chức năng rất quan trọng của CBQL và của giáo viên là kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh. Làm tốt chức năng này có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh được thực hiện có kế hoạch và đạt kết quả cao, đồng thời nó cung cấp thông tin phản hồi cho việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên, điều chỉnh hoạt động quản lý của CBQL và giúp học sinh điều chỉnh hoạt động tự học của mình hướng tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh nhằm:
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý của nhà trường một cách hiệu quả, kịp thời.
- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác nghiên cứu, đầu tư cho hoạt động dạy học.
- Hình thành cho học sinh động cơ thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý thức tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá.
b) Nội dung của biện pháp
Kiểm tra việc thực hiện thời gian tự học: Yêu cầu tự học đối với học sinh THPT là tương đối cao, đòi hỏi họ phải có tinh thần tự giác, nỗ lực, bền bỉ, tận dụng tối đa thời gian để tự học, nếu không học sinh khó hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
Vì vậy GVCN phối hợp với cán bộ lớp đôn dốc việc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện thời gian tự học của học sinh theo quy định, động viên học sinh tận dụng thời gian cho tự học.
GVCN, giáo viên bộ môn phải thường xuyên phối hợp với cán bộ lớp trong công tác kiểm tra thực hiện nề nếp, chế độ thời gian tự học của học sinh, đồng thời xác định việc thực hiện thời gian tự học là một tiêu chí thi đua trong học tập, rèn luyện của học sinh.
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh: Kế hoạch tự học của học sinh bao gồm kế hoạch từng tuần, tháng, học kỳ, năm học, trong đó có các nội dung tự học mà giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh tự xác định theo hướng phấn đấu của bản thân. Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm thể hiện tình khoa học, giúp học sinh bố trí thời gian, công việc một cách hợp lý, hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả.
Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học đã giao cho học sinh. Việc học sinh tham gia ý kiến, nêu thắc mắc và cùng giáo viên giải quyết nhiệm vụ bài giảng, việc giáo viên ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học giúp giáo viên kiểm tra đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ xử lý thông tin trước và sau bài giảng của học sinh. Đối với các bài tập bắt buộc, giáo viên đánh giá trực tiếp bằng kiểm tra kết thúc một học kỳ và các yêu cầu khác theo quy chế. Kết quả được ghi vào sổ điểm, sổ đầu bài để tổng hợp báo cáo cho CBQL nhà trường.
Ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học.
Mọi đề thi, kể cả viết, thi vấn đáp đều phải được soạn thảo dưới dạng buộc người học phải vận dụng tổng hợp các tri thức, kỹ năng đã có để giải quyết. Nếu người học không tích cực tự học thì không thể trả lời được, tức là người học đã không hoàn thành các nhiệm vụ tự học mà giáo viên đã giao. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và học sinh tự giác, hăng say tự học, tự nghiên cứu.
Đánh giá kết quả học tập gắn với kết quả rèn luyện, trong đó có xét đến thái độ, năng lực tự học của học sinh.
Những yêu cầu kết quả dạy học, giáo dục học sinh THPT thông qua đánh giá phân loại toàn diện học sinh mỗi học kỳ, năm học cần phải chú trọng cả tiêu chí tự
học, rèn luyện và tiêu chí kết quả học tập đã đạt được. Đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ điểm trung bình chung học tập của cả quá trình tự giác, nỗ lực tự học của mỗi học sinh.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh
Đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh. Tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ tự học của học sinh được giáo viên giao thông qua giờ học chính khoá trên lớp (nội dung tự học, hệ thống bài tập, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao).
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá hoạt động tự học gồm: GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp…
Hướng dẫn phong trào tự quản trong học sinh, hướng dẫn học sinh tự tiến hành kiểm tra theo các hình thức (tự kiểm tra theo kế hoạch cá nhân, kiểm tra giữa các cá nhân trong bàn, giữa các bàn trong tổ hay giữa các tổ trong lớp).
Thực hiện kế hoạch
Phổ biến kế hoạch kiểm tra, đánh giá tới toàn thể học sinh.
Tập huấn phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả tự học thống nhất trong nhà trường tới toàn thể đội ngũ giáo viên, CBQL.
Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên giao các nhiệm vụ và nội dung tự học để học sinh thực hiện trong giờ tự học. Thường xuyên kiểm tra kết quả tự học của mỗi học sinh trong các giờ lên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ tự học được giao.
Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử để tăng cường đánh giá chất lượng tự học của học sinh. Thiết lập ngân hàng đề thi, hướng nội dung đề thi theo các nội dung để học sinh tăng cường tự học. Mỗi bài học, giáo viên cần thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập yêu cầu tự học đối với học sinh. Trên cơ sở nội dung câu hỏi, bài tập của từng bài, giáo viên lựa chọn nội dung ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ. Việc ra đề được xây dựng dựa trên nội dung câu hỏi, bài tập đã giao cho học sinh tự học.